Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

NGÀY XUÂN TẶNG CÁC EM, CÁC CHÁU

KHI NHÀ THƠ ĐI CHƠI

 KHI NHÀ THƠ ĐI CHƠI
        Đọc “ Chuyện bây giờ mới kể ” của Hồ Tĩnh Tâm cứ làm cho tôi giật mình! Lạ chưa, nhà văn suốt đời ngồi bên phụ nữ, thích chở phụ nữ. Mà sao khi về đến nhà sờ vào túi tiền và điện thoại di động không cánh cũng bay. Còn cảnh báo trên đoạn đường ấy lắm phụ nữ xin quá giang. Ôi thôi có phải cuộc sống nhiều mưu đủ kế, hay nhà văn muốn giới thiệu khoảng tiền thưởng bự mà chưa thơm thảo với anh em bạn bè, hay nhà văn đánh rơi ở đâu đó lại nghĩ… thì tội cho chị em xưa nay được tiếng nết na hiền lành lại chuyên“ móc”. Làm tôi áy náy không biết thời sinh viên thường quá giang hai lượt từ Tuy Phước xuống Quy Nhơn và ngược lại để lấy cho xong cái bằng đại. Thật tình cảm ơn những người bạn đường tham gia giao thông đã giúp tôi phương tiện đi lại, chứ không thì sớm chiều ngược con gió trên chiếc xe đạp gần ba mươi kí lô mét đi về. Và nếu như trong những người ấy, ai là nhà văn để viết “ Chuyện bây giờ mới kể” tôi mong có một nội dung dễ thương đầy kỉ niệm. Khi tình chưa dám “móc”!
        Quả thật tôi cũng đâu nghĩ tới chuyện anh từ bi, hay cái tính “móc” tình với người ta chưa, hay bốn chín phải trả nợ năm mươi, hay khi cái túi tiền của nhà văn tài hoa lọt ra ngoài đã được ném cho những người cùng băng nhóm với nhau đứng chờ trên lề đường chờ chia chát!...
         Đó là chuyện trên trang viết, còn ở ngoài đời như nhà thơ Lê Bá Duy, một tay cầm cái li thủy tinh nhỏ, một tay cầm cái thìa khoáy đều cà phê, cười hì hì:" Kể chị nghe vui thôi,chị mà viết lung tung rồi đưa lên mạng là em nghỉ chơi với chị luôn đấy!"...Nghĩa là còn một tuần nữa mới hết lịch ở trại sáng tác, nhưng Lê Bá Duy và Đặng Quốc Khánh phải về sớm từ chiều hôm qua, để sáng thứ hai lên lớp theo kế hoạch của sở giáo dục Bình Định trước khai giảng năm học mới hai tuần. Lúc ra khỏi trại sáng tác ở Đà Lạt, Duy đi xe ôm ra chợ với giá thỏa thuận hai chục ngàn đồng. Anh xe thồ bảo chút chở về lấy tiền luôn, đứng bên ngoài chờ và cho số điện thoại tin cậy. Nhà thơ chọn mua quà cho vợ cho con xong, xem bộ ưng ý lắm, chuông reo mời đi uống cà phê gần đó. Duy đưa mắt tìm xe ôm và đưa tờ hai trăm ngàn. Người xe ôm ngọt ngào: anh hai cho tiền lẻ đi, mới sớm mai em chưa chạy chuyến nào mà. Cầm tờ hai trăm Duy đưa đến quầy thuốc bên cạnh, rồi lại sang những quầy tiếp theo, tiếp theo…Trước cảnh sinh hoạt của thành phố hoa thơ mộng, mặc dù đến đây đã nhiều lần, nhà thơ bị cuốn hút vào dòng người, lúc quay lại thì tiền và bóng anh xe ôm kia đã lên đỉnh dốc rồi. Lê Bá Duy mở máy gọi số điện thoại tin cậy chỉ nhận phản hồi là tiếng tút ngắn như máy đang bận... Lúc đó cũng không nghĩ ra tự mình đi đổi tiền, hay mua gói thuốc thì có tiền lẻ đưa cho hắn. Tôi cũng chỉ nói biết đâu đen bạc đỏ tình. Hay lúc ấy đưa mắt theo cô yếm đỏ nào, hay đang lo cái nhà xây chưa xong, hay bất chợt tứ thơ “ Khoảng mỏng” đến mà Lê Bá Duy đọc tôi nghe: Đó là khoảng mỏng thời gian/ Vương trên môi má võ vàng tháng năm/ Đó là khoảng mỏng ánh rằm /Yêu thương trót đã ngàn năm thẫn thờ / Đó là khoảng mỏng câu thơ / Mong manh / mỏng / đến bất ngờ / mong manh.  Tôi hỏi sau sao nữa? Duy cười cuời: thì em đi uống cà phê với bạn, rồi sáng hôm qua cùng anh Khánh lên xe đò đi về nè! Tôi pha thêm câu chuyện cho vui: biết đâu anh xe ôm đến ngân hàng đổi tiền lẻ, rồi quay lại chẳng thấy Duy thì sao!... Nhà thơ Quốc Khánh nóng nảy: Làm gì có chuyện đó! Cười.
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-103859_DSC06292.jpg
        He…
        Tôi thì náo nức hai mươi ngày ở Sài Gòn lên Đà Lạt, xuống Bảo Lộc về đến ngã tư Cầu Gành chờ xe buýt. Chiếc taxi rà sát, hạ cửa kính nói vọng ra: Cô ơi, có về Quy Nhơn con chở lấy mười lăm ngàn thôi (nếu đúng giá gọi phải mất một trăm năm mươi ngàn cho mười lăm cây số). Tôi vui vẻ: cảm ơn cháu nhiều lắm, cô đi gần chỉ khoảng bốn, năm cây số. Thế thì cô đừng ngại cháu không lấy tiền! Tài xế xuống xe trong bộ đồng phục quy định, tóc cắt ngắn, màu da hơi sậm nhưng ánh mắt sáng tin tưởng của một thanh niên ở độ tuổi hai tám, ba mươi (như con trai tôi vậy) đưa tay mở cảnh cửa phía sau:
      - Mời cô lên xe ạ!
      Chưa hết ngỡ ngàng, tôi chỉ về phía bên trái xe đang chạy và giới thiệu đây là trường THCS Phước Lộc, nơi cô đang công tác. Còn cháu lúc nhỏ học ở đâu?
      - Dạ, học ở Quy Nhơn, con rất thích thơ văn lắm!...
      Ngồi một mình ở ghế sau thoải mái vô cùng, tôi quên chặng đường ổ gà, bãi nước trâu nằm gần đèo Xông Pha, cái nóng rát da ở Phan Rang, mà trong cảm xúc dạt dào  lúc này là cảnh biển với màu nước trong xanh bên đèo Cả, là rừng dừa mát rượi ở Sông Cầu và cùng người lái taxi thân thiện. Tôi mở xách tay chỉ còn mười hai ngàn đồng để sẵn vào túi, cảm ơn hay đưa tiền đây. Đưa tiền thì sòng phẳng quá, còn cảm ơn thì… sau đó nghĩ ra còn một tập thơ:
      - Nghe cháu thích thơ văn, cô tặng một tập làm kỉ niệm.
      - Dạ, con cảm ơn cô nhiều.
      - Cháu tên gì để cô ghi luôn vào chứ!
      - Dạ, con tên Chí ạ!
      Chí, Chí trong ý chí, quyết chí, thiện chí. Về đến nhà kể lại chuyện, mới nhớ là chưa hỏi ở hãng xe taxi nào, số điện thoại… Nhưng giờ này với tôi, người lái taxi ở Quy Nhơn Bình Định cứ đẹp mãi, nhân lên trong từng câu chuyện kể. Riêng tôi đã đem đến cho người thân, bạn bè niềm vui nào chưa lại luôn gặp sự giúp đỡ, hạnh phúc trong đời. Cũng không thể nín cười được hôm đi chơi cùng Hương Thu, Từ Đoan (Rêu) và Viết Dũng trong chuyến dã ngoại bằng xe hai bánh đến hồ Thuận Ninh. Người gánh cây đàn cho nhà thơ Trần Viết Dũng là tôi. Nào dám chê “tam nương” nhưng lúc cầm đàn anh lại bảo: Không có ca sĩ! Có ức không đấy. Chúng tôi hay hát, nào hát có hay, chỉ phụ họa theo và thưởng thức giọng nam trầm trong nhà thơ là chính. Với anh, không chỉ bài “ Vua và Em” trong tập thơ “Lãng đãng giữa đời” đã làm nên một Trần Viết Dũng ở đất vua áo vải cờ đào của huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Nói như cụ Nguyễn Du thì tinh anh phát tiết ra ngoài, trên từng chặng đường dài mưa vẫn mưa bay, nhưng có lẽ khi tất cả ngồi xếp bằng lại trong nhà rông ở làng Bana trời mới đổ mưa thật. Tình khúc mưa được bắt nhịp bắc cầu: Mưa…nhớ Diễm xưa của Trịnh Công Sơn. Hay nhà thơ gởi hết vào đó để nhớ “Diễm” của riêng mình! Sao chưa có nhạc sĩ nữ đặt tựa đề cho bài hát một cái tên cụ thể rất đàn ông cho tôi gởi hồn vào?! Rồi nhà thơ bảo đêm hôm thao thức mà đâu có nhớ ai, lạ thật! Tôi nào biết chia sẻ những gì…có lẽ tuổi đời hơn nửa thế kỉ rồi anh ơi!...
        Từ lúc mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ…đến mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên vậy! Rồi như hồi tưởng đưa em về dưới mưa… Còn quên ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi… vì hôm nay là giữa xuân cơ mà! Tiếng hát anh theo chân tôi ra ngoài vói bẻ cành hoa giấy màu đỏ thắm trong mưa đem vào. Anh buông lỏng bàn tay trái bấm phím trên thanh cây guita, đón cành hoa đầy gai:
       - Cảm ơn em. Nhưng đây đâu phải là hoa.
       - Anh nhầm rồi. Ba sắc đỏ bên ngoài chính là giấy màu đỏ ôm bọc ba cái hoa nhỏ bé xíu cánh vàng bên trong đây nè!
       Đồng ý với cách thuyết minh của tôi, đôi mắt nheo cười, cắm cành hoa vào phên cửa bên cạnh. Rêu khởi xướng bát nhạc bolero từ: Con đường xưa em đi cho đến khi Trăng tàn lên hè phố nhớ nhung gặp gỡ đan xen mình ba đứa hôm nay gặp nhau nâng li cà phê ngát mùi hương ngọt ngào… để mỗi năm thu sang về đây ba đứa nghe mưa chiều rơi!... Bỗng Rêu giật mình: điện thoại em đâu rồi?!...Thì ra lúc dùng cơm nghỉ trưa để quên ở đầu giường. Hai mẹ con cô chủ nhà gọi đến ba cuộc nhưng chú Dũng không cầm máy, đó là lúc ngồi bên tôi bị nghe chê mặc cái áo xấu quá mà chụp hình. Anh được thể:
       - Đừng nói bậy. Chiếc áo này mặc lúc đọc thơ trong đêm Nguyên tiêu mà xấu?!...
        Tôi ôm cái bụng không thể nín cười được khi nghĩ đến truyện cười dân gian: Lợn cưới áo mới. Chắc nhà thơ biết thừa thông tin trong câu trả lời của mình mới đưa tay che “cục quê” trên mặt . Nhưng làm sao lọt ra ngoài ống kính của nhiếp ảnh Rêu.
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-102526_DSC06248.jpg
Chê cái áo nhà thơ TVD xấu quá...
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-102652_DSC06249.jpg
...He, không kịp nữa, vào tầm ống kính của Rêu
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-103225_DSC06221.jpg
mượn cái mũ của Thu hứng tiếng đàn sẻ chia hay xin bạc lẻ...
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-101956_DSC06270.jpg
Cả hai chú cháu thích thú...
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-101839_DSC06267.jpg
  Rêu vàThu đứng về phía Phụng...
       Chưa đâu, đến lúc ra về, Hương Thu bảo Phụng đi cùng xe với chú Dũng! Tôi được dịp trả thù tiếp: Xem ra nhà thơ Trần Viết Dũng cũng bị…ế! Không ai thèm ngồi chung nữa rồi. Đưa bàn tay vỗ nhẹ lên ngực thi sĩ dõng dạt tuyên bố giữ sân làng: Đừng nói bậy! Đắc lắm đó! Cả nước yêu chứ không ít đâu!... Ối trời đất ơi, giá có bà xã của anh lúc này nghe được thì phấn khởi tự hào biết mấy!
       Khi nhà thơ đi chơi còn phải nói thêm một chi tiết không thể thiếu. Lúc bảy giờ sáng Rêu gọi, tôi còn đang ngái ngủ. Vội vội vàng vàng vẫn uống đủ liều thuốc trước khi đi chơi và đem theo dự phòng nữa. Sau hai tiếng đồng hồ tôi mới có mặt tại nhà Hương Thu, anh trách nhẹ sao lâu thế rồi vuốt mái tóc:
       -  Em ngắm kĩ Trần Viết Dũng với Phạm Văn Phương ai trẻ hơn?
       Biết anh tuổi ngọ còn nhà thơ PVP nhỏ hơn hai tuổi là bạn học cùng lớp với tôi. Thương anh đã chờ gần cả buổi, tôi nghiêng qua ngửa lại: Dĩ nhiên là anh rồi! Ưng ý với tôi lắm: Anh cũng thấy vậy! Tôi yêu nhà thơ với những cảm xúc quá bất ngờ này. Hình như không riêng gì Trần Viết Dũng, khi nhà thơ đi chơi, tâm hồn luôn tươi trẻ, yêu đời, nếu không nói chỉ ở độ tuổi lên năm, lên bảy mà thôi.
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-104016_DSC06302.jpg
Nhóm bạn từ phổ thông: Phụng, Phương, Nhạn, Ninh
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-102236_DSC06234.jpg
       Cây đàn nhà thơ trên vai tôi trầm bỗng ngân nga giữa hồ nước mênh mông thơ mộng, bạc ngàn cây xanh trên từng chặng đường dài quê hương yêu dấu này.
                                        26.3.2011 / Nguyễn Thị Phụng.        
  
       


                            
    Thơ của THU HỒNG và HỒ TĨNH TÂM

TỰ TÌNH SÔNG của THU HỒNG
Thuở bé sông Kôn là mẹ
Nước sông – dòng sữa ngọt ngào.
Tha thẩn hái hoa đuổi bướm
Mơ theo cánh diều bay cao.
Giặc giã xuôi người viễn xứ.
Ta ngược về dòng sông Ba.
Sắn khoai dưa cà hai buổi
Thiếu nữ yêu đời hát ca!
Năm tháng trau dồi nghề nghiệp
Sông Cái mát dịu làn da.
Mỗi đêm sóng trăng dát bạc.
Tình yêu thêu gấm dệt hoa.
Ra thế! mộng mơ huyễn hoặc.
Sông Cái ru khúc hợp – tan.
Hoàng hôn tóc dài xõa bóng.
Ta về êm ái mùa vàng!
Ta về vui cùng lớp trẻ.
Xoắn tay sự nghiệp trồng người.
Nhớ mãi ngôi trường Sư phạm
Nha Trang thầy - bạn mình ơi!
Sáng nay sông Kôn nhớ mẹ
Khỏa tay ôm nước vào lòng.
Thuyền câu dập dìu lướt sóng
Nhịp chèo vui cá đầy khoan.
Chiều nghe dòng sông Ba Hạ
Kể chuyện cổ tích bây giờ
Dân mình cơm no ơn Đảng.
Cuộc đời đẹp tựa bài thơ!
Dòng sông xuôi về biển cả
Ta nguyện làm hạt phù sa.
Đêm về tim tha thiết gọi:
Phú Yên!
Bình Định!
Khánh Hòa!
2/2011 ./.THU HỒNG
RÉT THÁNG BA RÉT GỌI NÀNG BÂN của HỒ TĨNH TÂM
Tháng ba thơm mùa xoài hay thơm mùa tóc em? Thơm làm vậy!
Rét nàng Bân về ngòn ngọt hay ngòn ngọt môi em. Ngọt từ dạo ấy.
Câu ca dao nghiêng tím chiều. Em nghiêng tím hồn anh.
Con cu ngói bay về cánh ướt đẫm trời xanh,
Anh ướt đẫm lời em hương cỏ đồng bổi hổi.
Tháng ba tí tách bếp than hồng. Đêm từng đêm gió thổi.
Lời võng đòng đưa chao điệu lý lu là,
Anh hái sao trời kết nên vòng nguyệt quế tháng ba.
Em còn nhớ con đường ta đi hung đỏ màu cỏ may ngút mắt?
Lối về núi Huỳnh Mai giã biệt chiều se sắt.
Giêng hai qua rồi. Rét nàng Bân rét gọi tháng ba xanh.
Gởi lại cho em duyên nợ chưa thành,
Anh ôm chặt vòng tay tháng ba. Gọi tên em đi mãi.
Dzu
XÔN XAO HOA LÁ MÙA TRĂNG
        Sau tháng ngày chờ đợi, sắc vàng ấm áp hương xuân trở về tràn ngập đất trời, lòng người. Xuân phơi phới trên từng cành hoa óng mượt, trong chùm quả ngọt thơm lừng. Tất cả lung linh đẹp lạ.
        Bên đồi thi nhân với những cảm giác khó tả hơn ngày thường. Nguyên tiêu kia mà. Dưới kia, con sóng rì rầm từ chân núi theo gió vang lên hòa nhịp con tim rộn ràng, nâng bước chân thi nhân đến với thi nhân, đến với thơ ca nhạc họa. Không khí đón xuân đón thơ giữa mùa hội xao xuyến khôn cùng.
        Nói với nhau bằng thơ chứa chan ánh mắt tin yêu, trong nụ duyên đằm thắm lắng sâu, trong cảm xúc dịu dàng hương gió mặn mà biển khơi ngàn năm bao giờ biết mỏi, và sao quên trong nắng chiều vời vợi nhớ nhau giây phút ban đầu. Nơi xa kia anh nằm đó lặng lẽ bình yên hay cùng em thổn thức vỗ về. Em hòa cùng dòng người theo nhịp thời gian bóng vàng tan ra chầm chậm, gió mơ màng bên em bên anh, mạch thơ xuân thấm đẫm lá cỏ trầm mặc gánh nặng dấu chân người rộn ràng đây đó, ngấm vào từng cánh hoa nâng niu trân trọng được đặt bên anh, quanh đồi. Anh mỉm cười rồi đấy!
       Tiếng thơ hòa tiếng nhạc ngân vang, mùa Nguyên tiêu Tân Mão đãi thơ trên đồi thi nhân không bát đĩa chén tô, không xoang nồi bàn ghế, đã dọn ra mâm cỗ thịnh soạn như chưa bao giờ có trên đất thi nhân này. Đã là tiệc thơ nên thật công bằng trọn vẹn, người đăng kí thơ mình yêu thích cùng nhau sẻ chia và thưởng thức như thế kia. Em đứng đây, mắt vô tư trên bức chân dung thiếu nữ dịu hiền, trên câu thơ  thư pháp nhắc nhở gương soi, nghe gió reo sóng vỗ nghe cả câu thơ anh gởi lại nào đâu tiếc nuối muộn phiền! Em đưa tay bốc câu Kiều. Đây là lần đầu tiên bói Kiều chưa có cảm giác gì ngoài tham gia giao lưu cho vui với bạn. Em hòa vào tiệc thơ với người yêu thơ cùng nhau thưởng thức Kiều đầu năm. Đâu phải đặt mình vào tâm lí của người nông dân trong khi vừa bói Kiều vừa lâm râm khấn: “ Lạy vua Từ Hải, lạy vải Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều” và tin nhân vật trong Truyện Kiều của Đại Thi hào Nguyễn Du là thật. Dải lụa hồng rộng chừng một phân nhỏ nhắn buột bên ngoài, còn câu Kiều được cuộn tròn trong tờ giấy cũng màu hồng nền hoa hình chữ nhật thơm mùi nước hoa kín đáo. Em đâu cần dùng kính  mắt lướt qua bốn câu Kiều hiện ra sáng cả vùng trời trong em. Em lộng lẫy thế ư,  hoàn hảo trong em là người phụ nữ như thế ư, đố ai có nét bút nào miêu tả như Nguyễn Du không! Hạnh phúc đến với em không đột ngột ồn ào, không phô diễn bày biện thu hút cái nhìn từ mọi phía về mình. Thật tình em đến với thơ, đến với anh như đất trời có nhau muôn thuở. Mùa Nguyên tiêu giữa đồi thơ mộng em rực rỡ lạ thường. Giá có anh bên cạnh, anh ơi!... Em chưa khấn nên đâu gặp vua Từ Hải, đâu gặp vãi Giác Duyên, nhưng điều gì khiến em gặp được duyên Thúy Kiều vậy anh! Cuộc hội ngộ Kiều vô tư trong Câu lạc bộ Trường Thi hấp dẫn quá. Em ngã vào người mặc đồng phục chiếc áo dài màu tím mong tìm lời giải thích thêm cho phong phú buổi tiệc thơ. Nhưng không, mỗi người tự ngẫm quẻ bói của mình. Em nói ở nước ngoài chưa học Kiều bao giờ, bàn tay áo tím vui cười lại tặng cho em tờ rơi còn bảo khi nào lên máy bay đọc cho đỡ buồn! Màu áo tím giới thiệu CLB Trường thi của trường THPT Quy Nhơn được thành lập từ tháng 12. 2006 với mục đích là tập hợp và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và thơ ca góp phần làm cho đời sống tinh thần trong nhà trường thêm phong phú. Qua đó, giúp tuổi trẻ học đường biết thưởng thức và yêu thơ nhạc hơn… Em còn được biết thêm một số bài thơ trong CLB Trường thi như Hạt nắng của Dưong Minh, Chiều lữ thứ của Miên Linh, Tâm sự của Ngọc Mến, Trải lòng của Vũ Thanh Thảo, Cuối hạ của Phan Minh Tuấn, nhưng với Trăng thề của Đặng Kiều Oanh loáng thoáng mênh mang kể từ lúc: “ Đêm qua em chở thuyền trăng/ Nhìn em anh hỏi mần răng chở về?/ Thương em có mái tóc thề/ Bờ vai tóc phủ, má kề bờ vai” Rồi cả quyết: “ Dậm chân em nói một… hai…/ Là em phải chở trăng hoài theo em/ Chao ơi! Nói rứa mà thương/ Làm răng mà chở sông Hương về nhà?” Nhưng cái áp thấp nhiệt đới kia làm chao đảo: “ Thuyền lay, sóng gợn, trăng lòa/ Sao rua ngã bóng trăng hòa sương khê/ Thôi thôi em phải trở về/ Đành lòng thưa mẹ: Trăng thề đã tan”. Nhưng hôm nay là Nguyên tiêu, với em trăng đẹp lắm, tròn lắm, trên dốc Mộng Cầm em ôm cả một bầu thơ. Em ngước lên trời xanh màu trăng vàng nở thắm, tròn nồng nụ hôn ùa vào em ấm áp sắc huơng xuân trong một sáng mùng năm anh có nhớ! Phải chăng anh là Thúc Sinh đang chiêm ngưỡng trọn vẹn chân dung Kiều trong quẻ số 328 này không:
                “Buồng the phải buổi thong dong
                 Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa
                 Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
                 Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”.
        Và giờ đây chợt nhận ra đâu chỉ có mùa nguyên tiêu xuân xao xuyến đất trời. Em nhớ lại hai câu thơ liền trước quẻ số này: “ Dưới trăng quyên đã gọi hè/ Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”.
                                               12.3.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-104408_DSC05238.jpg

http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-104647_DSC05295.jpg
Nhàthơ TVD bói Kiều- nhưng báo gặp tai họa, hu...
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-104530_DSC05289.jpg
Phụng đọc bốn câu Kiều của mình
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-104135_DSC05299.jpg
và vui với áo tím
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-104804_DSC05298.jpg
Kỉ niệm khó quên

 

TẶNG NHẠN, PHƯƠNG, DUY NINH, QUỐC,...

HỒ THUẬN NINH TÂY SƠN

RẰM THÁNG HAI 2011

KHÚC XUÂN      Đọc Tự khúc xuân, thơ Mai Thanh Tịnh
 ...Gió đùa bóng liêu xiêu
Níu nắng chiều đồng vọng
Tự khúc xuân lóng ngóng
Mai sắc vàng lung linh...
             28.02.2011 / NTP

CỨ NGỠ CHIÊM BAO

CỨ NGỠ CHIÊM BAO
            Xoay quanh những chuyện ngày Tết thật là rom rả. Nào là hoa quả bánh mứt, nào là áo quần giày dép, nào là mũ nón chiếu chăn,… ai ai cũng muốn sắm sửa trong nhà mình tất cả đều mới đẹp, có biết bao nhiêu để kể cho hết. Phiên chợ Bồ đề ngày ba mươi cuối tháng, cuối năm gần núi Trường Úc quê tôi nhộn nhịp náo nức kẻ mua người bán. Hòa chung không khí sớm mai rộn ràng hối hả, tôi cũng chọn mua chậu cúc đón Tết. Màu vàng rực rỡ kiêu sa của từng cánh cúc vừa bung nở dịu dàng trong nắng ấm lại càng làm cho sắc hoa lộng lẫy hơn, quý phái hơn. Đặt chậu cúc giữa nhà mà say sưa ngắm không chán mắt. Đó là thú đam mê. Đã đam mê thì không dễ gì bỏ được! Với dự định ngày mùng một ăn Tết nhà cha, mùng hai nhà mẹ , mùng ba nhà thầy, mùng bốn cùng bạn sum vầy, mùng năm đi lễ thăm ngài Quang Trung. Nhưng theo lịch, sáng mùng một tôi đã có mặt ở nhà nhỏ bạn. Và không thể nào nghĩ được sự việc xảy ra hôm ấy. Giờ nghĩ lại tôi cứ… làm sao.
      Sau giao thừa tôi ngồi vào máy đăng bài Anh có anh dùng Tôi có tôi dùng để giải đáp câu chuyện Lì cái già mà các bạn đã đọc hôm hai ba tháng chạp của năm Canh Dần. Dù thức khuya nhưng sáng mùng một Tết phải dậy sớm đi Chợ Gò chứ. Chợ Gò chỉ nhóm hai ngày đầu năm, là ngày Hội vui xuân. Đâu phải họp chợ mua bán không thôi mà còn nhiều trò chơi dân gian thú vị nữa. Đặc biệt năm Tân Mão còn tổ chức hô bài chòi mà người hát ngồi trong những cái chòi cũng vừa mới dựng trước tết. Đến đây mới thưởng thức hết tiết mục sân khấu dân gian: Trống trận Tây Sơn, hát tuồng, bài chòi,… sau đó là những trò chơi dân gian như đấu võ, kéo co, nhảy bao, đập ấm,…Sau một tiết mục là tràng pháo tay liên hồi thưởng tặng. Đến khi kết thúc, tôi mới ra về.     Trên đường tôi vào thăm nhà nhỏ bạn. Dẫu biết thường ngày mùng một không kiêng thì cũng cữ cho bạn cho mình. Vừa bước chân vào nhà, tôi đau bụng vô cùng, không thể nín được. Đành ghé tai hỏi nhỏ nhà vệ sinh chỗ nào. Lan vô tư chỉ vào góc phòng khách. Lạ chưa, kiến trúc sư nào vẽ bản thiết kế nhà ở có tolex lại không có vách ngăn, trần trụi  thế này. Nhưng cái bụng muốn đi, không đi thì không được. Giá có bồn ngồi thì cũng đỡ, hễ xoay mặt ra phía trước thế nào mọi người cũng thấy, hễ xoay mặt vào góc tường thì đưa cái lưng và mông ra thì xấc xược quá. Tôi vừa khép nép vừa nghiêng người ngồi xuống xem mình như là cạnh huyền tiếp nối hai cạnh góc vuông trông chừng lịch sự hơn. Rồi mới yên tâm cho ra, cái bụng dần nhẹ hẳn. Chưa bao giờ tôi đi nhiều như lúc này, cứ đi và đi mãi… nhiều vô kể. Bạn bè của Lan vào ra tấp nập chuyện trò thăm hỏi và nhất là tập trung đôi mắt vào tôi. Cái mặt tôi cứ bừng lên, cũng mặc. Miễn là mình thoải mái, đã ăn vào là phải có đường ra chứ. Không cho ra có mà chết. Thằng con nào không muốn cho ra thì cái bụng nó chỉ có to lên thôi, mà xem chừng hình như nó chỉ thích ăn vào, ăn vào vô tội vạ. Thấy tôi cứ ngồi mãi, Lan nói nhỏ chút nữa đi tiếp nghen. Hai chân đã tê cứng, nhưng cũng vội vàng bước ra nhà sau, rồi lại nghĩ chưa kịp lấy giấy vệ sinh lau sạch. Cứ đứng im vì sợ ngồi xuống là dính vào quần. Tôi ngượng ngùng nhìn sân sau nhà Lan cũng trồng toàn là cúc, cúc thanh cao như mai như đào, còn tôi sao phàm tục đi đâu lại ị ra đó. Nhưng mà tôi ị đâu có bay mùi hôi. Bởi tôi chỉ dùng rau quả đôi lúc chút cá và thịt, trứng, sữa, những thức ăn nhẹ nhàng dễ tiêu hóa, nó khác hoàn toàn với người ăn thuốc sâu, sắt thép, xi măng… Những chất độc, chất kim loại họ nhai bằng loại răng giả chính hiệu mới nuốt trôi được vào cái dạ dày cũng hàng ngoại luôn.
         Nghĩ đến đó tôi lại dùng mình, hai tay lạnh buốt, đôi chân cũng đã mỏi. Ngọn đèn nhỏ trên tường ngay lối đi hắt một vệt sáng vào phòng. Mới biết trời còn tối lắm, tôi cố gắng kéo chiếc mền trùm kín đầu đánh tiếp một giấc tới sáng!...
                                                       26.2.2011 / NTP   

PHỤ NỮ KHÉO TAY TRONG NGÀY 8.3

PHỤ NỮ KHÉO TAY TRONG NGÀY 8.3
        Ngày 8.3 không chỉ là tôn vinh phụ nữ mà còn là ngày hội chung của chị em ôn lại truyền thống đầy tự hào của phụ nữ đối với xã hội với gia đình trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải, lẽ công bằng cũng như quyền lợi của mình trong gia đình ngoài xã hội. Vai trò  người phụ nữ ngày nay đã được nâng cao một cách rõ rệt. Các chị em có khả năng đảm đương những công việc và thành công không kém gì phái nam. Nhưng dù thế nào, người phụ nữ trong gia đình vẫn ẩn chứa trong tâm hồn tình yêu thương, đức hy sinh, tính dịu dàng, cẩn trọng và tận tụy vun vén chăm sóc gia đình hạnh phúc, thực hiện tốt thiên chức làm vợ làm mẹ của mình, ươm những mầm xanh cho đất nước hôm nay và mai sau.
      Phụ nữ TTYT huyện Tuy Phước là những người tâm huyết, hết mình với bệnh nhân mà cũng hết sức tinh tế đảm đang, chu đáo trong công việc gia đình. Ngôi nhà của chúng ta sẽ ấm áp hơn không chỉ là tiếng cười nói rộn ràng, bữa cơm thân mật mà còn phải biết trang trí phòng khách, phòng ăn,… một lọ hoa đẹp xinh tươi tăng thêm sức sống mới cho chúng ta nữa.
          Đến với hội thi nét đẹp phụ nữ khéo tay cắm hoacách trang trí đĩa trái cây tráng miệng như sau:
        CÁCH CẮM HOA: Theo chủ đề Mưa thuận gió hòa làm cho căn nhà của mình sẽ ấm áp hơn.
Nguyên liệu đơn giản
:

- Các loại hoa dễ trồng dễ mua cũng thường nở quanh năm như:
     Hoa loa kèn
     Hoa hồng bạch, hoa hồng
     Hoa li vàng.
     Hoa đồng tiền màu cam
     Hoa sao tím
-Những thân cây thủy trúc
-Những lá dương xỉ.
Dụng cụ cần thiết:
- Giỏ/đĩa cắm hoa và miếng xốp cứng thấm nước cho ướt, dao kéo.

Các bước thực hiện:
 Bước 1: dùng dao hay kéo cắt các nhánh hoa  theo kích thước.

 Bước 2: Cắm những lá dương xỉ trải đều trên bề mặt miếng xốp tạo nền xanh tươi mềm mại.
 Bước 3: cắm những nhánh thủy trúc dựng đứng vươn lên mạnh mẽ làm nền che chắn phía sau.
 Bước 4: Cắm những nhánh loa kèn phía bên trái kế tiếp : tượng trưng cho sự uy nghiêm trong trắng.
 Bước 5:  ba hoa đồng tiền màu cam: niềm tin tưởng, sự sôi nổi, cắm phía trong cao hơn phía ngoài.
 Bước 6: ba hoa li vàng: sự hoan hỉ vui mừng, là người bạn tuyệt vời. Cắm tiếp về phía bên phải lọ hoa cũng phía trong cao hơn ngoài theo vòng cung.
 Bước 7: Cắm năm đóa hồng trắng ngây thơ duyên dáng và dịu dàng, thể hiện tình yêu bất diệt theo hình vòng cung phía bên ngoài hoa loa kèn. Cắm thêm những cành sao tím  bên ngoài đóa hồng làm cho đĩa hoa thêm phần trang nhã hơn.
        Như vậy chúng ta có được một giỏ/ đĩa hoa với chủ đề “ Mưa thuận gió hòa” đó là niềm mơ ước trong cuộcsống của gia đình hôm nay.
                     CÁCH TRANG TRÍ ĐĨA TRÁI CÂY TRÁNG MIỆNG
         Một đĩa trái cây tráng miệng phải khác với đĩa trái cây hay mâm ngũ quả dùng tế lễ cúng kính. Một đĩa trái cây cho một bàn ăn mười người được trang trí đẹp mắt khiến mọi người sẽ thích thú hơn khi thưởng thức và khâm phục sự khéo léo của phụ nữ chúng ta.
        Người ta thường nói mùa nào thức nấy thì hoa quả mới ngon, mà đúng như vậy. Ra chợ thì chị em phải biết chọn mua những quả chín tươi không bị dập hay bị héo.
A. Nguyên liệu:
      - Trái cây: một quả xoài, nửa quả khóm ( dứa), một quả cam, nửa quả đu đủ nhỏ, nửa quả dưa hấu nhỏ, ba tép bưởi, một chùm nho tím, chục quả dâu tây.
      - Một ít lá đinh lăng ( lá cây chùm quản).
B. Dụng cụ :
      - Một cái đĩa lớn, hai đĩa nhỏ đã rửa sạch lau khô, một cái rổ, một cái thau, một muỗng canh muối hột, một muỗng cà phê muối hầm iod.
      - Một con dao mỏng thật bén. Một con dao hai lưỡi và một cái thớt sạch.
C. Các bước thực hiện:
     - Bước 1: rửa sạch vỏ ngoài trái cây để ráo nước. Riêng quả nho và dâu tây, lá đinh lăng ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút cũng để ráo.
     - Bước 2: dùng dao hai lưỡi gọt bỏ vỏ ngoài của quả đu đủ, quả xoài. Dùng dao mỏng gọt bỏ vỏ ngoài của quả bưởi và dưa hấu, lưu ý cẩn thận để dao không phạm vào phần ruột trái cây. Riêng quả dứa sau khi gọt vỏ còn phải làm thêm một khâu thứ hai lấy các mắt ăn sâu vào quả theo một đường xuyên đã có sẵn. Tất cả rửa sạch lại bằng nước muối rồi để ráo.
     - Bước 3: Tách quả bưởi ra làm đôi, theo đường của mỗi múi, ta tép ra từng múi nhỏ lại lột sạch vỏ bọc bên ngoài của mỗi tép.
     - Bước 4: trình tự đặt các loại quả lên thớt cắt theo kích thước của mỗi loại. Như xoài bỏ hột lấy phần thịt cắt ngang độ dày chừng gần một centimet, dưa hấu, khóm và cam cũng vậy. Riêng đu đủ cắt theo khối vuông nhỏ mà mỗi cạnh khoảng chừng hai centimet.
      - Bước 5: sắp trái cây đã làm sạch lên đĩa theo nhiều cách.
         Có thể: Đặt xoài, bưởi, cam vàng ra xung quanh đĩa. Khóm và dưa hấu là hai hàng dài ở giữa. Nho tím đặt giữa bưởi và xoài với khóm. Dâu tây và đu đủ đặt giữa dưa hấu và cam vàng.
         Có thể: Đặt dưa hấu thành vòng tròn quanh đĩa, tiếp theo là khóm, tới cam vàng, trong cùng là dâu tây, nho, đu đủ, ba tép bưởi là nhụy trong cùng.
         Có thể: Đặt dưa hấu, khóm, cam xếp thành ba cái hoa nằm trong đĩa. Còn dâu tây, nho, đu đủ xếp bên cạnh đối màu sắc với nhau. Như dâu tây có màu đỏ để bên cạnh khóm có màu vàng…
      - Bước 6: Dùng lá đinh lăng đặt bên những miếng khóm màu vàng làm tươi mát đĩa trái cây hơn, kích thích thị hiếu người thưởng thức.
      Còn thêm một lọ đựng mười cái thìa nhỏ bên cạnh dùng để ăn trái cây. Hai đĩa muối hầm iod đặt bên cạnh dùng ăn với trái cây( nếu có người thích) cho mặn mà ngon miệng theo khẩu vị từng người thích. 
       Tất cả những quả còn lại có thể bỏ vào hộp đậy nắp kín cất vào trong tủ lạnh,còn nếu nhà chưa có điều kiện như thế chỉ mua đủ dùng trong buổi, để hôm sau có thể bị hôi, dùng vào dễ bị ngộ độc thức ăn. Tránh lãng phí.
        Hầu hết các loại trái cây đều giàu chất sinh tố bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, nhuận trường. Lá đinh lăng có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Nói thêm với chị em phụ nữ thì lá đinh lăng còn dùng để nấu canh với thịt cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới ốm dậy. Còn rễ cây đinh lăng là một kho thuốc quý, nhưng ở đây chỉ nói sơ qua vậy thôi.
       Sau cùng, chúc quý vị dùng dĩa trái cây ngon miệng. Xin cảm ơn.
                                        03.3.2011/ NTP 

NHỮNG ĐÓA HỒNG TƯƠI ĐẸP

NHỮNG ĐÓA HỒNG TƯƠI ĐẸP

      Mấy ngày nay bầu trời âm u chuyển mình, đã cuối tháng giêng, cái rét chưa chịu thua cứ lảng vảng quanh người già, người ốm, hay là gần 8.3 muốn sẻ chia với chị em mà đất trời trăn trở vậy! 13h30’ mới đánh kẻng báo giờ làm việc, tôi là bệnh nhân lại đi sớm hơn nửa tiếng đồng hồ để bốc số thứ tự, nhưng mãi say sưa với cuộc thi khéo tay của phụ nữ ở Trung tâm y tế huyện Tuy Phước và các trạm y tế xã trực thuộc đều về dự đông đủ nên tôi quên cả ốm đau.
         Các chị em xinh xắn trong những chiếc áo dài đủ màu sắc, váy hoa trang nhã nhưng đẹp nhất hiện lên trên khuôn mặt là nụ cười rạng rỡ tự tin. Tôi thật ngạc nhiên khi nhìn quanh trong hội trường không thiếu một loại hoa tươi nào cả. Đó là những nhánh loa kèn mà các em học sinh cơ sở thường hát: Hoa loa kèn thổi kèn chiến thắng. Quả thật ngắm kĩ mới thấy sự uy nghiêm trong trắng. Còn đóa hồng thì vừa ngây thơ duyên dáng và dịu dàng vừa thể hiện tình yêu bất diệt đâu thể nào đánh đổi được, bên cạnh là hoa đồng tiền màu cam tin tưởng, sự sôi nổi trẻ trung, những cành sao tím, vàng li ti sinh động tôn vẻ đẹp cho nét kiêu sa của loại hoa li vàng hoan hỉ vui mừng còn là người bạn tuyệt vời trong cuộc sống... Nhưng nếu thế giới hoa có tỏa hương khoe sắc rực rỡ đi chăng nữa, vẫn nhờ những chiếc lá bên cạnh làm nền vừa mềm mại uyển chuyển như cành dương xỉ, những thân thủy trúc dựng đứng vươn lên mạnh mẽ còn trên cùng được cắt theo hình vòng tròn như chiếc ô che mưa nắng tháng năm. Nào còn là thớt, dao, kéo, nào là thau, rổ, đĩa, li, nào là những miếng xốp vuông tròn,… Tất cả đặt trên bàn tròn cho hai người thực hiện với thời gian là bốn mươi lăm phút kể cả trang trí một đĩa trái cây tự chọn.
        Ngoài các chị em là những người trực tiếp dự thi khéo tay, bên cạnh ban tổ chức của công đoàn TTYT huyện Tuy Phước, vẫn có một số thay phiên nhau tranh thủ đứng bên ngoài nhìn vào cửa sổ lo lắng cho tổ thi đua của mình. Tôi cũng rất vui khi thấy BS. Khoa, BS Khang, BS. Hải,… cũng tranh thủ thời gian nhanh chân ghé thăm động viên tới chị em trong tổ đang trổ tài thi đua “ nữ công gia chánh” hay là muốn thưởng thức tận mắt mình ngắm đôi tay khéo léo đã từng cầm dụng cụ đo huyết áp, ống kẹp nhiệt, bông băng, kim tiêm,… và phân phát thuốc chăm sóc bệnh nhân trong chiếc áo blu màu trắng thường ngày. Còn BS. Kỳ phó giám đốc phụ trách chung ở TTYT, trong ban tổ chức vừa kiểm tra vừa theo dõi thời gian để cuộc thi được công bằng. Bên cạnh còn có BS. Lương, phó giám đốc điều trị cũng là nhiếp ảnh gia từ đầu tới cuối cuộc thi đều có mặt. Theo trình tự, Cô Quý Hương đại diện cho tổ công đoàn trạm y tế Sơn- Thuận- Hiệp- Nghĩa và thị trấn Tuy Phước …thuyết minh về cách cắm hoa truyền thống cội nguồn của mẹ Việt yêu thương ấp ủ che chở cho con cháu của mình, về tấm lòng nguời mẹ bao dung độ lượng. Hay tập trung đề tài về phụ nữ xưa và nay của tổ công đoàn Khoa sản- Sức khỏe kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trẻ và vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Mỗi một lọ hoa, mỗi một giỏ hoa là hương sắc, là tâm hồn trí tuệ không chỉ của riêng hai thí sinh trực tiếp tham dự còn là của chung y bác sĩ trong tổ công đoàn làm nên ngày hội 8.3 đầy tự hào của phái nữ… Ngắm hoa không chán mắt đó chính là thú đam mê của tôi, lại còn những đĩa trái cây nữa chứ! Tôi thưởng thức không chỉ bằng mắt với đủ sắc màu, bằng mũi không chỉ hương vị, và cả bằng lưỡi vị ngọt mát của quả lê, cam vàng, vị chua chua của quả ổi, xoài, vị mặn và cay của đĩa muối ớt đặt bên cạnh. Sao các cô, các chị của tôi khéo thế hiểu được cả khẩu vị từng người, thật đáng yêu vô cùng. Mặc dù chưa đưa tay sờ vào, cái cổ tôi cứ nuốt ừng ực, tôi phải len lén nhìn người bên cạnh sợ nghe thì… he( cười). Có ai trực tiếp đến ngắm từ cách cắt hoa tỉa lá, gọt vỏ trái cây rồi cắt theo ý tưởng để làm nên bữa tiệc thi đua khéo tay của các chị em, đến lời phát biểu ngập ngừng e lệ có lẽ cũng chưa quen lắm khi cầm cái micơrô nói trước đám đông. Có chị cũng quá tham lam muốn sẻ chia hết những cảm xúc của tổ công đoàn mình, đã được ban tổ chức thông báo quá hai phút đồng hồ rồi. Kết quả số điểm cao nhất thuộc về tổ công đoàn Khoa sản- Sức khỏe kế hoạch hóa gia đình. BS. Dung trưởng khoa sản cảm thấy phấn khởi hơn. Các chị em ra về hoan hỉ vì tất cả đều được nhận thưởng từ giải  khuyến khích trở lên. Nhưng vui nhất là được gặp gỡ thân mật thăm hỏi gia đình về sức khỏe của ông bà cha mẹ, con cái,…và nhất là đấng mày râu trụ cột của gia đình! Còn ghé vào tai bật mí với nhau cười ha hả nữa chứ! Mới biết cái thú vị ngày của chị em mình mà.
        Ngày 8.3 không chỉ ôn lại truyền thống đầy tự hào của phụ nữ đối với xã hội trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải, lẽ công bằng cũng như quyền lợi của mình trong gia đình ngoài xã hội mà còn là ngày hội chung của chị em. Vai trò người phụ nữ ngày nay đã được nâng cao một cách rõ rệt. Các chị em có khả năng đảm đương những công việc và thành công không kém gì phái nam. Nhưng dù thế nào, người phụ nữ trong gia đình vẫn ẩn chứa trong tâm hồn tình yêu thương, đức hy sinh, tính dịu dàng, cẩn trọng và tận tụy vun vén chăm sóc gia đình hạnh phúc, thực hiện tốt thiên chức làm vợ làm mẹ của mình, ươm những mầm xanh cho đất nước hôm nay và mai sau.
        Phụ nữ TTYT huyện Tuy Phước là những người tâm huyết, hết mình với bệnh nhân mà cũng hết sức tinh tế đảm đang, chu đáo trong công việc gia đình. Ngôi nhà sẽ ấm áp hơn không chỉ là tiếng cười nói rộn ràng, bữa cơm thân mật mà còn phải biết trang trí phòng khách, phòng ăn,… một lọ hoa đẹp xinh tươi tăng thêm sức sống mới cho chúng ta nữa.
                                   05.3.2011 / Nguyễn Thị Phụng.

SÓNG LAO ĐAO

SÓNG LAO ĐAO
Con bài to- số đỏ
Con bài nhỏ- số đen
Canh bạc cuộc đời bon chen
Đã thành thói quen cá cược…
Thắng- còn
Thua- mất
Chiếc xe đường trường tăng tốc
Dốc đá lùi sau
Trước mắt ngọc châu
Con bài số đỏ…
…Nào ngờ
Mồ hôi ngập ngụa, máu me nhớp nhúa
Phía sau bức tường vây bủa
Tê cóng rẩy run
Con bài số đen
Thập thò bị động
Chiếc xe đoản ngắn mất thắng đổ nhào
Sóng xôn xao…
Sóng lao đao…
16.10.2010 / NTP

GÓC NHỎ TRÁI TIM
Trằn trọc mãi bởi vì không chợp mắt
Nhói đau hoài một góc nhỏ trái tim
Thật lạ chưa giữa muôn ngàn ngõ ngách
Sao hiện về những dấu ấn khó quên
                    07.01.2008 / NTP

LÃNG MẠN
      Khi nhập cuộc những tâm hồn phiêu lãng
     Đã là ngày đâu thể có trăng sao
     Mây buồn vương được thể biển dâng trào
     Vui thỏa thích sóng bạc đầu thuở ấy…
                        18.01.2008 / NTP
BIỂN CẢ BIỂN TÌNH
Mênh mông biển cả biển tình
Bập bềnh muôn trùng sóng vỗ
Thử thách bão bùng giông tố
Trái tim hòa nhịp nguyện cầu
Biển cả bất tận từ đâu
Giọt lệ thấm sâu vị mặn
Biển tình ngọt bùi cay đắng
Bao giờ mới hết vấn vương
Biển cả nối tình yêu thương
Buồn vui cây đời xanh biếc…
           10.6.2006 / NTP.

SEN NỞ GIỮA MÙA XUÂN

SEN NỞ GIỮA MÙA XUÂN
        Thường cuối xuân, trời ấm dần là thời kì sung mãn nhất cho những đóa sen từ trong bùn lầy vươn lên mạnh mẽ, bung cánh tỏa hương đón lấy màu nắng vàng rực rỡ ngày hè rồi tích tụ lại xây nên những đài sen tròn trịa chứa bao nhiêu là hạt bồi dưỡng sức khỏe cho người. Thế mà mới ngày đầu tháng hai âm lịch, sen đã khoe mình vậy sao!
       Còn hai ngày nữa là 8.3, hôm nay chủ nhật, lũ con gái( vì nhớ cách đây ba lăm năm lũ con trai cùng lớp thường gọi chúng tôi như thế ) rủ đi chơi. Đi chơi chỉ có con gái với nhau làm gì vui thêm được, nên đính kèm thêm “lũ con trai” để còn đùa chuyện, chụp hình, hay lỡ xe có xẹp lốp thì… dắt, kể cả hết xăng đổ dùm luôn, chứ không phải sợ bị ăn hiếp vì là… con gái Bình Định kia mà! Theo lịch sẽ về thăm Nhơn Hạnh kể từ những ngày hè năm bảy lăm, mỗi đứa một chiếc xe đạp chở phía sau vài kí gạo, ít mắm ruốt kho xả, ít đậu phộng rang, nước mắm, xì dầu, nồi xoang chén bát,…và dụng cụ cá nhân thường dùng cho vào trong một ba lô gọn gàng, chỉ có lửa củi không thiếu. Đi lao động phát quang cây lác cây lùng ngoài ruộng gặp những con cá tràu( cá lóc) to bằng bắp chân thèm quá mà nào dám ăn! Những cây thảo nhân chắn lối đi, khép kín mảnh vườn ngã xuống lại tiếp tục bung hạt dày cả mặt đất. Suốt tuần ở cùng dân dọn dẹp làm nên những con đường đất mới vào làng, những ô vườn ngay ngắn sạch sẽ yêu thương đầy cảm động trước khi chia tay ra về. Giờ đây với chợ Cảnh Hàng rộn rã tiếng nói cười của chị em mua sắm trổ tài khéo tay chuẩn bị cho ngày 8.3, với Bình An- Nhơn Hạnh đã trở về. Tượng đài chiến thắng kiên cường sừng sững giữa trời, hằn sâu trong lòng người dân nơi đây niềm tin và ý chí, lòng quật cường bất khuất của mình về những tháng năm gian khổ chiến đấu, hi sinh đã qua. Chúng tôi ngỡ ngàng từ Nhơn Phong qua Nhơn Hạnh trên từng con đường bê tông khép kín bàn cờ, nhà cửa san sát, vườn cây xanh um mát mẽ trĩu quả như gọi mời, như muốn giữ lại khi đến thăm từng nhà bạn cũ. Tìm đâu cho có được đĩa bánh in truyền thống thơm lừng hương nếp, chút gừng mè làm nhân bên trong như ở đây. Bẻ tư cái bánh chia đều cho bốn đứa, bánh tan ra trong miệng ngọt ngon bên tách trà nóng làm nên câu chuyện tuổi học trò ngày xưa. Anh Chánh ( hiệu trưởng THCS Nhơn Hạnh) thổ địa chỉ dẫn mới ra tới Gò Găng, Đập Đá và trở lại thị trấn Bình Định là ai về nhà nấy. Với tôi, công việc đã làm thì đâu kể giờ giấc. Còn đi chơi về sớm thế này thì tiếc lắm, tôi cho xe vượt lên phía trước rủ vào thăm chùa Thập Tháp. Nhưng thực ra muốn ngắm ao sen giữa mùa xuân. Qua khỏi cầu, lối rẽ cũng là đường bê tông chạy dọc con sông nhỏ, đi gần hai trăm mét, ao sen hiện ra, nằm vuông vắn giữa ba dãy hàng phi lao ôm bóng quanh năm, phía tây tiếp giáp lối đi dẫn vào ngôi chùa cổ kính thâm nghiêm, tiếng chuông vang vọng trong gió chiều tan vào hư không nhập nhòa hương khói . Tôi không thể ngờ được, hôm nay mùng 2.2. Tân Mão mà sen đã rải đều mặt hồ với những búp hồng to vươn thẳng lên trời, hé nở cứng cáp, còn xung quanh một màu xanh non mởn chen lẫn với màu xanh thẩm, tròn như cái đĩa mềm mại của những chiếc lá sắp già nằm bên cạnh ấp ủ che chở cho những lá non kia, khép gần kín mặt hồ. Ôi chao, đẹp quá, sen nở giữa mùa xuân!
       Nắng chiều ngả bóng vàng, vàng lắm. Màu vàng chủ nhật hôm nay trong lành bình yên. Tôi nhanh chóng dựng xe sát bờ tường trước chùa, vội vàng đến cạnh ao sen ngắm và hít thở hương thơm rất đặc trưng ấy. Hoa ngày Tết ở tháng trước nào là mai, thược dược nào là đồng tiền, lay ơn nào là cẩm chướng , hồng, cúc, vạn thọ… được trưng ra khắp vỉa hè lối đi, tha hồ lựa chọn theo sở thích rồi mua về trang trí hoa ngày xuân cho gia đình. Tôi cũng đã từng bỏ hằng giờ thưởng thức đã con mắt của mình với sắc màu hương hoa. Mỗi loại hoa gắn liền với tên gọi và ý nghĩa được dùng trong dịp lễ hội khác nhau. Nhưng chưa bao giờ nghĩ đến sen ở mùa xuân, nhất là ngày Tết. Vì sen là hoa quý  hiếm theo mùa! Không quý không hiếm sao được. Từ trong bùn lầy xám xịt mềm nhũn bình yên lắng đọng, dưới nước ngọt trong vắt kia, đã thầm nói với nhau những gì mà nuôi sen cứng cáp vươn lên đều đặn xinh tươi đẹp như thế! Từ màu lá, màu hoa lồ lộ dưới màu trời chiều nay cũng xanh lắm, hồng lắm. Mỗi cành một lá, mỗi thân một hoa và biết tự chăm sóc mình theo thời hạn cho phép của tự nhiên ở trên mặt nước. Sen không e dè ngượng ngập giấu mình như đóa quỳnh giữa khuya hè âm thầm khẽ run run khi nở đến cánh cuối cùng theo gió theo sương quấn quanh những ai chịu khó đón chờ rồi tận huởng sắc hương ấy. Với sen, sắc màu và hương thơm thanh nhã trải rộng giữa trời đất bao la đâu dành riêng cho người nào. Gần nhất là những cánh hoa bầu dục chóp nhọn đỏ hồng, đến từng chiếc lá tròn tròn san sát nhau im lặng nằm trên mặt nước, cho tới bờ cỏ lối đi trên ao, những hàng cây dương xỉ, cả tàn cây bồ đề tỏa bóng lớn trước cổng chùa thấm đẫm dịu ngọt hương sen tinh khiết quá. Gió ơi, đưa hương bay xa nữa, xa nữa đến với đất nước và con người Việt Nam hiện hữu trên thế giới “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
        Có lẽ tôi là người đầu tiên bước chân đến gần ao sen nhất, tận hưởng trước nhất hương hoa được chắt lọc từ trong bùn đất của ngàn năm yêu dấu, âm thầm chịu đựng làm nên cốt cách đóa sen hồng thanh cao giữa bầu trời mênh mông ấm áp này. Nhưng không, “lũ con gái” đều nhận phần như nhau. “ Lũ con trai” cũng vậy: hương sen thơm dịu, đâu thể lẫn lộn với một loại hoa nào. Và nếu như mỗi búp sen là một trái tim hồng của bầu trời bao la nhân hậu đang rạo rực ngày đêm mở từng cánh mỏng tỏa hương xây hạt cống hiến cho đời càng thêm tươi đẹp, thì những lá sen kia chính là trái tim xanh của đất nước bao dung, ấp iu che chắn gốc rễ đang từng giây từng phút bền bĩ hút nhựa sống nuôi dưỡng thân mình. Bảo có yêu sen không, có quý sen không?! Sen nở giữa mùa xuân đó mà.
                                                     07.3.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
                                              
VUI VỚI CUỘC ĐỜIXin đón nhận trần gian nơi ở trọ
Suối vàng kia thong thả chốn vĩnh hằng
Dẫu đường đời có lắm nỗi gian truân
Vẫn rực rỡ như nắng vàng ấm áp!
                                 09.2007 / NTP

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Một số hình ảnh họp mặt ở nhà Vàng


                                  Tâm, Hoàng, Chơn, Vàng, Phụng.





  xuất trưa


   Tại phòng Khách


                                     Hoàng, Thừa, Hiệp, Hải


         Lại tiếp xuất chiều

Con trai và cháu của Vàng

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

NHỮNG ĐÓA HỒNG TƯƠI ĐẸP

NHỮNG ĐÓA HỒNG TƯƠI ĐẸP
NHỮNG ĐÓA HỒNG TƯƠI ĐẸP    
        Mấy ngày nay bầu trời âm u chuyển mình, đã cuối tháng giêng, cái rét chưa chịu thua cứ lãng vãng quanh người già, người ốm, hay là gần 8.3 muốn sẻ chia với chị em mà đất trời trăn trở vậy! 13h30’ mới đánh kẻng báo giờ làm việc, tôi là bệnh nhân lại đi sớm hơn nửa tiếng đồng hồ để bốc số thứ tự, nhưng mãi say sưa với cuộc thi khéo tay của phụ nữ ở Trung tâm y tế huyện Tuy Phước và các trạm y tế xã trực thuộc đều về dự đông đủ nên tôi quên cả ốm đau.
         Các chị em xinh xắn trong những chiếc áo dài đủ màu sắc, váy hoa trang nhã nhưng đẹp nhất hiện lên trên khuôn mặt là nụ cười rạng rỡ tự tin. Tôi thật ngạc nhiên khi nhìn quanh trong hội trường không thiếu một loại hoa tươi nào cả. Đó là những nhánh loa kèn mà các em học sinh cơ sở thường hát: Hoa loa kèn thổi kèn chiến thắng. Quả thật ngắm kĩ mới thấy sự uy nghiêm trong trắng. Còn đóa hồng thì vừa ngây thơ duyên dáng và dịu dàng vừa thể hiện tình yêu bất diệt đâu thể nào đánh đổi được, bên cạnh là hoa đồng tiền màu cam tin tưởng, sự sôi nổi trẻ trung, những cành sao tím, vàng li ti sinh động tôn vẻ đẹp cho nét kiêu sa của loại hoa li vàng hoan hỉ vui mừng còn là người bạn tuyệt vời trong cuộc sống... Nhưng nếu thế giới hoa có tỏa hương khoe sắc rực rỡ đi chăng nữa, vẫn nhờ những chiếc lá bên cạnh làm nền vừa mềm mại uyển chuyển như cành dương xỉ, những thân thủy trúc dựng đứng vươn lên mạnh mẽ còn trên cùng được cắt theo hình vòng tròn như chiếc ô che mưa nắng tháng năm. Nào còn là thớt, dao, kéo, nào là thau, rổ, đĩa, li, nào là những miếng xốp vuông tròn,… Tất cả đặt trên bàn tròn cho hai người thực hiện với thời gian là bốn mươi lăm phút kể cả trang trí một đĩa trái cây tự chọn.
        Ngoài các chị em là những người trực tiếp dự thi khéo tay, bên cạnh ban tổ chức của công đoàn TTYT huyện Tuy Phước, vẫn có một số thay phiên nhau tranh thủ đứng bên ngoài nhìn vào cửa sổ lo lắng cho tổ thi đua của mình. Tôi cũng rất vui khi thấy BS. Khoa, BS Khang, BS. Hải,… cũng tranh thủ thời gian nhanh chân ghé thăm động viên tới chị em trong tổ đang trổ tài thi đua “ nữ công gia chánh” hay là muốn thưởng thức tận mắt mình ngắm đôi tay khéo léo đã từng cầm dụng cụ đo huyết áp, ống kẹp nhiệt, bông băng, kim tiêm,… và phân phát thuốc chăm sóc bệnh nhân trong chiếc áo blu màu trắng thường ngày. Còn BS. Kỳ phó giám đốc phụ trách chung ở TTYT, trong ban tổ chức vừa kiểm tra vừa theo dõi thời gian để cuộc thi được công bằng. Bên cạnh còn có BS. Lương, phó giám đốc điều trị cũng là nhiếp ảnh gia từ đầu tới cuối cuộc thi đều có mặt. Theo trình tự, Cô Quý Hương đại diện cho tổ công đoàn trạm y tế Sơn- Thuận- Hiệp- Nghĩa và thị trấn Tuy Phước …thuyết minh về cách cắm hoa truyền thống cội nguồn của mẹ Việt yêu thương ấp ủ che chở cho con cháu của mình, về tấm lòng nguời mẹ bao dung độ lượng. Hay tập trung đề tài về phụ nữ xưa và nay của tổ công đoàn Khoa sản- Sức khỏe kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trẻ và vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Mỗi một lọ hoa, mỗi một giỏ hoa là hương sắc, là tâm hồn trí tuệ không chỉ của riêng hai thí sinh trực tiếp tham dự còn là của chung y bác sĩ trong tổ công đoàn làm nên ngày hội 8.3 đầy tự hào của phái nữ… Ngắm hoa không chán mắt đó chính là thú đam mê của tôi, lại còn những đĩa trái cây nữa chứ! Tôi thưởng thức không chỉ bằng mắt với đủ sắc màu, bằng muỗi không chỉ hương vị, và cả bằng lưỡi vị ngọt mát của quả lê, cam vàng, vị chua chua của quả ổi, xoài, vị mặn và cay của đĩa muối ớt đặt bên cạnh. Sao các cô, các chị của tôi khéo thế hiểu được cả khẩu vị từng người, thật đáng yêu vô cùng. Mặc dù chưa đưa tay sờ vào, cái cổ tôi cứ nuốt ừng ực, tôi phải len lén nhìn người bên cạnh sợ nghe thì… he( cười). Có ai trực tiếp đến ngắm từ cách cắt hoa tỉa lá, gọt vỏ trái cây rồi cắt theo ý tưởng để làm nên bữa tiệc thi đua khéo tay của các chị em, đến lời phát biểu ngập ngừng e lệ có lẽ cũng chưa quen lắm khi cầm cái micơrô nói trước đám đông. Có chị cũng quá tham lam muốn sẻ chia hết những cảm xúc của tổ công đoàn mình, đã được ban tổ chức thông báo quá hai phút đồng hồ rồi. Kết quả số điểm cao nhất thuộc về tổ công đoàn Khoa sản- Sức khỏe kế hoạch hóa gia đình. BS. Dung trưởng khoa sản cảm thấy phấn khởi hơn. Các chị em ra về hoan hỉ vì tất cả đều được nhận thưởng từ giải  khuyến khích trở lên. Nhưng vui nhất là được gặp gỡ thân mật thăm hỏi gia đình về sức khỏe của ông bà cha mẹ, con cái,…và nhất là đấng mày râu trụ cột của gia đình! Còn ghé vào tai bật mí với nhau cười ha hả nữa chứ! Mới biết cái thú vị ngày của chị em mình mà.
        Ngày 8.3 không chỉ ôn lại truyền thống đầy tự hào của phụ nữ đối với xã hội trong cuộc đấu tranh cho lẽ phải, lẽ công bằng cũng như quyền lợi của mình trong gia đình ngoài xã hội mà còn là ngày hội chung của chị em. Vai trò người phụ nữ ngày nay đã được nâng cao một cách rõ rệt. Các chị em có khả năng đảm đương những công việc và thành công không kém gì phái nam. Nhưng dù thế nào, người phụ nữ trong gia đình vẫn ẩn chứa trong tâm hồn tình yêu thương, đức hy sinh, tính dịu dàng, cẩn trọng và tận tụy vun vén chăm sóc gia đình hạnh phúc, thực hiện tốt thiên chức làm vợ làm mẹ của mình, ươm những mầm xanh cho đất nước hôm nay và mai sau.
        Phụ nữ TTYT huyện Tuy Phước là những người tâm huyết, hết mình với bệnh nhân mà cũng hết sức tinh tế đảm đang, chu đáo trong công việc gia đình. Ngôi nhà sẽ ấm áp hơn không chỉ là tiếng cười nói rộn ràng, bữa cơm thân mật mà còn phải biết trang trí phòng khách, phòng ăn,… một lọ hoa đẹp xinh tươi tăng thêm sức sống mới cho chúng ta nữa.
                                   05.3.2011 / Nguyễn Thị Phụng.