Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

HÈ VUI CỦA NHÓM BẠN PHỔ THÔNG TÔI YÊU

TẠP THƠ: DẤU ẤN TA YÊU

TẠP THƠ: DẤU ẤN TA YÊU
                   
Thân tặng Đoàn CBGV của PGD Tuy Phước

                        trong đợt tham quan hè 2007
Cuộc sống vui có ý nghĩa trong đời
Mỗi tấm ảnh, một khoảng trời kỉ niệm
Địa đạo, đồi hồng, bến phà, thiền viện,…
Mãi dấu yêu như tự thuở nào
Rất tự nhiên biết ai đó đứng sau
Nhiếp ảnh nháy mau, tuổi già tinh nghịch
Xoay lại thì… sợ mếch lòng anh Việt
- Hổng biết đâu, anh phải trả tiền hình!
Tủm tỉm cười đôi mắt thật tinh anh
- Thôi yên trí, khoản này anh sẽ tính!
…Nhớ ngày nào còn xúng xa xúng xính
Theo các anh vòi vĩnh những đồng quà…
Nay gặp nhau trên một chuyến du xa
Nam bộ Miền Tây tham quan thắng cảnh
Chuyện trò buồn vui đường dài rỗi rảnh
Xem diễn hài, ca nhạc lại có chung
Phục quản trò linh hoạt rất Thành Công
Việc nộp phạt năm nghìn ăn tự chọn
Anh Trúc ngập ngừng…, chị Hưng thấp thỏm…
Quê dữ chưa, rồi… nguýt khẽ rất duyên
Được sẻ chia chị Thắm bớt ưu phiền
Chỉ mấy ngày mà lên cân vùn vụt
Đặc biệt Trọng Ân kín như hủ nút
Thích thú cười khi bật mí đêm qua
Anh Thiều trưởng đoàn vốn tính lo xa
Chăm chút quan tâm giấc giờ nghiêm túc
Đêm karaokê cất lên cao vút
Chín chín điểm liền, Cường đắc ý cười tươi…
Chị Trướng sắp hưu dù đã mệt nhoài
Vẫn gắng sức hết đường hầm “Địa đạo”*
Chị em trong đoàn ngỡ mình tỉnh táo
Chợ Cái Răng** hoa trái cũng mắc lừa!...
Kim Dung cười ngặt nghẽo đã thích chưa
Tách quả bưởi chia đều mỗi tép
…Trên từng chặng đường nghe nhìn ghi chép
Giản dị một điều thầy giáo lúc đi chơi
Những trái tim yêu đâu thể tách rời
Cao Lãnh*** Củ Chi, tự hào đất nước
Nhịp đập tin yêu, ôi giáo viên Tuy Phước!
Xích lại gần kết nối những bàn tay
19.7.2007/ NTP
_______

* Ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
** Chợ nổi trên sông lúc sáng sớm ở Cần Thơ
*** Nơi phần mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

DANG RỘNG VÒNG TAY

                                          DANG RỘNG VÒNG TAY         (Đọc THƠ MỘT MÌNH của Phạm Lưu Đạt, NXB Văn Nghệ-2010)
          Tôi xin mượn bốn câu thơ:“ Màu thời gian không xanh/ màu thời gian tím ngắt/ Hương thời gian không nồng/ hương thời gian thanh thanh” của Đoàn Phú Tứ để hòa cảm xúc tưởng tượng vô cùng phong phú về thời gian với sắc hương đọng lại đâu đây. Cái màu thời gian là chiếc áo bạc màu, là những nếp nhăn nheo trên khuôn mặt, là mái tóc lốm đốm bạc, là nước chảy đá mòn,... Hương thời gian ta khó nhận ra được, đó phải chăng là dấu chân người đi qua gởi lại thời tuổi trẻ cho đất nước quê hương!... Có lẽ tôi hơi lan man, quẩn quanh về thời gian của mình rồi. Đã là thơ ca khó có tầm tay với hoặc sự ngang bằng với văn xuôi. Có ai làm được thơ rồi tự khen hay, quả cảm xúc của họ không được bình thường?! Chính vì thế khi cầm tập “ Thơ một mình” của Phạm Lưu Đạt ( NXB Văn Nghệ, 2010), tôi thật sự tin tưởng và ấm lòng lần hồi từng trang viết, mới thấy quanh anh là gia đình, bạn bè và quê hương dấu yêu đang mở rộng vòng tay kết nối sẻ chia giữa cuộc đời đầy sắc hương lung linh đẹp lạ.      Nói là Thơ một mình nhưng thực ra anh viết rất nhiều đề tài khác nhau, rạch ròi từng đề mục theo thứ tự trang sách. Một sự cẩn mật đáng trân trọng của một người xa xứ “ …mang theo vỏn vẹn vốn liếng tiếng Việt ít ỏi khi rời xa quê hương lúc còn trong tuổi vị thành niên, anh vẫn không ngừng học hỏi để duy trì tiếng Việt và mong được nối nghiệp văn thơ của họ Phạm…” (NKT). Thì ra, Phạm Lưu Đạt đang “cư ngụ ở California, USA. Sinh ra trong một gia đình nho giáo bao đời của làng Đại Hữu. Thân sinh là Phạm Trường Tân, ông nội Phạm Thế Phát, ông cố Phạm Vĩnh Trinh đều là những nhà nho và nhà thơ nổi tiếng của xứ Bình Định”. Nơi anh được sinh ra, được bập bẹ những tiếng mẹ đẻ đầu tiên của mình, nhưng lại chưa có cơ duyên ở lại với làng quê để thường ngày nói cho hết ngôn ngữ của mẹ . Anh hình dung ra được đất nước của mình:
              Bắc Nam liền màu xanh
              Biển khơi tung ánh bạc
              Xóm thôn ngập lúa vàng
              Phố phường xe nối đuôi…
                               ( Đất nước tôi ngày mai sẽ…/ Tr.13)

      Dù ở đâu, Phạm Lưu Đạt cũng nhận ra khi cuộc mưu sinh không dễ dàng với con người đi tìm bát cơm manh áo, nước ngoài chưa phải là thiên đường: “ Nơi xứ lạ bôn ba cực nhọc/ Bao năm dài, bao nỗi đắng cay” (Đến thì đến, nhưng xin đừng…/ Tr.14). đọc đến đây tôi thấm thía nỗi cực nhọc đắng cay anh nếm trải từng giờ từng ngày nơi ấy. Anh có thực sự thảnh thơi không khi nghĩ về “ Thằng bé, tay cầm vé số/ đôi môi khô khốc/ chân không giày dép/ nhìn đời van lơn” (Thằng bé, Tr.22) đến “anh xích lô còng lưng mà đạp” (tr.16) hay “Chị bán xôi dõi mắt thẩn thờ” còn nữa “những người ăn xin sống lây lất” (tr.23). Phải chăng họ “Có phải là bạn ngày xưa?” Phạm Lưu Đạt đặt câu hỏi cho mình, nỗi cơ cực thuở nào được anh ghi lại qua hình ảnh những con người lao động đủ mọi lứa tuổi, giới tính. Với tính hướng thiện của anh về nhân sinh quả là bao dung, tác giả chân tình thống thiết khẩn cầu: “ Lá lành đùm lá rách”. Phải chăng anh được lớn lên từ “Giòng sữa mẹ” (tr.20) Việt Nam cho anh tầm vóc, cho anh tấm lòng nhân từ, hay anh học được ở Đỗ Phủ (nhà thơ lớn củaTrung Quốc), anh học cụ Nguyễn Du, một đại thi hào của Việt Nam… nên trong thơ anh ngập tràn tình yêu thuơng những người lam lũ nhọc nhằn, mà một mình anh làm sao cưu mang hết thảy. Vâng, hiện nay anh đã cùng một số bạn thời thơ ấu như Hà Diệp Thu, Nguyễn Xuân Ngà,… thành lập phong trào “ Lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ các em học sinh nghèo ở trên quê hương mình. Tôi đã nhận ra được một Phạm Lưu Đạt viết và làm đáng trân trọng biết bao! Nhưng cuộc sống đâu thể một chiều, sắc màu hương hoa đa dạng, mỗi người một việc đó thôi “ So lao tâm lao lực cũng một đàng/ người trần thế muốn nhàn sao chẳng được” (Nguyễn Công Trứ).
       Bao nhiêu bài thơ viết về quê hương là bấy nhiêu cảm xúc Phạm Lưu Đạt đã gởi trọn vào trong đó. Quê hương là những gì gần gũi thân thương nhất, là đau đáu quặn lòng, anh luôn khao khát:
                  Chim nhớ tố, chim bay về tổ
                  Sao hôm nay người vẫn ngàn khơi
       Cùng với  hình ảnh thân thuộc: “ Rừng dừa nghiêng nhẹ cười trong gió” (tr.27) dang rộng vẫy gọi đón anh về. Anh sẽ về với con đường làng quê nơi ấy đã từng in dấu chân tuổi thơ cùng bạn bè tung tăng sớm chiều, anh về với gia đình bên bếp lửa hồng ấm áp. Nhớ người mẹ tảo tần, chăm chút anh nên người, cặm cụi một đời giờ lại tan vào khoảng không vô định:

                 Tôi trở về, sinh tử đã chia đôi
                 Tròn chữ hiếu, làm chi giờ cũng muộn

                                               (Đã muộn,tr.33)
      Anh tự trách mình nhưng đã muộn, biết làm gì được! Xót xa nghẹn đắng đến nao lòng cảnh tử biệt “ Ôm tro tàn, thẹn chữ hiếu trung. Ôi” (Tr.33). Anh nhớ thương mẹ bao nhiêu, anh kính trọng cha bấy nhiêu: “Thơ người không đăng báo/ Thơ chỉ tặng cho nhau” ung dung nhàn tản của người cha thật đáng trân trọng biết chừng nào, nên trong anh cũng chất chứa tâm hồn thi sĩ gần gũi giản dị chân tình lắm! Anh làm thơ là trải lòng mình, phần nào giải tỏa cảm xúc ưu tư chất chồng ngày tháng. Với anh, thơ một mình là như vậy! Và quanh anh, là anh là chị, những người cùng tuổi thơ gắn bó sao quên được những chuyện thường ngày trong gia đình khi cha làm thơ, mẹ ngồi cạnh têm trầu, bà thương cháu bên bếp lửa rang vàng những hạt bắp rồi nghiền nhỏ thêm vào chút đường làm món lớ ăn sao mà ngon miệng từ dạo ấy còn đâu!...  Anh về với gia đình là về với quê nội bao năm xa cách, là về với tổ tiên, với cội nguồn: “ Phạm gia tộc giờ đây sum họp/ Kẻ thành danh hay kẻ thành nhân”(tr.45). Dẫu phương trời nào, cách nhau đến nửa vòng trái đất, người Việt Nam ta luôn huớng về đất nước mình, dẫu không như thuở “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều” (Ca dao) nữa.
         Những trang viết về quê hương, gia đình đã đủ nói hết tấm lòng chân tình tha thiết của một Phạm Lưu Đạt ở nơi phương trời xa xôi kia không?! Anh làm thơ thường ngày như người ghi  nhật kí lưu giữ tiếng nói một mình nơi đất khách, day dứt trăn trở “ Hãy về với non sông của Mẹ”(Thân gởi, tr.55). Từ Mẹ được viết hoa, từ Mẹ với anh là cái gì đó thiêng liêng cao cả, trân trọng và tôn thờ. Bởi anh là người Việt Nam, dù sống nơi đâu anh vẫn là người Việt Nam! Người Việt Nam sống trọn vẹn nghĩa tình, yêu đất nước bao la rộng lớn lắm có bốn mùa hoa quả ngát hương, có những cơn mưa đầu mùa mát dịu nắng hè gay gắt, có chút nắng vàng ấm áp những ngày đông buốt giá sắt se; yêu mái ấm gia đình bé nhỏ có những người thân cùng huyết thống gắn bó bên nhau sao quên được, nhưng vẫn dành  cho mình một khoảng riêng thời thanh xuân những rạo rực trong trái tim đơn côi khao khát chút tình chưa bao giờ cạn, mặc dù đã lỡ: “Theo nhau vài con phố? Vô tình ai đánh rơi? Nụ cười qua khóe mắt/ Anh nhặt gắn vào tim/ Hôm nay về phố cũ…/ Chừ người ở nơi nao…” (Nụ cười đánh rơi, tr.102). Nhưng lại bỏ lỡ cơ hội khi: “Tôi liếc, em cười, tôi lại liếc/ Chỉ bấy nhiêu thôi…thuyền đã xa” rồi “ Cái nhát theo tôi mấy mùa đông…/Một câu trêu chọc vĩnh viễn không/ để đến đêm về tôi tự trách/ Một mùa đông nữa lạnh trong lòng”( Nhát gan, tr.67). Đó là một mình với cuộc sống tự lập, bươn chải vẫn thong thả: “Đêm chờ/ trăng sáng sân sau/ Mình tôi cùng với/ bình trà mời trăng” (Uống trà với trăng. Tr.66). Một mình thật trọn vẹn thủy chung, ta lắng nghe anh tâm sự : “Cho em/ mái ấm gia đình/… Cho em hạnh phúc lâu bền…” hạnh phúc không là lời nói suông mà bằng hiện vật: Một căn nhà lớn, một chiếc nhẫn hột soàn, một chiếc xe chạy thật êm,…Những điều kiện vật chất ấy chỉ là phương tiện trong cuộc sống, muốn có được cũng phải từ đôi bàn tay lao động dành dụm tích lũy lâu dài. Anh thật chu đáo quan tâm và hết lòng yêu thương vợ con trong gia đình, anh đúng là “Người chồng tốt”( Tr.74), mẫu mực.
      Với Thơ một mình anh cũng đã dành nửa tập cho bạn bè thân thiết nhất như Hà Diệp Thu với “Phố nhớ” da diết: Mai em đi/ phố nhớ dáng vai gầy…Mai em đi/ Cây xà cừ đầu hè xao xác lá…”(tr.119). Với Nguyễn Văn Gia tự trào: “Ta chẳng từ đâu tới” (tr.123), với một Phạm Ngọc Từ Quan viết về mẹ nén lòng trong từng câu lục bát: “… Ngày về đâu khúc nhạc xưa?/ Mộ hoang cỏ phủ quá thừa trớ trêu!/ nén nhang liệu ấm mái lều?/ Gục đầu tạ tội bao điều dở dang!( Tr. 131) với một Lê Long, Viên Thư, với Tueqpp, với Thuanusc,… gọp lại thành làng thơ, hội ngộ tâm tình giữa bộn bề cuộc sống khó tìm ra được một tiếng nói chung, một sự đồng cảm sẻ chia với Thơ một mình của Phạm Lưu Đạt.
      Thơ một mình của Phạm Lưu Đạt có đến 204 trang, nhưng tất cả là tri âm, đồng vọng của trái tim nhân ái, trái tim Việt Nam. Mạch cảm xúc xuất phát chân tình mộc mạc từ cuộc sống quanh anh. Bởi lẽ trong mỗi chữ, mỗi câu trên trang thơ là cách nói thật tự nhiên như hơi thở thường ngày, như nhịp đập của con tim tự nó trỗi lên khúc nhạc xuân rộn rã yên bình.
                                                            20.5.2011 / Nguyễn Thị Phụng.


    Đã ba năm nghỉ hưu, nhưng lần đầu đến trễ, lần hai lại quên, lần ba này mới có mặt dự lễ tổng kết năm học. Phần thưởng là những tập truyện viết cho thiếu nhi mình chọn mua ở nhà sách làm quà tặng HSG môn văn các khối lớp.Không chủ ý, nhưng khi uploap lên youtube lại xuất hiện tấm hình mình đang tặng thưởng . Theo ảnh trên từ trái sang:Lê Thị Thảo Nguyên(Lớp8), Phạm Hoàng Lan(lớp 6),Nguyễn Hữu Nam(lớp 7),Nguyễn Thị Phước Huyền(lớp 9).

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

TẶNG HS KHỐI 9 THCS PHƯỚC LỘC NH 2010-2011

LẶNG LẼ THỜI GIAN

LẶNG LẼ THỜI GIAN
Tuổi năm mốt lại nhớ thuở mười lăm

Đẹp lắm tinh khôi trăng rằm tháng tám
Bao xôn xao lúc đất trời giao cảm
Một chiếc lá rơi cũng thấy nao lòng

Giờ năm mốt đâu còn tuổi mười lăm
Lại bâng khuâng mùa vàng trút lá
Lặng lẽ thời gian dấu chân ngọn cỏ
Đã qua rồi thương nhớ tuổi mười lăm
10.2007/ NTP

TỰ CẢM

TỰ CẢM
          Tặng KC
Ngoài hai lăm em vẫn tuổi soi gương
Luôn thích ngắm lúm đồng tiền trên má
Cái răng khểnh sao có duyên chi lạ
Môi son hồng biết thắm đỏ tim ai?!...
11.10.2007/ NTP

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

MỪNG VU QUY CHÁU QUỲNH NGÔN

HỘI THI ĐVĐH K9 CẤP HUYỆN- PGD ĐT TUY PHƯỚC

THƠ VỚI TỪNG GIAI ĐIỆU

THƠ VỚI TỪNG GIAI ĐIỆUMỗi bài thơ với một cảm xúc riêng
Đất nước quê hương con người cuộc sống
Đất nước ta có trời xanh lồng lộng
Quê hương là nơi cắt rốn chôn rau
Và con người biết chia sẻ thương nhau
Cuộc sống yên vui dạt dào hạnh phúc…

Ta yêu sao mỗi bài thơ cảm xúc!
Trong trái tim nồng ấm cả quê hương
Đất nước đau thương luôn ở chiến trường
Chắc tay súng nhằm quân thù mà bắn…
Hậu phương cũng dãi dầu mưa nắng
Gié lúa trĩu vàng hũ gạo nuôi quân
Trên từng chặng đường nhộn nhịp bước chân
Nối tiếp cha anh gieo mầm sự sống
Hạt muối chia đôi ấm tình khoai sắn
Rất tự hào khi nhắc chuyện ngày xưa…

Dưới lũy tre xanh hay những rặng dừa,…
Nhịp sống quanh ta là trường ca bất tận
Bởi yêu nhiều tâm hồn thêm phấn chấn
Thật diệu kì, ôi cảm xúc nên thơ!...
20.3.2007/ NTP.

MÙA PHẬT ĐẢN 2011

THÁNG NĂM QUÊ HƯƠNG

THÁNG NĂM QUÊ HƯƠNG
Mười chín tháng năm sinh nhật Bác
Nẻo đường đất nước nở ngàn hoa
Cả đầm sen thắm hương thơm ngát
Trong ánh nắng vàng gió thoảng đưa

Mười chín tháng năm sinh nhật Bác
Cánh diều phấp phới giữa tầng cao
Bầu trời trong vắt xanh màu ngọc
Biển rộng, sông dài,…lấp lánh sao

Mười chín tháng năm sinh nhật Bác
Rạng ngời trang vở những vần thơ
Ngọt ngào sữa mẹ thơm thơm mát
Thánh thót cung đàn khúc nhạc quê…
14.3.2007/ NTP

DUYÊN CHỮ

DUYÊN CHỮTừ a cho đến chữ y
Ráp vần nên ý nghĩa từ lại tuôn
Nặng không ngã hỏi sắc huyền
Thanh âm trầm bổng con thuyền nhẹ trôi
19.12.2008 / NTP

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

CLB VH XUAN DIEU VOI THO NINH GIANG THU CUC.wmv

TẶNG CHỊ NINH GIANG THU CÚC.
Chị nhớ vào Sài Gòn ở là vui nhiều! Em cũng hay xúc động, như hôm nay chia tay ở câu lạc bộ Văn học Xuân Diệu thấy chị khóc, em không thể chịu được nữa nè!...
nguyenthiphung | @chị Ninh Giang Thu Cúc | 20/05/2011 00:35

Em tranh thủ ghi lại một số hình ảnh đêm 19.5 tổng kết một năm sinh hoạt CLB Văn học Xuân Diệu và giới thiệu thơ chị Ninh Giang Thu Cúc đây! làm quà tặng cho chuyến đi vào thành phố SG của chị nè! Chúc chị cùng cả gia đình vui khỏe!

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Tổng kết bốn năm làm theo lời Bác

NGẪY XƯA ƠI- TẶNG CÁC CHÁU THẢ DIỀU

GIỜ THỨ 9 CÔNG ĐOÀN TUY PHƯỚC

DẠT DÀO TÌNH YÊU

Sau khi đọc lại thêm những trường hợp đạo thơ trên trang báo số 14, 15,16, 17,… của VNT, tôi cứ trăn trở một số nhà văn, nhà thơ cầm nhầm tác phẩm của người khác, tôi cũng không lấy gì làm ngạc nhiên Vân Bích đã xuất bản hơn 10 tập thơ rồi, giờ anh ở độ tuổi 87, vẫn biết là kính lão đắc thọ, mà sao tôi cứ ưng ức!...
        Tôi viết bài cảm nhận này trước khi biết thêm…,

                 DẠT DÀO TÌNH YÊU
(Đọc Đôi bờ hư thực, thơ Vân Bích, NXB Văn hóa-văn nghệ TP HCM)
 
http://farm3.anhso.net/upload/20110410/20/o/anhso-202535_DSC06724.jpg

          Đến một lúc nào đó trời đất lại gần nhau hơn và điều gì xảy đến ai mà biết được, chuyện ấy thuộc về các nhà khoa học, ta cũng chẳng cần bàn. Nhưng với bốn mùa hương sắc lung linh hiện hữu dạt dào cho cảm xúc thơ ca của thi nhân tuôn trào. Giữa trời đất bao la ấy nhà thơ thấy mình trẻ mãi, mà sao “ Đôi bờ hư thực” (NXB Văn hóa- Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2011) là tập thơ thứ mười một của Vân Bích có những trăn trở nuối tiếc bên cạnh những ngọt ngào yêu thương xen lẫn tự hào về con người và đất nước dấu yêu.

          Tập thơ không dày lắm, nhưng anh sắp xếp hai phần. Có lẽ tôi là người cảm nhận ngược trình tự cũng dễ thôi. Bởi anh là người lính cụ Hồ từ những năm kháng chiến chống Pháp xa xưa, yêu nước với niềm tin:
                       Thật hạnh phúc khi ta được sinh ra
                       Trên mảnh đất ngàn năm văn hiến
                       Trên mảnh đất bao đời dân tộc ta quyết chiến
                       Bao vị anh hùng làm rạng rỡ núi sông…
                                                   
( Thật hạnh phúc/ tr.34)

          Thật hạnh phúc là một điều khẳng định không chỉ nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn cội mà luôn chân tình thăm viếng biết ơn Hồ Chí Minh, vị cứu tinh đất nước, biết phát huy truyền thống cha ông, và Thủ đô- Trái tim Tổ quốc được Unesco phong tặng cho Hà Nội danh hiệu “ Thành phố vì hòa bình”. Chúng ta tự hào và gìn giữ bầu trời quê hương trong xanh giữa ngày nắng ấm, có biển đêm lấp lánh ngọn hải đăng thật tinh tế:
                       Ngọn đèn biển
                       Trên đảo Nhơn Châu
                       Như trái tim suốt đời không mệt mỏi
                       Người bạn trung thành, người thầy dẫn dắt
                       Bao con tàu biết rõ chỗ nông sâu
                                                       
(Mắt biển/ tr.54)

         Tác giả không chỉ dừng lại so sánh ngọn đèn biển là sự vật cụ thể sinh động với trái tim người yêu thương đầy nhiệt huyết, ngọn đèn biển trong cách nhân hóa luôn biết thao thức, kiên cường đợi chờ sau những năm tháng chiến tranh trở về xây dựng lại quê hương. Ngọn đèn còn là hình ảnh của sự giao lưu đối tác kinh tế phát triển, là người lính nắm chắc tay súng đứng canh biển đảo bốn bề, gìn giữ cuộc sống hòa bình yên vui cho dân tộc.
         Và với Vân Bích, mỗi bài thơ là lời tâm tình sẻ chia, anh trân trọng quý mến một Lê Đức Cường, 18 tuổi, quê Phù Cát trong câu Chuyện người du kích núi Bà (tr.60) dũng cảm “ quyết diệt lũ xâm lăng…” lập thành tích trước khi trở về cát bụi. Anh thăm Viếng chùa Hội Sơn (tr.83) để lòng được thanh thản nhẹ nhàng. Anh cảm ơn tấm lòng nhân hậu của những thầy thuốc trong bài “ Bệnh viện anh hùng bên bờ biển xanh” (tr.35). Bước chân đến nơi đâu đều để lại những cảm xúc không nguôi về nơi ấy. Người ta bảo thi sĩ đa mang, nói như thế có đúng không khi : Đêm xuân trên bến Ninh Kiều (Tr.72) cùng bạn bè du thuyền giữa sông Hậu mênh mông, đêm tĩnh mịch đi vào chiều sâu của không gian thơ mộng, thi sĩ bắt gặp tiếng đàn lời ca tri âm tri kỉ nhà thơ luyến tiếc: “ Hỡi sông rộng trời cao, hỡi tri âm tri kỉ/ Chỉ có tình yêu trẻ mãi không già/ Hãy giữ dùm tôi thiên nhiên tuyệt mỹ/ Giữ lại đêm nay, đêm kỉ niệm đậm đà”. Rồi anh quay về “Gò Bồi dòng sông thương nhớ”(tr.74) giữa ánh trăng quê nhà thơ mộng gặp lại tuổi thơ nuôi tâm hồn thi sĩ lớn lên sao quên được!...
         Có một điệu thật lạ, thời gian đi qua có bao giờ trở lại, thế nhưng tâm hồn Vân Bích cứ ngọt ngào nhắc lại chuyện tình xưa, nhung nhớ bao nhiêu khi người vợ đã từng cùng anh nuôi dạy con thơ, khi con trưởng thành, khi tuổi già hôm sớm có nhau, thì chị ra đi…Nhìn cây cầu bắt nhịp anh nao lòng nghĩ đến: “ Ơi! Cầu đôi thuở trước/ Giờ vẫn đứng song đôi/ Yên bình vui đất nước/ Còn ta mất em rồi! ” (tr.21). Sự trống trải cô đơn cho thơ anh tuôn trào. Nói đúng hơn là thi sĩ chọn thơ gởi gắm nỗi niềm: “ Xuân này tuổi ngoại tám mươi/ Ra vào sớm tối nói cười với thơ/ Chiều vương vương khói ngẩn ngơ/ Nguyên tiêu trăng sáng biết chờ đợi ai”( Ngẩn ngơ, tr.24),  nhà thơ chống chếnh say xuân nồng đến thế ư!:
                         Mùa xuân không lỗi hẹn
                        Đâu rồi bóng hoa xưa
                        Mà đất trời sao xuyến?
                        Ngắn dài những giọt mưa

                                                 (Hỏi xuân, tr.25)
          Cứ theo vòng quay của trái đất, anh nhìn cội mai già dù có cằn cỗi khi nắng xuân ấm áp tràn về, hoa trổ đầy cành lặng lẽ cống hiến cho đời sắc hương xuân ấy. Thi sĩ lại ví mình như cội mai già kia, nhưng rồi chạnh lòng thương tuổi đời lắng đọng, anh khao khát chút gió xuân mát lành thổi vào trái tim vốn từng sôi nổi trẻ trung giờ sao bức xúc nỗi niềm. Bất ngờ anh nhận ra em “Ngôi sao lạ” (tr.8) cuốn hút thi sĩ mãi mê như đi giữa đôi bờ hư thực. Em đâu là ảo ảnh mà vời vợi tầm tay, anh muốn cùng em sẻ chia: “ Anh biết/ Nói gì với em/ Khi ngắm đôi chim câu bay lượn/ Trong nắng xuân hồng/ Thơm ngát hương mai” (Hồi xuân. Tr.29) , rồi chìm dần vào cái thực, núp mình trong thơ mong mỏi, đợi chờ: “Một lời: em yêu anh”(tr.10) đi! (Là người đã từng tặng tập thơ cho anh, rồi đọc thơ anh tặng, tôi nhận ra ở bài Một lời:
Em bảo thích yêu đời
Như bao người con gái
Khát khao làn gió thổi
Mái tóc rối tung bay

Em bảo gặp hằng ngày
Bao con người mơ mộng
Giữa bầu trời cao rộng
Ngước tìm một vì sao

Em bảo thích ngọt ngào
Thích nhớ nhung chờ đợi
Mà sao chưa dám nói
Một lơi: em yêu anh

     V
ì sao có sự lặp lại tứ thơ, ý thơ, hay không muốn nói là… giống bài thơ Em là con gái, in trong Tự Khúc Đêm trăng, NXB Văn nghệ 2009) của Nguyễn Thị Phụng:
Em cũng rất đời thường
Như bao người con gái
Khát khao làn gió thổi
Mái tóc rối tung bay

Em vẫn cứ ngất ngây
Hôm rằm bao mơ mộng
Giữa bầu trời cao rộng
Lấp lánh một vì sao…

Em vẫn thích ngọt ngào
Thích hờn ghen, giận dỗi…
Mà sao chưa lần nói
Một lời: Em yêu anh
!
           (Tháng 02.1980, Nguyễn Thị Phụng).
     Giá như một số những câu thơ trong Một lời của anh đặt trong dấu ngoặc kép thì hay biết mấy, không còn bàn luận nữa?! Hay là anh thích những câu thơ ấy đã nằm lòng trong cảm xúc của anh rồi! Cũng không sao tránh khỏi sự nhầm lẫn đáng tiếc!...

      Nhưng tôi nghĩ có được Đôi bờ hư thực trong tay bạn đọc thì Vân Bích phải trăn trở từng đêm khi tuổi anh sắp bước vào cửu thập rồi. Nên trên mỗi trang thơ ngập sắc màu muôn điệu nhịp sống hối hả phía trước dâng trào, còn nhà thơ muốn thầm lặng khép mình nhưng đâu dễ gì khi trái tim khao khát hòa mình giữa cuộc đời như con sóng bể khơi đâu hề biết mỏi.
                    10.4.2011/ Nguyễn Thị Phụng.

DUYÊN CHỮ

DUYÊN CHỮTừ a cho đến chữ y
Ráp vần nên ý nghĩa từ lại tuôn
Nặng không ngã hỏi sắc huyền
Thanh âm trầm bổng con thuyền nhẹ trôi
19.12.2008 / NTP

THEO CON SÓNG VƠI ĐẦY

THEO CON SÓNG VƠI ĐẦY       Biển với tôi tự bao giờ gần gũi và thân thương lắm, những chiều nồm nam lộng gió tha hồ ngụp lặn trong bể nước mênh mông mát mẻ vô cùng. Còn hôm nay buổi sáng cuối xuân, nắng ấm đang độ rây vàng, tôi bước lên tàu hải quân ở bến cảng Quy Nhơn cứ dạt dào theo con sóng. Gần hai tiếng đồng hồ lênh đênh trên mặt biển cùng với anh em văn nghệ sĩ của tạp chí Văn nghệ Quân đội, Sông Hương, Binh đoàn 15,… trong chuyến đi thực tế ra đảo Nhơn Châu cách thành phố Quy Nhơn 18 hải lí* theo lời mời của anh Thành Minh, Thai Sắc và Phùng Văn Khai,…
        Biển trong mắt tôi đâu hề xa lạ.
        Cái nắng gió cùng với sóng nước là sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất bức tôi rời khỏi buồng máy kín đáo an toàn dần ra trước mũi con tàu, độ bập bênh nhịp nhàng theo hơi thở biển khơi khiến tôi không thể nào ngồi quá ba phút, tôi phải dần từng bước ngồi trên thùng cao trước buồng máy để giữ lại độ thăng bằng khi nhịp tim rộn ràng, rồi nhớ trước đây ba ngày đo điện tim với kết quả nhịp xoang chậm chỉ có 50 lần/ phút, huyết áp xuống thấp 90- 60, cộng với đêm hôm thao thức cho ngày mai chuyến ra đảo, tôi uống liền ba tách trà nóng, hương trà thơm dìu dịu lan tỏa vào khí quản, tôi tựa lưng an toàn và thiêm thiếp còn bên tai bao nhiêu là câu chuyện rôm rả của các anh chị trong đoàn. Rồi tôi không thể nhắm im đôi mắt còn há miệng cười theo khi có ai đó phát hiện cánh chim hải âu bay ngang. Ba chị em chúng tôi cùng lúc nhìn vào mênh mông hỏi: chim đâu? Được thể các anh cười rộ hả hê như chưa lúc nào sung sướng bằng, thích thú bảo chỉ có một con chim mà các cô phấn khởi!...

        Có lẽ hơn tiếng đồng hồ rồi chăng. Tôi chắp cánh bay theo đề tài chim hải âu trên biển khi con tàu đã xa bờ lắm. Hải âu là giống chim lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặm, chỉ sống ở biển, là bạn của người đi biển, màu áo xanh lính biên phòng càng thân thuộc gần gũi hơn. Lúc này chúng thèm nghe tiếng máy con tàu, tiếng nói cười của người, càng lúc chúng rủ rê nhau biểu diễn điệu múa nhịp nhàng đôi cánh lên xuống cho chúng tôi xem. Từng cặp ba, cặp đôi lần lượt vào tầm ngắm trong ống kính, tôi ấn nhanh nút chụp và chúng không thể lọt ra ngoài nữa rồi! Ơ kìa những con cá chuồn chẳng chịu nằm yên số phận, nghe tiếng máy chạy qua, ngước nhìn hải âu tung lượn giữa trời xanh, chuồn cũng phóng mình thi sức theo con tàu chừng hơn mười mét, thấy mình lạc loài không ai tiếp sức nữa, đành trở về với bạn bè của mình. Trên những cái phao trắng vuông vắn bồng bềnh con sóng còn là trạm dừng chân quen thuộc của hải âu, của chim trời và của cá nước bên nhau suốt đời…
       Nhơn Châu hiện ra sau gần một trăm phút trên mặt biển. Núi đảo sừng sững trước mặt, ngọn hải đăng hình khối tròn điềm tĩnh bên phải cao vút lên tầng mây, khoảng giữa phía dưới là nhà cửa san sát chen lẫn  những vòm cây xanh mướt vươn lên giữa trời xanh thẳm. Có phải vì thế  trước đây nhân dân ta thường gọi là cù lao xanh hay không! Màu xanh lá dừa hiền hòa chịu đựng in trên mặt đường bê tông che nắng người đi đường, màu xanh cây sứ (cây hoa đại) tỏa hương trộn lẫn mùi nồng mặn của biển chia đều cho người qua lại, màu xanh của những luống rau cải rổ lá to bằng bàn tay xòe ra tươi mát, màu xanh của rau răm thơm mà đôi mắt ai đã từng ví như lá răm kia,… trong khuôn viên một số nhà dân ở hai bên đường, và cuối cùng là màu xanh lá bàng tràn cả mặt đất từ ngoài cổng doanh trại bộ đội biên phòng vào tận trong cơ quan, nhà nghỉ, phòng ăn,…Bàng khiêm tốn nhường bóng xanh những luống rau cho các đơn vị đại đội… ngay ngắn thẳng hàng hai bên lối gần khu nhà bếp phía sau. Và nhất là màu áo xanh tươi trẻ chân tình cộng với nụ cười cởi mở của các chiến sĩ bộ đội biên phòng đang từng ngày giờ canh giữ biển đảo quê hương, đón tiếp và bố trí chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt cho anh em văn nghệ sĩ rất chu đáo.
       Hai giờ chiều, một số chúng tôi ngồi dưới tán cây bàng với những vần lục bát cho nhau. Sau khi tôi đọc xong bài thơ “ Được mùa mua bán”, nhà văn Phùng Văn Khai lại bảo theo em thì chị Phụng chỉ cần sửa lại  từ “đã” là từ “ kia” trong câu bát: “Sầu riêng (đã) / kia chín thế nào cũng rơi ”… với một định từ được xác định thì hay hơn phụ từ chỉ thời gian!...
       Sau một giờ đồng hồ, cái nắng bên ngoài cứ chực sẵn chờ người ra là lân la sờ sẫm quấn lấy ngay lên da thịt bất kể đàn ông, đàn bà, trẻ em, người già,… cho đã thèm cơn khao khát. Tôi và Hà My không thể chịu nổi cảm giác của tự nhiên ưu ái dành cho mình. Mắt kính, khẩu trang kín mặt, kín tay và kín luôn cả đôi bàn chân dù cho mồ hôi tha hồ tuôn chảy. Bởi luôn thực hiện phương châm nhất dáng nhì da. Đã là phụ nữ mà không xếp vào khung nào thì chỉ lo “ ê sắc” thôi. Chứ chưa nghĩ sợ ung thư da!...  Cuộc sống trên đảo với hơn 480 hộ dân và có khoảng hơn ngàn người, hầu hết là nghề đi biển. Trường học khang trang kiên cố nhất, dành cho tuổi thơ đến học tập và sinh hoạt ca hát vui chơi. Những con đường bê tông không rộng lắm chỉ đủ cho người đi bộ và một vài chiếc xe đạp, xe máy chạy qua lại. Một quán cà phê nằm sâu trong khuôn vườn nho nhỏ dành cho những phút tâm tình sẻ chia sau những ngày ra khơi lộng gió. Một gian lều chợ rộng nằm cạnh bãi biển đón cá, tôm,… từ những thuyền thúng đưa vào bờ. Một số chị em ngồi quanh nhau bắt chuyện thăm hỏi những buồn vui cuộc sống mà bụng dạ luôn hướng ngoài khơi xa của chồng mong được con tàu đầy ắp cá tôm. Từng nhóm học sinh tan trường tung tăng trở về nhà khoe điểm mười còn nóng hổi trên trang vở. Và từng nhóm vui đùa trong biển nước gần bờ mát mẻ khỏe khoắn hơn. Nhưng tất cả đều tâm niệm kính cẩn gởi vào vị thành hoàng xã đảo Nhơn Châu cầu mưa thuận gió hòa cho cuộc sống mãi bình yên theo năm tháng.
       Đêm giao lưu không chỉ có thơ lục bát với một Tình xa của Hà My: “ Tì tì một cốc phôi pha/ Hờ hờ say khóc tình ta cõi người”. Còn Du An ở Điện Biên lần đầu đến biển sáng tác ngay trên con tàu: “ Biển khơi sóng lợp mái nhà/ Vừa bay nón trắng chắc là hải âu? Đường đi của những con tàu/ Bao nhiêu đàn cá ngẩng đầu trông theo” ( 28.4.2011). Còn tôi giật mình khi MC nhà văn Phùng Văn Khai bất ngờ giới thiệu chị Phụng sẽ đọc mười bài lục bát! Trời đất ơi, tôi cố gắng lắm mới được hai bài tám câu thì trong bụng không còn chút thơ nào nữa…bởi quên đậy nắp nó bò hết trơn. Anh Thai Sắc ở tận Đồng Tháp với chất giọng Quảng Bình đã thành công với bài hát “ Thuyền và biển” giữa lúc này sao nặng nghĩa nặng tình lắng sâu nỗi nhớ người yêu đến thiệt nhiều như vậy! Ngọc Tuyết yêu đời sảng khoái: “Cười cho sóng sánh tháng ngày/ Cười cho tình đến đủ đầy nhớ mong/ Cười cho đời bớt gai chông/ Cười cho xuân lạc vào trong tiếng cười”. Bên cạnh là đơn ca nữ của Binh đoàn 15, Đ30, của Đoàn thanh niên xã đảo Nhơn Châu, nhưng khoái nhĩ nhất vẫn là chất giọng đặc trưng tự biên tự diễn bài chòi Bình Định của Trần Dự là hấp dẫn hơn,... Kết thúc đêm giao lưu là tặng nhau những tập thơ văn ấm áp thân tình. Còn Ninh Đức Hậu ở Ninh Bình đã không quên lưu giữ những tấm hình kỉ niệm khá ngộ nghĩnh, độc đáo. Sau đó, chúng tôi còn được thưởng thức món cháo cá thu lúc chín giờ đêm thơm ngọt mặn mà vừa miệng từ bàn tay khéo léo của các anh nuôi trong đơn vị ở đây. Tất cả đều thực hiện tác phong quân sự để còn ngày mai leo núi sờ lên ngọn hải đăng trước khi mặt trời mọc…
        …Chia tay cầu cảng Nhơn Châu, con tàu lướt nhẹ trên sóng, bọt nước hình cánh  quạt xòe ra xếp lại vỡ tan hai bên mạn tàu. Mặt biển sớm mai bình yên, độ chênh lệch tâm trạng và cảm xúc của tôi có một cái gì đó chưa thật sự ngang bằng. Suốt cả đêm nơi đảo Nhơn Châu thao thức với màu nước xanh mát lắm từ lúc chiều thả mình trong biển mặn, cát ven bờ hạt to trắng lắm cứ níu chân du khách đến lúc không nhìn thấy bóng người nhưng không phải là cát mịn như biển Quy Nhơn. Cả quần thể núi đảo nơi đây đẹp tựa như vòm ngực căng đầy của một cô gái đương xuân. Tiếp giáp cầu cảng hai bên là tàu thuyền đánh cá tấp nập về đỗ bến bình yên, nhà cửa ngư dân san sát khi tối lửa tắt đèn có nhau, tiếng nói cười giòn tan đọng lại hòa với tiếng sóng yêu thương muôn đời làm nên bức tranh lung linh giữa biển. Nhưng còn đằng sau bờ cát trong cái eo biển nhỏ nằm phía sau của Nhơn Châu, một chiếc dép đứt quai, một miếng xốp lót đồ điện tử, những bì nhựa rách,…lặng lẽ trăn trở dưới nắng mưa rồi chốc chốc phất phơ theo con gió trên mặt triền dốc cố mình cuốn đi nhưng chẳng biết về đâu!... Xin hãy giữ Nhơn Châu một màu xanh yêu thương tươi đẹp.
         Biển trong mắt tôi đâu hề xa lạ. Tôi muốn hỏi thật biển có bị dị ứng một vài vết dầu loang và những bì nhựa nằm trơ ra trên con sóng gần đảo Nhơn Châu không?!...
         Biển yêu ngàn đời của tôi!
                                                              02.5.2011/ Nguyễn Thị Phụng
___________
*Hải lí: đơn vị đo độ dài trên mặt biển bằng 1,852 kilomet

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

NGHE ĐỌC “THƠ GỞI CHÂN MÂY”*

Xin giới thiệu tập thơ Lãng đãng giữa đời của Trần Viết Dũng vừa mới tái xuất bản( xem ở trang cuongde.org)
NGHE ĐỌC “THƠ GỞI CHÂN MÂY”*
                     

Tặng anh Trần Viết Dũng
Em ngồi bên võng đu đưa
Thơ tình thủ thỉ chỉ vừa em nghe
Cuộc đời sao cứ khắc khe
Từ khi nhẫn cưới đã xe duyên rồi
Bây giờ chuyện cũ bồi hồi
Chân mây thuở trước nổi trôi thế nào?!
Nghe trong hoa lá khát khao
Ngẩn ngơ mưa nắng ngọt ngào tình xưa…
28.12.2008 / Nguyễn Thị Phụng
_________
*
Tên bài thơ của Trần Viết Dũng

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

MỘT KHOẢNG TRỜI QUÊ TA

MỘT KHOẢNG TRỜI QUÊ TA
altTừ trên núi Hoàng Mai ( nơi có phần mộ Đào Tấn) nhìn xuống sông Tranh

Khoảng trời Tuy Phước hôm nay
Áo hoa thắm sắc hương bay nồng nàn
Đường quê rợp bóng thênh thang
Ôi sao mà cứ rộn ràng bước chân
                 *   *   *
Chiều thu bóng đã nghiêng sân
Bồi hồi nhớ đến Khu Đông năm nào
Bờ tre giếng nước cầu ao,…
Giặc càn đốt phá chiến hào đứng lên
Ngàn cây súng, triệu mũi tên
Xông vào giữ lấy trọn quyền tự do
                *   *   *
Bao năm Tuy Phước đến giờ
Quê hương là cả bài thơ tâm tình
Nước về Tú Thủy đẹp xinh
Con đò Tùng Giản ngắm mình bến trăng
Gò Bồi hương mắm biển Đông
Câu hò lay động nắng hồng sương đêm…
Mênh mông ruộng lúa Lạc Điền
Cánh cò như thể đường viền chân mây
Lòng vui vui mãi đong đầy
Chất cao thêm núi Hoàng Mai vững vàng
               *   *   *
Đường quê rợp bóng thênh thang
Ôi sao lại cứ rộn ràng bước chân!
04.8.2006/ NTP

Xem clip thơ tình duyên hải miền Trung

Xin mời các bạn vào đọc thông tin về sự kiện ra mắt Tuyển tập thơ tình duyên hải miền Trung và các bài thơ tình của 126 tác giả của 08 tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận theo đường link sau đây:
http://www.soncamedia.com/Tin-tuc-su-kien/Tin-Soncamedia/Ra-mat--Tho-tinh-duyen-hai-mien-Trung-.aspx
http://www.soncamedia.com/Sonca-media/Tu-sach-Son-Ca/Tho/Tho-tinh-duyen-hai-mien-Trung.aspx


Xem clip sau đây:

http://www.youtube.com/watch?v=LsNYG8oK-vw

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

TẶNG CHỊ LIÊN, LIỄU, LAN, TRƯỚNG,...

TIẾNG VỌNG TÌNH NGƯỜI


                 TIẾNG VỌNG TÌNH NGƯỜI(Đọc tập truyện Những kẻ tự phong của Trần Minh Nguyệt,
                       NXB Thanh niên 2011
)
        Hoài Thanh đã từng nói:“ Thích một bài thơ là thích một con người đồng điệu”. Tôi tìm đến thơ là tìm đến tri âm chia sẻ. Còn với truyện ngắn hầu như mang tính khách quan mà người viết muốn gởi lại chúng ta ý nghĩa cuộc đời đằng sau mỗi số phận một nhân vật nào đó theo từng câu chuyện kể. Tập truyện “ NHỮNG KẺ TỰ PHONG” (NXB Thanh niên, 2011) của Trần Minh Nguyệt cũng thêm vào những tiếng nói chung cần được sẻ chia giữa tình người với nhau trong xã hội.
        Với 20 truyện ngắn trong Những kẻ tự phong đã làm nên một nét riêng Trần Minh Nguyệt . Và tôi có thể khẳng định được điều đó thông qua những câu chuyện  rất đời thường của chị ấm áp yêu thương những con người dù gánh trên vai mình số phận có khác nhau trên bước đường chông chênh lúc tưởng như vấp ngã, nhưng cố gắng đứng lên bằng đôi chân chính mình để tồn tại với cuộc sống đáng yêu biết chừng nào! Tác giả chưa đi sâu khai thác đề tài lớn như những nhà văn chuyên nghiệp, hầu hết mỗi tác phẩm cũng ít nhiều đề cập đến một khía cạnh nào đó đan xen trong cuộc sống để làm nên tính cách nhân vật.Với “ Trôi theo dòng đời” và “ Mẹ ơi, cho con xin lỗi” ta không thể ruồng bỏ mặc các cô gái bé bỏng dại khờ ở tuổi mới lớn đã bị cám dỗ của xã hội, đẩy đưa lôi cuốn như Lam (trong Mẹ ơi, cho con xin lỗi) rồi thả mình theo bản năng ham muốn khoái cảm buông thả của con người. Hay của một Hiền (trong Trôi theo dòng đời) bồng bột chạy theo ái tình, để rồi đón lấy hậu quả đau buồn bơ vơ, thì tấm lòng bao dung và bàn tay yêu thương rộng mở của người thân đưa họ trở về với vẻ đẹp nhân cách làm người. Trong “ Giá như ngày ấy” là những trăn trở của ông Sơn nuối tiếc: “Ông thèm được nghe tiếng chuyện trò của người thân, thèm nghe tiếng gọi ba ơi của lũ trẻ” khi tuổi đã về già cô độc đã muộn rồi. Cũng là đề tài viết về những đứa trẻ trong gia đình như “ Giọt máu”, “Mơ ước một mùa xuân” và “Chị em bé Trúc” là cái nhìn thân thương của chị dành cho tuổi thơ luôn được nâng niu chăm chút từ những người lớn trong gia đình. Và cách lí giải giữa mất và còn ảnh hưởng đến nhận thức của lớp người xưa, như nhân vật bà nội Mai hoài nghi cả tin khi đứa con trai mình đã mất rồi đổ lỗi và không dám nhận Mai là cháu, vì bà tin rằng cô là khắc tinh của cha mẹ, nên cha mẹ cô mới chết cả chỉ trong vòng sáu tháng…Bà nội còn quyền rủa sao mày không chết theo cha mẹ mày cho rảnh nợ! Nên Mai đã hoài nghi chính mình là duyên mệnh xa xôi, cô nào có lỗi trong “ Ngoài kia trời đã sáng” ở phần đầu câu chuyện. Nhưng đến cuối câu chuyện, Trần Minh Nguyệt đã để cho nhân vật Mai che chở bào thai không hợp lệ về mặt pháp lí, là cuộc tình non nớt cả tin của Quyên đã nói lên được giá trị nhân văn sâu sắc trong tác phẩm, nhưng cách giải quyết của tác giả cũng là mặt hạn chế khi Quyên còn đang đi học và chưa có sự nghiệp trong tay!
       Hai kết cấu của truyện “ Thì thầm với mình trong đêm” và “Nhật kí một đời người” được viết theo cảm hứng tư tưởng tác phẩm gần với dòng hồi kí ghi chép cảm xúc tâm trạng nhân vật buồn nhiều hơn vui, pha lẫn những đắng cay phiền muộn đến cuối câu chuyện mới mở ra cảm xúc yêu thương sẻ chia trong tiếng nấc nghẹn ngào của ông Ninh: “Nga ơi! Em hãy tha thứ cho anh!...” ( Nhật kí một đời người)  rồi được nhắc nhở “Em hãy yêu lấy bản thân mình trước khi yêu những gì khác, phải sống vui ở hiện tại thì tương lai sẽ tốt đẹp” (Thì thầm với mình trong đêm). Và nếu như Trần Minh Nguyệt để cho nhân vật mình say với hai câu “ Lúc tỉnh rượu lúc tàn canh/ Giật mình mình lại thương mình xót xa” (Nguyễn Du) thì hay hơn nữa!
       Tuần lễ một đời người”, “Làng những người độc thân” cũng như “ Những kẻ tự phong” mới chính là phong cách của Trần Minh Nguyệt mang tính sáng tạo góp phần làm nên diện mạo theo mô típ riêng của nhà văn. Có lẽ “ Tuần lễ một đời người” là những suy tư bị tác động từ những yếu tố khách quan mà nhân vật cô giáo trăn trở theo trình tự từ Thứ hai trong không khí sôi nổi của lớp học cho “Tôi thả hồn mơ mộng trong suốt con đường về nhà”. Thứ ba tiếp nối đáng yêu sao khi học sinh thật tình cảm với cô giáo, rồi “ tôi thả hồn vào những trang sách, những bản nhạc một thời xa xưa yêu thích”. Đến thứ tư đồng nghiệp bàn tán về “việc học sinh trường chuyên ở Hải Phòng dùng điện thoại di động thu băng dọa giáo viên la mắng học sinh và tung lên mạng”… đây chính là vấn đề giáo dục nóng hổi đang cần bàn, nhưng không thể một chiều đánh giá nhân cách giáo viên. Hay nhân vật tôi chính là nhà giáo tác giả khẳng định: “ Giáo viên cũng là một con người, cũng hỉ nộ ái ố…Khi học sinh quá quắt vô lễ làm sao tránh khỏi cơn giận ập đến! Trách nhiệm là của chung gia đình- xã hội… mà người thầy phải lãnh đủ vậy sao” để trong “Tôi cảm thấy một nỗi buồn nản, ưu phiền”. Rồi thứ năm hay tin một vụ tai nạn giao thông mà cha mẹ phải đến xin phép con mình nghỉ học, rồi trường hợp tai nạn giao thông cũng cướp đi mạng sống của cậu học trò nhỏ của cô ngày xưa…“Cuộc đời đúng với hai chữ vô thường như một định luật bất biến, vô phân biệt- vậy mà sao còn lắm kẻ cứ nghĩ mình sẽ “ lột da sống đời” để gây bao nghiệp ác cho người?” Thứ sáu là tấm lòng độ lượng của nhà giáo khi học sinh không làm được bài tập: “ Tôi la Sơn trươc lớp, nó cúi đầu nhận lỗi. Tôi có cảm giác nó đáng thương hơn đáng trách!”. Chi tiết chiếc áo giá một triệu đồng cuối ngày thứ sáu có phải muốn nhấn mạnh sự đối lập giữa phẩm chất “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Và đời có tiền chỉ mua được cái áo khoác bên ngoài làm sao mua được chất xám của chính mình?!...Ngày thứ bảy cuối tuần, cô giáo đã thu hút học sinh tập trung tiết học xóa đi những tiếng xầm xì khi cô giáo bước vào lớp với bộ đồ bị xe bắn nước bẩn trên đường đi đến trường, và chỉ có sáng tạo mới đem lại niềm vui cho tất cả. Chủ nhật là cảm xúc về bài học trong sự lựa chọn làm người giữa trần gian này. Và cũng từ điều đó với nhiều nguyên nhân dẫn đến “ Làng những người độc thân” để rồi chúng ta hãy biết gìn giữ và trân trọng những gì đã có trong tầm tay của mình. Tôi hiểu vì sao tác giả chọn “ Những kẻ tự phong” làm đầu đề tập truyện ngắn đầu tay của mình, phải chăng khi cuộc sống bộn bề, hối hả, những kẻ tự phong có cơ hội tung lưới bay lên, đi giữa con đường luôn tắt nghẽn giao thông ta khó tìm ra được đâu là học giả học thật, đâu là danh dự danh hão. Những vụ lừa tình, lừa tiền, lừa cả tâm linh con người giữa thanh thiên bạch nhật cũng xuất phát từ lòng tham không đáy của một số người nào đó mà ra. Trần Minh Nguyệt đã gởi vào trang sách rất nhiều những trăn trở về cuộc sống con người và quan niệm sống chết cho hợp với lẽ đời.
       Những kẻ tự phong  được xây dựng trên cơ sở đan kết các sự kiện lẫn nhau, từ cách kể xưng tôi hay gọi tên nhân vật, tất cả đều nhằm mục đích chuyển tải tới người đọc một thông điệp nhỏ về những vấn đề trong gia đình, xã hội. Những nhân vật của Trần Minh Nguyệt vừa lạ, vừa quen đâu đó quanh ta bước vào trang truyện. Hãy yêu thương và sẻ chia tất cả, hãy xích gần nhau an ủi vỗ về, hãy trân trọng tâm hồn khao khát tự do yêu đời. Chỉ có điều và có thể là tác phẩm đầu tay, nên trong Những kẻ tự phong còn một số truyện chưa bộc lộ được cảm xúc tư tưởng của nhân vật với xung quanh, hầu hết mang tính tự sự thông qua câu chuyện. Cũng rất cần yếu tố miêu tả thời gian và không gian làm nền cho nhân vật phát triển. Nhưng nhìn chung, Trần Minh Nguyệt cũng đã thành công trong thể loại truyện ngắn, không dễ gì viết để đáp ứng nhu cầu bạn đọc ngày nay. Chị chính là nhà giáo Trần thị Cẩm Tú của Tuy Phước, Bình Định đã từng có tác phẩm dịch “ Một câu chuyện cảm động” (nguyên tác A True Story của Paul Villard ) được đọc trong chương trình “ Đọc truyện đêm khuya” trên sóng phát thanh VOV2 của đài tiếng nói Việt Nam trong tháng ba vừa rồi. Và tôi đang chờ thưởng thức “ Món ăn cuối cùng” của chị sắp xuất bản đấy nhé!...
                                                    06.5.2011 / Nguyễn Thị Phụng.   


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

KỈ NIỆM NGÀY GIỖ CHÁU TÚ

Tặng cả nhà cháu Tiên Linh

MỪNG VU QUY CON GÁI HƯƠNG THU

Tặng cho Hương Thu nè!

MÙA SỨA

NGUỒN THƠ DÀO DẠT

NGUỒN THƠ DÀO DẠT
                Tặng nhà thơ Lê Bá Duy
http://farm3.anhso.net/upload/20110410/20/o/anhso-203338_DSC06647.jpg
                             Lê Bá Duy và Phù thủy gáo dừa
Mỗi ngày đâu chỉ một niềm vui
Mới sớm tinh sương cảm nhận rồi
Thi phú xuất thần trong mỗi lúc
Nguồn thơ dào dạt cứ nhân đôi
                         21.01.1008 / NTP

BIỂN YÊU

BIỂN YÊU
http://farm3.anhso.net/upload/20110404/10/o/anhso-101433_IMG0048A.jpg

Biển là nhân chứng tình yêu
Ngàn năm dào dạt sớm chiều vấn vương
Bâng khuâng một chữ vô thường
Lời ru man mát gió sương tháng ngày
Lạ gì một chút heo may
Chuồn bay thì bão sóng say bốn bề
Ô hay biển cũng mộng mơ!
Tình yêu muôn thuở câu thơ trăng rằm
07.12.2008/ NTP

CÙNG VNS TAP CHÍ VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI THĂM ĐẢO NHƠN CHÂU

CÙNG VNS TẠP CHÍ VNQĐ TRÊN ĐẢO NHƠN CHÂU

CÙNG VNS TẠP CHÍ VNQĐ TỪ NHƠN CHÂU TRỞ VỀ ĐẤT LIỀN

MỘT CHÚT CHO “THƠ TÌNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG”

MỘT CHÚT CHO “THƠ TÌNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG”
             Yêu thơ và đến với thơ thật vô tư và trong sáng. Vô tư vì bản thân đâu có thơ in trong tập, bởi chưa nắm bắt thông tin kịp thời. Và nếu có tham gia thì chắc gì thơ của mình được chọn đăng. Nhưng may mắn lại có tên trong bài thơ “ Nửa vầng trăng” của Lê Bá Duy viết tặng chị Phụng và anh HTT. Có phải là cơ duyên mà tác giả đã mời nhân vật sống đến với ngày hội lễ ra mắt tập Thơ tình duyên hải miền Trung hay không, hay là Thu Hồng- Nhà thơ ở Phú Yên nói qua điện thoại: Vào Tuy Hòa chơi nghe chị Phụng, em nhường tiêu chuẩn nghỉ ở khách sạn cho chị nghen!...
         Niềm vui cứ thế đợi chờ, rồi trưa thứ bảy đã đến. Cái nắng cuối xuân lúc này cũng khá gay gắt, hai gã tài xế Bá Duy và Văn Phương vững vàng tay lái tốc độ trung bình 40km/ giờ, nhưng anh Trần Viết Dũng sốt ruột còn bảo chạy như thế đến nơi khai mạc mất rồi, anh mạnh dạn thay tài. Chưa được ba giờ đồng hồ đã có mặt tại khách sạn Long Beach- 17 đường Độc Lập Tuy Hòa sớm hơn dự định sáu mươi phút, mặc dù trên từng cây số còn dừng lại nghỉ ngơi, các anh bật lửa hút thuốc cho đỡ cơn ghiền. Còn tôi chỉ là người ngồi sau, cái nắng cái gió đã có bác tài phía trước gánh hết, tha hồ thưởng ngọn màu xanh của rừng dừa hai bên đường như vói ra vẫy gọi,  xanh của biển trời ngàn năm không hề thay đổi, và trong tôi xanh lên những bỡ ngỡ lần đầu tiên đến với Tuy Hòa, những rạo rực đến với bạn bè thân yêu, đến với tình thơ xao xuyến quá đi thôi!

       Con đường Độc Lập chạy dài dọc theo bờ biển, đối diện là rừng dương chịu đựng nắng mưa theo mùa dào dạt vươn xanh, trên mỗi gương mặt rạng rỡ và nhất là đôi mắt đưa tìm người thơ với nhau nơi tiền sảnh của khách sạn Long Beach lúc này không ngớt rộn rã, những cái tay bắt tay áp thân thiện không rời. Lễ ra mắt giới thiệu tập Thơ tình duyên hải miền Trung đúng thời gian quy định, tôi yêu thích thơ mà lại thơ tình thì không thể thiếu trong đời sống tâm hồn của các thi sĩ. Một số tác giả được đọc thơ là đại diện cho mỗi tỉnh duyên hải miền Trung. Tôi lại thèm nhìn chút: Mưa bụi ở Bồng Sơn của Thanh Xuân ở Quy Nhơn sao mà dễ thương đến lạ trong hai khổ thơ cuối:
Sau lưng phố phường rộn rã
Cánh đồng kể chuyện ngày mai
Mồ hôi nẩy mầm xanh lúa
Em gánh nụ cười trên vai.
Mùa đông tôi làm khách lạ
Thế rồi “ chết cứng”…Bồng Sơn
Mơ mình tan trong mưa bụi
Lâu dần thấm đất Hoài Nhơn
.
         Rồi lại một Trần Viết Dũng ở Tây Sơn cũng thật bất ngờ đến với ngày thơ không phải là bài được chọn đăng trong tập, nhưng thật xúc động chân tình nhớ nhung khi một lần về Tuy Hòa:
 MẮT TUY HÒA
Bây giờ có lẽ ta chờ
Em xa có lẽ bây giờ cũng mong
Một bờ trải một bến sông
Một con đường đẫm sương đồng ướt mi
Dễ gì buồn bỏ ta đi
Và em thơ dại dễ gì yên vui
Hiên phơi áo cũ ngậm ngùi
Trăm con chim nhỏ tới lui chia buồn
(Trần Viết Dũng)
     …Và còn thật nhiều bài thơ tình được đọc hôm đó tôi cũng đã nhớ hết, mỗi bài thơ là một sắc hương nồng nàn đằm thắm trong tình yêu có ngọt ngào, đắm say, mơ mộng,... Mà đêm nay ở Tuy Hòa trăng mười bốn tròn lắm rồi nhưng“ Nửa vầng trăng” của Lê Bá Duy gợi lại kỉ niệm khó quên với nhà văn HTT những tháng ngày về thăm Bình Định: “ Mai này khuyết nửa vầng trăng/ Vắng anh nỗi nhớ vết hằn thời gian” để lại trong tôi những cảm xúc không nguôi. Đêm Tuy Hòa, đêm giao lưu thơ nhạc ngoài kế hoạch của ban tổ chức cũng ấm áp khi có MC- nhà thơ, nhà giáo Trần Hà Nam linh động cho các bạn tự giới thiệu về mình và đọc những bài thơ yêu thích. Hấp dẫn nhất là trong cuộc chơi ai vi phạm phải nộp phạt một trăm ngàn đồng với điều kiện khi bạn đang đọc thơ hay đang hát lại chen ngang vào. Thế là tôi lại là người đầu tiên mở hàng bỏ vào quỹ chung trong tiệc rượu Bàu đá dễ thương chưa từng có từ trước đến nay. Mỗi người tham dự đêm thơ giao lưu sẽ đọc một bài tâm đắc nhất, và  rất tiếc tôi chưa thể là học trò Lê Quý Đôn để uống hết thơ tình của đêm trăng ngà ngc du yêu này, và thật ấn tượng với giọng hát tuồng rất điêu luyện của Trần Hoa Khá hai câu trong “ Hộ Sanh đàn” của Đào Tấn: “ Lao xao sóng vỗ ngọn tùng/ gian nan là nợ anh hùng phải vay”. Thơ nhạc dưới ánh trăng vừa tàn, thơ nhạc vào trong phòng nghỉ ở khách sạn đến hơn hai giờ sáng, mặc dù cửa phòng đóng kín mà tiếng đàn của Lê Trọng Nghĩa cứ thánh thót vang xa, vang xa…
       
Một chút cho
      Chiếc cầu Đà Rằng là nơi gặp gỡ chia tay của chúng tôi với Tuy Hòa, Phú Yên. Nước trong xanh bình yên lặng lẽ đổ ra biển nói gì với gió khơi với con sóng muôn trùng ngoài xa kia?! Đoạn đường trở về cũng bằng đoạn đường lúc ra đi, mặc dù có thêm Hoa Khá và Lê Ân tháp tùng, cà phê võng đong đưa cứ luyến lưu bước chân thi sĩ: Nhưng không thể… Tuy Hòa ơi xanh lắm!
                                          18.4.2010/ Nguyễn Thị Phụng.
                        

THẢ DIỀU CHIỀU QUÊ

TẶNG CÁC CHÁU CƯỜNG, NGÂN, LÂM, THIÊN,...YÊU THƯƠNG.