Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

GIEO TÌNH

MỪNG GIÁNG SINH 2011

THEO MÙA GIÁNG SINH
Lại một mùa giáng sinh
An bình và hạnh phúc
Tia nắng mới lung linh
Chia đều cho vạn vật

Cây thông xanh mặt đất
Theo mùa giáng sinh vui
Biết yêu người trần thế
Cây Thánh giá mỉm cười
          Nguyễn Thị Phụng
GIEO TÌNH
Chúa giáng sinh, con gieo tình
Vầng trăng lơ lửng trên cành thông reo
Giá đông vẫn cứ buông neo
Tay trong tay nhớ lần theo biển tình
24.12.2008/ NTP

TRÒ CHƠI CON CHỮ VÔ THƯỜNG…

TRÒ CHƠI CON CHỮ VÔ THƯỜNG…(Đọc Thời gian Cong, thơ Lê Minh Dung, NXB Hội Nhà văn-2011)
       
Cảm giác chung về thời gian có thể là sắc vàng ngày nắng, sắc trắng mây trôi,… và cũng có khi theo vận tốc ngược chiều kim đồng hồ gánh nặng đắng cay, ngọt ngào tha thiết thuở ấy ngỡ xóa mất lại hiện về bất chợt, chạnh lòng băn khoăn, xúc cảm an phận nỗi niềm như vỗ về thực tại rồi chiêm nghiệm trò chơi con chữ đời mình để ta có được một nhà thơ Lê Minh Dung với Thời gian Cong (NXB Hội Nhà văn-2011).
        Theo anh thì Thời gian Cong cứ “Lặng Thầm” (tr.22) mà tinh nghịch làm sao:
                         Em mơn mởn chồi xanh
                         Tươi non như sương sớm
                         Anh- giọt chiều sa muộn
                        Hoàng hôn chờ chân mây

                        Đâu biết có một ngày
                        Ngang trời rơi giọt nắng
                        Mắt môi nào sóng sánh
                        Vỡ òa lời mưa giăng…

                       (Nếu có thật thiên đàng
                        Anh lần theo vườn cấm
…)

       Ta đọc đi đọc lại bài thơ năm chữ ở đây để thưởng thức vẻ đẹp ngôn từ so sánh gợi tả thật tinh tế trong cùng một trường từ vựng đầy sắc màu của một không gian xanh tươi mát hiện ra, một thời gian sớm chiều nào đâu là ngắn ngủi, đối nghịch, cho dù hiện thực: Em mơn mởn chồi xanh/ Tươi non như sương sớm còn Anh- giọt chiều sa muộn/
Hoàng hôn chờ chân mây
. Thế mà kết thúc cái tứ thơ là một cú bộc phá trong ngoặc đơn hấp dẫn (Nếu có thật thiên đàng/Anh lần theo vườn cấm…) Âm ỉ cháy khơi nguồn cho thi hứng thăng hoa: Vườn chiều/ nảy lộc đa đoan…/ Đơn phương/ ta lạc giữa hoang mơ mình( Đơn phương. Tr.23). Đơn phương đấy mà sôi nổi thiết tha. Cái tình của anh cứ ngất ngây say từ “ Nỗi nhớ sông Hương”(tr.56) của đất nước miền Trung thơ mộng hiện về lung linh sắc hương hay là nỗi thầm thương: “ Dạ, thưa, răng, rứa…mà sao/ Ngọt ngào ánh mắt xôn xao sóng đời” . “Cho người xứ lụa”(tr.24), đến “Xứ đoài mây vẫn trắng ”(tr.26) mà ấp iu khắc khoải: “ Có thể nào kỉ niệm cũng lặng thinh!”(tr.29). Bởi cái thực: “ Ai xui tôi vấp chơi vơi/ Vào em…bởi một nốt ruồi duyên son”( Vấp, tr.58) kiều diễm đáng yêu ấy chập chờn trước mắt vào trong cả giấc mơ. Những bất chợt đến rồi đi cho anh luyến tiếc không nguôi. Dường như trời sinh ra thi sĩ để đắm say thưởng thức trân trọng cái đẹp tạo hóa ban cho phái nữ. Cái đẹp từ thực tại đi vào thơ ca lại có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, đôi lúc như trò chơi cút bắt mà thiên nhiên như sóng biển kia cũng phải nhường: “ …biển ngập ngừng lỗi nhịp cùng anh…” Bởi “ Chính phút giây con sóng vỡ òa, là phút đam mê hóa dòng nham rực chảy, gởi về em vẹn nguyên chiều gió lộng/ Biển tung mình vỡ sóng- và em”(Phút giây sóng vỡ, tr.74).


         Sóng theo mùa theo con thủy triều lên xuống. Còn anh nào đâu chênh chao cùng con sóng được. Sao nỗi buồn: “Cứ ngỡ nhớ quên se tròn đá cuội, trượt theo đường truyền đi mất mạng nay chợt về kết nối rung chuông” (Tình nét”(tr.54). Nhà thơ muốn giữ lại sự thăng bằng trong trái tim mà nào có được, khát khao:
                       “ Em giờ ở phía ngày xưa
                        Bờ đê dạo ấy mới vừa…cỏ may
                        Tôi như ngụp giữa đắm say
                        Em- hương cỏ mật rắc đầy đêm trăng
.”

                                              (Em xưa, tr.39)
         Và phải nói rằng, không gian trong thơ lục bát của Lê Minh Dung như muốn níu kéo giữ lại phù hợp tầm tay của người tài hoa. Đẹp và thơ mộng quá, nào phải em giờ ở phía ngày xưa nữa đâu, em hiện ra rạng rỡ cho anh đắm say thưởng thức, vườn trăng là điểm tựa cho tứ thơ anh bung tỏa. Thường tiếng cười gắn liền với niềm vui, đôi khi nghe được tiếng cười nhưng nỗi buồn đeo đẳng, bởi nước mắt rơi ngược ứ đọng vào trong trái tim anh. Khoảng cách không gian và thời gian có còn là ranh giới cách ngăn giữa thực và mộng, phía anh và em trong thế mạnh của thể thơ tự do tám chữ:
                          Anh lặng ngẫm trước lằn ranh lí trí
                          Phía em mơ hóa thạch đợi bình minh
                          Khoảng cách vô hình ở giữa… cứ lặng thinh
                                              (Khoảng cách, tr.48)

           Đọc thơ anh ta cứ ngỡ bình yên trở về trong tâm hồn giữa dòng đời bôn ba hối hả bởi từ tựa đề Lặng Thầm cho đến từ cứ lặng thinh. Nhưng thực ra trong mỗi câu từ, tứ thơ xuất hiện ngổn ngang bộn bề luyến tiếc:
                           Những bài thơ tặng em
                           anh đã viết
                           Có ngờ đâu
                           sóng cuốn
                           thật xa rồi
                           Lang thang buồn nhặt tiếng chuông rơi
                           Làm phong linh gọi hồn chiều lặng gió…

                                                (Bài thơ đã viết, tr.14)
          Những sóng , gió của đất trời sinh ra như là cái nghiệp phải vào thơ anh chắc nịch đến xé lòng. Em trong thơ anh là ai, sao thờ ơ hững hờ quá vậy, không gìn giữ hộ dùm anh. Anh đã chọn mặt gởi vàng. Dù sóng có cuốn thật xa anh cũng đâu hề trách cứ. Âm thầm nhặt tiếng chuông giữa chiều lặng gió mà sẻ chia cho thân phận. Vườn thơ  của anh là những trăn trở muốn bộc bạch theo từng nhịp thơ lục bát ngắt dòng:
                            Bỗng nhiên lạc lối giang hồ
                            Thơ chênh vênh
                            chạm
                            vào bờ trăng suông
                            Lời vô ngôn
                            gói hoang đường
                            Trò chơi con chữ
                            vô thường
                            vậy thôi

                                            (Vô thường, tr.38)
         Để rồi tự khẳng định mình với thơ chỉ là một trò chơi con chữ. Tài năng nhà thơ thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ cốt là ở cái tâm. Bởi “ Thơ cũng đi từ cuộc sống để đến với lòng người, nhưng đường đi của nó khác hơn… Làm người, dù là người gì đi nữa, cũng phải có một trái tim mới sống được. Làm thơ, thơ gì cũng vậy, cũng phải lấy cái gốc trữ tình, cái gốc trái tim thì mới đi vào lòng người được”(Chế Lan Viên). Vậy giá trị của bài thơ được cân đo từ chất liệu sự việc trong cuộc sống thường ngày, kết hợp mạch cảm xúc của trái tim nhân từ mới làm nên tứ thơ đẹp cả nội dung lẫn hình thức. Vậy Lê Minh Dung muốn thử “Hóa kiếp”(tr.70) như theo quy luật sinh tồn cuộc sống. Mà ý thơ phóng khoáng “hoa cười hứng gió/ khát chờ tia nắng mai” trong lành đem đến cho anh được bình yên tâm hồn. Phải chăng hiện thực của không gian nghệ thuật rộng lớn muôn hình muôn vẻ, còn anh làm sao bao quát cả khoảng trời vô tận kia. Nào trách ai: “ Có sự lãng quên như gió buốt/ chỉ chiều đông biết cô độc thế nào/ có sự hững hờ đâm chồi sớm/ cứ loay xoay cắt nghĩa những lao đao” ( Nào biết, tr.10), anh chỉ tự trách mình bé nhỏ chưa thể hòa cùng biển rộng trời cao, chỉ âm thầm góp nhặt chắt chiu tháng ngày với khối tình tinh khôi trong sáng quá! Thời gian Cong nhưng thật thẳng thớm, không e dè biện hộ. Cũng như Đoản Khúc em là tập thơ đầu tay của anh, thì Thời gian Cong đâu dừng lại mà ngày càng chững chạc bước vào làng thơ hiện đại Việt Nam rồi đó.
                                   06.12.2011/ Nguyễn Thị Phụng.     

MỪNG VU QUY EM NHÃ TRÂN CON CÔ THANH

HỌP MẶT XỨ NẪU Ở NHÀ ANH NHƯ TUẤN

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA

THĂM ANH MỘT CHIỀU MƯA
            Hai bánh xe quay đều trên đường nhựa lất phất mưa bay, màu trời giăng mây xám xịt, em vượt rét gần ba mươi phút, dòng sông Gò Bồi hiện ra. Mùa này nước dềnh lênh mặt sông thênh thang ăm ắp phù sa, một chiếc thuyền câu xuôi dòng buông lưới. Gió thầm thì với mây cho lời nặng hạt, đưa bước chân em vào nhà cùng anh. Anh chào em với đôi mắt sáng trong thuở nào chứa biết bao nhiêu tình trong ấy. Quanh anh vẫn là những lẵng hoa tươi tỏa sắc hương ấm áp. Đánh chết cái nết em chẳng chừa thẩn thờ ngắm anh, gương mặt của quê hương đất mẹ. Anh- Ông hoàng thơ tình yêu trăng yêu người sống mãi trong em từ khúc “ Tương tư chiều”* dạo ấy cho đêm về “ Nguyệt cầm”* xao xuyến trái tim ai!...
          Lạ chưa, khác những chiều năm trước, từng cơn mưa lạnh lùng ngỡ giá buốt trong em, nhưng không bởi có anh bên cạnh. Những kỉ vật một thời được lưu giữ đến nay. Dấu ấn khó phai là bức chân dung anh trên mọi nẽo đường đất nước. Hồn thơ phảng phất đâu đây “Bánh ít lá gai, bánh ú mập đầy/ Hoa quả bốn mùa cũng từ ngoại mà ra tất cả….”(Đêm ngủ ở Tuy Phước, Xuân Diệu) thơm lừng đặt trước bàn thờ anh. Cánh cửa đã mở ra, anh nhìn quê hương: “ Cái bến sông xưa nước bây giờ vẫn mát/ Cái bụi tre già ta thấy những măng non”( Miền Nam quê mẹ, Xuân Diệu) hiển hiện đó đây.
         Em đến thăm anh chỉ mang mỗi trái tim và túi thơ nhỏ xíu. Tựa vào hồn đất mẹ kết trái hoa. Anh ngạc nhiên cô bé nhỏ chiều mưa, thích lén lút viết thơ tình cho anh đó. Ồ, thì ra tự thuở nào cho đến bây giờ vẫn thế, chuyện tình yêu ai dấu diếm làm gì. Anh- Ông hoàng thơ tình cứ đắm say, rồi khẽ bảo chỉ thì thầm anh biết. Thiên hạ cười chuyện em anh cùng quê thứ thiệt. Yêu là yêu tha thiết sợ gì đâu. Bài thơ đầu tay trong chừng mực đây này, thật Lạc Vận chưa bao giờ công bố:
                       “Gió nồm mang hương vị
                         Nước mắm vạn Gò Bồi
                         Ta chừng như bối rối
                         Câu thơ lạc vận thôi

                         Xuân Diệu gởi cho đời
                         Một hồn thơ khao khát
                         Đêm trăng vàng bát ngát
                         Chín lựng cả mùa yêu”
                                       (Nguyễn Thị Phụng)
          Còn nữa đây anh:
                         Nhớ Xuân Diệu, nhớ Gò Bồi Tuy Phước
                         Nhớ vườn xoài thuở nhỏ thơ ngây
                         Nhớ bài thơ gởi lại phút chia tay
                         Không  ngủ được nhớ tình người xứ Nghệ
                         Nhớ Xuân Diệu nhớ bài chòi Trường Thế
                         Nơi sinh ra giữa cỏ nội hương đồng
                         Nhớ Xuân Diệu càng nặng lòng khắc khoải
                         Đồi thi nhân trăng bàng bạc mênh mông
                                     ( Nhớ Xuân Diệu, Nguyễn Thị Phụng)
         Và chiều nay sao trời đất sụt sùi làm em cũng sụt sùi biết mấy. Thương nhớ anh nghèn nghẹn trào dâng:
                        Anh có mất đâu sao em lại khóc?!
                        Bởi nhớ anh” Mặt trời đi ngủ sớm” đấy mà!
                        Em nhớ anh như nắng hạn khát mưa
                        Như chim én khát tình xuân thơ mộng…

                        Bởi thương chiều mưa phùn lóng ngóng
                        Vụng về em tay nắm rét giữa đồng
                        Anh có mất đâu sao em lại khóc
                        Bởi tim còn se sắt giữa mùa đông!
                                       (Tưởng nhớ Xuân Diệu, Nguyễn Thị Phụng)
           Anh có mất đâu sao em lại khóc?! Có lẽ nước mắt lúc này là niềm vui đang dâng trào trong em anh ạ!...
                                         18.12.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
___________
* Tên bài thơ của Xuân Diệu

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

18.12.2011 giỗ Xuân Diệu tại CLB Văn học Xuân Diệu

                                    18.12.2011 giỗ Xuân Diệu tại CLB Văn học Xuân Diệu



Cụ Vũ Ngọc Liễn chánh tế Xuân Diệu


Nguyễn Đình Sinh phó chủ nhiệm CLB Văn học Xuân Diệu

KỈ NIỆM 26 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ XUÂN DIỆU TẠI QUÊ NHÀ

KỈ NIỆM 26 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ XUÂN DIỆU TẠI QUÊ NHÀ






alt
Dòng sông Gò Bồi trươc nhà lưu niệm NHà thơ Xuân Diệu

alt


Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

ĐÊM QUÊ HƯƠNG THƯƠNG CÁI HƯƠNG CỦA ĐẤT

KỈ NIỆM 26 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ XUÂN DIỆU
                             18.12.1985-18.12.2011

                ĐÊM QUÊ HƯƠNG THƯƠNG CÁI HƯƠNG CỦA ĐẤT*
               (Đọc bài thơ Đêm ngủ ở Tuy Phước của Xuân Diệu)alt
  Bên nhà văn Trần Quang Lộc trong ngày giỗ Xuân Diệu lần thứ 25


         Mùa đông miền Trung đâu lạnh lắm. Sao thèm cái lạnh trong thơ Xuân Diệu “ Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm/ Anh nhớ em, em hỡi anh nhớ em” Lại nhớ da diết đến nao lòng từ khi “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm” rồi! Xin mạn phép anh được đảo các danh từ “anh, em” đã dùng như đại từ trong câu thơ tiếp theo “Anh nhớ em, em hỡi anh nhớ em” thành “ Em nhớ anh, anh hỡi em nhớ anh”. Có lẽ anh mỉm cười khi em vừa thủ thỉ điều bí mật này. Em yêu thơ anh, nên mới yêu anh. Ta cùng chung quê nên cùng tự hào Tuy Phước. Em không đi xa mà sao cứ vời vợi nhớ thương. Còn anh bao rạo rực đong đầy trong ngày trở về thăm quê mình:

ĐÊM NGỦ Ở TUY PHƯỚC

Đêm ngủ ở Tuy Phước là để mà không ngủ
Những con dế cùng tôi thức suốt năm canh.
Thức những ngô
i sao, thức những bóng cành,
Đêm quê hương thương cái hương của đất…
 

Ngủ không được bởi gió nồm từ biển lên cứ nhắc
“Trọn mình anh đã nằm giữa lòng tôi
Khi má anh sinh ra
Anh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò Bồi
Nên tới già thơ anh còn được đậm đà thấm thía…”
Ngủ không được bởi nhớ cha tôi là thầy đồ Nghệ
Đem tôi theo ngồi dạy học các làng
Nghe bài chòi cắc cụp cắc ở chợ Tết xã Văn Quang.
Ôm cái cột đình làng Luật Bình rồng lượn…
 

Tim ta ơi, ta đố em ngủ được
Khi những buổi trưa của thuở nhỏ lại về…
Đi lượm xoài non rụng với khèo me
Một cái vườn hoang là một địa đàng cho mình khám phá
Có gì hơn mẹ với con, có chi bằng cơm với cá
“Lục lạc kêu rang rảng, bánh tráng bẻ dòn dòn”
Những ngọt bùi của quê má thân thương
Cái sân trường có trái vông đồng rụng xuống…
 

Bây giờ Tuy Phước rộng đồng tốt ruộng
Con đê ngăn mặn gió biển ru trời
Đập Thạnh Hoà kênh mương toả xanh tươi
Tiếng trạm bơm động ba hồ chứa nước
Một mảnh thịt của hồn ta – ôi Tuy Phước!
Bà Ngoại ta còn phảng phất ở đâu đây
Bánh ít lá gai, bánh ú mập đầy,
Hoa quả bốn mùa cũng từ ngoại mà ra tất cả…

Đêm ngủ ở Tuy Phước để mà không ngủ
Thức với quê hương như vậy đã vừa đâu
Xin thơ ta được thức mãi về sau.
Với Tuy Phước, ngày nào còn đất nước
                       (16/2/1982 – 25/2/1985 / Xuân Diệu)

        Về Tuy Phước là về thăm quê ngoại, nơi anh được sinh ra và lớn lên bên dòng sông Gò Bồi bên bồi bên lở, từng nghe anh tâm sự “Từ lúc má tôi đẻ tôi ra ở cái vạn Gò Bồi làm nước mắm/ Một hạt muối trong tim để mặn với tất cả những gì đằm thắm/ Một cành lá trong hồn để biếc cùng muôn làng mạc của quê hương”(Miền Nam quê ngoại). Hạt muối mặn đằm thắm, cành lá biếc xanh cho tình yêu mỗi ngày thắp lên như hoa gạo đỏ mùa tháng ba trở về. Cùng bao vùng quê khác như An Nhơn, Tây Sơn thì Tuy Phước chỉ là một huyện trong tỉnh Bình Định nằm ở vùng hạ lưu sông Côn, nhận nước từ nguồn cho đất dai màu mỡ, là nơi tiếp tục khai dòng thông ra biển lớn. Và ai dám tự hào quê mình là vùng đất địa linh nhân kiệt, nếu từng ngày ta không biết vun trồng chăm sóc cho mỗi cây hoa người tỏa hương rồi tự khẳng định giá trị “ Người ta là hoa đất” (Tục ngữ) nâng niu thưởng thức:
                 Đêm ngủ ở Tuy Phước là để mà không ngủ
                 Những con dế cùng tôi thức suốt năm canh.
                 Thức những ngôi sao, thức những bóng cành,
                 Đêm quê hương thương cái hương của đất…

        Vâng “Đêm ngủ ở Tuy Phước là để mà không ngủ” đâu riêng gì anh. Những con dế ngoài đồng ruộng kia, những ngôi sao xanh giữa bầu trời đêm lấp lánh, những bóng cành rợp mát chở che năm tháng đi qua mãi vô tận trong cảm xúc nhà thơ. Chính “Đêm quê hương thương cái hương của đất…” cho anh thức mãi những kỉ niệm về  hương vị của đất trào dâng theo ngọn gió nồm ấm áp nhắc nhở:
                 “Trọn mình anh đã nằm giữa lòng tôi                  Khi má anh sinh ra
                  Anh đã thở hơi nước mắm ngon của vạn Gò Bồi
                  Nên tới già thơ anh còn được đậm đà thấm thía
…”

        Phải chăng nơi Vạn Gò Bồi thuở nào với Xuân Diệu là cái tình sâu đậm không thể nào quên! Bởi “trọn mình anh đã nằm giữa lòng tôi”. Dù có cách xa bao nhiêu tính theo chiều dài kilomet, nó là liều thuốc bổ thấm sâu cho đôi mắt anh trong sáng tinh tường, cho trái tim anh rộn ràng nồng thắm . Lòng biết ơn nhắc nhở : “ Ngủ không được bởi nhớ cha tôi là thầy đồ Nghệ/ Đem tôi theo ngồi dạy học các làng”.  “Cha tôi là thầy đồ” thầy làm nghề dạy chữ nho thời trước. Thầy đồ có gốc gác quê hương. Thầy đồ xứ Nghệ yêu lắm miền đất vạn Gò Bồi trù phú đã trở thành ruột thịt khi bước chân dừng lại nơi đây biết “ Gánh tên đất tên làng sau mỗi chuyến di dân”( Nguyễn Khoa Điềm). Nên coi việc tải đạo cho lớp trẻ là trách nhiệm vẻ vang chung của “thầy đồ”. Cái nôi làng quê bé nhỏ nhưng trong tầm nhìn tuổi thơ ngày nào, văn hóa làng xã in đậm dấu ấn khó phai: “Nghe bài chòi cắc cụp cắc ở chợ Tết xã Văn Quang/ Ôm cái cột đình làng Luật Bình rồng lượn…” Dù ở miền quê, chợ Tết rất nhiều trò chơi hấp dẫn lôi cuốn người xem, nhưng với tuổi thơ của cậu bé Bàng (tên thường gọi của Xuân Diệu lúc còn nhỏ) khi nghe bài chòi lại là sức thu hút mạnh mẽ nhất. Những câu hát dân ca bắt nguồn từ điệu hô trong cuộc, người hô thường ngồi trong các chòi tranh tre hễ bên này hô, thì bên kia đáp lại, chẳng hạn bên nữ vừa hô: “ Tiếng đồn anh hay chữ, cho em thử vài lời, ba mươi mùng một sao trời không có trăng?” vừa gõ thanh tre cắc cụp cắc kèm theo nhịp câu hô. Bên nam phải đáp lại, và nếu không đáp được là thua cuộc. Kích thích sự hào hứng hai bên cũng như những người tham dự. Nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian kích thích tư duy ứng xử. Muốn hô – đáp cân xứng là phải tìm hiểu vốn sống từ trong sách vở, thực tế thường ngày. Và nơi đây là điểm gặp gỡ giao lưu trai tài gái sắc nên duyên chồng vợ của ngày xưa ở Nam Trung bộ. Đến giờ còn duy trì ở chơ Gò Tuy Phước trong hai ngày mùng một và mùng hai Tết cổ truyền dân tộc. Tuổi thơ Xuân Diệu còn thích ôm cái cột đình làng Luật Bình rồng lượn như là một trò chơi leo lên tụt xuống, săm soi thích thú vì thấy nó lớn quá so với cột ở nhà, cũng có thể từ nếp“đất có lề” cần duy trì gìn giữ, cũng có thể phép vua vẫn thua lệ làng đó sao! Tất cả nườm nượp như khiêu khích:
                     Tim ta ơi, ta đố em ngủ được
                     Khi những buổi trưa của thuở nhỏ lại về…
                     Đi lượm xoài non rụng với khèo me
                     Một cái vườn hoang là một địa đàng cho mình khám phá
                     Có gì hơn mẹ với con, có chi bằng cơm với cá
                     “Lục lạc kêu rang rảng, bánh tráng bẻ dòn dòn”
                     Những ngọt bùi của quê má thân thương
                     Cái sân trường có trái vông đồng rụng xuống

         Cái hồn của đoạn thơ trong bức tranh khắc họa một cậu bé bỏ cả ngủ trưa trốn cha, trốn mẹ cùng đám bạn đi lượm xoài non rụng, khèo me rồi hồn nhiên đưa lên miệng ngấu nghiến ngon lành. Những quả chua kích thích dịch vị thèm thuồng đến thế! Tha hồ tự do vui chơi, chuyện trò thỏa thích giữa cái vườn hoang không chủ. Sực nhớ mẹ vội chia tay bạn, quay về: “Có gì hơn mẹ với con, có chi bằng cơm với cá” là hơn cả. Trẻ con có bao giờ muốn xa mẹ. Vắng mẹ một chút là nhớ quay nhớ quắt làm sao. Chỉ có bàn tay mẹ dù tảo tần vất vả bao nhiêu vẫn dành thời gian chăm chút miếng ăn, dạy dỗ mọi điều tốt đẹp mong con khôn lớn nên người. Mẹ còn đeo vào chân con vòng tròn bằng bạc có cái lục lạc kêu rang rảng với ý nghĩ của người xưa trừ tà ma, con không phải bị giật mình để ngon giấc ngủ. Miếng bánh tráng mẹ mua về bẻ nhai dòn dòn thơm phức ngày ấy còn đọng lại đến giờ. Sao hết những ngọt bùi quê má thân thương được. Điều nhớ nhất là “Cái sân trường có trái vông đồng rụng xuống…”. Sân trường rộng với bóng cây vông tỏa mát cho tuổi thơ sau những giờ học trong lớp, là nơi tung tăng nô đùa cùng các bạn. Nhà thơ không gợi tả sắc đỏ hoa phượng mùa hè chia tay, hay sắc đỏ của hoa vông có lá xanh gói nem hay làm thuốc, Xuân Diệu chỉ nhắc đến trái vông đồng rụng xuống. Cho bọn con trai các anh tranh nhau lượm làm bánh xe chạy đua chơi, thú vị nào quên!   
          “Tim ta ơi, ta đố em ngủ được” về hình ảnh thân thương gắn bó kỉ niệm đẹp ngày nào ùa về, quê ngoại đã từng nuôi dưỡng tâm hồn anh trong sáng quá. Những xúc động lòng biết ơn khi thở hơi nước mắm vạn Gò Bồi đến giờ phút trở về Tuy Phước trào dâng trong trái tim vốn nhạy cảm của anh:
                     Bây giờ Tuy Phước rộng đồng tốt ruộng
                     Con đê ngăn mặn gió biển ru trời
                     Đập Thạnh Hoà kênh mương toả xanh tươi
                     Tiếng trạm bơm động ba hồ chứa nước
                     Một mảnh thịt của hồn ta – ôi Tuy Phước!
                     Bà Ngoại ta còn phảng phất ở đâu đây
                     Bánh ít lá gai, bánh ú mập đầy,
                     Hoa quả bốn mùa cũng từ ngoại mà ra tất cả…
        
Niềm vui dào dạt trước cảnh yên bình hiện ra trước mắt. Đó là con đê Khu Đông chạy dài ngăn mặn từ biển tràn vào, có đập Thạnh Hòa kiên cố giữ nước tưới tiêu cho mùa lúa bội thu, cho hoa quả xanh tươi. Anh yêu quá Một mảnh thịt của hồn ta – ôi Tuy Phước! Anh đang tận hưởng màu xanh trải dài tiếp nối từ biển trời đến ruộng đồng nơi khúc ruột tình quê. Giờ còn đâu để gọi ngoại ơi như thuở nào, cho ngoại tận hưởng không khí trong lành như hôm nay. Lòng biết ơn ngoại đã sinh ra mẹ, lòng biết ơn mẹ đã sinh ra anh. Biết ơn tấm lòng những người phụ nữ nhân hậu, giàu đức hi sinh như ngoại, như mẹ cho Bánh ít lá gai, bánh ú mập đầy/ Hoa quả bốn mùa cũng từ ngoại mà ra tất cả….

        Xuân Diệu đã thật với lòng mình:
                     “Đêm ngủ ở Tuy Phước để mà không ngủ
                     Thức với quê hương như vậy đã vừa đâu
                     Xin thơ ta được thức mãi về sau.
                     Với Tuy Phước, ngày nào còn đất nước

         “Đêm ngủ ở Tuy Phước để mà không ngủ” Câu thơ được lặp lại từ khổ thơ đầu nào phải bộc bạch giải bày hay mong được sẻ chia. Chính cảm xúc rộn ràng trong trái tim “cậu bé” về thăm quê ngoại. Những náo nức tuổi thơ ùa về sao ngăn được. Những khởi sắc quê hương sau ngày thống nhất đất nước. Nên không ngủ, ngủ không được, đố em ngủ đượcthức suốt năm canh, thức những ngôi sao, thức những lá cành,thức với quê hương như vậy đã vừa đâu, rồi Xin thơ ta được thức mãi về sau. Phải chăng những trăn trở suy tư của tâm hồn nhạy cảm khát khao cuộc sống, tin yêu đủ đầy, trào dâng lên giữa quê nhà trong tứ thơ anh. Chính cái tình sâu nặng với quê má Gò Bồi Tuy Phước nên ngôn ngữ thơ anh giàu sức biểu cảm. Nó làm nền bức tranh không gian nghệ thuật thật sống động.  Tình trước sau vẫn như một. Cũng có thể là sâu sắc mặn mà hơn thế kia. Đấy là phong cách thơ Xuân Diệu nên từng con chữ, câu từ như con sóng dạt dào trân trọng “Hôn mãi ngàn năm không thỏa” niềm tự hào đất nước, trong đó Gò Bồi Tuy Phước chính là máu thịt ruột rà Anh. Nơi đã ươm mầm xanh tỏa hương kết trái cho người con Tuy Phước, Việt Nam: Xuân Diệu, bậc thầy ngôn ngữ thơ hiện đại Việt Nam. “Đêm ngủ ở Tuy Phước” là thực tế được viết trong lần về thăm quê nhà. Cuối bài Anh ghi lại hai khoảng thời gian (16/2/1982 – 25/2/1985).
          Người Tuy Phước nhớ Xuân Diệu là nhớ đến “Đêm ngủ ở Tuy Phước”, là Thức với quê hương mình.
                                        14.12.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
__________
* Thơ Xuân Diệu
 

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

MỪNG VU QUY CON CỦA THUẬN ĐỒNG

Tặng chị Nguyễn Thượng Trí Sinh nhật lần thứ 59- 12.12.2011

CHUYỆN NGÀY CHỦ NHẬT
          Cho đến xế chiều, tối lại tôi mới biết!...
          Còn thì…Câu chuyện bắt đầu từ thứ bảy, chị tôi mời đi ăn bánh xèo tôm nhảy ở quán bà Năm thôn Mỹ Can Phước Sơn. Tôi náo nức suốt đêm đến khi chợp mắt lại nghe tiếng gà giục mau. Ghét thật, nhưng mà phải dậy sửa soạn cho kịp giờ. Gần tiết Đông Chí, rét. Cái rét khó chịu. Ngồi sau xe là đứa em con chú, chạy được một đoạn, còn bảo dừng lại cho em quấn choàng cái khăn cổ lên đầu chứ lạnh quá chị ơi! Một cây cầu, hai cây cầu,…đi qua rồi không tên tuổi. Ghé hỏi người đi đường, phải cho xe chạy ngược lại. Thì ra mùi bánh xèo đưa vào mũi lúc nãy mà không để ý. Cái quán nhỏ chừng khoảng 20 mét vuông lợp tranh, nằm sâu dưới vệ đường phía bên phải cạnh cầu Mĩ Can theo hướng từ ngã tư thị trấn Tuy Phước ra Gò Bồi Phước Hòa. Bên nay và bên kia đường có hai chiếc ô tô bảy, chín chỗ ngồi đậu lại. Cùng năm, bảy cái xe máy dựng trước nhà. Dưới mái hiên cũng có năm, bảy người ngồi hướng ra phía đường cái trò chuyện với nhau. Tôi cẩn thận dắt xe xuống dốc nhỏ rồi khóa cổ cẩn thận vẫn là hơn. Lại là người “tiền trạm” đến bùm chỗ ngồi. Nhưng trong quán tôi không thể chen chân vào vì những áo len đủ màu ngồi kép kín trong bốn, năm cái bàn. Điện thoại reo, tôi phải ra đón chị và cháu nữa. Năm xuất bánh xèo đã được cậu em út gọi đặt trước khi đi, nên yên tâm có ăn liền. Anh chủ quán kê hai cái bàn nhựa kề nhau và đem ghế cho chúng tôi ngồi trước hè căn nhà ở cấp bốn của gia đình, nơi đây tôi có thể nhìn ra dòng sông bên cạnh, ngắm nước theo mùa còn đậm phù sa đổ ra biển đông kia. Rồi tôi thong thả vào bếp học cách làm bánh xèo. Vẫn bột gạo được xay bằng tay trong cối đã nhỏ, một rổ tôm đất nhỏ con cắt đuôi bỏ đầu, một rổ mầm giá đậu xanh và cổ hủ hành được chẻ nhỏ để bên cạnh.Cái khuôn làm bánh được đặt lên trên cái chão trống đít trên cái lò lửa đốt bằng gỗ tạp. Chờ khi khuôn đã được đổ dầu ăn, bỏ những con tôm đất xong, bà Năm chủ quán mới múc bột, nghiêng tay tráng đều lên khuôn. Tiếp theo là hốt một nhúm mầm giá đậu, rồi tới cổ hủ hành rải vào giữa khuôn bánh. Đậy nắp lại. Canh lửa sao cho vừa giòn mà không bị cháy mới ngon, mới hấp dẫn người ăn.

        Biết là đã báo trước cho năm người dùng, nhưng phải chờ hơn ba mươi phút. Một đĩa bánh xèo được bưng ra còn nóng hổi. Cả đàn tôm gần chín, mười con đỏ hồng trong từng cái bánh nằm lặng im ẩn mình dưới lớp giá và hành chờ tiếp tục hóa kiếp. Một đĩa rau sống (rau thơm) mà xà lách và lá hành cùng rau răm cũng được ngắt nhỏ vừa gắp. Một đĩa dưa leo và khế chua kích dễ thích dịch vị người ăn quá. Một chén nước mắm tỏi ớt giã nhuyễn và thơm (dứa, khóm) bầm nhỏ hấp dẫn để người ăn tự múc chấm. Một đĩa bánh tráng sống bẻ đôi nhúng nước là không thể thiếu khi ăn bánh xèo. Không như quán bánh xèo tôm nhảy ở đường Đống Đa Quy Nhơn, dùng kéo cắt làm đôi cái bánh. Ở đây, chúng tôi phải tự lấy đũa gập bánh xèo bẻ đôi ra, đặt lên miếng bánh tráng rồi bỏ vài miếng dưa leo, khế chua và rau sống. Sau đó tự tay mình cuốn lại. Công đoạn để có cuốn bánh xèo như ý thì hơi lâu, nhưng khi chấm nước mắm đưa lên miệng nhai nhỏ, lúc này ta thực sự thưởng thức chỉ có bánh xèo bà năm vừa thơm vừa ngon. Nghe nói giá bánh bữa nay là mười lăm ngàn một cái, cũng đúng thôi. Ai đã vào bếp cùng bà Năm đứng đúc bánh xèo, thì…. Nào mùi khói củi cháy hòa với mùi dầu,… bốc lên quấn táp vào mặt vào cả người để nhớ để giữ cái nghề của mình không thể bỏ được. Nhưng có lẽ với các chị, các em làm quen với bếp ga công nghiệp, tôi chắc chắn rằng thì…chưa được một phút cũng phải xin ra gấp! Giá một lạng tôm đất cũng gần mười lăm ngàn đồng rồi, mà cả đàn tôm nằm trên khuôn bánh xèo tính ra phải hơn nửa lạng. Còn bột gạo, dầu ăn, bánh tráng, rau sống, nước chấm, cả công nữa thì phù hợp với thị trường hiện nay mà thôi. Bây giờ người ta dùng cốt là cái chất để bồi dưỡng cơ thể, thế mà khi nghe nói mười lăm ngàn một bánh xèo, em Sô tôi tủm tỉm cười nói nhà thơ Đào Viết Bửu chỉ ăn có một lá bánh xèo chắc sợ chị Nguyễn Thượng Trí mời phải trả nhiều tiền, lại còn bảo anh chỉ thích ăn cơm thôi! Ngược với tôi, đã được mời ngồi vào bàn là tha hồ no bụng. Không ăn cũng tính một bữa mà, nhưng khổ nỗi bị viêm quai hàm gần ba tháng nay chưa bớt, không há to miệng được, nhai mạnh cũng đau. Nên mình vẫn là người bao chót, tiếc mấy cọng giá rớt ra khỏi lá bánh xèo, mấy miếng dưa leo, cả khế chua nữa chứ. Mà thật ra cũng ăn nhiều hơn tất cả. Đi ăn bánh xèo trễ, ngồi chờ cũng là một điều thú vị, thưởng thức cảnh quê mình rộng đồng tốt ruộng nhờ những con sông chịu thương chịu khó mang nặng phù sa từ đầu nguồn về. Quý lắm sông ơi! Chén trà đậm nóng thơm lên tận mũi, cảm ơn chị tôi bữa bánh xèo hấp dẫn và ngon miệng làm sao! Chúng tôi rời bàn ăn quá chín giờ, phần giải lao tự nhiên khi nhìn gương mặt của chị, của em, của cháu từ phía sau nhà đi ra. Mới biết trời mưa nào chừa “ Ai không có nón” cứ tha hồ rơi tự do thỏa thích đến hết mới thôi. Người cũng vậy, hễ muốn “mắc tuôn” nào đành cam phận, đất dưới chân cũng đành chấp nhận số phận mình…
          Qua khỏi cầu Mĩ Can, đi một đoạn tỉnh lộ rẽ phải vào thôn Xuân Phương thăm Nhà thờ Gò Thị và tu viện Thánh giá. Ở đây học nhiều niềm vui bên cạnh các sơ. Một sơ còn đùa sớm mai chưa ăn sáng, giờ biết chụp hình nhiều như thế này có bị mất máu không, khi tôi mời xin được có tấm hình lưu niệm. Còn tôi thích ở lại đây quá chừng nhưng lo không đọc thuộc kinh! Cười.
         Những bánh chuối chiên, khoai chiên dọc đường tiếp sức cho tua xe hai bánh chúng tôi ra đến bến đò ở đê khu đông Tuy Phước. Cả vùng trắng xóa là nước, sóng theo gió đập vào bờ gởi tặng chúng tôi những hạt nước mặn lưu niệm. Đầm nước rộng quanh làng Huỳnh Giản trước mặt chúng tôi kia có biết bao là cá, là tôm trong đó có chịu chờ ngày đúng tuổi để “dưỡng sinh” cho người không?! Nước mũi cứ tự nhiên chảy ướt khẩu trang như lần lên núi Chúa ở Bà Nà Đà Nẵng, cảm lạnh rồi! Với lại tôi vừa ở bệnh viện ra. Cho xe trở về thôi!
        …Em tôi vừa nhổ nốt mấy cây cỏ còn ở trong vườn vừa nói, chị biết không, lúc sáng sau khi ăn xong, em ra phía sau đống rơm đi tolex tự do, thấy chị làm trong quán bánh xèo cúi người, hai tay cầm rỗ mầm giá đậu xanh giục lên giục xuống trong dòng nước chảy sát bờ sông còn đậm phù sa!... Em đùa à, tôi ngạc nhiên hỏi lại. Tối về nhà, cháu tôi nói con cũng thấy như vậy. Sau đó thì sao con không biết! Sau đó… họ rửa lại nước giếng mà!Em trai tôi là bạn hàng ruột đính chính dùm.         Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, một con sâu nhỏ làm rầu nồi canh! Không biết bà Năm chủ quán đang trực tiếp đứng bếp đổ bánh xèo, còn anh con trai chạy bàn và thu tiền có biết chuyện này chưa?! Riêng tôi, trước khi đi theo lời mời của chị Nguyễn Thượng Trí đã uống hai viên berberin rồi!...
                                      12.12.2011/ Nguyễn Thị Phụng.

TẶNG ANH LÊ KHÁNH LUẬN VÀ NHÓM HƯƠNG XƯA

alt
Anh Lê Khánh Luận say sưa đọc thơ và kể chuyện tình yêu đầu đời của mình

alt
Lâm Cẩm Ái cũng vậy.

alt
  Có một Kiều e lệ núp vào dưới hoa...hồng!

THĂM NHÀ THỜ GÒ THỊ Ở XUÂN PHƯƠNG PHƯỚC SƠN TUY PHƯỚC


Phụng thích chụp hình với các sơ ở đây
alt
Trước cổng Viện Thánh giá Gò Thị
alt

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

TÔI CÒN CHỈ CÓ MÙA THU

TÔI CÒN CHỈ CÓ MÙA THU
alt
Tôi còn chỉ có mùa thu
Lá vàng rơi rụng lời ru tháng ngày
Cuối trời mây trắng gió bay
Cánh bèo mặt nước vơi đầy tím trôi

Đường trần sao một mình ơi!
Bụi hồng chắn lối sương rơi canh dài
Nhạt nhòa chiếc áo hôm mai
Dấu chân bãi vắng biết ai mất còn

Tự tình sông biển đồi non
Có thương phận cỏ lối mòn từ đâu?!
Thẩn thờ ngõ trúc vườn cau
Bao nhiêu sắc cúc nhuốm màu thời gian

Bây giờ thấp thỏm thu sang
Cho tôi gởi chút ngổn ngang cuối chiều…
              27.09.2009/ Nguyễn Thị Phụng

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

MỘT ĐỜI CHO BIỂN VÀ EM

               http://www.youtube.com/watch?v=SWDZs5uiZcE
MỘT ĐỜI CHO BIỂN VÀ EM
          (Nghe ca sĩ Lê Anh Dũng hát Sóng Không Từ Biển, nhạc An Tuyên, thơ Nguyên Hùng)
       Đến với văn hóa nghệ thuật là đến với cái đẹp sáng tạo của con người. Ta đón nhận ngôn ngữ thơ ca là nhờ sự đồng cảm sẻ chia bằng nhiều con đường như đọc thầm, đọc diễn cảm, diễn ngâm và thu hút mạnh mẽ hơn hết là con đường âm nhạc. Sức mạnh âm nhạc dễ lay động trái tim nhạy cảm của con người. Nhạc sĩ là người tổng hòa mọi âm thanh từ hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú tạo nên giai điệu, tiết tấu rồi lồng vào những ca từ do chính họ sáng tác hay chọn lựa bài thơ của một ai đó rồi phổ nhạc. Hầu hết những bài thơ hay được phổ nhạc thường lay động sâu sắc đến với lòng người, bởi ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc hơn văn xuôi lại càng khác hẳn ngôn ngữ đời thường. Sáu bài hát được phổ thơ đã phát trên đài truyền hình Việt Nam VTV1, VTV3 trong ngày 9/10/2011 vừa qua, sao tôi cứ muốn nghe đi nghe lại mãi, và dừng lại bài Sóng Không Từ Biển thơ của Nguyên Hùng được An Tuyên phổ nhạc, chọn làm chủ đề trong chương trình ca nhạc Sóng Không Từ Biển:
Tuổi thơ anh trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn cánh võng
Ru bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ.
Thuyền ơi về đâu?
Thuyền có nhớ chăng
Sóng không từ biển
Từ miền em thôi.
Ai thả bè trôi trên biển xanh
Chiều vàng nắng hạ
Lòng anh từng đợt sóng xô
Ngàn cơn sóng xô
Nhớ thương vô bờ...
Anh chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.
Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ
Thao thức một đời biển và em
Thao thức một đời biển và em.
           Và được giọng ca nam Lê Anh Dũng ấm và trong thể hiện còn đọng lại những cảm xúc trong tôi đến tận bây giờ.
          Tuổi thơ anh trên sóng/ Nên say hoài biển xanh/ Biển đưa ngàn cánh võng/ Ru bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ”. Tuổi thơ anh trên sóng…Tuổi thơ anh của những năm tháng chiến tranh đau thương nhưng thật anh dũng. Trên chiếc nôi nhỏ bé đong đưa có lời ru ngọt ngào của mẹ tảo tần, tay cày tay súng hôm sớm, anh lớn lên làm sao quên được. Anh yêu tuổi thơ mình, yêu xóm làng quê hương, yêu núi rừng biển xanh với ngàn cánh võng bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ cho anh say anh nhớ đong đầy ấp iu kỉ niệm thuở nào. Tuổi thơ hồn nhiên cũng từng phập phồng lo âu trong quá khứ, nhưng đầy tự hào mang đậm dấu ấn khó phai.
           Rồi từ hình tượng bồng bềnh bồng bềnh trên sóng, anh bắt nhịp liên tưởng nhớ đến con thuyền, anh khao khát gọi: “Thuyền ơi về đâu?/ Thuyền có nhớ chăng/ Sóng không từ biển/ Từ miền em thôi”. Nhắc đến “thuyền” trong ca dao truyền thống tâm tình: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” ẩn dụ người đi kẻ ở đợi chờ nhớ thương. Trong làn điệu lời thơ lúc này vang lên “Thuyền ơi về đâu?”, ngoài kia biển mênh mông quá nào có bến bờ. Tác giả khẳng định một lần nữa: “Thuyền có nhớ chăng/ Sóng không từ biển/ Từ miền em thôi”. Đúng như vậy. Sóng không từ biển, luôn bám biển nâng cho thuyền em làm điểm tựa. Sóng nào có lỗi, sóng bất tận vỗ về. Chỉ có sóng từ miền em thôi, sóng từ nơi con thuyền em đến. Sóng đã chuyển sang tầng nghĩa thứ hai nữa là sự dao động trong tâm hồn cuộc đời em rồi phải không?! Ca từ của bài hát lồng trong hòa thanh phối khí ngân vọng giữa không gian bốn bề im ắng quá. Chất giọng nam phù hợp tứ thơ của bài là sự bao dung mở rộng vòng tay che chở đón về.
         Tiếp nối là câu nghi vấn đặt ra :Ai thả bè trôi trên biển xanh? Chiều vàng nắng hạ đẹp lắm, xuôi gió thuận buồm biển lặng bình yên mà “Lòng anh từng đợt sóng xô/ Ngàn cơn sóng xô”.Không còn là con sóng gợi hình trên mặt nước biển bồng bềnh trước mắt ta kia, mà giờ đây đã thành nỗi lo âu tiếp nối xáo trộn trào dâng trong anh Nhớ thương vô bờ...” sao nguôi. Thật ra tàu bè là những vật nổi trên mặt nước thường có người điều khiển, lúc này bè trôi lênh đênh trên biển xanh. Và ai chịu trách nhiệm khi bè trôi dạt bến bờ nào đây?! Còn “Anh chỉ là giọt nhỏ/ Giữa dòng đời lặng trôi/ Mà trước em anh ngỡ/ Trước muôn trùng biển khơi”. Anh chỉ là giọt nhỏ. Giọt là lượng rất nhỏ, dạng hạt có bao giờ lớn đâu. Anh chỉ là giọt nhỏ so với giữa dòng đời kia cứ lặng trôi theo năm tháng. Em giờ đây gần gũi mà xa quá tầm tay anh vói tới, và có thể “em” mãi ngàn đời chập chờn trong mắt anh! Để anh mãi khát khao nhung nhớ: “Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ/ Thao thức một đời biển và em/ Thao thức một đời biển và em”….Cánh buồm đỏ. Sắc đỏ trong ca từ câu hát “Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ” không là cánh buồm xanh, cánh buồm trắng mà cánh buồm đỏ kia. Nó có trùng màu đỏ trong Cuộc chia tay màu đỏ của Nguyễn Mỹ trước đây, có trùng màu cờ của Tổ quốc tôi yêu không?! Và nếu đúng như thế, thì cánh buồn đỏ trong bài thơ Sóng Không Từ Biển của Nguyên Hùng được An Tuyên phổ nhạc lúc này được thăng hoa. Trân trọng “cánh buồm đỏ” bởi là cuộc đời anh, quê hương đất nước biển trời anh, nên dù ở đâu, lúc nào vẫn: “Thao thức một đời biển và em/ Thao thức một đời biển và em”.Lặp đi lặp lại hai lần như muốn nhắc nhở và sẻ chia về một tình yêu và nỗi nhớ không thể thiếu trong cuộc đời mình.
         Sức mạnh âm nhạc luôn định hướng, mở rộng nâng cao đời sống trí tuệ tâm hồn, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho con người. Nghe nhạc hay là rèn thói quen thưởng thức món ăn tinh thần bổ ích. Cũng như những bài hát khác, Sóng Không Từ Biển là sự tổng hợp nhiều yếu tố nghệ thuật của nhạc sĩ An Tuyên làm nên như giai điệu, ca từ, và người thể hiện. Cảm ơn ca sĩ trẻ Lê Anh Dũng đã chuyển tải hết cái hồn, cái thần mà Nguyên Hùng đã gởi gắm tình yêu sắc son đối với đất nước và con người Việt Nam ta.
24.11.2011/ Nguyễn Thị Phụng

Đường dẫn bài hát Sóng không từ biển
Được biết "Sóng không từ biển" - chương trình giới thiệu những ca khúc phổ thơ được nhiều khán giả yêu thích - đã thu hình từ vài tháng trước và đã được phát sóng trên VTV1, VTV3 từ 9-10-2011Toàn b chương trình "Sóng không t bin"
            
Các ca khúc trong chương trình:
1.
Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu - Xuân Quỳnh) - Minh Nghĩa thể hiện
2.
Mùa hoa cải (Lê Vinh - Nghiêm Thị Hằng) - Thanh Tâm thể hiện
3.
Mơ về nơi xa lắm (Phú Quang - Thái Thăng Long) - Tấn Minh thể hiện
4.
Sóng không từ biển (Lê An Tuyên - Nguyên Hùng) - Lê Anh Dũng thể hiện
5. Trái tim (Trần Văn Phúc - Natalia Pietrucha) - Hồng Dung thể hiện
6.
Khúc hát sông quê (Nguyễn Trọng Tạo - Lê Huy Mậu) - Thành Lê thể hiện.

KỈ NIỆM NGÀY NẰM VIỆN Ở BỆNH VIỆN TUY PHƯỚC

MỘT MIẾNG KHI ...ĐAU.

MỘT MIẾNG KHI ...ĐAU.
Ngoài việc chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, tôi ghi nhận một số hình ảnh sinh hoạt khi nằm viện ở bệnh viện Tuy Phước:
1/ CHÁO SÁNG NHÂN ĐẠO của các tình nguyện viên CLB hội Chữ thập đỏ Tuy Phước:
alt
alt
Các bệnh nhân xếp hàng nhận cháo sáng
alt
Chị Nguyễn Thị Hương, 54 tuổi quê Phước Lộc vui vẻ múc cháo cho bệnh nhân vào các sáng thứ hai đến thứ sáu
2/ BẾP CƠM TỪ THIỆN CỦA HỘI PHẬT GIÁO HÒA HẢO MIỀN NAM từ thứ hai đến thứ bảy cho hai buổi trưa và chiều:
alt
Từ trái sang:Anh Đặng Thành Quang, sn 1968;
chú Bùi Xuân Lang,sn 1934; anh Đoàn Quốc Hưng,sn 1966.
Đại diện cho bếp cơm từ thiện tại bệnh viện Tuy Phước.
alt
Anh Đoàn Quốc Hưng vui vẻ chia cơm cho các bệnh nhân

alt
Phụng bê cái xoong đã hết cơm chen vào giữa hai tình nguyện viên hội chữ thập đỏ Tuy Phước là chị Nguyễn Thị Hạnh và Nguyễn Thị Hương cùng các chú các anh trong Hội Phật giáo Hòa Hảo miền Nam.

alt

alt
Phụng đã khỏe hơn khi dùng bữa cơm chay thân mật với các chú , các anh chị ở đây!

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

CÔ TRƯỚNG VÀ NHỮNG HỌC SINH PHƯỚC LỘC

GV-HS LÊ SA LONG trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

GV-HS LÊ SA LONG trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tặng quà 20.11 cho Phụng đây nè!
alt

NHỚ LẮM TUỔI HỌC TRÒ

NHỚ LẮM TUỔI HỌC TRÒ
Bao nhiêu năm trở lại thăm trường
Một chút bồi bồi nhớ từng trang giấy trắng
Chiếc lá me xanh yêu sao chiều vắng lặng
Ta ngắm màu trời ôi tím ngắt hoàng hôn...
                    12.10.2011/NTP

HỌP MẶT 20.11.2011 TẠI NHÀ ANH LƯU HỮU NHI THÙY

GIÁO VIÊN PHƯỚC LỘC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

20.11.2011 TẶNG CÔ KIM TƯỚC, VIỆT HƯƠNG, CHỊ TRƯỚNG, EM TÔ SÔ,...

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

MÙA VÀNG BUNG HẠT.

MÙA VÀNG BUNG HẠT. 
     
“Đất có lề, quê có thói”. Lề và thói đã thành nét đẹp trong văn hóa tinh thần ở làng quê “Cây Bông” Nhơn Khánh, An Nhơn, Bình Định. Và tôi cũng vậy, tình yêu thơ ca cũng không thể nào vắng mặt khi đôi chân còn khỏe. Sáng nay chủ nhật, cái rét lập đông đã len lỏi sờ soạng lên từng ngọn cỏ, lá cây, lối đi nên giữa chặng đường tôi phải quay về khoát thêm chiếc áo bên ngoài vượt gần hai mươi cây số đến nơi vừa đúng giờ sinh hoạt.
       Vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi anh Nguyễn Hữu Duyên đứng bên lề đường bê tông, trước ngôi nhà cấp bốn giữa vườn hoa mai dày đặc một màu xanh lá, hàng rào xung quanh là những chùm hoa tỏi tím được mùa nở rộ vươn ra khoe sắc, hớn hở vẫy chúng tôi dừng lại đón vào nhà. Giữa phòng khách là hai chậu tùng tán đổ xuống ngỡ như cánh tay chào mời. Bên cạnh một bình hoa huệ trắng muốt tỏa hương trên những mái đầu xanh trắng, tất cả ngồi tựa vào vách xếp bằng nối tiếp nhau thân mật quá. Còn MC giản dị trong bộ đồ xanh đen cả cà vạt cùng tông màu tin tưởng không cầm micro, chỉ cần chú ý cái vòm ria mép nhuốm muối tiêu động đậy là thanh âm phát ra chừng mực rõ ràng của anh Như Tuấn ở độ tuổi sáu mươi nhỏ nhẹ: “ Người có gương mặt trẻ trung với đôi mắt sáng là anh Lê Văn Nghiệp, bí thư Đảng ủy xã Nhơn Khánh; còn đây là anh Từ Văn Minh Giám đốc Nhà Văn hóa An Nhơn; Nhà báo Trần Quang Khanh, chủ nhiệm CLB Văn học Xuân Diệu Bình Định; Và người bên cạnh là chủ tịch Hội VHNT An Nhơn là Lâm Huy Ánh cùng người bạn đời đến tham dự, cũng như không thể thiếu những tâm hồn yêu thơ văn của anh chị em trong huyện nhà. Nhưng đáng trân trọng nhất là tình gia đình anh Huỳnh Trọng Quý, nguyên Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy đã nghỉ hưu tạo điều kiện cho buổi giới thiệu tập thơ Tin Yêu của Hoàng Trọng Thắng( NXB Hội Nhà văn, 2010) và cùng giao lưu thơ với anh…” 
alt
Từ trái sang:Từ Văn Minh, Mang Viên Long,Hoàng Trọng Thắng,Huỳnh Trọng Sửu, Nguyễn Đình Nhâm.
        
       Sau tiếng vỗ tay thân mật, Nhà thơ Hoàng trọng Thắng ở độ tuổi ngoài tám mươi, kể từ năm 1955 là cán bộ tập kết ra Bắc, anh là kĩ sư điện hóa, đã xuất bản: Hương quê hương( thơ),Muối của đời(thơ), Bam Bi trong rừng(truyện dịch), Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai( truyện đồng tác giả). Anh từng là giám đốc nhà máy Ắc-quy Tia Sáng ở Hải Phòng nhiều năm giữ lá cờ đầu trong nền công nghiệp nặng của thành phố cảng. Nay từ thành phố Hồ Chí Minh về thăm lại cố hương không khỏi bùi ngùi xúc động đón nhận tình cảm chân tình của người thân, bạn bè ưu ái đã dành cho anh cái tình sâu đậm nơi đây sao quên được.
         Khi giới thiệu thơ của Hoàng trọng Thắng, “ban tổ chức” những người yêu thơ ở đất “Cây Bông” Nhơn Khánh dàn dựng chương trình thật linh động. Nghệ sĩ ngâm thơ cũng như bạn yêu thơ được mời trình bày là những bài do cá nhân tự chọn trong tập Tin Yêu đã được tặng. Một chút “Nhớ sông Côn”(tr.59) trong chất giọng nam nhẹ nhàng trong trẻo của Phạm Văn Phương: “ Tôi lớn lên trên bờ sông ấy…” là cội nguồn quê hương. Và từ đây bãi bờ làm nên nỗi nhớ đau đáu với giọng ngâm ấm áp của Thái Thảo đi vào lòng người: “…Đêm qua rồi, còn đó giấc mơ/ Một ngày thương nhớ lại vào thơ/ Cành xuân lọc nắng soi hè phố/ Rực đáy Hồ Gươm một sắc cờ”(“ Bốn Tết Xa Quê”- Hà Nội, xuân 1958). Còn Út Huệ tiếp nối hoài niệm của anh ngân vang: … “Cò về chớp trắng đồng xanh/ Bến bồi bãi lở mà anh chưa về”( Nhớ Quê, tr32). Chưa về chứ đâu phải là không về, bởi lúc ấy ý hướng tích cực dễ gì đáp ứng được khao khát mong mỏi riêng. Và giờ đây anh ngồi thưởng thức thơ mình, những xao xuyến bất chợt hiện về cùng lúc khi có sự trùng hợp giữa nhà văn Mang Viên Long, nhà thơ Hồ Hải, nghệ sĩ ngâm thơ Thái Thảo cùng tâm đắc thể hiện bài “Hương Cau” (tr.17):
                          Thôi đừng giận nữa em ơi
                          Thời gian thấm lạnh một đời nhớ mong
                          Chín sông mười khúc đau lòng
                          Cánh buồm trăm hướng còn trông một bờ
                           Giận anh giận đến bao giờ
                           Chim về mất tổ ngẩn ngơ lá cành
                           Cái ngày em mới gặp anh
                           Hương cau ngan ngát vườn xanh gió chiều
                           Thế nào mới thật là yêu
                           Nhớ gì mái tóc ít nhiều hoa cau
                           Vui sao khi phải lòng nhau
                           Mà sao con nhện cứ rầu buông tơ
                           Hương cau từ bấy đến giờ
                           Tôi theo mọi nẻo cho thơ đậm tình
                           Về đây tìm bóng ngày xanh
                           Còn chăng phảng phất hương lành thời xưa”
           Với cách tâm tình bằng thơ lục bát gần gũi, thi vị ngọt ngào đã làm nên chân dung một nhà thơ của quê hương An Nhơn Bình Định. Nào ai nghĩ anh là kĩ sư điện hóa, chuyên nghiên cứu các phản ứng hóa học do dòng điện gây ra hoặc tạo ra dòng điện, hay liên quan đến các hiện tượng điện. Lời thơ cứ mượt mà “Thế nào mới thật là yêu” đâu dùng dấu câu chất vấn phân trần, mà tự thân đã nói hết bao điều nhớ thương da diết từ thuở nào kia! “ Hương cau” không còn là của riêng Hoàng Trọng Thắng nữa, mà đã ngan ngát thấm vào mỗi trái tim đang quây quần bên anh sẻ chia cay đắng ngọt ngào từng nếm trải. Những cây guitar Trình Ngọc Chương, Nguyễn Hữu Duyên tự đệm đàn và hát xua đi cái rét thập thò bên ngoài chờ lúc mở cửa là xăm xăm ùa vào.
          Tiếp nối những bài thơ được giao lưu của anh Nam Trung, Đào Viết Bửu, Bùi Hoài Văn, của Hồ Hải: “ Chén tình chưa cạn đời say/ Hồn xiêu bóng xế bỏ ngày hồng hoang…”, của Quang Khanh: “Hỏi người/ Hỏi người/ Hỏi người/ Tóc xanh rụng giữa xuân thời/ Cánh chim ngậm ngùi góc biển/ Mơ thu về cuối chân trời…”, Lê Trọng Nghĩa bảy tỏ:“ Ai cạn cốc đời mình đau khủng khiếp/ Thương ơi, thương hỡi…”, còn Nguyễn Thị Phụng nào đâu là tâm tình: “ Luộc rau thổi bùng ngọn lửa/ Màu lá xanh thật là xanh/ Cổ tích tình yêu chúng mình/ Nắng mưa thổi bùng hương sắc”,…  cho không khí tiệc thơ bên tách trà cứ ngân nga lắng đọng. Chúng tôi còn được nghe qua băng đĩa bài cảm nhận về thơ Hoàng Trọng Thắng do đài PTTH Hải Phòng ghi âm nữa.
          Nếu như không có “ tiệc rượu” của anh em Nhơn Khánh “cổ phần” thếch đãi sau cùng, thì chúng tôi làm sao thưởng thức tiếp thú vui tao nhã của những người yêu thơ ở đất Cây Bông này! Nhà thơ Nguyễn Như Tuấn đã nhường vị trí MC cho mỗi người trong bàn cứ thay phiên nhau tự giới thiệu rồi hát, ngâm, đọc những bài thơ mình yêu thích rất hào hứng. Trần Quang Khanh bộc bạch: ngay từ nhỏ, hễ tiếng nói đài phát thanh Nhơn Khánh phát ra thì dừng lại để nghe thông tin ở địa phương, hay làng trên xóm dưới có tổ chức giao lưu thơ văn là đều có mặt như bây giờ các cháu đang học lớp năm, lớp sáu ngồi sau ba mẹ chờ giới thiệu bài thơ nào là mở ngay mục lục trong tập Tin Yêu ra chăm chú theo dõi. Người của Nhơn Khánh An Nhơn thật đáng yêu biết chừng nào!
                                              14.11.2011/ Nguyễn Thị Phụng.