Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

HỌC MỘT SÀNG KHÔN

HỌC MỘT SÀNG KHÔN(Đọc Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai, NXB Hải Phòng- 2010
                    của Hoàng Trọng Thắng- Lâm An)      

        Tôi rất quý những người đến với văn chương là cái nghề, cái nghiệp riêng cho mình. Lại dành những trang viết cho thiếu nhi. Phải chăng họ đặt những ước mơ khát vọng về thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Từ những năm trước của thế kỉ XX và cho đến thập niên của thế kỉ XXI này thì số lượng nhà văn viết cho thiếu nhi như Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Ma Văn Kháng, Định Hải, Trần Hoài Dương, Phan Thị Thanh Nhàn,… thì … “số lượng thì dù có khá như của anh Nguyễn Nhật Ánh thì cũng như “muối bỏ biển” so với số lượng trên 15 triệu học sinh cả nước (Nhà văn LÊ PHƯƠNG LIÊN (Trưởng ban Văn học thiếu nhi - Hội Nhà văn Việt Nam)”. Có lẽ tuổi thơ ngày xưa của các nhà văn nhà thơ chúng ta khác với tuổi thơ ngày nay của các em quá. Chính vì vậy “đề tài”dành cho lứa tuổi thiếu niên chưa kích thích trí tò mò của các em lắm. Bên cạnh những tác phẩm viết về đời sống tâm hồn của tuổi mới lớn thường ngày, ta còn rất nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn về các loài vật đến truyện đồng thoại như Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài rất hấp dẫn lứa tuổi thiếu nhi. Mà hầu hết tác giả viết cho Thiếu nhi là người lớn tuổi. Có thể kể đến“ Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai”( Nhà xuất bản Hải Phòng, 2010) của Hoàng Trọng Thắng- Lâm An là tập truyện ngắn giáo dục đạo đức dành cho thiếu nhi phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em.
alt
          Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai được viết theo trình tự thời gian kể từ khi cô bé Ong Mai rời tổ ấm, nó hớn ha hớn hở reo vui: “Tôi bay, bay được rồi! Ôi, tôi đang bay. Thật là thích!”. Thế giới tự nhiên bên ngoài vô cùng hấp dẫn thu hút sự đam mê quên cả lời nhắc nhở của cô Ong Mật: “…Nhưng em bay chậm thôi, nếu không tôi bị tụt lại dằng sau mât, vả lại bay như thế này em không thể quan sát được những vùng em đã đi qua, nó rất cần cho em khi tìm đường về đấy!” Và đúng như lời Ong Mật, Ong Mai mãi miết trên đường bay của mình, đầu tiên gặp Bọ Rầy, dòng họ cánh cam tốt bụng, gặp Ong Đất Giang thân hình có màu xanh như kim loại, gặp Chuồn Chuồn Voi dòng họ cánh gân, gặp Bọ Hung Cúc đang buồn vì xa bạn, gặp Châu Chấu loài vật thích hoạt động, gặp Được Ruồi Phúc nghe kể về cuộc phiêu lưu khám phá của con người: “ Cậu có muốn biết về lòng kiên nhẫn của con người không?... Nhưng với tôi, một trái tim cao thượng có cần đâu một sự khen thưởng”. Rồi cho đến khi Ong Mai vào nhà người bị sa lưới Nhện: “…Nó gào , nó vo ve ầm ĩ, nó kêu cứu, không biết là kêu ai. Càng vùng vẫy càng xoắn vào trong lưới…Nó trông thấy gần đó, dưới cái lá to, chính là một con nhện. Một nỗi kinh hãi khó tả khi thấy con quái vật nép mình nghiêm chỉnh, với vẻ bất động đầy đe dọa. Nhện nhìn Mai chằm chằm bằng đôi mắt long lanh, dữ tợn, với thái độ kiên nhẫn, tinh ranh, đọc ác đến lạnh lùng” và khi đến lúc cái chết gần kề, được Bọ Hung cứu giải thoát và lòng biết ơn sâu sắc: “ Tôi không bao giờ quên cậu. Suốt đời tôi không bao giờ quên” Còn Nhện uất ức rên rỉ mãi về sự bất công ở đời khi bị Bọ Hung tuyên bố thẳng thắn: “Nếu mụ còn một lời xúc phạm, tôi sẽ xé tan cái lưới của mụ”. Tiếp tục hành trình cuộc phiêu lưu, Ong Mai gặp Bọ Xít lại có tính thích sống một mình, còn Bướm Phổ Lí lại có đôi cánh đẹp nhờ sự hóa thân từ một loài sâu bọ, câu chuyện thật thú vị giữa Ong Mai và Bướm Phổ Lí:
        “- Cậu bay lên xem nào!
           – Mình phải bay ư?
           

           - Ồ, không! Tớ chỉ muốn xem đôi cánh mỏng và trắng của cậu bay lượn trên bầu trời xanh. Nếu sau này tớ muốn gặp cậu thì biết tìm ở đâu?
           – Tớ không có nơi ở cố định. Chỉ từ khi tớ thành bướm thì cuộc đời tớ mới thực sự tốt đẹp. Ngày xưa khi tớ còn là một con sâu, con người không hề thích sự có mặt của tớ vì họ sợ tớ ăn mất bắp cải của họ.
           - Cậu vừa nói gì vậy? Mai ngạc nhiên.
           - Trước đây tớ từng là một con sâu. Phổ Lí trả lời…. khi nó còn là một con sâu, rồi một ngày nó tự dệt cái bao màu nâu bao kín mình, người ta gọi đó là cái kén. Vài tuần sau đó tớ thức dậy sau giấc ngủ dài. Tớ đục cái bao chui ra. Không thể nào tả nổi cảm giác vui sướng của tớ sau một thời gian dài bỗng thấy lại ánh nắng mặt trời, tớ như ngất đi. Trong đời chưa bao giờ tim tớ đập mạnh như thế
”.

         Cứ thế từng ngày, từng ngày Ong Mai còn gặp cả bác mọt Đỗ Linh, chim Gõ Kiến, gặp bác nhện Hạ Nhỉ Ban mất một chân nguyên nhân do tìm đám muỗi mà xảy ra tai nạn: “… Tôi tiến lại gần cái đèn, rồi nấp kĩ sau cái chai, mọi việc rất thuận lợi. Nhưng tôi vừa ló ra khỏi mặt kính thì ông ta ngước mắt nhìn lên và tóm lấy tôi. Vừa cầm một chân của tôi giơ lên, ông ta vừa ngoác miệng cười như thích thú cái trò này lắm… Cháu nghĩ xem hoàn cảnh tôi lúc này rất nguy khốn. Ai thích thú gì khi bị treo ngược trước cặp mắt to gấp gần hai mươi lần mình. Mỗi cái răng trắng toát lấp lánh trong miệng ông ta cũng to đấp đôi thân tôi. Nhưng mà, ơn trời! Chân tôi bị đứt ra. Ai biết được điều gì sẽ xảy ra nếu cái chân tôi còn dính vào người. Vừa rơi xuống tôi liền chạy thục mạng bằng những cái chân còn lại. Khi đã an toàn nấp sau cái chai, tôi quyền rủa ông ta bằng những lời khủng khiếp nhất. Tôi thấy ông ta đặt cái chân tôi trên một tờ giấy trắng và chăm chú nhìn nó đang ngọ nguậy. Nhưng cái chân tôi không chạy được vì không có tôi”.
         Thú vị nhất là trong cách kể khi Ong Mai gặp Muỗi, Muỗi phân trần: “… dĩ nhiên tôi có thể đốt xuyên qua lớp vỏ nhưng thường là không tới da. Bạn dốt quá mức. Bạn tưởng con người tốt ư? Chưa bao giờ tôi thấy người nào tự nguyện cho tôi một giọt máu nhỏ
         Trong cách kể chuyện của tác giả, Ong Mai vẫn là loài vật hiền từ nên luôn được gặp những người bạn tốt, thế giới quanh nó có ông mặt trời rực rỡ ấm áp là ban ngày, có cô mặt trăng dịu hiền mát mẻ là ban đêm. Ong Mai cảm nhận thế giới xung quanh bằng tiếng hát du dương của những chú dế ngợi ca đêm mùa hè đẹp đẽ, nó lại thích phong cảnh hơn gấp nhiều lần khi gặp nhà thơ Bọ Rùa Lỗ Y bảy chấm khi nghe bạn tâm sự: “Tôi sống bằng mặt trời, bằng sự bình yên của ban ngày và bằng tình yêu của con người” và đọc thơ miêu tả Ngón tay của con người: “…Một bên cử động dễ dàng/ Một bên tóm chặt họ hàng nhà tôi”.
         Ong Mai mãi mê về thế giới xung quanh, không ngờ “ Ôi, ngày hôm đó bắt đầu rất vui nhưng kết thúc thì thật là khủng khiếp!” Nó sa vào pháo đài của bọn ăn cướp Ong Bầu, nó nhìn rõ những bức tường màu nâu trong màu lá xanh và cảm thấy như tim ngừng đập, rồi bị tóm mạnh ở gáy, đau tưởng như gãy cổ. Ong Mai nhận ra chúng chính là kẻ thù của mình, nó tìm cách thoát thân và quay trở về tổ mình. Nơi đã bao ngày xa cách. Nó đã trở thành bạn của Ong Chúa khi sau trận đánh xảy ra giữa Ong Mật và Ong Bầu.
        Đọc Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai , chúng ta không chỉ khám phá sinh hoạt thế giới loài ong vô cùng phong phú, thần đoàn kết mạnh mẽ, biết bảo vệ yêu thương đồng loại sẽ làm nên chiến thắng, và không bao giờ quên nguồn cội của mình, cho dù ở phương trời xa ngái nào kia. Tác giả còn cho ta biết thêm về thế giới côn trùng mỗi loài có những đặc điểm riêng thật thú vị biết chừng nào. Cách kể chuyện hấp dẫn, gợi trí tò mò phù hợp với tuổi thơ. Không một khuyên nhắc nhở, bản thân Ong Mai tự rút ra những cảm xúc yêu thương, nhận biết đâu là bạn tốt gần gũi sẻ chia, đâu là kẻ thù cần cảnh giác đề phòng. Quả thật có đi một ngày đàng mới học được một sàng khôn. Nhưng nếu nói như thế không phải là các em muốn tự do làm gì cũng được, tùy tiện trong sinh hoạt của mình, hãy biết lắng nghe lời khuyên dạy của người lớn, biết sống chan hòa yêu thương giúp đỡ, nhường nhịn nhau trong cuộc sống thường ngày. Ta hãy nghe Lời giới thiệu của tác giả ở trang đầu tập truyện: “…Trên bước đường khám phá đầy kì thú của mình, Ong Mai cũng phải trải qua rất nhiều nguy hiểm, có lúc tưởng như đối đầu với cái chết. Nhưng rồi tất cả cũng qua đi, Ong Mai được bình yên trở về với quê hương trong sự thương yêu quý trọng của mọi người. Để đạt được điều đó, Ong Mai đã rất khôn khéo trong đối nhân xử thế, đã rèn luyện và đấu tranh rất dũng cảm. Ong Mai thực sự đã trưởng thành trên chính đôi chân của mình. Hi vọng rằng tập truyện mang lại cho các em nhiều bất ngờ thú vị, bổ sung được nhiều kiến thứ cần thiết cho quá trình học tập và rèn luyện nhân cách sống”. Nhưng Hoàng Trọng Thắng đâu phải nhà văn, anh là cán bộ tập kết ra Bắc,  là kĩ sư điện hóa, anh từng là giám đốc nhà máy Ắc-quy Tia Sáng ở Hải Phòng nhiều năm giữ lá cờ đầu trong nền công nghiệp nặng của thành phố cảng, đã xuất bản: Hương quê hương( thơ),Muối của đời(thơ), Bam Bi trong rừng(truyện dịch), Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai( truyện đồng tác giả). Và chính trái tim yêu thương chân tình, quan tâm với con em của mình đã đưa anh đến với văn học viết về thiếu nhi thành công như vậy.  
                                                       11.01.2012/ Nguyễn Thị Phụng.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

NGỌT NGÀO NHƯ TIẾNG MẸ RU

NGỌT NGÀO NHƯ TIẾNG MẸ RU(Đọc GIÓ THỔI TỪ ĐÔNG YÊN, thơ Vạn Lộc- NXB Văn học. 2011)
alt


           Nào phải tình cờ, thật là “hữu duyên” khi tôi đến dự ngày ra mắt Hội thơ Lục bát Việt Nam thuộc khu vực miền Trung- Tây nguyên và giới thiệu tập thơ Lục bát Việt Nam tập 1 tại Đà Nẵng. Đâu còn bỡ ngỡ với lời chào thăm hỏi đầu tiên chính là Vạn Lộc, tác giả các tập thơ: Chút riêng tư(1997), Vòng tay mẹ(2000), Nắng chiều(2002), Hạt bụi(2004) và trên tay tôi đang cầm tập “ Gió thổi từ Đông Yên” ( Nhà xuất bản Văn học-2011) của chị nữa.
          Cũng như các nhà thơ nữ Việt Nam, sự chân tình của chị được xuất phát từ trái tim vốn nhạy cảm và tinh tế trong đời sống, sinh hoạt thường ngày. Với 69 bài thơ trong tập “Gió thổi từ Đông Yên” là 69 những cảm xúc yêu thương tự đáy lòng cất thành lời thơ ngọt ngào như tiếng mẹ ru nồng ấm giữa đêm đông giá rét. Và tôi hiểu vì sao chị chọn tên bài thơ Gió thổi từ Đông Yên làm tựa đề cho tập thơ thứ năm của mình. Làm thế nào quên được làng quê Đông Yên ở Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam là nơi chị cất tiếng khóc chào đời, có dòng Thu Bồn bốn mùa ăm ắp nước đổ ra Cửa Hàn, Cửa Đại, có tháp Mỹ Sơn sừng sững giữa trời, và có biết bao kỉ niệm không nguôi cho người đi xa “ Qua bao miền phiêu bạt/ Hồn vẫn hoài cố hương”(Gió thổi từ Đông Yên). Rồi đến khi “ Bỏ áo nữ sinh mang áo chợ/ Tháng ngày mòn mỏi tuổi xuân tươi” cũng vì chịu thương chịu khó tảo tần của người phụ nữ: “ Những muốn cho chồng con hạnh phúc/ Gian lao cực khổ kể chi mình!”( Chợ Cồn), không tránh khỏi ngậm ngùi cho thân phận người phụ nữ Việt Nam xưa nay “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông”(Trần Tế Xương). Nhưng chị vẫn dành những giây phút nhớ về Phố Hội Trăng Xưa:
                  “ Theo bước đường trăng về Cẩm Thanh
                    Trăng đùa với sóng biển long lanh
                    Đêm nào trăng biển vui hai đứa
                    Chừ chỉ mình em bước độc hành

       Bởi “ Còn đâu bến hẹn sớm trưa/ Còn đâu lắt lẻo đò đưa hẹn chờ…”( Nhớ quê). Nỗi nhớ dâng trào, chị trở về Đông Yên mong được Thăm Vườn Mẹ:
                    “Con về thăm khu vườn mẹ
                    Nắng tàn le lói ngọn tre già
                    Giàn trầu úa, hàng cau chừ đã cỗi
                    Hoàng hôn đâu dáng mẹ vào ra


        Không khỏi xúc động bùi ngùi trong tứ thơ mà chị Vạn Lộc chọn không gian nghệ thuật: khu vườn, ngọn tre già, giàn trầu úa, hàng cau cằn cỗi và nhất là thời điểm nắng tàn le lói, bóng “hoàng hôn đâu dáng mẹ vào ra”. Đau đáu những mất mác lớn lao rồi những trăn trở tiếp nối: “Ngày xưa mong cha đi vắng/ Cho mình trốn học đi chơi/ Bây giờ nhìn lên di ảnh/ Gọi cha về, cha chẳng “ơi”!”(Nhớ cha). Đến lúc chị được làm mẹ, như bao người mẹ khác, dạt dào những niềm vui khi con trưởng thành trên bước đường công danh sự nghiệp, nhưng có biết đâu ở quê nhà người mẹ mỏi mòn ngong ngóng: “Tàu đã ngưng, hành khách bước ra ga/ Mẹ cứ ngỡ con trở về thăm mẹ/ Tàu lại đi, sân ga chiều vắng vẻ/ Mẹ lặng buồn như lúc tiễn con đi”(Mong). Vạn Lộc làm thơ không chỉ gởi gắm sẻ chia buồn vui trong gia đình, ý thức trách nhiệm, thủy chung mà còn có cái nhìn nhân sinh khách quan:
                     “Nàng ơi, hóa đá làm chi?
                      Thân dù hóa đá người đi chẳng còn
                      Sao nàng không nghĩ thương con
                      Trẻ thơ hóa đá mỏi mòn vì đâu.
”(Hồn vọng phu)

           “Trẻ thơ hóa đá mỏi mòn vì đâu.” Ngỡ như là thắc mắc, nhưng vẫn là câu tâm tình như lời nhắc nhở cảm thông, cũng là cách nhìn mới mà trước đây văn học chỉ tập trung ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ quê mình. Làm sao nói hết tấm lòng của nhà thơ Vạn Lộc rất mực sẻ chia thân phận về những “ Mảnh đời của riêng em”, “ Nào ai thương ai tiếc”: “ Ôi nụ hoa, nụ hoa/ Không cành râm nương phận/ Loài cây nào thụ phấn/ Đã sinh ra sinh ra…giữa dòng người sang cả/ Một em bé không nhà” (Đường vào sân ga). Hay một “Tiếng rao” của người bán hàng rong cũng làm chạnh lòng ngõ vắng đêm đông. Với “Những điều trông thấy” đã in đậm vào tấm lòng nhà thơ nhân hậu, dù trên mọi bước đường ta đi đâu chỉ là sắc hương ngập lối, có lúc bằng phắng, có lúc gập ghềnh. Náo nức hướng về phía trước xa kia rồi chiều tà bất chợt lủi thủi một mình vẫn khát khao tình mẫu tử: “Ông lão xuôi tay nằm dài trên chõng/ Giây phút cuối cùng sắp sửa tàn hơi/ Trong thoán chốc chợt thấy mình bé bỏng/ Ông thều thào cất tiếng gọi mẹ ơi” (Gọi mẹ). Làm cho tôi nhớ đến nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nói: “ Người đọc tìm đến nhà thơ là để hỏi đến một cách sống. Không phải chỉ hỏi lí tưởng như với một nhà triết học, mà hỏi cả cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ, cách giận, cách ghét như với một người yêu. Không lấy làm lạ là người ta rất tò mò với đời sống riêng của các nhà thi sĩ. Không lấy làm lạ là trong thơ, yếu tố đầu tiên người ta đòi hỏi là sự chân thành …” Và ta đã học ở Nhà thơ “ Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm/ Rượu hồng đào chưa ngẫm đã say” ấy cái đa tình đa mang về một cách sống, về sự chân thành để làm nên tài sản vô giá những tấm lòng nhân hậu vị tha của một con người.
           Trái tim thi sĩ sao lớn thế, tình mênh mông như sông như suối đêm ngày đổ ra biển cả chẳng nề hà công sức chút nào. Hay trời sinh ra Vạn Lộc ngẫm “Những điều trông thấy”ấy để mở rộng bàn tay sẻ chia dìu dắt nhau vượt qua dâu bể cuộc đời. Ta còn thấy trong thơ chị một phần nữa không thể thiếu, dù ở lứa tuổi nào thì tình yêu “em”- “anh” mãi bất tận. Chị bộc bạch những nỗi niềm: “Nông sâu tình biển, tàu đâu biết/ Em héo hon anh vẫn hững hờ!” rồi thầm trách:
                           Sóng biển bạc đầu bởi nhớ thương
                           Em chừ thương nhớ tóc pha sương
                           Anh có vô tình như tàu ấy
                           Đi bốn phương mà quên một phương
(Em và biển) 

          “Bốn phương” của bốn hướng đông, tây, nam, bắc. Còn “Bốn mùa”(tr.20) trong năm tách bạch xoay vần, vẻ đẹp của đóa hồng kia nào có vô tư: “Nụ hồng tươi vươn khoe trong nắng/ Ngờ đâu xuân sắp sửa đi qua”. Bởi nhân vật trữ tình “em” trong Gió thổi từ Đông Yên luôn là bến đợi, bến chờ, giữa không gian vắng vẻ tự ví mình: Em với chiếc cầu ấy/ Quay quắc vì nhớ thương”(Thư gởi đi xa) chợt thi sĩ chạnh lòng: “Mây xa về, mây giăng buồn nẻo phố/ Biển thưa người khi chiều về lộng gió/ Anh đi rồi! Ai sưởi ấm ngày đông…”(Bốn mùa). Dấu chấm lửng kết đoạn kết thúc bài một nỗi buồn trống vắng đơn côi quá! Dẫu tính bình quân đời người chỉ được ba trăm sáu mươi lăm ngàn ngày, cộng thêm sáu trăm giờ nữa. Chị luyến tiếc: “Hôm qua lá níu tay cành/ Sáng nay lá đã vội đành lìa cây/Đời vui được bấy nhiêu ngày/ Biếc xanh mới đó mà nay úa vàng /  Tan rồi hợp, hợp rồi tan/ Sắc không, không sắc mang mang nỗi đời”(Lá) Chị hài hước nhưng thật đau lòng khi tình yêu đôi lứa là “Trận bóng”(Tr.34) mà “em” vốn yếu đuối khờ dại sao giữ được khung thành? “Em” đã thua cuộc ngay từ vòng sơ kết, còn anh thì “ Động tác giả, anh lừa banh đá chéo/ Có lúc chơi tay có lúc chơi đầu” Đọc đến đây tôi tôi ngỡ trong tâm hồn nữ sĩ Vạn Lộc vẫn có chút lãng mạn Hồ Xuân Hương, chút thật Thị Màu. Và kết thúc trận bóng: “ Cúp tình yêu anh hân hoan đón nhận/ Em bỏ đi khỏi sân bóng bơ phờ/ Nước mắt mồ hôi lăn tròn trên má/ Khán giả trận cầu là tiếng khóc trẻ thơ”. Đề tài tình yêu với chị cũng như những nhà thơ khác phong phú và hấp dẫn vô cùng, nhưng gói gọn trong Gió thổi từ ĐôngYên có rất nhiều những tứ thơ bốn câu ý hàm xúc như là sự thể nghiệm từ trong đời sống thường ngày:
                    “Anh nghiêm khắc như thể thơ Đường Luật
                     Em nói chi cũng lạc điệu sai vần
                     Niêm không đúng và trắc bằng lẫn lộn
                     Nên tình mình hai vế đối không cân
”( Em và thơ Đường luật)

        “Em nói chi cũng lạc điệu sai vần”. Đó cũng là một thực tế trong một số gia đình không sao tránh khỏi cái tính “nam quyền” hay “phu xướng phụ tùy” của những đấng “mày râu” áp đặt, lại thương cho những phụ nữ nhẫn nại chịu đựng gánh nặng thiệt thòi  nào dám đấu tranh. Mà muốn đấu tranh cũng khó khăn lắm! Thời gian của chị Vạn Lộc là tiếng tích tắc của “ Chiếc đồng hồ” (tr.16) treo tường cần mẫn siêng năng, là “Tấm lịch”(tr.69) nhắc nhở gìn giữ và nâng niu trước sau như một: “Em sinh ra thật bình thường/ Tấm thân mỏng mang chỉ đường thời gian/ Quý yêu từ thuở xuân sang/ Đông về còn cái thân tàn ai thương”. Hay chuyện : “con vàng và con vện/ Đùa giỡn ở sân sau/ chủ nhà cho chiếc bánh/ chúng gầm gừ cắn nhau”(Vàng và vện) cũng chỉ vì tranh phần “cơm áo gạo tiền” mà mất tình anh em bè bạn đã có tự bao giờ. Còn tình thơ của chị là “ Nhớ Bùi Giáng”(tr.11): “Kiếp sau trở lại với đời/ Liệu người còn có rong chơi phiêu bồng”, nhớ Nguyễn Du: “Tâm tư vọng lại mấy lời/ Cảm thông qua những cuộc đời khổ đau” (Ngày xuân đọc Tiểu Thanh ký nhớ Nguyễn Du). Song hành với thời gian là khoảng không gian của “Nắng chiều” (tr.21): Nắng chiều mau héo úa/ tình chiều lại thiết tha/ Ngày mai nắng có đẹp/ Ta chỉ còn hôm qua”, của: “Giữa hoàng hôn”(tr.26); “Ta tìm ta giữa hoàng hôn/ con tim mòn mỏi vẫn còn thơ ngây/ Tóc râm chân yếu tay gầy/ Nhìn đâu mắt cung giăng đầy khói sương”, của “Trăng và bóng”(tr.40): “Dưới dòng sông xanh biếc/ Một bóng trăng đơn côi/ Từ trên cao nhìn xuống/ Trăng tưởng mình đủ đôi”…
       Thơ Vạn Lộc không gò bó trong từng từ ngữ, thể loại, cảm xúc trào dâng theo câu chữ thành tứ thơ, cô đúc trong những bài tứ tuyệt có sức khái quát cao, ngay cả đầu đề chỉ cần một âm tiết như bài “Lá”, “Khờ”, “Nếu” “ Mong”, “Sông”,…; hai âm tiết “ Chân lý”, “Tự do”,… là đủ nói hết cái tình sâu nặng chị gởi gắm. Nhà thơ kiệm con chữ như kiệm thời gian cho mình, cho người đọc, để còn làm thêm những việc hữu ích cho đất nước, xã hội nữa kia. Đọc Gió thổi từ Đông Yên ta thấy ấm lòng hơn được cùng chị sẻ chia, nhắc nhở, gìn giữ và trân trọng cái đẹp dù ở trong hoàn cảnh nào thì thơ ca là tiếng nói chân tình của thi sĩ với cái nhìn sáng tạo, nên mỗi sự việc từ đâu đó ngoài đời đã lập ý thành cái tứ trong mỗi bài thơ. Đó chính là giá trị nhân văn mà chị Vạn Lộc đã làm nên tác phẩm cho mình. Đọc thơ còn là một nhu cầu cần thiết không thể thiếu vì nó chính là văn hóa tinh thần cần được bồi dưỡng tâm hồn trí tuệ như cái ăn, cái mặc thường ngày của mọi người. Gió thổi từ Đông Yên hòa chung dòng chảy cùng các nhà thơ nữ trăm miền, góp phần làm nên diện mạo văn học Việt Nam phong phú đa dạng.

10.01.2012/ Nguyễn Thị Phụng

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

hotinhtam | gởi Phụng

. hotinhtam | gởi Phụng | 08/01/2012 15:02
hotinhtam
Chà chà... Lại giống Lão Dzu Già rồi. Lão Dzu cũng có truyện ngắn "Khoảng không cuộc đời", viết năm 2007.
Mùa đông bên bờ sông Công thon thót gọi mời một vòng tay xiết. Tôi với cô bé của tôi ngồi trong góc khuất trần thế. Cả hai lạc giữa thời gian vô cùng vô tận. Màn đêm phủ xuống tấm khăn voan của mộng mơ và khát vọng. Sông Công ơ hờ, chập chờn, vô cảm. Bầu tinh vân lạnh lẻo như sắp rơi òa xuống.
Năm ấy tôi cũng 54 tuổi. Độc thân với cây đàn ghi ta, trong một ngôi nhà thèo lảnh dưới chân ngọn đồi bát úp. Người đàn bà của tôi đã phiêu dạt nơi nào. Đứa con gái bé bỏng của tôi cũng phiêu dạt nơi nào. Họ bỏ tôi ra đi đã mười năm. Mười năm của trống vắng. Mười năm của đớn đau vật vả. Tất cả là vì tôi. Vì cây đàn của tôi. Vì những giờ lên lớp bằng thơ và nhạc của tôi. Ngoài tất cả những thứ đó, tôi không biết làm gì. Oái oăm thế. Người đàn bà của tôi đã đến với tôi vì tất cả những thứ đó, rồi giũ áo bỏ đi cũng vì tất cả những thứ đó. Nàng đã quá thừa mứa những cung bậc của vòng tay xiết. Nàng đã quá thừa mứa những giai điệu thăng trầm của đói khổ. Ngọt ngào hát ư? Hát thì vạt đâu ra đồ đạc trong nhà. Ngọt ngào ru ư? Ru thì làm gì ra tiền ra gạo. “Con cò gánh gạo bờ sông”. Dưới chân ruộng trước nhà tôi có con cò mồ côi. Chẳng biết trống mái, cái đực ra sao; chỉ biết nó đơn côi như một dấu chấm, trắng toát nỗi đau đời. Càng đau hơn khi nó ủ rủ gục đầu trong mưa rào tháng hạ. Ngày qua ngày, tháng cũng theo nhau, đi ngang qua sự trống vắng lạnh lùng của con cò đơn độc ấy. Tôi với nó hợp thành hai dấu chấm song song. Tôi là dấu chấm ở trên. Nó là dấu chấm ở dưới. Chúng tôi mở ra những dòng chảy của ngôn từ và giai điệu. “Ta ở trong nhau suốt cuộc đời chẳng biết, nụ hôn nồng nàn rướm máu buồn vui”.
alt
con gái anh dễ thương không?
hotinhtam | gởi nguyenthiphung | 08/01/2012 17:19
hotinhtam
Hôm nay Lão Già Dzu vào gởi hình cho Phụng đỡ trống vắng nè.
alt


alt



alt



alt



alt


gởi lời chúc sức khỏe Chị Trướng nhen

alt


cứ đến với bạn bè thì khoảng trống vắng trong đời sẽ được lấp đầy

7. hotinhtam | gởi Phụng | 08/01/2012 17:24
hotinhtam
Chào Phụng.

Nhận tiếp hình cho đỡ trống vắng nhen.
Mùa đông sắp qua rồi.
alt


alt



alt



alt



alt



alt

 hotinhtam | gởi Phụng | 08/01/2012 17:28 hotinhtam
Dzu gởi tiếp hình nhen.
Nếu thích thì save lại mà làm video clip.

alt


alt


phải yêu đời như chị Trướng vầy nè


alt

và cũng phải thường tìm đến bạn thơ để trò chuyện


alt

cả bạn bè đồng nghiệp nữa


9. hotinhtam | Dzu bổ sung ảnh | 08/01/2012 17:36
hotinhtam
gởi tiếp hình cho cô giáo nè.
chịu khó ngồi xem nhen.

alt


alt



alt



alt



alt



alt



alt

. hotinhtam | gởi Phụng | 08/01/2012 17:43 hotinhtam
Cô giáo xa nhớ ơi, sắp Tết rồi đó. Chừng hai chàng trai từ Sài Gòn về tới thì tha hồ mà vui. Và phải nhớ leo lên núi Huỳnh Mai thắp hương đấy. Khi về qua cầu Trường Úc nhớ đọc câu này:

Bao giờ Trường Úc hết vôi
Thì em hết đứng hết ngồi với anh

Vui nhen.

alt

alt


alt


alt


alt


nhớ sông Côn quá

alt


VUI VUI VUI = VUI VUI VUI
 nguyenthiphung | @anhhotinhtam! | 08/01/2012 21:22 nguyenthiphung
Được có anh bên cạnh lúc này cho em tha hồ mà cười to hơn nữa, cảm ơn anh thiệt nhiều. Còn em đứng bên dòng sông Gò Bồi trước nhà lưu niệm nhà thơ XD.
Chúc anh vui vui vui

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

GÓC NHÌN VỀ THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM

                GÓC NHÌN VỀ THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM 
         Tôi yêu lời ru của bà, của mẹ: “Con khôn cha mẹ nào răn / Ngẫm trông trái bưởi ai lăn nó tròn”. Lớn lên một chút, đến trường tôi thuộc những bài ca dao mà thầy cô giáo đã dạy. Tất cả với tôi đều gần gũi thân thương lắm. Bởi đó là văn chương bình dân. Văn chương bình dân là di sản quý cho ta gìn giữ và trân trọng, còn là cơ sở ban đầu khơi nguồn cảm hứng cho cá nhân bộc bạch những vui buồn trong cuộc sống của mình. Cách viết theo ca dao thường gọi là thể thơ lục bát truyền thống.
         Trên đà phát triển của xã hội, thì văn học Việt Nam nói chung và thể thơ lục bát nói riêng vẫn giữ được hồn cốt của mình. Chính vì thế mà Hội thơ Lục bát Việt Nam đã tổ chức giới thiệu tác phẩm đầu tiên: Thơ Lục bát Việt Nam tập 1, của nhà xuất bản Văn học, quý IV- 2011 tại thành phố Đà Nẵng. Có lẽ đây là lần đầu tiên những người Bình Định chúng tôi náo nức có mặt tại địa điểm Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh 155 Phan Chu Trinh Đà Nẵng. Trong bộ áo dài truyền thống, nhà thơ Lê Anh Dũng, MC chương trình  bào chữa khi chiếc áo dài gấm vàng chưa được là phẳng phiu, anh giải thích với lí do “
Áo xưa dù nhàu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau” ( Trịnh Công Sơn). Sách vừa in xong là khu vực miền Trung và Tây nguyên làm nhiệm vụ đầu tiên ra mắt bạn đọc. Điều đó cũng đúng thôi. Bởi dọc theo bờ biển Việt Nam, khu vực miền Trung là nơi nắng đổ mưa tuôn theo mùa, vị trí địa hình dốc  hẹp, người dân quê tôi tháng năm cần mẫn chịu đựng gió sương, chân lấm tay bùn và từ trong lao động thơ ca cất lên không một lời than thở: “ Gió đưa cây cải về trời/ Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”. Rồi niềm tự hào: “Ai về Bình Định mà nghe/ Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam ”. Đó là ca dao từ trong di sản, đến những câu ca dao truyền miệng rất mực hài hước mà người dẫn chương trình đã khắc sâu: “ Tiếng đồn ở đất Quảng Đà/ Mất mùa thuốc lá chết ba vạn người/ Quảng Ngãi nghe vậy mắc cười/ Trượt khói thuốc là chết mười Quảng Nam
” Cách vận dụng thơ lục bát vào trong đời sống thường ngày cũng là nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt giải trí thư giãn mua vui. Và theo trình tự thời gian ta có Truyện Kiều của Nguyễn Du, bậc thầy thơ lục bát Việt Nam . Tiếp nối thứ tự A, B, C,… là Nguyễn Bính, Huy Cận, Đoàn Văn Cừ, Vũ Hoàng Chương, Hồ Dzếnh, Tản Đà, Bích Khê, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Bàng Bá Lân, Tố Hữu, Nguyễn Thượng Hiền, Hằng Phương, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Trãi, Trần Huyền Trân, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Tú Xương,… Đến lục bát trăm miền, rất nhiều có thể kể ở miền Bắc một Đồng Đức Bốn với tứ thơ ấn tượng:
                        
Đang trưa ăn mày vào chùa
                        Sư ra cho một lá bùa rồi đi
                        Lá bùa chẳng biết làm gì
                        Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày

                                              ( Vào Chùa, tr.63)
         Ở miền Nam, một Thu Nguyệt tự tình:
                     
Em ngồi hóa đá thành thơ
                      Trả anh ngày tháng anh chờ lúc yêu
                      Em ngồi hóa đá thành chiều
                      Trả anh cái nụ hôn liều ngày xưa
                      Em ngồi hóa đá thành mưa
                      Trả anh cái phút anh đưa qua cầu
                      Xa nào anh có hay đâu
                      Đá từ lúc ấy bắt đầu hóa em
!”
                                            (Gửi Anh, tr.103)
        Ở miền Trung, một Trương Nam Hương đắm say:
                    
Lên cầu Thê Húc đi em
                     Nhớ thăm thẳm nhớ một đêm gió lùa
                     Rễ si rét đến run mùa
                     Môi em đào nụ giao thừa- Mùa xuân
                     Đất trời đang phút trao thân
                     Đến như hoa cỏ cũng cần lứa đôi
                     Giữa muôn rúc rích tiếng chồi
                     Lặng em len dạ nói lời đắm say
                     Chung em chút rét đêm nay
                     Xin hôn dài rộng những ngày cách xa
                     Mau nào Thê Húc mình qua
                     Đêm nay có gốc si già chứng nhân
!”
                                           (Đêm Giao Thừa, tr.87)
          Nhưng phải kể đến lục bát của Thanh Nguyên khi “ Lỗi hẹn cùng ca dao” cũng mai cũng đào mà tứ thơ nghẹn ngào se sắt: “ Em ngồi giặt áo giữa trưa/ Đâu rồi môi hát vu vơ một mình/ Em ngồi giặt áo lặng thinh/ Vò cho sạch những vết tình còn vương/ Giũ cho vơi bớt giọt buồn/ Phơi cho khô hết nhớ thương xa vời” Mà sao những trăn trở không vơi: “Em ngồi giặt áo giữa trưa/ Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng”( tr.101) Bởi “ Có một ngày như thế” chất chồng buốt giá đơn côi: “ Em qua gió tạt nguồn chiều/ Câu thơ trầy trật lời yêu chưa tròn/ Bóng thời gian điệu hư mòn/ Giấu trong lòng giấy lời son sắt này/ Nỗi niềm gỡ mãi trên tay…”(tr.221). Nhưng cái tình này muốn cùng sẻ chia món quà “ Tặng Thơ” (tr.215) của chị Vạn Lộc:
                     
Bài thơ “ để tặng riêng em”
                       Mà sao anh lại tặng thêm một người
                      Bạn bè bữa ấy đông vui
                      Kháo nhau “mình cũng có người tặng thơ”
                      Chao ôi – em thật chẳng ngờ
                      “ Cũng tặng nhỏ bạn bài thơ tặng mình”
                      Tủi buồn em cứ lặng thinh
                      Rứa mà “để tặng riêng mình em thôi

        Thế mới biết trên mọi miền đất nước, các nhà thơ chúng ta luôn có những xúc cảm riêng tư nào ai giống ai. Họ mượn dòng thơ lục bát gởi gắm tâm sự nỗi niềm theo những mùa trăng tròn trăng khuyết. Theo những mùa nắng gió mưa chan. Còn tình làng nghĩa xóm ăm ắp: “ Chợ làng giòn rụm rau tươi/ Thừa câu nhân ngãi/ thiếu lời đẩy đưa” nên nhung nhớ nào vơi: “ Người đi từ buổi gió sương/ Hồn quê rười rượi nhớ thương chợ làng”(Chợ làng, Phan Thanh Minh, tr.227)…
         Và còn rất nhiều tác giả thể hiện với những đề tài khác nhau đều mang tính nhân văn cao đẹp về tình yêu quê hương đất nước, tình người sâu nặng. Những niềm vui nỗi buồn luôn hiện hữu trong cuộc sống đời thường, những khía cạnh tâm lí hay trạng thái xúc cảm về không gian, thời gian khơi gợi tứ thơ bay bỗng trào dâng làm giàu trái tim nhân hậu của những tâm hồn nhạy cảm khát khao.
         Bao nhiêu bài thơ Lục bát Việt Nam trong tập 1 là bấy nhiêu tình được chắc lọc từng câu chữ, sự liên kết vần nhuần nhuyễn chính là đặc trưng thể loại này. Còn thanh bằng cao (không dấu), thanh bằng thấp(dấu huyền) ở cuối mỗi câu lục, câu bát luôn nhịp nhàng cân xứng. Chẳng hạn:
                            Dù cho/ bãi mật/ phù sa (sa thuộc nhóm thanh cao không dấu)
                      Mà không/ bên lở/ chẳng là/ dòng sông (là thuộc nhóm thanh thấp dấu huyền)

                                                                     
( Nhà không có bố, của Nguyễn Thị Mai, tr.97).
         Hay là cái tứ trong hai câu kết bài thơ “Tự Xông Đất” (tr. 104 của Lâm Huy Nhuận):
                      Giật mình hai mắt trũng sâu
                     Người trong gương ấy còn đau hơn m
ình
        
Như vậy thanh bằng cao thấp luôn hiện diện trong câu bát, còn vần âu ở câu lục vần au câu bát như chùng xuống lắng đọng khép lại nỗi lòng cô độc giữa không gian vắng sẻ chỉ có ta và ta những xót xa vô tận đau đáu nỗi niềm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
         Các cặp câu lục bát trên đâu chỉ là lời khẳng định cuộc sống mỗi người luôn có những hoàn cảnh riêng, mà còn là nỗi niềm tác giả muốn gởi gắm được cùng sẻ chia những mất mát đau thương là lẽ thường, hãy biết trân trọng hạnh phúc ta đang có, tự mình tìm nguồn vui giữa đời này.
         Hồn cốt thơ lục bát truyền thống Việt Nam là cái không gian và thời gian nghệ thuật được chắc lọc đưa vào làm nền cho câu thơ bay bỗng mà ở ca dao chưa thể đạt đến.
         Chương trình giới thiệu tác giả tác phẩm thơ lục bát Việt Nam tập 1, có nhà thơ H. Man đọc phần cảm nhận “Cùng bạn đọc” về thể thơ lục bát, nhà thơ Nguyễn Thế Kiên từ Hà Nội vào công bố Quyết định thành lập Hội thơ lục bát Việt Nam .
Nhà thơ Lê Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thơ lục bát Việt, trưởng đại diện Thơ lục bát VN tại miền Trung-Tây Nguyên; nhà thơ Hman, trưởng đại diện NXB Văn Học tại Đà Nẵng, Miền Trung-Tây Nguyên, phó trưởng đại diện Thơ lục bát VN tại miền Trung Tây Nguyên. Ra mắt Ban chủ nhiệm Hội thơ lục bát tại Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Đà Nẵng. Chủ nhiệm các tỉnh Bình Định: Lê Bá Duy; Lâm Đồng: Nguyễn Tấn On; Quảng Ngãi: Hồ Nghĩa Phương; Đà Nẵng: Mai Hữu Phước; Quảng Nam: Nguyễn Đức Dũng, …
         Không khí diễn ra thật đầm ấm, không chỉ có đọc và ngâm thơ, còn có những bài thơ phổ nhạc được cất lên từ các nghệ sĩ chuyên nghiệp tại thành phố Đà Nẵng. Chúng ta thật sự vui mừng khi Quốc thơ đang được duy trì và không ngừng phát triển làm giàu kho tàng văn học Việt Nam trong hôm nay và mai sau.
                                                   05.01.2012/ Nguyễn Thị Phụng.

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

MỘT NGÀY ĐẦU NĂM
 
DSC05107.JPG
Từ trái sang người thứ ba là thầy Khương có chòm râu trắng, tiếp là thầy Trình.

Thầy Trình của chúng tôi đây.
        Gọi là đầu năm vì hôm nay đúng Tết Dương lịch 01.01.2012, với tôi khó mà quên được. Cả buổi sáng mưa không ngớt, mưa chuyển tiết tiểu hàn, trời cứ se lạnh, nhưng không thể lỗi hẹn với những cuộc gọi tới tấp nhớ đúng 1 giờ 30 phút chiều nghen “ mầy”! Sau ba mươi lăm năm rời trường phổ thông, đây là lần đầu tiên về dự lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường THPT An Nhơn I. Những náo nức rộn ràng đong đầy trong tôi khi chiếc xe hai bánh lăn đều như thường ngày qua cửa đông cổng thành Bình Định. Hôm nay cũng là ngày trọng đại thị trấn Bình Định chính thức lên thành thị xã An Nhơn.
          Nhớ ngày nào trong bộ đồng phục áo dài trắng quần trắng tung tăng trên con đường đến trường, đưa tay vói trộm cành hoa tím trước cổng bệnh viện An Nhơn, hay cành hoa me tây cũng tim tím giữa sân trường sà thấp trước mặt gọi mời chúng tôi cài lên mái tóc cho giờ vào lớp ắp đầy hương hoa. Nhớ nhất là giờ Văn, có bao giờ cô giáo kiểm tra bài cũ, dành những phút đầu giờ cho cả lớp thưởng thức tài ngâm thơ của nhỏ bạn Lan Hương. Thế mà suốt tuần cả lớp yêu thơ và thích học văn cô Phương, còn cô Túy thì ngược lại một học kì ít nhất mỗi học sinh phải là hai ba lần lên bảng không bỏ sót một em nào,… cho đến giờ còn nhớ!... Những tiết học như môn Hóa của thầy Chưởng, thầy Phương, thầy Nha; môn Lịch sử của thầy Thủy, thầy Bằng,…; môn Địa lí thầy An; môn Vật lí của thầy Phụng,…; môn tiếng Anh của thầy Cam,…; môn Toán của thầy Tùng, thầy Anh,…nhưng đầy ắp trong tôi là tiết toán của thầy Trình năm học lớp 11. Trên bục giảng thầy tiến hành cho ôn tập, năm đứa chúng tôi là Nhạn, Hằng, Mai, Hiệp đưa đôi mắt tập trung lên bảng, tay phải vẫn cầm bút ghi bài, tay trái đặt vào học bàn thò kéo thế nào mà bì mắm ruốt để quẹt me rơi bịch xuống đất. Không dám cúi xuống lấy lên, cứ tủm tỉm nhìn nhau cười…Cứ thế ngày tháng trôi nhanh, sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi bạn một chặng đường bao vất vả lo toan cho cuộc sống. Ba mươi lăm năm qua, mỗi ngành mỗi nghề giờ về đây họp mặt. Có bạn còn đương chức, có bạn đã nghỉ hưu, có bạn cứ thong thả việc đồng án chăn nuôi, hay mua bán tất bật sớm hôm. Nhưng khi bước chân vào cổng trường, được các em học sinh gắn lô-gô có hoa hồng mừng kỉ niệm 50 năm thành lập trường THPT An Nhơn I, thì tất cả hòa chung một niềm vui và lòng tự hào về sức trẻ của trường xây dựng và không ngừng phát triển…
          Có niềm vui nào bằng khi được gặp mặt nhau, tuổi học trò hiện về trên từng đôi mắt. Cầm tập san Kỉ niệm 50 năm thành lập trường THPT An Nhơn I(1961-2011) mà tôi nào ngại ngần đổi lấy chỉ một nụ hôn cho Phạm Đình Tân (còn gọi là Tân kheo, Tân khèo) của 12C1 ngày ấy cứ đưa tay chỉ vào cái má rồi nằng nặc “khèo” cho được: Có “hun” dô má này một cái thì mới phát tập san!...Trời đất ơi, trưởng ban tổ chức như thế này phải chết ngộp vì mấy em không!... Mấy em, mấy anh giờ này đã là ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, nhưng có bạn vẫn còn là "con gái" của tuổi học trò ngày ấy cứ tung tăng như thuở nào. Cầm tay, choàng vai ríu rít. Còn tranh nhau chụp hình với thầy cô giáo cũ dưới gốc me tây đã gần 50 mươi tuổi kia. Rồi tiệc mặn cũng được bày ra, que găm làm đũa gắp thức ăn mua về cứ thế mà chuyện trò rôm rả, MC Nguyễn Thị Phụng phải nhường sân khấu cho thầy Phạm Đình Khương cùng một lúc đến bốn năm bài hát. Rồi thầy Trần Minh Ảnh, nguyên hiệu trưởng của trường, Đỗ Thanh Nha dạy hóa, thầy Nguyễn Bá Trình dạy toán nay đã nghỉ hưu là tác giả tập tiểu thuyết Một Ngày Cho Trăm Năm (tác phẩm đầu tay của thầy) nhà xuất bản Văn học năm 2010 … cũng vào “liên hoan 50 năm” thân mật quá!...
         Xin trích mail của thầy Trình cho các bạn cùng chia sẻ:
Từ:
Tandien Tran <trantandien46@yahoo.com.vn>
Đến: Phụng Nguyễn thị <phunglimon@yahoo.com.vn>
Đã gửi 10:59 Thứ Hai, 2 tháng 1 2012
Chủ đề: Về:



Cảm ơn Phụng đã gởi hình tặng thầy. Tấm hình đầu tiên trông  thầy giống một nhà giáo, những tấm còn lại thầy rất giống một người sáng say tối xỉn!  Nói đùa vậy thôi, được say cùng đám học trò yêu sau mấy mươi năm xa cách, làm sao không sảng khoái phải không Phụng? Thầy.


         Tôi thay mặt các bạn trả lời thầy:--- Ngày Thứ 2, 2/01/12, Phụng Nguyễn thị <phunglimon@yahoo.com.vn> đã viết:
Từ: Phụng Nguyễn thị <phunglimon@yahoo.com.vn>
Chủ đề: Về:
Đến: "Tandien Tran" <trantandien46@yahoo.com.vn>
Ngày: Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012, 13:47


Em đã đưa youtube lên trang nguyenthiphung.vnweblogs.com, thầy xem? Nay em cũng thành thạo cách làm phim rồi!
Dù trong mọi sinh hoạt nào thầy vẫn là tấm gương sáng cho chúng em mà!
Kinh chúc thầy vui khỏe!
          
Cảm ơn các thầy đã đến chung vui cùng học sinh của mình, niềm vui đong đầy niềm vui. Chúng em vẫn mãi mãi là học trò của thầy cô như ngày nào.
                                               03.01.2012 / Nguyễn Thị Phụng




 

 


DSC05270.JPG

ĐÀ NẴNG GIỚI THIỆU THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM