BẬP BÙNG LỬA ĐÃ LÊN XANH
Nguyễn
Thị Phụng
(Đọc mười năm văn xuôi Bình Định 2009- 2019).
Đọc đến trang cuối Tuyển tập 10 năm văn xuôi Bình Định 2009- 2019,
NXB Văn hóa Văn nghệ, tôi có thể khẳng định: Hồn chữ nghĩa thấm vào từng nhân vật/ Lửa lên xanh trên trang sách đời
thường(NTP). Hai mươi bảy tác giả chính là hai mươi bảy hình tượng tác giả
trong tác phẩm văn học, đứng từ góc độ khách quan người cầm bút trước cuộc sống
đa sắc màu, đa thanh âm, không riêng gì trên lãnh thổ Việt Nam đang bảo vệ và
xây dựng cũng đầy gian nan biến động, dẫu đất nước thống gần nửa thể kỉ rồi.
10 năm văn xuôi Bình Định (2009-2019) như là sự tiếp nối có khoảng
cách với Nhìn lại 10 năm Văn xuôi Bình Định
(từ 1995- 2005) của NXB Thông tấn- 2006. Không làm bài toán đối chiếu ở những
tác giả có mặt trong hai tuyển tập trước và sau và các thể loại văn xuôi, ở đây
bài viết này chú ý phương thức biểu đạt và nội dung ý nghĩa về đề tài được khai
thác trong Kí Bình Định.
A.THỂ KÍ TRONG 10 NĂM VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH
(2009- 2019)
Với thể kí mang tính thiết thực hiện hữu từng giai đoạn, phản ảnh rõ nét
đời sống và con người Bình Định từ trước 1975 và sau 1975, và hai thập niên đầu
thế kỉ XXI( như Nhật kí… của Lệ Thu, bút kí của Bùi Tấn Phước, những tản văn của
Mai Thìn, Trần Duy Đức, Vân Phi…) thu hút độc giả không chỉ là những áng văn hay
ở phương thức trữ tình, mà đó chính là máu thịt là cái hồn văn hóa tinh thần
luôn được duy trì và tôn vinh.
1/Với đoạn trích Nhật ký nữ nhà báo chiến trường của Nhà thơ Lệ Thu thiên về kí trữ tình mang tính chiến đấu và thời sự cao. Dẫu “Cuốn nhật ký này tôi đã cất giữ 40 năm nay, nghĩ nó chỉ là kỉ niệm buồn vui của riêng mình. Nhưng giờ đây, bỗng nhiên tôi muốn nó được đến với mọi người, đến những sự tích anh hùng, những trái tim đau thương, những tâm hồn cao cả ấy được lấp lánh giữa cuộc đời, được sống mãi với thời gian, không bị ai lãng quên, không bị ai làm hoen ố!...”(tr.564) mà chị có trách nhiệm chia sẻ. Với 20 trang sách được trích từ Nhật ký nữ nhà báo chiến trường so với độ dày 300 trang của Nhà thơ Lệ Thu, chỉ là một phần những ngày Xuống đồng bằng vừa lạ lẫm, vừa thân quen, đầy hồi hộp mà kiêu hùng, hẳn bạn đọc sẽ hiểu hơn tình yêu đất nước và tâm trạng người mẹ xa con, thôi thúc dấu chân nhà báo trở về lại quê hương mình trong khói lửa chiến tranh trước tháng 5. 1975 chỉ “Một cảm giác êm dịu tràn ngập lòng tôi… Trong giấc ngủ ngắn ngủi nặng nề và mệt nhọc đêm qua,…Con khóc gọi “Má ơi!”. Tôi hét lên và tỉnh giấc trong đầm đìa nước mắt. Một góc trời phía đông đã hừng lên- trời sắp sáng”(tr.567)
2/Cùng một thể loại văn
xuôi- Kí trữ tình: Bút kí của Bùi Tấn Phước Long rong trên đầm Châu Trúc khai thác vẻ đẹp tự nhiên từ tên gọi “Đầm Châu Trúc có tự bao giờ chẳng rõ. Chỉ biết
tiền sử đầm mang tên Bàu Bàng rồi Trà Ổ, đến thời phong kiến mới có tên Châu
Trúc”(tr.494). Nhưng dòng chảy thời gian là bạn đồng hành những người lao động
mưu sinh tiếp nối: “… Lúc khó khăn thiếu
hụt, bà con chỉ biết ra đầm. Đầm chỉ cho chứ không hề biết nhận. Buồn thay là nạn
xung điện của người nơi khác đến, không dập tắt được”(tr.500). Phải chăng
đây là nỗi trăn trở người dân quanh đầm, việc ý thức bảo vệ nguồn sinh
thái tự nhiên cho hồ là ý thức chung cần
duy trì. Còn là sự nhắc nhở nơi đây “cô
giao liên tên Trang… và nhiều đồng chí nữa vĩnh viễn nằm lại trên vùng nước này”(tr.500)
để mặt hồ bình yên hôm nay và mãi sau này… “người
dân quanh vùng được tự do hưởng một nguồn lợi vô tận”.
3/ Đọc Dọc miền hoa cúc (tr.450) và Đi
trong men rượu hương nồng (tr.457), hai bút kí của Vân Phi mới thấy hết vẻ đẹp
từ đôi tay người chăm hoa tỉ mỉ: “Cúc chớm
hoa, trong hương như có mùi cỏ dại, mùi mồ hôi của những con người một nắng hai
sương dưới tóc mây bảng lảng trời đông. Họ đang nuối dưỡng những mầm xuân.”(tr.456),
người chưng cất rượu ở Trung Thứ (Phù Mỹ), rượu Bàu Đá ở An nhơn, rượu đậu xanh
ở tây Sơn, rượu Vĩnh cửu ở Vĩnh Thạnh,… Phải chăng đây là một cái nghề lao động
chân chính phục vụ con người.
4/ Còn Lý Sơn- nước và tỏi, bút
kí của Mai Thìn là bức tranh đơn sơ, kì vĩ mà gian lao về đặc sản tỏi được
cây trồng trên đảo lớn và nguồn nước nơi đảo bé An Bình. Dẫu nắng táp, sóng
vùi, người dân vẫn kiên trì trụ lại biển khơi đầy niềm tin và thách thức. Nhà
thơ Mai Thìn chăm chút với những tản văn có minh chứng câu thơ, câu ca dao,… thể
như bài nghị luận văn chương phác thảo vẻ đẹp từ trong kí ức như Cây mít hai thân (tr.541), Mẹ tôi ăn trầu (tr.544), Những mùa hoa cải (tr.550) cho đến Quả thị quê nhà(tr.553) như thể khắc sâu
về một miền quê lưu lại, về thể loại văn xuôi viết theo phương thức biểu cảm.
5/Từ một tác giả trẻ Nguyễn Thị Mỹ Tiên với
tản văn Về miền khởi sinh (tr.593)vẽ ra một không gian quen thuộc với đồng
bào vùng cao An Toàn, An Lão: sắc màu thời
gian:“Hoàng hôn ở đây đẹp và lộng lẫy. Nắng
được mạ vàng rồi phủ lên những con đường đất mềm mại… Về đêm, tôi chỉ còn nhớ về
lửa, ngọn lửa vĩ đại được già làng đốt lên, như xuyên thủng cả bầu trời. Trăng
lững lờ như một sự chứng giám linh thiêng…(tr.594)…Tôi không muốn nhắc tới bình minh dù bình minh thật đẹp. Vì lúc những
giọt sương chào đời là lúc tôi phải trở về…(tr.594).
6/Nhưng với cuộc trở về Quê nhà trong kí ức, tản văn của Ngô Văn Cư sâu lắng của một tuổi thơ, giờ thay đổi: “Hôm nay, đi tên con đường bê tông; bước ra đường là xe, là cộ;…nhưng vẫn cứ thấy thiếu thiếu gì đó.”(tr.49) Tính tất yếu quy luật xã hội mà hoài niệm luôn chi phối cảm xúc người cao niên.
7/ Cây bút chuyên Chùm
bốn tản văn của Trần Duy Đức với Thương
lắm đôi vai(tr.51) bền bĩ tháng năm; chút Dịu dàng nón lá(tr.55) với phương thức kết hợp kể, tả, thuyết minh
vẻ đẹp người chằm nón lá, cho người đội che nắng tránh mưa trên mỗi dặm đường đất
nước đã qua; cùng với Hồn quê xứ nẫu (tr.60)
trong kí ức tuôn trào Nhớ bến sông xưa(tr.66)
còn đọng lại.
8/ Nguyễn Thị Phụng lại thể hiện nỗi trăn trở trong tình yêu và gia đình, khi mà con người không thể sống bao hoài niệm chỉ vì một lời hứa, chị lại thăng hoa cảm xúc trong phần kết tản văn Cho anh xin lỗi(tr.471).
8/ Nguyễn Thị Phụng lại thể hiện nỗi trăn trở trong tình yêu và gia đình, khi mà con người không thể sống bao hoài niệm chỉ vì một lời hứa, chị lại thăng hoa cảm xúc trong phần kết tản văn Cho anh xin lỗi(tr.471).
Từ tâm điểm cuộc sống, các tác giả chuyên về kí nói chung, trong đó : Nhật
kí, bút kí, tản văn,… được đưa vào tập đều là những tác phẩm trữ tình bộc lộ cảm
xúc trực tiếp qua những sự việc đã lưu thành kí ức, hay sự tồn tại trong đời sống
thực tế thường ngày. Một chút nâng niu che chở, một chút nhắc nhở duy trì. Sức
chịu đựng không là thảng thốt ở mỗi tản văn, mà bày tỏ cho sự đồng cảm nào đó
cùng sẻ chia với người tiếp nhận văn bản./.
B/
Nếu như những tác phẩm trữ tình viết bằng văn xuôi giàu chất thơ từ các thể loại
kí trữ tình là phương tiện giúp người đọc tiếp nhận cuộc sống qua văn bản được
sẻ chia, thì Tiểu thuyết lại có vị trí quan trọng mở ra không gian rộng
lớn bao quát tỉ mỉ về nhiều mặt đời sống khám phá nhận thức con người qua đoạn
trích Thầy Gotama và 8000 đệ tử của Trần Như Luận.
Chẳng phải trên
cương vị của thầy thuốc trách nhiệm nhà văn, có sức thuyết phục mạnh mẽ ngỡ từ
một giấc mơ điềm báo về sự lâm nguy của đất nước theo suy diễn của lão trưởng tế,
hình ảnh nhân vật thầy Gotama được mời đến là chứng nhân khoa học ngày nghĩ thế
nào, đêm mơ thế ấy đó sao. Trả lời các câu hỏi giấc mơ là gì, tại sao có giấc mơ : “Thật ra, rất nhiều giấc mơ có liên quan đến tình trạng sức khỏe của
chúng ta…”(tr.310). Hay đoạn trích
Chương sáu: Lời kể của tay lãng tử (tr.317) là chương cuối cùng Tiểu thuyết Đời
vớ vẫn của Trần Như Luận đã khẳng định ai có thể đủ sở hữu cho riêng mình
ngoại trừ những cảm xúc, ý nghĩ và hành động, để điều ta nên làm là sáng suốt
nhận ra nó : “…là nụ cười bao dung, hồn
nhiên và hiểu biết, chứ đâu phải tiếng khóc than sầu não hay nỗi trăn trở triền
miên,…” (tr.324), trong đời tư mỗi
người luôn có trách nhiệm với cộng đồng xã hội thiết thực hơn khi đang bị mê hoặc./.
15.02.2020/ Nguyễn Thị Phụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét