Đừng gọi em nhà thơ/ sao bằng anh XuânDiệu/ Trái tim muôn nhịp điệu/ Em chỉ biết mộng mơ.../ Đừng gọi em nhà thơ/ sao bằng anh Tiến Duật/ Đêm Trường Sơn đỏ rực/ Xe không kính đường dài/ Đừng gọi em nhà thơ/ Chị Thanh Nhàn hương bưởi/ Khúc khích cười em tủi/ khung cửa sổ gió lùa/ Đừng gọi em nhà thơ/ Em chỉ biết mộng mơ/ Khoảng trời cao xanh thẳm/ Cứ ngẩn ngơ ngẩn ngơ.../ Nguyễn Thị Phụng
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011
GV-HS LÊ SA LONG trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
GV-HS LÊ SA LONG trường Đại học Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tặng quà 20.11 cho Phụng đây nè!
NHỚ LẮM TUỔI HỌC TRÒ
NHỚ LẮM TUỔI HỌC TRÒ
Bao nhiêu năm trở lại thăm trường
Một chút bồi bồi nhớ từng trang giấy trắng
Chiếc lá me xanh yêu sao chiều vắng lặng
Ta ngắm màu trời ôi tím ngắt hoàng hôn...
12.10.2011/NTP
Bao nhiêu năm trở lại thăm trường
Một chút bồi bồi nhớ từng trang giấy trắng
Chiếc lá me xanh yêu sao chiều vắng lặng
Ta ngắm màu trời ôi tím ngắt hoàng hôn...
12.10.2011/NTP
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011
MÙA VÀNG BUNG HẠT.
MÙA VÀNG BUNG HẠT.
“Đất có lề, quê có thói”. Lề và thói đã thành nét đẹp trong văn hóa tinh thần ở làng quê “Cây Bông” Nhơn Khánh, An Nhơn, Bình Định. Và tôi cũng vậy, tình yêu thơ ca cũng không thể nào vắng mặt khi đôi chân còn khỏe. Sáng nay chủ nhật, cái rét lập đông đã len lỏi sờ soạng lên từng ngọn cỏ, lá cây, lối đi nên giữa chặng đường tôi phải quay về khoát thêm chiếc áo bên ngoài vượt gần hai mươi cây số đến nơi vừa đúng giờ sinh hoạt.
Vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi anh Nguyễn Hữu Duyên đứng bên lề đường bê tông, trước ngôi nhà cấp bốn giữa vườn hoa mai dày đặc một màu xanh lá, hàng rào xung quanh là những chùm hoa tỏi tím được mùa nở rộ vươn ra khoe sắc, hớn hở vẫy chúng tôi dừng lại đón vào nhà. Giữa phòng khách là hai chậu tùng tán đổ xuống ngỡ như cánh tay chào mời. Bên cạnh một bình hoa huệ trắng muốt tỏa hương trên những mái đầu xanh trắng, tất cả ngồi tựa vào vách xếp bằng nối tiếp nhau thân mật quá. Còn MC giản dị trong bộ đồ xanh đen cả cà vạt cùng tông màu tin tưởng không cầm micro, chỉ cần chú ý cái vòm ria mép nhuốm muối tiêu động đậy là thanh âm phát ra chừng mực rõ ràng của anh Như Tuấn ở độ tuổi sáu mươi nhỏ nhẹ: “ Người có gương mặt trẻ trung với đôi mắt sáng là anh Lê Văn Nghiệp, bí thư Đảng ủy xã Nhơn Khánh; còn đây là anh Từ Văn Minh Giám đốc Nhà Văn hóa An Nhơn; Nhà báo Trần Quang Khanh, chủ nhiệm CLB Văn học Xuân Diệu Bình Định; Và người bên cạnh là chủ tịch Hội VHNT An Nhơn là Lâm Huy Ánh cùng người bạn đời đến tham dự, cũng như không thể thiếu những tâm hồn yêu thơ văn của anh chị em trong huyện nhà. Nhưng đáng trân trọng nhất là tình gia đình anh Huỳnh Trọng Quý, nguyên Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy đã nghỉ hưu tạo điều kiện cho buổi giới thiệu tập thơ Tin Yêu của Hoàng Trọng Thắng( NXB Hội Nhà văn, 2010) và cùng giao lưu thơ với anh…”
Từ trái sang:Từ Văn Minh, Mang Viên Long,Hoàng Trọng Thắng,Huỳnh Trọng Sửu, Nguyễn Đình Nhâm.
Sau tiếng vỗ tay thân mật, Nhà thơ Hoàng trọng Thắng ở độ tuổi ngoài tám mươi, kể từ năm 1955 là cán bộ tập kết ra Bắc, anh là kĩ sư điện hóa, đã xuất bản: Hương quê hương( thơ),Muối của đời(thơ), Bam Bi trong rừng(truyện dịch), Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai( truyện đồng tác giả). Anh từng là giám đốc nhà máy Ắc-quy Tia Sáng ở Hải Phòng nhiều năm giữ lá cờ đầu trong nền công nghiệp nặng của thành phố cảng. Nay từ thành phố Hồ Chí Minh về thăm lại cố hương không khỏi bùi ngùi xúc động đón nhận tình cảm chân tình của người thân, bạn bè ưu ái đã dành cho anh cái tình sâu đậm nơi đây sao quên được.
Khi giới thiệu thơ của Hoàng trọng Thắng, “ban tổ chức” những người yêu thơ ở đất “Cây Bông” Nhơn Khánh dàn dựng chương trình thật linh động. Nghệ sĩ ngâm thơ cũng như bạn yêu thơ được mời trình bày là những bài do cá nhân tự chọn trong tập Tin Yêu đã được tặng. Một chút “Nhớ sông Côn”(tr.59) trong chất giọng nam nhẹ nhàng trong trẻo của Phạm Văn Phương: “ Tôi lớn lên trên bờ sông ấy…” là cội nguồn quê hương. Và từ đây bãi bờ làm nên nỗi nhớ đau đáu với giọng ngâm ấm áp của Thái Thảo đi vào lòng người: “…Đêm qua rồi, còn đó giấc mơ/ Một ngày thương nhớ lại vào thơ/ Cành xuân lọc nắng soi hè phố/ Rực đáy Hồ Gươm một sắc cờ”(“ Bốn Tết Xa Quê”- Hà Nội, xuân 1958). Còn Út Huệ tiếp nối hoài niệm của anh ngân vang: … “Cò về chớp trắng đồng xanh/ Bến bồi bãi lở mà anh chưa về”( Nhớ Quê, tr32). Chưa về chứ đâu phải là không về, bởi lúc ấy ý hướng tích cực dễ gì đáp ứng được khao khát mong mỏi riêng. Và giờ đây anh ngồi thưởng thức thơ mình, những xao xuyến bất chợt hiện về cùng lúc khi có sự trùng hợp giữa nhà văn Mang Viên Long, nhà thơ Hồ Hải, nghệ sĩ ngâm thơ Thái Thảo cùng tâm đắc thể hiện bài “Hương Cau” (tr.17):
Thôi đừng giận nữa em ơi
Thời gian thấm lạnh một đời nhớ mong
Chín sông mười khúc đau lòng
Cánh buồm trăm hướng còn trông một bờ
Giận anh giận đến bao giờ
Chim về mất tổ ngẩn ngơ lá cành
Cái ngày em mới gặp anh
Hương cau ngan ngát vườn xanh gió chiều
Thế nào mới thật là yêu
Nhớ gì mái tóc ít nhiều hoa cau
Vui sao khi phải lòng nhau
Mà sao con nhện cứ rầu buông tơ
Hương cau từ bấy đến giờ
Tôi theo mọi nẻo cho thơ đậm tình
Về đây tìm bóng ngày xanh
Còn chăng phảng phất hương lành thời xưa”
Với cách tâm tình bằng thơ lục bát gần gũi, thi vị ngọt ngào đã làm nên chân dung một nhà thơ của quê hương An Nhơn Bình Định. Nào ai nghĩ anh là kĩ sư điện hóa, chuyên nghiên cứu các phản ứng hóa học do dòng điện gây ra hoặc tạo ra dòng điện, hay liên quan đến các hiện tượng điện. Lời thơ cứ mượt mà “Thế nào mới thật là yêu” đâu dùng dấu câu chất vấn phân trần, mà tự thân đã nói hết bao điều nhớ thương da diết từ thuở nào kia! “ Hương cau” không còn là của riêng Hoàng Trọng Thắng nữa, mà đã ngan ngát thấm vào mỗi trái tim đang quây quần bên anh sẻ chia cay đắng ngọt ngào từng nếm trải. Những cây guitar Trình Ngọc Chương, Nguyễn Hữu Duyên tự đệm đàn và hát xua đi cái rét thập thò bên ngoài chờ lúc mở cửa là xăm xăm ùa vào.
Tiếp nối những bài thơ được giao lưu của anh Nam Trung, Đào Viết Bửu, Bùi Hoài Văn, của Hồ Hải: “ Chén tình chưa cạn đời say/ Hồn xiêu bóng xế bỏ ngày hồng hoang…”, của Quang Khanh: “Hỏi người/ Hỏi người/ Hỏi người/ Tóc xanh rụng giữa xuân thời/ Cánh chim ngậm ngùi góc biển/ Mơ thu về cuối chân trời…”, Lê Trọng Nghĩa bảy tỏ:“ Ai cạn cốc đời mình đau khủng khiếp/ Thương ơi, thương hỡi…”, còn Nguyễn Thị Phụng nào đâu là tâm tình: “ Luộc rau thổi bùng ngọn lửa/ Màu lá xanh thật là xanh/ Cổ tích tình yêu chúng mình/ Nắng mưa thổi bùng hương sắc”,… cho không khí tiệc thơ bên tách trà cứ ngân nga lắng đọng. Chúng tôi còn được nghe qua băng đĩa bài cảm nhận về thơ Hoàng Trọng Thắng do đài PTTH Hải Phòng ghi âm nữa.
Nếu như không có “ tiệc rượu” của anh em Nhơn Khánh “cổ phần” thếch đãi sau cùng, thì chúng tôi làm sao thưởng thức tiếp thú vui tao nhã của những người yêu thơ ở đất Cây Bông này! Nhà thơ Nguyễn Như Tuấn đã nhường vị trí MC cho mỗi người trong bàn cứ thay phiên nhau tự giới thiệu rồi hát, ngâm, đọc những bài thơ mình yêu thích rất hào hứng. Trần Quang Khanh bộc bạch: ngay từ nhỏ, hễ tiếng nói đài phát thanh Nhơn Khánh phát ra thì dừng lại để nghe thông tin ở địa phương, hay làng trên xóm dưới có tổ chức giao lưu thơ văn là đều có mặt như bây giờ các cháu đang học lớp năm, lớp sáu ngồi sau ba mẹ chờ giới thiệu bài thơ nào là mở ngay mục lục trong tập Tin Yêu ra chăm chú theo dõi. Người của Nhơn Khánh An Nhơn thật đáng yêu biết chừng nào!
14.11.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
“Đất có lề, quê có thói”. Lề và thói đã thành nét đẹp trong văn hóa tinh thần ở làng quê “Cây Bông” Nhơn Khánh, An Nhơn, Bình Định. Và tôi cũng vậy, tình yêu thơ ca cũng không thể nào vắng mặt khi đôi chân còn khỏe. Sáng nay chủ nhật, cái rét lập đông đã len lỏi sờ soạng lên từng ngọn cỏ, lá cây, lối đi nên giữa chặng đường tôi phải quay về khoát thêm chiếc áo bên ngoài vượt gần hai mươi cây số đến nơi vừa đúng giờ sinh hoạt.
Vẫn chưa hết ngỡ ngàng khi anh Nguyễn Hữu Duyên đứng bên lề đường bê tông, trước ngôi nhà cấp bốn giữa vườn hoa mai dày đặc một màu xanh lá, hàng rào xung quanh là những chùm hoa tỏi tím được mùa nở rộ vươn ra khoe sắc, hớn hở vẫy chúng tôi dừng lại đón vào nhà. Giữa phòng khách là hai chậu tùng tán đổ xuống ngỡ như cánh tay chào mời. Bên cạnh một bình hoa huệ trắng muốt tỏa hương trên những mái đầu xanh trắng, tất cả ngồi tựa vào vách xếp bằng nối tiếp nhau thân mật quá. Còn MC giản dị trong bộ đồ xanh đen cả cà vạt cùng tông màu tin tưởng không cầm micro, chỉ cần chú ý cái vòm ria mép nhuốm muối tiêu động đậy là thanh âm phát ra chừng mực rõ ràng của anh Như Tuấn ở độ tuổi sáu mươi nhỏ nhẹ: “ Người có gương mặt trẻ trung với đôi mắt sáng là anh Lê Văn Nghiệp, bí thư Đảng ủy xã Nhơn Khánh; còn đây là anh Từ Văn Minh Giám đốc Nhà Văn hóa An Nhơn; Nhà báo Trần Quang Khanh, chủ nhiệm CLB Văn học Xuân Diệu Bình Định; Và người bên cạnh là chủ tịch Hội VHNT An Nhơn là Lâm Huy Ánh cùng người bạn đời đến tham dự, cũng như không thể thiếu những tâm hồn yêu thơ văn của anh chị em trong huyện nhà. Nhưng đáng trân trọng nhất là tình gia đình anh Huỳnh Trọng Quý, nguyên Phó ban Tuyên giáo Huyện ủy đã nghỉ hưu tạo điều kiện cho buổi giới thiệu tập thơ Tin Yêu của Hoàng Trọng Thắng( NXB Hội Nhà văn, 2010) và cùng giao lưu thơ với anh…”
Từ trái sang:Từ Văn Minh, Mang Viên Long,Hoàng Trọng Thắng,Huỳnh Trọng Sửu, Nguyễn Đình Nhâm.
Sau tiếng vỗ tay thân mật, Nhà thơ Hoàng trọng Thắng ở độ tuổi ngoài tám mươi, kể từ năm 1955 là cán bộ tập kết ra Bắc, anh là kĩ sư điện hóa, đã xuất bản: Hương quê hương( thơ),Muối của đời(thơ), Bam Bi trong rừng(truyện dịch), Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai( truyện đồng tác giả). Anh từng là giám đốc nhà máy Ắc-quy Tia Sáng ở Hải Phòng nhiều năm giữ lá cờ đầu trong nền công nghiệp nặng của thành phố cảng. Nay từ thành phố Hồ Chí Minh về thăm lại cố hương không khỏi bùi ngùi xúc động đón nhận tình cảm chân tình của người thân, bạn bè ưu ái đã dành cho anh cái tình sâu đậm nơi đây sao quên được.
Khi giới thiệu thơ của Hoàng trọng Thắng, “ban tổ chức” những người yêu thơ ở đất “Cây Bông” Nhơn Khánh dàn dựng chương trình thật linh động. Nghệ sĩ ngâm thơ cũng như bạn yêu thơ được mời trình bày là những bài do cá nhân tự chọn trong tập Tin Yêu đã được tặng. Một chút “Nhớ sông Côn”(tr.59) trong chất giọng nam nhẹ nhàng trong trẻo của Phạm Văn Phương: “ Tôi lớn lên trên bờ sông ấy…” là cội nguồn quê hương. Và từ đây bãi bờ làm nên nỗi nhớ đau đáu với giọng ngâm ấm áp của Thái Thảo đi vào lòng người: “…Đêm qua rồi, còn đó giấc mơ/ Một ngày thương nhớ lại vào thơ/ Cành xuân lọc nắng soi hè phố/ Rực đáy Hồ Gươm một sắc cờ”(“ Bốn Tết Xa Quê”- Hà Nội, xuân 1958). Còn Út Huệ tiếp nối hoài niệm của anh ngân vang: … “Cò về chớp trắng đồng xanh/ Bến bồi bãi lở mà anh chưa về”( Nhớ Quê, tr32). Chưa về chứ đâu phải là không về, bởi lúc ấy ý hướng tích cực dễ gì đáp ứng được khao khát mong mỏi riêng. Và giờ đây anh ngồi thưởng thức thơ mình, những xao xuyến bất chợt hiện về cùng lúc khi có sự trùng hợp giữa nhà văn Mang Viên Long, nhà thơ Hồ Hải, nghệ sĩ ngâm thơ Thái Thảo cùng tâm đắc thể hiện bài “Hương Cau” (tr.17):
Thôi đừng giận nữa em ơi
Thời gian thấm lạnh một đời nhớ mong
Chín sông mười khúc đau lòng
Cánh buồm trăm hướng còn trông một bờ
Giận anh giận đến bao giờ
Chim về mất tổ ngẩn ngơ lá cành
Cái ngày em mới gặp anh
Hương cau ngan ngát vườn xanh gió chiều
Thế nào mới thật là yêu
Nhớ gì mái tóc ít nhiều hoa cau
Vui sao khi phải lòng nhau
Mà sao con nhện cứ rầu buông tơ
Hương cau từ bấy đến giờ
Tôi theo mọi nẻo cho thơ đậm tình
Về đây tìm bóng ngày xanh
Còn chăng phảng phất hương lành thời xưa”
Với cách tâm tình bằng thơ lục bát gần gũi, thi vị ngọt ngào đã làm nên chân dung một nhà thơ của quê hương An Nhơn Bình Định. Nào ai nghĩ anh là kĩ sư điện hóa, chuyên nghiên cứu các phản ứng hóa học do dòng điện gây ra hoặc tạo ra dòng điện, hay liên quan đến các hiện tượng điện. Lời thơ cứ mượt mà “Thế nào mới thật là yêu” đâu dùng dấu câu chất vấn phân trần, mà tự thân đã nói hết bao điều nhớ thương da diết từ thuở nào kia! “ Hương cau” không còn là của riêng Hoàng Trọng Thắng nữa, mà đã ngan ngát thấm vào mỗi trái tim đang quây quần bên anh sẻ chia cay đắng ngọt ngào từng nếm trải. Những cây guitar Trình Ngọc Chương, Nguyễn Hữu Duyên tự đệm đàn và hát xua đi cái rét thập thò bên ngoài chờ lúc mở cửa là xăm xăm ùa vào.
Tiếp nối những bài thơ được giao lưu của anh Nam Trung, Đào Viết Bửu, Bùi Hoài Văn, của Hồ Hải: “ Chén tình chưa cạn đời say/ Hồn xiêu bóng xế bỏ ngày hồng hoang…”, của Quang Khanh: “Hỏi người/ Hỏi người/ Hỏi người/ Tóc xanh rụng giữa xuân thời/ Cánh chim ngậm ngùi góc biển/ Mơ thu về cuối chân trời…”, Lê Trọng Nghĩa bảy tỏ:“ Ai cạn cốc đời mình đau khủng khiếp/ Thương ơi, thương hỡi…”, còn Nguyễn Thị Phụng nào đâu là tâm tình: “ Luộc rau thổi bùng ngọn lửa/ Màu lá xanh thật là xanh/ Cổ tích tình yêu chúng mình/ Nắng mưa thổi bùng hương sắc”,… cho không khí tiệc thơ bên tách trà cứ ngân nga lắng đọng. Chúng tôi còn được nghe qua băng đĩa bài cảm nhận về thơ Hoàng Trọng Thắng do đài PTTH Hải Phòng ghi âm nữa.
Nếu như không có “ tiệc rượu” của anh em Nhơn Khánh “cổ phần” thếch đãi sau cùng, thì chúng tôi làm sao thưởng thức tiếp thú vui tao nhã của những người yêu thơ ở đất Cây Bông này! Nhà thơ Nguyễn Như Tuấn đã nhường vị trí MC cho mỗi người trong bàn cứ thay phiên nhau tự giới thiệu rồi hát, ngâm, đọc những bài thơ mình yêu thích rất hào hứng. Trần Quang Khanh bộc bạch: ngay từ nhỏ, hễ tiếng nói đài phát thanh Nhơn Khánh phát ra thì dừng lại để nghe thông tin ở địa phương, hay làng trên xóm dưới có tổ chức giao lưu thơ văn là đều có mặt như bây giờ các cháu đang học lớp năm, lớp sáu ngồi sau ba mẹ chờ giới thiệu bài thơ nào là mở ngay mục lục trong tập Tin Yêu ra chăm chú theo dõi. Người của Nhơn Khánh An Nhơn thật đáng yêu biết chừng nào!
14.11.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011
TIN YÊU- THƠ HOÀNG TRỌNG THẮNG, Ở NHƠN KHÁNH
Hoàng Trọng Thắng sinh năm 1929 tại Nhơn Khánh, An Nhơn, Bình Định. Cán bộ tập kết ra Bắc năm 1955. Kĩ sư điện hoa và là cán bộ quản lí nhiều năm. Đã xuất bản: Hương quê hương( thơ),Muối của đời(thơ), Bam Bi trong rừng(truyện dịch), Những cuộc phiêu lưu của Ong Mai( truyện đồng tác giả). Anh từng là giám đóc nhà máy Ắc quy Tia Sáng ở Hải Phòng nhiều năm giữ lá cờ đầu trong nền công nghiệp nặng của thành phố cảng. Hiện anh đang ở Sài Gòn, nay về thăm quê, anh em yêu thơ anh đã tổ chức buổi họp mặt giới thiệu tập thơ Tin Yêu Hoàng Trọng Thắng và giao lưu thơ tại Nhơn Khánh vào sáng chủ nhật 13.11.2011.
Nhà thơ Hoàng Trọng Thắng xúc động khi nhận những đóa hồng tươi thắm sắc hương ở quê nhà.
Anh đang đọc thơ trong tập Tin Yêu của mình
Nhà thơ Hoàng Trọng Thắng xúc động khi nhận những đóa hồng tươi thắm sắc hương ở quê nhà.
Anh đang đọc thơ trong tập Tin Yêu của mình
YÊU QUÁ TRÁI TIM HỒNG
YÊU QUÁ TRÁI TIM HỒNG
(Đọc Theo Mùa thơ Thu Nguyệt- Hội Nhà văn Việt Nam, NXB Trẻ- 2006)
Có phải khi cầm tập thơ Theo Mùa ( Hội Nhà văn Việt Nam, NXB Trẻ- 2006)“Thay mặt tác giả Thu Nguyệt quý tặng chị Nguyễn Thị Phụng, người kí là Đặng Quốc Khánh” là tôi cứ chậm rãi nghiền ngẫm từng bài để cảm nhận ở người viết cùng phái với mình muốn bộc bạch điều gì trong ấy. Theo Mùa là tập thơ thứ năm sau Điều thật(1992), Ngộ(1997),Cõi lạ(2000) và Hoa cỏ bên đường(2002). Thu Nguyệt luôn được những giải thưởng cao về văn học của Hội Nhà văn Việt Nam.
Đọc Theo Mùa của Thu Nguyệt, ta yêu sao chất giọng Nam bộ mộc mạc như cách nói thường ngày mà lại rất thơ: Ta quẹt nước mắt dòm đời/ Lòng hi vọng một ngày mơi nhẹ nhàng”(Hạt nước mắt, tr.42). Cách dùng từ “quẹt” nghe bình dị chân chất nhưng cũng dứt khoát mạnh mẽ làm sao. Rồi ngày mai thì chị dùng“ngày mơi”, tiếng mơi có cùng vần ơi với tiếng “đời” thứ sáu của câu lục ở trên. Quả Thu Nguyệt đã khai thác triệt để từ địa phương vào thơ ca thật nhuần nhuyễn, mà không hề khập khiễng chút nào. Hầu hết 48 bài thơ trong Theo Mùa có đến hơn ba phần tư là thơ lục bát. Dù là nữ, ta tìm thấy ở chị cái nghênh ngang tự tại để trụ vững giữa đời thường dễ thương lắm:
“Một mình ta đứng lại đây
Những người thân cứ mỗi ngày một xa
Lạ gì đông tới xuân qua
Thế gian nhóc chuyện người ta một mình!”
“Mà thôi đời hữu vô tình/ Một mình thì cứ một mình sá chi”(Dỗ mình/ tr.37) nhận ra điều ấy, chị cứ an nhiên giữa đất trời tự do này. Mọi ưu phiền gác lại, ngày dài tháng rộng còn kia, một mình nào sá chi đâu khi buổi chợ đời đang lúc nhộn nhịp, ồn ào những mặc cả đắn đo toan tính dày đặc con chữ trong mục lục hằng ngày. Tự quẹt nước mắt để dỗ mình thật kín đáo, khôn ngoan sâu sắc. Theo Thu Nguyệt:
“Tháng năm rồi cũng qua mau
Tay ta rồi cũng tự lau mắt mình
Biết điều thì khóc lặng thinh
Giữ hạt nước mắt thông minh thiệt tròn”
Không uổng phí chút nào! Dễ gì ai làm được một khi nỗi đau cứa vào da, vào thịt, vào tim gan cật ruột, nỗi ám ảnh ngày đêm chất chồng phiền muộn âu lo nhung nhớ. Cách diễn đạt nhẹ nhàng với nhịp điệu thơ 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2/2 trong câu bát. Tâm trạng là sẻ chia thủ thỉ với mình, phải chăng đây còn là nhịp điệu tâm hồn trong cảm xúc ở nhà thơ nữ há chịu áp lực từ một đối tượng nào, phải chăng Thu Nguyệt đã học được“ Khi làm thơ, thái độ của người làm là ghi cho đúng cảm xúc”( Nguyễn Đình Thi). Cái vòng luẩn quẩn trớ trêu ràng buộc thường ngày, đôi lúc chị thấy mình như con kiến lơ ngơ leo vào, leo ra rồi leo ra, leo vào khép kín lại. Vụng về hay tù túng bó buột, hay ngắn ngủi, đi tìm lối thoát. Bức xúc lắm chị cũng bật ra: “ Vậy rồi ngồi khóc có khi/ Thương đời luẩn quẩn chưa đi đã về”( Con kiến lơ ngơ, tr.43)
Cách nhìn cuộc sống về tình yêu của phụ nữ ở mỗi thời có gì giống và khác nhau?! Từ một Huyện Thanh Quan mực thước, khuôn phép thố lộ nỗi niềm tâm trạng qua thơ thật kín đáo dè dặt: “Một mảnh tình riêng ta với ta”, một Hồ Xuân Hương khỏe khắn trong câu chữ lột tả những rạo rực tuổi thanh xuân của mình, buột phải nói ra uất ức “Chém cha cái kiếp…” rồi khẩn cầu “ Đừng xanh như lá bạc như vôi” cũng muốn thỏa mãn khát khao hạnh phúc đời mình. Còn Thu Nguyệt của chúng ta ngày nay là một sự chiêm nghiệm từ thực tế của nền công nghiệp hiện đại, phân tích cặn kẽ từ việc bảo quản rau quả được tươi xanh là phải ướp vào trong tủ lạnh: “Ta đem một trái táo giòn/ Gửi vào tủ lạnh để còn tươi lâu/ Sự đời nó lạ gì đâu/ Xanh tươi muốn giữ phải cầu lạnh trơ” (Ướp lạnh. Tr.22). Chị mở thêm ra cho người đọc về không gian thời gian đời sống thị thành, những va chạm thường ngày tất bật trên mọi nẽo đường, dấu vết sẹo còn hằn sâu lên đôi mắt dễ gì mai một, liền mặt và thật xót xa khôn cùng: “Thị thành xuôi ngược phất phơ/ Trái tim phải lạnh mới mơ còn hồng/ Nghĩa tình ô nhiễm quá đông/ Khẩu trang ta bịt kín lòng vẫn đau”. Chị bình tâm hơn, mách khẽ: “Ta mang tủ lạnh tặng nhau/ Ướp cho kĩ lối mai sau còn về”(tr.22).
Bên cạnh thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, Thu Nguyệt cũng rất chặt tay trong thơ năm chữ, sáu chữ, bảy tám chữ và thể tự do. Điều đó đã làm nên một phong cách thơ Thu Nguyệt. Dù thể thơ nào, chị vẫn đạt chuẩn cách gieo vần khi thể hiện chủ đề:
Móc tự biết mình cao
Mặc đời treo phía dưới
Ta biết mình không cao
Nên sá gì rác bụi…
Để rồi:…Một ngày móc rớt xuống
Mọi thứ cũng rơi theo
Một ngày ta nằm xuống
Mọi thứ vẫn ì xèo/ (Cái móc/ tr.34)
Những “ rác bụi” ì xèo, ỉ eo cho lắm, thì tự thân của chủ thể trữ tình “ ta” trong bài thơ chẳng quan tâm làm gì. Đừng vì cuộc chơi giữa thế gian này vàng thau lẫn lộn. Theo quy luật tuần hoàn sống gởi thác về, nào cùng yêu thương gắn bó nghĩa tình đẹp hơn. Những thanh bằng trắc cuối câu năm tiếng đan xen cân đối như sự vận động không ngừng, thời gian vĩnh hằng, còn sự vật, con người với chị tất thảy đều vô thường. Hay khi giữa ngã ba đường đời lắm rối ren. Ngoái nhìn phía sau đã khép lại những ưu phiền sầu muộn. Và trước mặt đây sự chọn lựa cho trái phải mở ra. Tứ thơ bừng nở, sảng khoái, tin tưởng:
Lòng rơi theo chiều lá rớt
Lá vàng là lá đã xanh
Ta hay quên điều nhớ nhất
Là ta luôn có một mình/ (Về cội,tr.54)
Nhưng đôi lúc cũng có những hoài nghi:
Sen cắm vào bùn xanh lá trắng bông
Ta cắm vào đời đỏ đen lẫn lộn
Vừa đuổi bắt lại vừa chạy trốn
Một điều gì thấy có lại như không/ (Bên hồ, tr.56)
Cứ chập chờn giữa thực- ảo mông lung quá. Chị thảng thốt: “ Được ví là trăng mà chẳng dám rằm/ Bởi sợ có ngày trăng khuyết( nên luôn khuyết!)/ Được ví là hoa mà sắc hương giấu biệt/ Bởi sợ ngày hoa rơi/( rồi cũng rơi!)/ Ê, ta vốn là Người/ Sợ… Phải rồi./ Sợ quá!!! (Sợ, tr.52). Chính những trớ trêu nghịch cảnh giăng mắc nỗi buồn “ rằm – khuyết” khép kín góc buồn.
Theo Mùa của Thu Nguyệt thấm dần vào lòng người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng về những điều bình dị trong thực tế thường ngày, gần gũi như chính ta đang tự mình trải nghiệm qua. Yêu thích thơ Thu Nguyệt, bởi chị biết vận dụng ngôn ngữ thuần túy tiếng mẹ đẻ của mình, kết hợp cách gieo vần trong thơ, vì chị biết “ Vần là một lợi khí rất đắc lực cho sự truyền cảm” ( Nguyễn Đình Thi). Dù ở góc độ nào, thơ Thu Nguyệt vẫn là thơ của ngày hôm nay: “ Lộc non theo chút tháng ngày/ Vậy rồi…/ ta thả lá bay theo mùa”( Theo mùa, tr.7) mà lên xanh, ra hoa đơm quả. Chị khuyên mình hay là lời nhắn nhủ: “Lạc đàn ta chẳng muốn đâu/ Mà sao thỉnh thoảng cứ nhào ra riêng/ Gió lùa theo hướng chữ DUYÊN/ Ta bay chung để đến miền không bay”(Miền không bay, tr.8). Chăm bẵm trong từng câu từ, góp nhặt lẽ sống, khẳng định chắc nịch như thế. Nên thơ Thu Nguyệt cứ Theo Mùa làm nền bay vào làng thơ ca Việt Nam hiện đại của đầu thế kỉ hai mốt này.
28.10.2011/ Nguyễn Thị Phụng
(Cóp từ trang thunguyetvn.com)
(Đọc Theo Mùa thơ Thu Nguyệt- Hội Nhà văn Việt Nam, NXB Trẻ- 2006)
Có phải khi cầm tập thơ Theo Mùa ( Hội Nhà văn Việt Nam, NXB Trẻ- 2006)“Thay mặt tác giả Thu Nguyệt quý tặng chị Nguyễn Thị Phụng, người kí là Đặng Quốc Khánh” là tôi cứ chậm rãi nghiền ngẫm từng bài để cảm nhận ở người viết cùng phái với mình muốn bộc bạch điều gì trong ấy. Theo Mùa là tập thơ thứ năm sau Điều thật(1992), Ngộ(1997),Cõi lạ(2000) và Hoa cỏ bên đường(2002). Thu Nguyệt luôn được những giải thưởng cao về văn học của Hội Nhà văn Việt Nam.
Đọc Theo Mùa của Thu Nguyệt, ta yêu sao chất giọng Nam bộ mộc mạc như cách nói thường ngày mà lại rất thơ: Ta quẹt nước mắt dòm đời/ Lòng hi vọng một ngày mơi nhẹ nhàng”(Hạt nước mắt, tr.42). Cách dùng từ “quẹt” nghe bình dị chân chất nhưng cũng dứt khoát mạnh mẽ làm sao. Rồi ngày mai thì chị dùng“ngày mơi”, tiếng mơi có cùng vần ơi với tiếng “đời” thứ sáu của câu lục ở trên. Quả Thu Nguyệt đã khai thác triệt để từ địa phương vào thơ ca thật nhuần nhuyễn, mà không hề khập khiễng chút nào. Hầu hết 48 bài thơ trong Theo Mùa có đến hơn ba phần tư là thơ lục bát. Dù là nữ, ta tìm thấy ở chị cái nghênh ngang tự tại để trụ vững giữa đời thường dễ thương lắm:
“Một mình ta đứng lại đây
Những người thân cứ mỗi ngày một xa
Lạ gì đông tới xuân qua
Thế gian nhóc chuyện người ta một mình!”
“Mà thôi đời hữu vô tình/ Một mình thì cứ một mình sá chi”(Dỗ mình/ tr.37) nhận ra điều ấy, chị cứ an nhiên giữa đất trời tự do này. Mọi ưu phiền gác lại, ngày dài tháng rộng còn kia, một mình nào sá chi đâu khi buổi chợ đời đang lúc nhộn nhịp, ồn ào những mặc cả đắn đo toan tính dày đặc con chữ trong mục lục hằng ngày. Tự quẹt nước mắt để dỗ mình thật kín đáo, khôn ngoan sâu sắc. Theo Thu Nguyệt:
“Tháng năm rồi cũng qua mau
Tay ta rồi cũng tự lau mắt mình
Biết điều thì khóc lặng thinh
Giữ hạt nước mắt thông minh thiệt tròn”
Không uổng phí chút nào! Dễ gì ai làm được một khi nỗi đau cứa vào da, vào thịt, vào tim gan cật ruột, nỗi ám ảnh ngày đêm chất chồng phiền muộn âu lo nhung nhớ. Cách diễn đạt nhẹ nhàng với nhịp điệu thơ 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2/2 trong câu bát. Tâm trạng là sẻ chia thủ thỉ với mình, phải chăng đây còn là nhịp điệu tâm hồn trong cảm xúc ở nhà thơ nữ há chịu áp lực từ một đối tượng nào, phải chăng Thu Nguyệt đã học được“ Khi làm thơ, thái độ của người làm là ghi cho đúng cảm xúc”( Nguyễn Đình Thi). Cái vòng luẩn quẩn trớ trêu ràng buộc thường ngày, đôi lúc chị thấy mình như con kiến lơ ngơ leo vào, leo ra rồi leo ra, leo vào khép kín lại. Vụng về hay tù túng bó buột, hay ngắn ngủi, đi tìm lối thoát. Bức xúc lắm chị cũng bật ra: “ Vậy rồi ngồi khóc có khi/ Thương đời luẩn quẩn chưa đi đã về”( Con kiến lơ ngơ, tr.43)
Cách nhìn cuộc sống về tình yêu của phụ nữ ở mỗi thời có gì giống và khác nhau?! Từ một Huyện Thanh Quan mực thước, khuôn phép thố lộ nỗi niềm tâm trạng qua thơ thật kín đáo dè dặt: “Một mảnh tình riêng ta với ta”, một Hồ Xuân Hương khỏe khắn trong câu chữ lột tả những rạo rực tuổi thanh xuân của mình, buột phải nói ra uất ức “Chém cha cái kiếp…” rồi khẩn cầu “ Đừng xanh như lá bạc như vôi” cũng muốn thỏa mãn khát khao hạnh phúc đời mình. Còn Thu Nguyệt của chúng ta ngày nay là một sự chiêm nghiệm từ thực tế của nền công nghiệp hiện đại, phân tích cặn kẽ từ việc bảo quản rau quả được tươi xanh là phải ướp vào trong tủ lạnh: “Ta đem một trái táo giòn/ Gửi vào tủ lạnh để còn tươi lâu/ Sự đời nó lạ gì đâu/ Xanh tươi muốn giữ phải cầu lạnh trơ” (Ướp lạnh. Tr.22). Chị mở thêm ra cho người đọc về không gian thời gian đời sống thị thành, những va chạm thường ngày tất bật trên mọi nẽo đường, dấu vết sẹo còn hằn sâu lên đôi mắt dễ gì mai một, liền mặt và thật xót xa khôn cùng: “Thị thành xuôi ngược phất phơ/ Trái tim phải lạnh mới mơ còn hồng/ Nghĩa tình ô nhiễm quá đông/ Khẩu trang ta bịt kín lòng vẫn đau”. Chị bình tâm hơn, mách khẽ: “Ta mang tủ lạnh tặng nhau/ Ướp cho kĩ lối mai sau còn về”(tr.22).
Bên cạnh thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, Thu Nguyệt cũng rất chặt tay trong thơ năm chữ, sáu chữ, bảy tám chữ và thể tự do. Điều đó đã làm nên một phong cách thơ Thu Nguyệt. Dù thể thơ nào, chị vẫn đạt chuẩn cách gieo vần khi thể hiện chủ đề:
Móc tự biết mình cao
Mặc đời treo phía dưới
Ta biết mình không cao
Nên sá gì rác bụi…
Để rồi:…Một ngày móc rớt xuống
Mọi thứ cũng rơi theo
Một ngày ta nằm xuống
Mọi thứ vẫn ì xèo/ (Cái móc/ tr.34)
Những “ rác bụi” ì xèo, ỉ eo cho lắm, thì tự thân của chủ thể trữ tình “ ta” trong bài thơ chẳng quan tâm làm gì. Đừng vì cuộc chơi giữa thế gian này vàng thau lẫn lộn. Theo quy luật tuần hoàn sống gởi thác về, nào cùng yêu thương gắn bó nghĩa tình đẹp hơn. Những thanh bằng trắc cuối câu năm tiếng đan xen cân đối như sự vận động không ngừng, thời gian vĩnh hằng, còn sự vật, con người với chị tất thảy đều vô thường. Hay khi giữa ngã ba đường đời lắm rối ren. Ngoái nhìn phía sau đã khép lại những ưu phiền sầu muộn. Và trước mặt đây sự chọn lựa cho trái phải mở ra. Tứ thơ bừng nở, sảng khoái, tin tưởng:
Lòng rơi theo chiều lá rớt
Lá vàng là lá đã xanh
Ta hay quên điều nhớ nhất
Là ta luôn có một mình/ (Về cội,tr.54)
Nhưng đôi lúc cũng có những hoài nghi:
Sen cắm vào bùn xanh lá trắng bông
Ta cắm vào đời đỏ đen lẫn lộn
Vừa đuổi bắt lại vừa chạy trốn
Một điều gì thấy có lại như không/ (Bên hồ, tr.56)
Cứ chập chờn giữa thực- ảo mông lung quá. Chị thảng thốt: “ Được ví là trăng mà chẳng dám rằm/ Bởi sợ có ngày trăng khuyết( nên luôn khuyết!)/ Được ví là hoa mà sắc hương giấu biệt/ Bởi sợ ngày hoa rơi/( rồi cũng rơi!)/ Ê, ta vốn là Người/ Sợ… Phải rồi./ Sợ quá!!! (Sợ, tr.52). Chính những trớ trêu nghịch cảnh giăng mắc nỗi buồn “ rằm – khuyết” khép kín góc buồn.
Theo Mùa của Thu Nguyệt thấm dần vào lòng người đọc những cảm xúc nhẹ nhàng về những điều bình dị trong thực tế thường ngày, gần gũi như chính ta đang tự mình trải nghiệm qua. Yêu thích thơ Thu Nguyệt, bởi chị biết vận dụng ngôn ngữ thuần túy tiếng mẹ đẻ của mình, kết hợp cách gieo vần trong thơ, vì chị biết “ Vần là một lợi khí rất đắc lực cho sự truyền cảm” ( Nguyễn Đình Thi). Dù ở góc độ nào, thơ Thu Nguyệt vẫn là thơ của ngày hôm nay: “ Lộc non theo chút tháng ngày/ Vậy rồi…/ ta thả lá bay theo mùa”( Theo mùa, tr.7) mà lên xanh, ra hoa đơm quả. Chị khuyên mình hay là lời nhắn nhủ: “Lạc đàn ta chẳng muốn đâu/ Mà sao thỉnh thoảng cứ nhào ra riêng/ Gió lùa theo hướng chữ DUYÊN/ Ta bay chung để đến miền không bay”(Miền không bay, tr.8). Chăm bẵm trong từng câu từ, góp nhặt lẽ sống, khẳng định chắc nịch như thế. Nên thơ Thu Nguyệt cứ Theo Mùa làm nền bay vào làng thơ ca Việt Nam hiện đại của đầu thế kỉ hai mốt này.
28.10.2011/ Nguyễn Thị Phụng
(Cóp từ trang thunguyetvn.com)
Đứng trong đám mía này mình chợt nao lòng nhớ lại kỷ niệm ngày thơ (mình đã viết trong một bài nhật ký về tết 3 năm trước. Bạn có thể bấm vào đây để xem: http://www.thunguyetvn.com/tn_diary.php?tn=view&id=33
Tự tình một trái tim
Tự tình một trái tim
Ô hay, sao vội yêu người!
Mà người…vẫn vậy nói lời gì đâu
Gió buồn trăn trở đêm thâu
Câu thơ rơi gãy nhịp cầu Ô xưa…
28.12.2008/ NTP
Ô hay, sao vội yêu người!
Mà người…vẫn vậy nói lời gì đâu
Gió buồn trăn trở đêm thâu
Câu thơ rơi gãy nhịp cầu Ô xưa…
28.12.2008/ NTP
TIẾNG CƯỜI RƠI LẠI
TIẾNG CƯỜI RƠI LẠI
Tiếng cười rơi lại đâu đây
Em xin nhặt hết đong đầy chiêm bao
Mùa đông giá rét thế nào
Tiếng cười ấm cả trời cao nữa là…
25.12.2008/ NTP
Tiếng cười rơi lại đâu đây
Em xin nhặt hết đong đầy chiêm bao
Mùa đông giá rét thế nào
Tiếng cười ấm cả trời cao nữa là…
25.12.2008/ NTP
Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011
LỒNG LỘNG CÁNH BUỒM XANH
LỒNG LỘNG CÁNH BUỒM XANH(Đọc Lặng lẽ cánh buồm em, thơ Bùi Thị Thu Hằng,
NXB Văn học-2010)
Cuộc hội ngộ giữa những người yêu thơ văn thường là cơ duyên mà tạo hóa định sẵn. Tôi quen gương mặt có nụ cười thật tươi của Bùi Thị Thu Hằng với hai bài thơ đăng trong tuyển thơ vanthoviet.com tập 2( NXB Văn học- 2011). Và nhờ tính tò đi tìm những áng thơ hay, những bài bình đặc sắc trên internet, tôi gặp người thật của thế giới ảo và tập thơ Lặng lẽ cánh buồm em ( NXB Văn học- 2010) của Bùi Thị Thu Hằng đến trong tay tôi. Rồi cứ thế đu đưa trên chiếc võng giữa nhà đọc đi đọc lại những cảm xúc của chị gởi vào trang giấy.
Cũng thật lạ, khoảnh khắc giao mùa là sự chuyển giao của đất trời khi những đám mây cố dãn ra giăng kín bầu trời, rồi một cơn mưa nhẹ lất phất, gió cũng hùa theo mang hơi lạnh chia đều mọi vật,…cái không gian ấy diệu kì cho “ Khúc giao mùa” trổi dậy đón xuân nồng trong cảm hứng say sưa:
… “Anh có nghe em hát tự cơn mơ
Hãy về phía em mười hai bến sóng
Em ươm hạt đợi bông thơm đất
Em khơi bếp hồng náo nức khói bánh chưng…”(tr.8)
“Anh có nghe em hát tự cơn mơ/ Hãy về phía em mười hai bến sóng”. Bến sóng chứ không là bến nước. Ta vẫn biết mười hai “bến nước”: sĩ, nông, công, thương; ngư, tiều, canh, mục; yên, ba, tửu, bát. Những đặc điểm tính chất của mỗi ngành nghề, hay là những thú đam mê cạm bẫy đôi lúc tác động mạnh mẽ đến nhân cách con người. Mà ngày xưa con gái đến độ tuổi lập gia đình, mối mai được duyên nào gởi phận vào duyên ấy, cái cảnh sa chân lỡ bước, em tủi hờn thì sao. Nên “em hát tự cơn mơ”, em khát khao sự chọn lựa cho mình. Hãy về phía em đi, em đang ở độ chênh chao của mười hai bến “sóng” đang cần bàn tay anh chở che, ấp ủ. Hãy cứu lấy đời em. Chỉ cần một khổ thơ tự do bốn câu phóng khoáng đủ làm nên diện mạo Bùi Thị Thu Hằng xếp theo trật tự A, B, C,…trong văn thơ nữ Việt Nam rồi.
Chị hát “Khúc giao mùa” cho khoảng trời xanh ùa vào khung cửa, cho nắng ấm áp xuân nồng lên ngọn cỏ lá cây, là thời kì Thu Hằng đi gieo hạt, ủ mầm lên xanh trên từng câu thơ con chữ. Cho cái tình được chắc chiu từ những năm tháng đi qua, chị nhớ ơn cha sinh, mẹ dưỡng, luôn khắc ghi: “Cha lo khuôn thước vuông tròn”, còn mẹ: “Yếm rách vá víu buộc bụng/ Yếm lành dành dụm địu con”. Nhà thơ lại tự nhận về mình “ đắp ấm nỗi buồn riêng tư”, nhưng rất thành kính với cha, mẹ trong Lời ru dâu bể(tr.65). Đến lúc cha mẹ “xa cõi người” trần thế, nỗi bơ vơ một mình “ Nén nhang tháng bảy”(tr.37) nhòe trong nắng chiều: “ Nỗi đau mang mẹ về trời”, “Rưng rưng con giữa cội nguồn khóc cha”. Làm sao nói hết được nỗi niềm đau đáu của người con khi lạc lõng giữa đời:
Trầm hương vạch dấu chấm than
Con không khóc, lệ cứ tràn mặn môi
(Tâm sự cùng cha, tr.53)
Rồi: Nhòe theo hương khói đi tìm
Mẹ trên di ảnh im lìm dõi trông
( Ơn mẹ,tr.69)
Gói gọn chủ đề về gia đình, Thu Hằng dành trong Lặng lẽ cánh buồm em một số bài thơ viết cho chị gái : “Muốn gìn giữ mãi màu xanh/ Đời cây cũng phải lá cành tả tơi”(tr.11), cho anh trai: “ Thương anh giữa chốn chênh chông/ Tay cầm tràng hạt phập phồng niềm xa…”(tr.17), cho em và cho cả riêng mình:
“Thương yêu lịm dần chân sóng
Con thuyền anh lặng lẽ cánh buồm em”( tr.16).
Nào phải Lặng lẽ cánh buồm em cho được. Khi thương yêu đã lịm dần chân sóng kia, nên những rạo rực trong trái tim khơi nguồn cảm xúc mãnh liệt trỗi dậy một mình: “Rót nỗi buồn tràn chén/ Tôi mềm …ai thẫn thờ?”( Chiều trên biển, tr.19). Và có lẽ trước biển khơi mênh mông, nhà thơ cháy bỏng Mùa suy tư( tr.48), lặng lẽ: “Lang thang miền gió và anh/ Tháng ngày chưng cất vị lành trao nhau”. Cánh buồm em lồng lộng giữa không gian bao la cho những tứ thơ nhập cuộc sẻ chia cùng “Lối vầng trăng qua” (tr.48), cho “Trăng hát” (tr.14) nguyện ước lời“Trăng thề” (tr.76) lung linh sắc vàng giữa tĩnh lặng:
“Trăng nói hộ lòng em
Nỗi khát khao lồng ngực
Trăng hát lên dùm anh
Lời con tim thổn thức” .
Những thanh trắc “ngực- thức” thanh bằng “em-anh” cuối câu nhịp nhàng đan xen trong thể thơ năm chữ như thủ thỉ cùng anh lời con tim khát khao rạo rực ban đầu. Ai dám bảo Thu Hằng lặng lẽ cánh buồm em đâu. Những thổn thức nào nguôi, cứ âm ỉ nhen nhóm từ lúc thu qua, đông tàn cho mùa xuân phơi phới thăng hoa:
“ Mùa nồng nàn
Không chọc ghẹo cũng thẹn hồng ý nghĩ
Nắng nghiêng nghiêng chồi nhú cũng nghiêng
Bày tỏ niềm riêng
Xuân rất chín! Giọt yêu thương tự hát
Nơi mẹ mớm cho ta miếng cơm sớm nhất
Khúc yêu thương đằm thắm gọi quay về”
(Xuân tự hát, tr.40)
Và đây là khoảng trời xanh trong veo đẹp nhất trong năm khởi đầu thời con gái. Xuân tự hát hay xuân nồng nàn ngọt thơm lúng liếng mắt môi hẹn hò thầm lặng. Ngỡ rụt rè e lệ mà nghe táo bạo trong những tứ thơ tự do đến vậy. Nhưng đôi lúc cái phút xao lòng tự dưng bột phát trong “ Người đàn bà sắm vai”(tr.24) cũng thật dễ thương, chân tình. Điều đó cũng dễ thông cảm cho trái tim nhạy cảm đa tình ấy mà. Nhưng không sao, khi làm mẹ, chị luôn nhắc nhở căn dặn con gái:
“Người xưa sấp ngửa rãnh cày
Áo manh gìn nếp, thẳng ngay giữ tình
Đói nghèo đâu quản nhục vinh
Nắng mưa kiếp cỏ yên bình hề chi”
(Tặng con gái, tr10)
Trở lại thể lục bát, lời tâm tình “ Áo manh gìn nếp” sao cho trọn vẹn chung tình trước sau, thanh bạch, khác nào áo rách cũng phải giữ lấy lề đó mà. Còn cái “kiếp cỏ” an phận thủ thường đến thế sao?!...
Hay có lẽ từ khi bước ra ngõ vườn tuổi thơ, con đường đến trường vừa quen thuộc vừa lạ lẫm đã mở ra một chân trời xanh thắm ước mơ. Nơi đó là ngôi trường, lớp học, là bạn bè và nhất là hình ảnh thầy cô kính yêu mà chị gặt hái nghĩa tình làm trọng. Người thầy vẫn luôn là tấm gương sáng cho chị thắp niềm tin yêu giữa cuộc đời lắm đường nhiều ngõ. Bởi giữa nắng mưa, bạc phai sắc áo, tóc râu còn người lái đò cứ chòng chành mái chèo, cần mẫn chở khách tuổi thơ đến bến bờ ước mơ, đâu hề ngần ngại, thở than. Chị không khỏi ngạc nhiên:
“Không là trăng mà tỏa sáng nơi nơi?
Không là lửa mà đông về gửi ấm?
Không là mây mà râm mát muôn hoa?
Không phím đàn mà ngân điệu thiết tha?”
(Thầy là bản tình ca, tr.59)
Đến đây tôi xin dừng lại một chút để nói lời cảm ơn nhà thơ Thu Hằng, người con của thành phố Hải Phòng, của cửa biển Đồ Sơn thơ mộng, anh hùng. Dù thường ngày bộn bề cơm áo, chị đã dành một tình cảm chân thành đáng quý đề cao người thầy Không là trăng… Không là lửa… Không là mây… Không phím đàn…mà tỏa sáng, sưởi ấm, là bóng mát, là thanh âm ngân điệu thiết tha cho đời. Chị cũng không đề cao nào phải “ tôn sư trọng đạo”, nào là “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,…Mà chính là nhân cách và tri thức của thầy trên bục giảng trong nhà trường, cả ngoài xã hội cho chị có quyền tự hào và ngợi ca.
Thu Hằng không phải nhà giáo mà là nhà thơ. Nhà thơ của những người lao động cần cù lo cái ăn, cái mặc thường ngày cho con cái. Số phận của họ lênh đênh cùng con sóng ngoài khơi theo mùa tôm cá. Và khi “ Những đứa trẻ làng chài” (tr.21) lớn lên hít thở hương vị mặn nồng của biển, của nắng gió sớm chiều cầu mong mẻ cá về tươi xanh đầy ắp khoang thuyền là một ngày hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc ý người sao bằng ý trời:
“Cha giăng lưới qua màn đêm dông tố
Gian khổ hai vai đâu mặc cả niềm tin
Mẹ hiền bỗng chốc hóa Vọng Phu
Xõa tóc bến bờ chịu bão
Ngọn đèn biển thắp chật bóng tối
Theo dòng nước chảy xuôi trắng lóa chân trời
Thắp lên tiếng cười làng chài”…/ (tr.22)
Biển trời bao dung nuôi sống người theo năm tháng, nhưng đôi lúc giận dữ gào thét đòi người phải trả vay là sao?! Nghề đi biển vẫn thường là cha truyền con nối, đã sinh nghề đôi lúc lại tử nghiệp những mất mác lớn lao. Rồi theo tuần hoàn vòng quay của vũ trụ, biển lại ngát xanh yên bình, reo vui bù đắp yêu thương tiếp nối.
Năm mươi bảy bài thơ trong Lặng lẽ cánh buồm em là năm mươi bảy lần suy tư trăn trở đêm ngày của Thu Hằng, cái tình mặn mà thắm thiết của một nhà thơ nữ lặng lẽ một cánh buồm em. Chị đã bắt những con chữ tuôn theo cảm xúc vơi đầy, nhịp thơ cũng từ đó mà ra: Rưng rưng chắt giọt mật đời/ Lắng trong xa thẳm những lời ầu ơ/ Vắt mình dâng nỗi niềm thơ/ Ấp iu tròn trịa giấc mơ tháng ngày/(Đất quê, tr.45). Làm thơ còn là niềm vui chung của những người yêu thích văn chương sẽ làm vơi đi nhọc nhằn tù túng, bụi bặm trắng đen lẫn lộn luôn bám vào những bất chợt thừa lúc ta hớ hênh trên mọi nẽo đường đời. Thơ Thu Hằng đã nói hộ dùm chúng ta tiếng lòng tin yêu tha thiết nhất với tất cả mọi người. Chính vì thế Lặng lẽ cánh buồm em là tác phẩm văn học Việt Nam có giá trị nhân văn sâu sắc.
30.10.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
NXB Văn học-2010)
Cuộc hội ngộ giữa những người yêu thơ văn thường là cơ duyên mà tạo hóa định sẵn. Tôi quen gương mặt có nụ cười thật tươi của Bùi Thị Thu Hằng với hai bài thơ đăng trong tuyển thơ vanthoviet.com tập 2( NXB Văn học- 2011). Và nhờ tính tò đi tìm những áng thơ hay, những bài bình đặc sắc trên internet, tôi gặp người thật của thế giới ảo và tập thơ Lặng lẽ cánh buồm em ( NXB Văn học- 2010) của Bùi Thị Thu Hằng đến trong tay tôi. Rồi cứ thế đu đưa trên chiếc võng giữa nhà đọc đi đọc lại những cảm xúc của chị gởi vào trang giấy.
Cũng thật lạ, khoảnh khắc giao mùa là sự chuyển giao của đất trời khi những đám mây cố dãn ra giăng kín bầu trời, rồi một cơn mưa nhẹ lất phất, gió cũng hùa theo mang hơi lạnh chia đều mọi vật,…cái không gian ấy diệu kì cho “ Khúc giao mùa” trổi dậy đón xuân nồng trong cảm hứng say sưa:
… “Anh có nghe em hát tự cơn mơ
Hãy về phía em mười hai bến sóng
Em ươm hạt đợi bông thơm đất
Em khơi bếp hồng náo nức khói bánh chưng…”(tr.8)
“Anh có nghe em hát tự cơn mơ/ Hãy về phía em mười hai bến sóng”. Bến sóng chứ không là bến nước. Ta vẫn biết mười hai “bến nước”: sĩ, nông, công, thương; ngư, tiều, canh, mục; yên, ba, tửu, bát. Những đặc điểm tính chất của mỗi ngành nghề, hay là những thú đam mê cạm bẫy đôi lúc tác động mạnh mẽ đến nhân cách con người. Mà ngày xưa con gái đến độ tuổi lập gia đình, mối mai được duyên nào gởi phận vào duyên ấy, cái cảnh sa chân lỡ bước, em tủi hờn thì sao. Nên “em hát tự cơn mơ”, em khát khao sự chọn lựa cho mình. Hãy về phía em đi, em đang ở độ chênh chao của mười hai bến “sóng” đang cần bàn tay anh chở che, ấp ủ. Hãy cứu lấy đời em. Chỉ cần một khổ thơ tự do bốn câu phóng khoáng đủ làm nên diện mạo Bùi Thị Thu Hằng xếp theo trật tự A, B, C,…trong văn thơ nữ Việt Nam rồi.
Chị hát “Khúc giao mùa” cho khoảng trời xanh ùa vào khung cửa, cho nắng ấm áp xuân nồng lên ngọn cỏ lá cây, là thời kì Thu Hằng đi gieo hạt, ủ mầm lên xanh trên từng câu thơ con chữ. Cho cái tình được chắc chiu từ những năm tháng đi qua, chị nhớ ơn cha sinh, mẹ dưỡng, luôn khắc ghi: “Cha lo khuôn thước vuông tròn”, còn mẹ: “Yếm rách vá víu buộc bụng/ Yếm lành dành dụm địu con”. Nhà thơ lại tự nhận về mình “ đắp ấm nỗi buồn riêng tư”, nhưng rất thành kính với cha, mẹ trong Lời ru dâu bể(tr.65). Đến lúc cha mẹ “xa cõi người” trần thế, nỗi bơ vơ một mình “ Nén nhang tháng bảy”(tr.37) nhòe trong nắng chiều: “ Nỗi đau mang mẹ về trời”, “Rưng rưng con giữa cội nguồn khóc cha”. Làm sao nói hết được nỗi niềm đau đáu của người con khi lạc lõng giữa đời:
Trầm hương vạch dấu chấm than
Con không khóc, lệ cứ tràn mặn môi
(Tâm sự cùng cha, tr.53)
Rồi: Nhòe theo hương khói đi tìm
Mẹ trên di ảnh im lìm dõi trông
( Ơn mẹ,tr.69)
Gói gọn chủ đề về gia đình, Thu Hằng dành trong Lặng lẽ cánh buồm em một số bài thơ viết cho chị gái : “Muốn gìn giữ mãi màu xanh/ Đời cây cũng phải lá cành tả tơi”(tr.11), cho anh trai: “ Thương anh giữa chốn chênh chông/ Tay cầm tràng hạt phập phồng niềm xa…”(tr.17), cho em và cho cả riêng mình:
“Thương yêu lịm dần chân sóng
Con thuyền anh lặng lẽ cánh buồm em”( tr.16).
Nào phải Lặng lẽ cánh buồm em cho được. Khi thương yêu đã lịm dần chân sóng kia, nên những rạo rực trong trái tim khơi nguồn cảm xúc mãnh liệt trỗi dậy một mình: “Rót nỗi buồn tràn chén/ Tôi mềm …ai thẫn thờ?”( Chiều trên biển, tr.19). Và có lẽ trước biển khơi mênh mông, nhà thơ cháy bỏng Mùa suy tư( tr.48), lặng lẽ: “Lang thang miền gió và anh/ Tháng ngày chưng cất vị lành trao nhau”. Cánh buồm em lồng lộng giữa không gian bao la cho những tứ thơ nhập cuộc sẻ chia cùng “Lối vầng trăng qua” (tr.48), cho “Trăng hát” (tr.14) nguyện ước lời“Trăng thề” (tr.76) lung linh sắc vàng giữa tĩnh lặng:
“Trăng nói hộ lòng em
Nỗi khát khao lồng ngực
Trăng hát lên dùm anh
Lời con tim thổn thức” .
Những thanh trắc “ngực- thức” thanh bằng “em-anh” cuối câu nhịp nhàng đan xen trong thể thơ năm chữ như thủ thỉ cùng anh lời con tim khát khao rạo rực ban đầu. Ai dám bảo Thu Hằng lặng lẽ cánh buồm em đâu. Những thổn thức nào nguôi, cứ âm ỉ nhen nhóm từ lúc thu qua, đông tàn cho mùa xuân phơi phới thăng hoa:
“ Mùa nồng nàn
Không chọc ghẹo cũng thẹn hồng ý nghĩ
Nắng nghiêng nghiêng chồi nhú cũng nghiêng
Bày tỏ niềm riêng
Xuân rất chín! Giọt yêu thương tự hát
Nơi mẹ mớm cho ta miếng cơm sớm nhất
Khúc yêu thương đằm thắm gọi quay về”
(Xuân tự hát, tr.40)
Và đây là khoảng trời xanh trong veo đẹp nhất trong năm khởi đầu thời con gái. Xuân tự hát hay xuân nồng nàn ngọt thơm lúng liếng mắt môi hẹn hò thầm lặng. Ngỡ rụt rè e lệ mà nghe táo bạo trong những tứ thơ tự do đến vậy. Nhưng đôi lúc cái phút xao lòng tự dưng bột phát trong “ Người đàn bà sắm vai”(tr.24) cũng thật dễ thương, chân tình. Điều đó cũng dễ thông cảm cho trái tim nhạy cảm đa tình ấy mà. Nhưng không sao, khi làm mẹ, chị luôn nhắc nhở căn dặn con gái:
“Người xưa sấp ngửa rãnh cày
Áo manh gìn nếp, thẳng ngay giữ tình
Đói nghèo đâu quản nhục vinh
Nắng mưa kiếp cỏ yên bình hề chi”
(Tặng con gái, tr10)
Trở lại thể lục bát, lời tâm tình “ Áo manh gìn nếp” sao cho trọn vẹn chung tình trước sau, thanh bạch, khác nào áo rách cũng phải giữ lấy lề đó mà. Còn cái “kiếp cỏ” an phận thủ thường đến thế sao?!...
Hay có lẽ từ khi bước ra ngõ vườn tuổi thơ, con đường đến trường vừa quen thuộc vừa lạ lẫm đã mở ra một chân trời xanh thắm ước mơ. Nơi đó là ngôi trường, lớp học, là bạn bè và nhất là hình ảnh thầy cô kính yêu mà chị gặt hái nghĩa tình làm trọng. Người thầy vẫn luôn là tấm gương sáng cho chị thắp niềm tin yêu giữa cuộc đời lắm đường nhiều ngõ. Bởi giữa nắng mưa, bạc phai sắc áo, tóc râu còn người lái đò cứ chòng chành mái chèo, cần mẫn chở khách tuổi thơ đến bến bờ ước mơ, đâu hề ngần ngại, thở than. Chị không khỏi ngạc nhiên:
“Không là trăng mà tỏa sáng nơi nơi?
Không là lửa mà đông về gửi ấm?
Không là mây mà râm mát muôn hoa?
Không phím đàn mà ngân điệu thiết tha?”
(Thầy là bản tình ca, tr.59)
Đến đây tôi xin dừng lại một chút để nói lời cảm ơn nhà thơ Thu Hằng, người con của thành phố Hải Phòng, của cửa biển Đồ Sơn thơ mộng, anh hùng. Dù thường ngày bộn bề cơm áo, chị đã dành một tình cảm chân thành đáng quý đề cao người thầy Không là trăng… Không là lửa… Không là mây… Không phím đàn…mà tỏa sáng, sưởi ấm, là bóng mát, là thanh âm ngân điệu thiết tha cho đời. Chị cũng không đề cao nào phải “ tôn sư trọng đạo”, nào là “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,…Mà chính là nhân cách và tri thức của thầy trên bục giảng trong nhà trường, cả ngoài xã hội cho chị có quyền tự hào và ngợi ca.
Thu Hằng không phải nhà giáo mà là nhà thơ. Nhà thơ của những người lao động cần cù lo cái ăn, cái mặc thường ngày cho con cái. Số phận của họ lênh đênh cùng con sóng ngoài khơi theo mùa tôm cá. Và khi “ Những đứa trẻ làng chài” (tr.21) lớn lên hít thở hương vị mặn nồng của biển, của nắng gió sớm chiều cầu mong mẻ cá về tươi xanh đầy ắp khoang thuyền là một ngày hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc ý người sao bằng ý trời:
“Cha giăng lưới qua màn đêm dông tố
Gian khổ hai vai đâu mặc cả niềm tin
Mẹ hiền bỗng chốc hóa Vọng Phu
Xõa tóc bến bờ chịu bão
Ngọn đèn biển thắp chật bóng tối
Theo dòng nước chảy xuôi trắng lóa chân trời
Thắp lên tiếng cười làng chài”…/ (tr.22)
Biển trời bao dung nuôi sống người theo năm tháng, nhưng đôi lúc giận dữ gào thét đòi người phải trả vay là sao?! Nghề đi biển vẫn thường là cha truyền con nối, đã sinh nghề đôi lúc lại tử nghiệp những mất mác lớn lao. Rồi theo tuần hoàn vòng quay của vũ trụ, biển lại ngát xanh yên bình, reo vui bù đắp yêu thương tiếp nối.
Năm mươi bảy bài thơ trong Lặng lẽ cánh buồm em là năm mươi bảy lần suy tư trăn trở đêm ngày của Thu Hằng, cái tình mặn mà thắm thiết của một nhà thơ nữ lặng lẽ một cánh buồm em. Chị đã bắt những con chữ tuôn theo cảm xúc vơi đầy, nhịp thơ cũng từ đó mà ra: Rưng rưng chắt giọt mật đời/ Lắng trong xa thẳm những lời ầu ơ/ Vắt mình dâng nỗi niềm thơ/ Ấp iu tròn trịa giấc mơ tháng ngày/(Đất quê, tr.45). Làm thơ còn là niềm vui chung của những người yêu thích văn chương sẽ làm vơi đi nhọc nhằn tù túng, bụi bặm trắng đen lẫn lộn luôn bám vào những bất chợt thừa lúc ta hớ hênh trên mọi nẽo đường đời. Thơ Thu Hằng đã nói hộ dùm chúng ta tiếng lòng tin yêu tha thiết nhất với tất cả mọi người. Chính vì thế Lặng lẽ cánh buồm em là tác phẩm văn học Việt Nam có giá trị nhân văn sâu sắc.
30.10.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)