Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

VƯỜN TRƯA của Nguyễn Thượng Trí

VƯỜN TRƯA của Nguyễn Thượng Trí
                                                 Tưởng nhớ anh Nhậm, anh Bành.
                                                          Tặng em Phụng, Phủ.
alt
Phụng và chị Nguyễn Thượng Trí (Nguyễn Thị Trướng)

Nắng vàng ong chảy qua kẽ lá lao xao đùa giỡn
Lũ chim ríu rít tâm sự đâu đây
Thảng nhường lời cho bọn gà nhiều chuyện
Tiếng cãi nhau về quả trứng hồng làm xao động cái tĩnh lặng miền quê

Ngọn nồm quyện hương quê ngoại xoa dịu bao nỗi nhân tình
Phía vườn bâng khuâng rơi giọt hạ thuở đầu trần chân đất
Trốn cùng giấc trưa thơ dại
Và tìm đến cái vườn hoang như tìm đến địa đàng

Thoắt bao hạ ngỡ ngàng
Bốn mươi năm yên phần với cây cỏ, anh giờ chỉ là nắng gió
Vẫn muốn nắm tay chúng em kết hoa như thuở đó
Ngậm ngùi xót xa
Thương những bàn tay vô tình rời rã
Vườn trưa ơi!...
                           NTT

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

NƠI  BÌNH YÊN NHẮC NHỞ
         Sang hè thật đẹp, nắng óng vàng nhuộm sắc quả ngọt lịm mọng hương. Ngọn nồm từ biển ùa vào theo nhịp chân người hối hả cùng thời gian sinh sôi nảy nở vun đắp cho đời như màu nắng vàng kia. Nhưng đâu đây niềm chia xa luyến tiếc len lỏi mọi ngõ ngách vào buồng tim đau đáu nhớ, đau đáu thương khi đêm chập chững nặng nề cố đọc cho hết thông tin trên trang tranhanam.vnweblogs.com: “Tình hình bệnh của thầy Trương Tham chuyển sang nguy kịch từ tối qua 23.4.2012. Thầy lâm vào tình trạng tắc nghẽn đường thở, và ngừng thở vào lúc 23h20. Các bác sĩ đã tận tình cấp cứu, trợ thở bằng máy và đến 24 giờ thì thầy thở lại được bằng máy. Từ 4 giờ 30 sáng ngày 24.4.2012, huyết áp của thầy liên tục giảm, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng liên tục cấp cứu. Nhưng đến 15 giờ, huyết áp, tim mạch đều báo động đỏ. 15 giờ 55 phút, thầy trút hơi thở cuối cùng tại phòng hồi sức cấp cứu của bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
Hiện thầy đã được đưa xuống Nhà tang lễ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Lễ liệm tiến hành đúng 17 giờ - 18 h 30 nhập quan. Lễ viếng đã bắt đầu lúc 19 giờ cùng ngày. Thầy sẽ được an táng tại nghĩa trang Phật giáo Quy Nhơn
”. Cùng lúc đó nhận được tin nhắn của Nhà báo Trần Quang Khanh, chủ nhiệm CLB Văn học Xuân Diệu báo tin Nhà giáo ưu tú Trương Tham đã từ trần…

         
      Tôi chợt nhớ năm vừa qua, khi đưa chị Kim Thanh( Phù Thủy gáo dừa) ở Sài Gòn về vượt cầu Thị Nại sang Nhơn Hội, Nhơn Lí săn ảnh đẹp vào ống kính đã có cuộc gặp bất ngờ với cô Phương Minh của trường THPT Trưng Vương cũng đưa hai người bạn lướt trên những cồn cát Nhơn Lí kia. Và lúc ngồi bên nhau giải lao, kể về tình thầy trò đã cho tôi xem hình ngôi mộ vừa hoàn thành mà thầy Trương Tham rất ưng ý và xúc động cho chuyến đi xa về nơi an nghỉ cuối cùng của thầy. Vì sao có sự chuẩn bị như thế, có lẽ theo sự tuần hoàn “sinh, lão, bệnh, tử” quy luật tự nhiên không ai tránh khỏi. Mà thầy rất đơn chiếc, không người ruột rà thân thuộc, họ hàng thì xa quá. Những tháng năm dạy học, thầy có biết bao nhiêu là học sinh thành đạt, yêu thơ văn, yêu kính thầy. Tôi không là học sinh của thầy trực tiếp giảng dạy, nhưng được biết và quý thầy qua bạn bè, qua trang sách, qua các buổi sinh hoạt CLB Văn học Xuân Diệu, một người thầy mẫu mực tận tụy với nghề, sống giản dị chân tình, yêu thương học sinh… và rất là tin người.
         Đến thăm thầy trong buổi lễ viếng hôm nay mà rưng rưng cảm xúc. Cái rưng rưng đầu tiên là không thấy một vành khăn tang nào cho thầy, phía trước di ảnh đặt trên bàn là những khăn sô màu trắng nằm ngay ngắn dưới cây nến bên góc phải, còn băng tang đen xếp chồng lên nhau nằm im trong một chiếc hộp. Bình hoa cúc trắng cùng quả chuối vàng, quả lê màu vàng nhạt, một quả cam vàng sậm hơn lặng lẽ bên thầy, hương trà hòa quyện với trầm hương như cố níu lại mà bóng nắng cứ vô đi qua trên đỉnh đầu chói chang khó chịu. Thầy nằm trong linh cữu bình yên đến lạ. Đôi mắt khép lại nào ai biết thầy đang nghĩ gì giữa một màu cam nhung gấm. Cuộc đời mỗi người là thế ư, mọi lo toan bộn bề rồi đến lúc cũng phải nằm vào nơi đây ư !... Nhưng đâu thể buông xuôi theo số phận. Khi cuốn lá rời thân là mỗi mắt cây một chồi non nhú ra nẩy lộc, lên xanh. Quanh thầy là những đồng nghiệp, những học trò tiếp nối nghề dạy học như thầy. Niềm hạnh phúc cứ thế nhân lên, khi tôi nhận ra Trần Hà Nam, giáo viên THPT trường chuyên Lê Quý Đôn lặng lẽ cẩm những cây nhang thắp sáng lên ngọn lửa đưa cho từng người đến viếng thầy. Tôi nhìn kĩ bức chân dung Nhà giáo ưu tú Trương Tham trên bàn thờ trước linh cữu còn trẻ lắm. Bởi lúc ngồi dưới tán cây bàng ôn lại kỉ niệm về thầy, nhà thơ Mai Thìn và Quang Khanh cho biết thầy không thích chụp hình chân dung nữa khi tuổi đã cao. Giờ lấy tấm hình ấy để thờ có phù hợp?!... Rồi còn nơi thầy đã ở sẽ làm nhà lưu niệm của thầy…Có lẽ khi nằm xuống nơi đây thầy yên tâm đã có sự chuẩn bị chu đáo. Ban lễ tang Nhà giáo ưu tú Trương Tham là của Ban giám hiệu trường THPT Trưng Vương đứng ra lo cho thầy…
        Bước ra khỏi Nhà lễ tang bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, tiếng kèn đưa linh thầy còn văng vẳng dọc theo đến cuối con đường Phạm Ngọc Thạch rợp bóng me tây, tôi nhẹ bước chân như sợ làm loãng bóng nắng vàng cuối tháng tư rực tím màu bằng lăng trên con đường Phạm Hùng trước mặt. Còn tháp giờ nằm ở trung tâm thành phố Quy Nhơn sừng sững bình yên giữa trời xanh nhắc nhở.
                              25.4.2012/ Nguyễn Thị Phụng.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

KÍNH VIỄNG THẦY TRƯƠNG THAM 25.4.2012


Chiếc xe ngựa và cuộc đời ba tôi

Chiếc xe ngựa và cuộc đời ba tôi được đăng trên netbuttrian.vn và chọn đọc trên HTV6
của Nguyễn Hữu Duyên

Ba tôi năm nay đã vào tuổi 85. Ông là người đàn ông mà tôi yêu thương và kính trọng nhất của cuộc đời mình. Tôi có nhận thức ấy không chỉ vì ông là đấng sinh thành của tôi, nuôi nấng và cho tôi ăn học, mà ông còn là dấu ấn đọng mãi trong tôi về một con người lao động miệt mài ròng rã suốt 73 năm qua.
Ông nội tôi nghiện hút thuốc phiện nên ba tôi đã vào cuộc mưu sinh khi mới 12 tuổi bằng cái nghề chạy xe ngựa. Cái xe thì dềnh dàng, con ngựa thì cao to, dù đứng chẳng tới đâu, nhưng ông vẫn phải điều khiển, không thể khác được. Đây là một hình ảnh nguy hiểm, bởi tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ khi mắc con ngựa vào xe cho đến khi vận chuyển trên đường, mà cầu đường ngày ấy đâu được như bây giờ. Hai, ba giờ sáng, dù trời mưa gió bão bùng, lạnh lẽo đến thấu xương, với chiếc đèn bão treo trước gọng xe, ông cầm cương lầm lũi trong đêm với tiếng vó ngựa gõ đều trên con đường quen thuộc để kiếm từng người khách. Bởi ông không thể đứng chuyến bến như bao người khác vào cái giờ ấy, vì làm như vậy sẽ không có tiền trước khi mặt trời mọc để đưa cho ông nội mua thuốc phiện. Một số người trong làng xe ngựa gọi ông là kẻ giựt khách, hay nói một cách khác là phổng tay trên miếng ăn của họ. Và cái gì cũng có giá của nó. Họ đánh ông không thương tiếc. Ông kể với tôi, gần như ngày nào ông cũng bị đánh, đó là những ngày tháng buồn tủi, tăm tối nhất của cuộc đời ông. Đồng tiền ông đem về đôi khi pha lẫn vết máu của chính mình. Nhưng đó cũng là những tháng ngày ông đón nhận cái tình người sâu sắc của một số người khách bán than, bán cá, bán nước mắm, bán rau...Họ chờ đi xe của ông, trả tiền và cho thêm, chứ không đi xe người khác vì họ hiểu được hoàn cảnh của ông. Thấm thoát với thời gian, ba tôi lớn lên cùng những dấu thâm tím, vết sẹo ngày càng nhiều từ các trận đòn của một số người trong làng xe ngựa Cây Bông quê tôi(*). Và, nỗi bất hạnh lớn nhất lại ập đến đời ông khi ông nội, bà nội qua đời, lúc đó ông chỉ mới 16 tuổi. Không còn cha mẹ, ông phải nuôi nấng, chăm sóc, bảo bọc hai đứa em, một trai 10 tuổi, một gái 5 tuổi - rồi đứng ra dựng vợ gả chồng. Ba anh em ở cái cảnh mồ côi, có gì ngon, tốt đẹp, ông đều dành cho hai đứa em. Ngày đi cưới má, ông phải mượn áo sơ mi và quần tây mới của hai đồng nghiệp trong làng xe ngựa Cây Bông để đến nhà ngoại rước dâu cho tươm tất một chút. Rồi, ông lại chuyển chiếc xe ngựa cho đứa em trai vừa cưới vợ để ổn định cuộc sống, ông xuống chạy mướn cho một chủ xe ngựa ở thị trấn Bình Định, nay là phường Bình Định thuộc thị xã An Nhơn. Thế nhưng với bản chất cần cù, chịu khó, ba tôi đã vượt qua tất cả - từ chiếc xe ngựa. Và, anh em tôi lớn lên cũng từ hạt gạo xe ngựa, chữ nghĩa có được dù ít dù nhiều cũng từ xe ngựa mà ra.
Vẫn biết ai cũng phải làm để sống, để tồn tại, nhưng ít nhất là trong cái làng xe ngựa Cây Bông này, trước đó và về sau, cho đến tận mãi hôm nay, không có một trường hợp thứ hai như ông. Và trong hoàn cảnh như vậy, ông cố gắng vượt qua được Sơ học yếu lược, tức lớp 3 bây giờ. Tôi là con trai lớn nên ông thường hay nói chuyện với tôi, và qua đó tôi hiểu được ước mơ của ông về những đứa con của mình. Tất cả đều phải đi học - đó là quan điểm nhất quán, trước sau như một của ông.
Sau ngày giải phóng, trong điều kiện hết sức khó khăn của nông thôn miền Trung từ năm 1979 đến những năm đầu của thập niên 80, ngoại trừ một đứa em gái của tôi có chồng năm 1977, nồi cơm của mười nhân khẩu nhà tôi, 7 phần là mì lát, 3 phần là gạo, nhưng ông đã thuyết phục má tôi, ưu tiên cho việc học. Những ngày tháng ấy ông tham gia công tác địa phương và làm ruộng. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ đến 4 giờ sáng là ông kêu những đứa học lớp 9 và 12 thức dậy học (Đây là 2 lớp ông quy định ưu tiên cho việc học để thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp, không phải làm ruộng hay nấu cơm gì cả). Và thế là ông rót dầu, thắp đèn, rồi ngồi đó với bình trà để nhắc khi đứa nào đang học mà ngủ gục. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, đứa nào cũng phải học thêm về ngành nghề chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, hay đại học, cao đẳng. Anh em tôi có được như vậy, trước hết phải nói đến là sự nhận thức và cách nhìn của ba tôi về chuyện học hành. Ông luôn căn dặn, nghèo thì nghèo, khó khổ thì khó khổ, nhưng phải học. Nếu làm một phép cộng đơn giản, chỉ tính gói gọn trong thời gian đi học của 9 anh em tôi thôi, thì cũng đã mất gần 140 năm, một con số quá sức tưởng tượng của nhiều người. Má tôi thương con và cần cù chịu thương chịu khó, tảo tần, một nắng hai sương, từ chuyện bán buôn đến ruộng đồng, nhưng không có cái nhìn như ba tôi về chuyện học hành của các con.
Và phải nói rằng, trong các nghề đã đi qua, nghề chạy xe ngựa là nghề gắn bó và nhiều duyên nợ với ba tôi nhất. Chính vì thế nên ông có kinh nghiệm và rất giỏi trong việc tập ngựa mới và thuần phục ngựa chứng. Phải nói là con ngựa chứng cỡ nào, ông cũng trị được. Trong một cuộc thi đua ngựa toàn tỉnh Bình Định vào những năm 50 của thế kỷ trước, ông- Ba Cảnh xe ngựa, đoạt vị trí quán quân, và được người trong nghề gọi là "Tráng sĩ Ba Cảnh". Ông vốn nhỏ con, nên khi ngựa tung vó phi nhanh, ông ghì sát mình ngựa với đôi tay thuần thục cùng cách điều khiển cặp dây cương quen thuộc từ hồi 12 tuổi, người hâm mộ gần như không còn thấy ông mà chỉ thấy con ngựa bay qua trước mặt mình. Những người cùng thế hệ với ông kể cho tôi nghe về ông lúc lên lưng ngựa, với một thái độ khâm phục, trân trọng, và quý mến. Cho đến giờ này, ở tuổi 85, ông vẫn minh mẫn, vẫn khỏe, có đi đâu bốn, năm cây số, ông thường dùng xe đạp. Hằng ngày, ngoài việc thăm nom đồng ruộng, ông dành thời gian cho việc nuôi gà đá bán cho giới mộ điệu đá gà trong và ngoài xã, vừa vui vừa có tiền trà rượu với bầu bạn lúc tuổi già.
Tôi tự hào về ông, trước hết là tình thương yêu, là tấm lòng luôn quan tâm chăm sóc của ông đối với những người thân của mình. Thứ hai, là bản lĩnh đàn ông trong con người ông trước những biến cố của cuộc sống, vẫn chịu đựng, vững vàng vượt qua. Và, điều quan trọng nhất, là ông luôn vươn tới sự hiểu biết dù hoàn cảnh cuộc sống có khắc nghiệt như thế nào đi chăng nữa.
alt
Nguyễn Hữu Duyên cầm guitar trò chuyện với Rêu, Đào Viết Bửu,
Phạm Văn Phương và Trần Viết Dũng.

Nhớ lời ông dạy, trong điều kiện nghèo khổ phải tha hương, nhưng vợ chồng tôi vẫn cố gắng nuôi hai đứa con, một đứa tốt nghiệp đại học, một đứa cao đẳng. Có những lúc tôi tưởng mình sẽ quỵ ngã, nhưng tấm gương về sự lao động, cách sống, và sự dạy dỗ của ông từ lời nói đến hành động đã làm tôi đứng được, và ngày càng vững chãi hơn, trưởng thành hơn trên mọi nẻo đường đời.
(*) Làng Cây Bông thuộc xã Nhơn Khánh, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
 

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

ĐÓA HỒNG

ĐÓA HỒNG

Đóa hồng chưng cất từ tâm
Dành cho tri kỉ tri âm đó mà
Thương gần rồi lại thương xa
Thương trời đất thương cỏ hoa thương mình
                                      30.6.2007 

GIOI THIEU HON VONG PHU CUA VU THANH O QUY NHON


GIOI THIEU HON VONG PHU CUA VU THANH O QUY NHON



Đêm ra mắt trường thi Hòn Vọng Phu của Vũ Thanh được tổ chức
tại phòng trà Tiếng Thời Gian có sự góp mặt đông đảo của anh chị
em nghệ sĩ Bình Định  tham dự .
Nguồn ảnh : Trần Ngọc Châu & Nguyễn Thị Phụng


alt
* Lời phát biểu cảm động của nhà thơ

alt
* Trong quan khách tham dự còn có : Thiên Di - Trầm Tưởng -
Khổng Xuân Hiền - Ban Mai - Kim Đức - Rêu
alt
* Nhóm Nữ Hương Xưa chọn một góc phong thủy đẹp & hữu tình
alt
* Mỗi người được nhận 1 cuốn Hòn Vọng Phu làm bùa hộ mạng
alt
* Nhà thơ được thân hữu chúc mừng
alt
* Hai đôi uyên ương nghệ sĩ Bình Định chụp hình lưu niệm với nhà thơ .
alt
* Cuối cùng Võ Quang Hiện đọc danh sách quý vị hảo tâm trong nước
và hải ngoại ủng hộ  trường thi Hòn Vọng Phu, số tiền nầy sẽ chuyển
cho các bệnh nhân phong ở Quy Hòa.
 

My photo


GIOI THIEU HON VONG PHU CUA VU THANH O QUY NHON



alt
Nhà giáo nhà thơ Trần Hà Nam
dẫn chương trình cho đêm giao lưu thơ Vũ Thanh

alt
Nhà báo nhà thơ Trần Quang Khanh
chủ nhiệm CLB Văn học Xuân Diệu phát biểu

alt
Nhà thơ Trần Viết Dũng giới thiệu vài nét về Nhà thơ Vũ Thanh.

alt
Nhà thơ Vũ Thanh phát biểu

Nguồn ảnh : Trần Ngọc Châu & Nguyễn Thị Phụng

alt
* Sân khấu trang nhã
alt
* Lời phát biểu cảm động của nhà thơ
alt
* Trong quan khách tham dự còn có : Thiên Di - Trầm Tưởng -
Khổng Xuân Hiền - Ban Mai - Kim Đức - Rêu
alt
* Nhóm Nữ Hương Xưa chọn một góc phong thủy đẹp & hữu tình
alt
* Mỗi người được nhận 1 cuốn Hòn Vọng Phu làm bùa hộ mạng
alt
* Nhà thơ được thân hữu chúc mừng
alt
* Hai đôi uyên ương nghệ sĩ Bình Định chụp hình lưu niệm với nhà thơ .
alt
* Cuối cùng Võ Quang Hiện đọc danh sách quý vị hảo tâm trong nước
và hải ngoại ủng hộ  trường thi Hòn Vọng Phu, số tiền nầy sẽ chuyển
cho các bệnh nhân phong ở Quy Hòa.



alt
*  Võ Quang Hiện đọc danh sách thân hữu  hải ngoại ủng hộ  trường thi
Hòn Vọng Phu, số tiền nầy sẽ chuyển cho các bệnh nhân phong ở Quy Hòa.
alt
* Sáng hôm sau phái đoàn có mặt tại Bệnh Viện Quy Hòa.
alt
*  Nhà thơ Trần Quang Khanh trao số tiền cho đại diện bệnh nhân phong.

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

HỒ TRÊN NÚI

HỒ TRÊN NÚI
      Ao hồ là nơi đất trũng chứa nước, thường là nước ngọt, nằm trong đất liền. Hồ thì rộng sâu hơn ao. Có những ao hồ tự nhiên, nhưng cũng có những ao hồ nhân tạo. Hồ trên núi mà tôi muốn giới thiệu với các bạn là Hồ Núi Một nằm trong địa phận xã Nhơn Tân, An Nhơn Bình Định khởi công xây dựng từ năm 1978 đến năm 1981 đã đưa vào khai thác. Năm 1983 công trình thủy lợi Hồ Núi Một chính thức được xây dựng xong với 3000 ha trực thuộc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi IV thuộc Công ty khai thác công trình thủy lợi Bình Định ở xã Nhơn Hòa An Nhơn. Hồ Núi Một trước đây không chỉ tưới tiêu cho cả địa bàn An Nhơn và Tuy Phước. Sau khi Hồ Định Bình ở Tây Sơn đưa vào sử dụng chung, thì Hồ Núi Một mới dành trọn đời mình cho cánh đồng An Nhơn màu mỡ hơn. Nơi đây còn là khu du lịch sinh thái khá hấp dẫn đối với những ai thích khám phá cảnh tự nhiên mà con người đã góp phần tôn tạo.
      Tôi đến tham quan Hồ Núi Một từ những năm 90 của thế kỉ trước trong ngày 8.3 trên một chiếc ghe hơn nửa giờ tha hồ ngắm cảnh núi rừng nơi đây. Gió mênh mang thổi hơi nước pha sương sớm giữa mùa xuân còn đọng lại, một chút lành lạnh ngoài da, bao nhiêu đề tài tình yêu rộn rã ấm áp át đi tiếng ghe máy xình xịch nặng nề. Khi gần đến bờ leo lên Thác Đổ, thật lạ chưa núi rừng đâu chỉ có một màu xanh, những cây lá đỏ chao mình khoe sắc, đâu đây những hoa dại tỏa hương như muốn níu giữ chúng tôi hãy chầm chậm tận hưởng và yêu hơn vẻ đẹp của quê hương mình.
alt
        Rồi hơn hai mươi năm, tháng 8. 2011 lại có dịp về thăm Hồ Núi Một. Hồ Núi Một vẫn như xưa. Nhưng lúc này nước cạn hơn, nếu như anh Hùng – người điều khiển chiếc ca nô lệch tay lái một chút thì bị vướng vào những dây rế dây chồ kéo cá lồ lộ nằm dọc ngang mặt hồ. Và nếu như không có câu chuyện hôm tết năm ngoái con cá chép du xuân phóng khỏi mặt nước phơi mình đưa mắt nhìn trời trước chân con trai tôi, khi chiếc ca nô đang lao ra giữa hồ làm quà tặng cho bữa tiệc trưa hôm ấy, thì tôi cũng chưa có chuyến đi câu cá cuối hè đầy bổ ích, thú vị. Bên cạnh tôi là anh Nguyễn Trọng Phủ trước đây là giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi IV, nay là Phó giám đốc Công ty khai thác công trình thủy lợi Bình Định cho biết: Hồ Núi Một có dung tích thiết kế 110 triệu mét khối nước (diện tích mặt thoáng 110 km2), hai đập dâng nước trên sông: Đập Cây Bứa, đập Phú Sơn và hệ thống kênh mương có tổng chiều dài L = 76,3km, với diện tích phục vụ tưới 8.115,5 ha/ năm đất sản xuất nông nghiệp thuộc các xã Nhơn Tân, Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Hòa, Nhơn Phúc huyện An Nhơn và một phần của xã Bình Nghi huyện Tây Sơn. Còn anh anh Trần Văn Cẩn, tổ trưởng tổ đầu mối Hồ Núi Một nói thêm: Xí nghiệp dịch vụ Thủy lợi đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh và trạm khuyến nông An Nhơn thực hiện nuôi cá lồng đã đem lại hiệu quả kinh tế tốt. Công tác bảo vệ cá thịt luôn được chú trọng, trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ, tổ bảo vệ của xí nghiệp có nhiều cố gắng và trách nhiệm trong việc tuần tra canh gác, quản lí nguồn cá, kịp thời ngăn chặn những trường hợp người dân khai thác trộm cá trong hồ. Tuy nhiên do diện tích hồ rộng nên hiệu quả công tác bảo vệ chưa đạt yêu cầu toàn diện.
        Anh Hùng cho chiếc ca nô rẽ trái, đỗ gần bờ cát. Mấy anh em chúng tôi người mang ba lô, người cầm cần câu, túi xách tìm vị trí an toàn nhất cho mình, móc mồi thả câu. Cánh tay đưa ra đã mỏi, mà chiếc phao chẳng hề động đậy. Nhưng ngoài xa kia cách chúng tôi khoảng mười mét trở lại, những con cá tung hứng bung mình trắng phếu trên không rồi lọt thỏm vào lòng nước cùng với họ hàng nhà nó, gởi lại âm thanh và sắc màu trong sự tiếc nuối của chúng tôi. Hay là mồi trùn, mồi tôm mà anh tôi chuẩn bị từ hôm qua chưa ngon miệng. Hay những con cá chỉ thích ăn mồi công nghiệp hợp vệ sinh hơn. Hay chúng cảnh báo nhau đừng dùng mồi lạ dễ bị mắc lừa. Có lẽ vậy. Hay là chúng tôi không phải là dân chuyên nghiệp đi câu kiếm miếng cơm manh áo nuôi gia đình. Cũng đâu phải “Tựa gối ôm cần” như Nguyễn Khuyến thuở nào nữa, giờ đành chịu khi chưa nghĩ ra câu thứ tư để cho cái tứ thơ hoàn chỉnh. Rồi nhìn chừng sang phía trên hai cái cần tre dài mới mua còn cắm vào kẻ đá, bóng anh tôi đâu còn đổ dài trên mặt nước như lúc mới móc mồi. Chiếc mũ lưỡi trai không làm sao che khuất khuôn mặt rám nắng đỏ au, cũng như lưng áo đã đẫm mồ hôi mặc dù gió hây hây thổi. Miệng lẩm bẩm lầm bầm mấy con cá dại quá không chịu ăn mồi, tôm đã rang thơm như thế mà chê! Câu cả buổi chẳng được con nào. Câu đời chứ câu gì đây! Tôi nghe thích quá, chính anh đã cung cấp một từ “ câu đời” cho bài thơ hoàn chỉnh: “ Móc mồi nhử cá cắn câu/ Gió vờn sóng nước vực sâu thâm trầm/ Mây bàng bạc bóng lâm râm/ Buông cần tay đợi lặng câm câu đời” (Buông câu).
alt
         Khi chúng tôi bước lên lại ca nô lúc này trời đã đứng bóng, những chiếc cần câu nằm im lìm ra chiều mệt mỏi chẳng làm nên tích sự gì. Còn tôi chỉ tiếc có thể đây là “bất quá tam” (sau lần thứ nhất ở thắng cảnh Hầm Hô, lần thứ hai ở Cồn Chim đầm Thị Nại đều xếp cần câu cho vào túi), thế nào cũng tìm được cảm giác sung sướng khi con cá tham lam kéo mồi, rồi chính tay mình giựt mạnh nó lên khỏi mặt nước, nhìn tận mắt nó ra sao! Thế nhưng sự tưởng tượng ấy chẳng bao giờ đến được với mình. Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo trước của các anh em trong tổ quản lí cụm công trình đầu mối Hồ Núi Một như anh Cẩn, anh Hùng, anh Hiền và chị Sâm  phòng kĩ thuật Công ty khai thác công trình thủy lợi Bình Định đã cho chúng tôi thưởng thức bữa cá chép hấp cuốn bánh tráng rau sống ngay trên tảng đá dưới lùm cây lộc vừng đầy hấp dẫn, bù lại phải đứng ngồi chờ đợi dưới nắng gió kia thả cần mong mỏi đến dài cái cổ cũng không làm sao có được một con bống nhỏ xíu nữa. Áng mây trắng hình ba ngọn tháp bồng bềnh ở phía tây đã lọt vào ống kính cố định rồi, bầu trời lúc này xanh thẳm nhuốm màu nắng vàng hơn cho nước hồ trong veo hơn , chỉ có bãi cát ven bờ cùng với những tản đá lởm chởm phơi dưới nắng cuối hè thích thú vô tận. Có lẽ đây là mùa khô nên nó mới tha hồ hít thở khí trời no nê thỏa thích như thể bù những ngày mưa xối xả phải im lìm chịu đựng tù túng đến ngột ngạt làm sao. Nhưng chính nhờ những ngày mưa lụt ấy, Hồ Núi Một mới có cơ hội làm nhiệm vụ dự trữ lượng nước từ trên trời rơi xuống rồi theo từng đợt xả tưới theo mùa, theo vụ nuôi cây lúa dày bông trĩu hạt cho nhà nông được ấm no. Khi chiếc ca nô còn đang mạnh mẽ rẽ sóng, tôi đưa bàn tay ra ngoài vớt lấy những bọt nước tung trắng xóa một bên mạn thành. Ôi, thích thật, mát ngọt trong lành quá! Nguồn nước tự nhiên vô tận cứ luân lưu hết mùa này đến mùa khác nuôi sống con người, nuôi sống đất dai màu mỡ tiếp nối làm nên bản trường ca xuân bất tử cho cây đời mãi mãi xanh tươi.
        Trở lại đề tài câu cá, tôi mới được biết thêm cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Hồ Núi Một ở mức độ đầu tư còn thấp, nên vấn đề liên doanh liên kết với các đơn vị bạn còn khó khăn chưa có sức thu hút cao. Hiện nay xí ngiệp đầu tư xây dựng kế hoạch tìm kiếm các tour du lịch với các khách sạn nhà hàng, các trung tâm dịch vụ lữ hành, có chế độ ưu đãi đối với các tập thể, cá nhân có vốn muốn đầu tư mở rộng dịch vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí hấp dẫn tại Hồ Núi Một. Định hướng phát triển của xí nghiệp dịch vụ Thủy lợi là hết sức tiềm năng và phong phú, đa dạng cùng với tinh thần đoàn kết vượt khó của tập thể cán bộ, công nhân viên chức lao động của xí nghiệp trong những năm qua, chính là nguồn động lực và niềm tin sẽ đạt nhiều thành tích mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng xí nghiệp ngày càng phát triển, phong phú đa dạng cho các hoạt động của công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Bình Định.
        Hồ Núi Một là nguồn nước vô tận phục vụ sản xuất nông nghiệp làm nên những vựa lúa chín vàng cho các xã của huyện An Nhơn, là nơi nuôi cá nước ngọt đa dạng phong phú cho bữa cơm thường ngày ngon miệng của mỗi gia đình, là khu du lịch sinh thái thư giãn cho những tập thể, cá nhân sau những giờ phút lao động mệt mỏi. Các bạn chỉ cần ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ thả câu tâm tình sẻ chia vui buồn trong cuộc sống, bao nỗi vất vả bộn bề tan theo con gió lên ngàn xa xăm kia. Hồ Núi Một không xa lắm, nằm về phía tây của quán Cây Ba ( Nhơn Lộc) cách quốc lộ 19 khoảng chừng 6 kilomet trên tuyến đường từ Quy Nhơn đi Tây Sơn. Còn dọc đường từ quốc lộ vào hồ “trên núi ấy” hai bên là hàng bạch đàn thẳng tắp, nhà cửa san sát, những khuôn vườn trồng cây ăn quả tốt tươi, thu hút nhất vẫn là những ao súng tím đỏ thắm trên mặt nước đầy kiêu hãnh giữa trời đất. Nhưng có lẽ khi trời sắp ngả chiều, chúng tự biết mình phải gìn giữ sắc hương không thể nhạt nhòa, nên dần khép kín từng cánh lại để cho sớm mai tiếp tục bung ra cuốn hút đôi mắt hiếu kì những ai qua đây. Thời gian quả là phép nhiệm màu trong cuộc sống. Và thật sự bỡ ngỡ nhớ ba mươi lăm năm về trước, lúc ấy khối học sinh cuối cấp phổ thông An Nhơn I năm học 1975-1976 của chúng tôi tự quản lí nhau đã từng có mặt nơi núi rừng An Trường( An Tượng) này cả tuần, cất vang tiếng hát nhịp nhàng hòa theo mỗi nhát rựa phát xuống san bằng cây cỏ dại làm nên nương rẫy, mở rộng đất đai đem lại bao nhiêu là niềm vui rạng rỡ trên từng gương mặt người yêu thương quá.
                                               Tháng 9. 2011 / Nguyễn Thị Phụng.