HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TRUYỆN NGẮN
10 NĂM VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH (2009-2019) CỦA NHỮNG CÂY BÚT NỮ
Chẳng phải là sự phân biệt giới. Ở đây muốn đề cập đến các cây bút nữ sống
và viết ở Bình Định đã trăn trở mà thực sự tâm huyết với trang văn của mình. Nếu
như ở Nhìn lại 10 năm văn xuôi Bình Định
1995- 2005(NXB Thông Tấn, 2006) tiếp nối 10 năm văn xuôi Bình Định 2009- 2019
(NXB Văn hóa Văn nghệ, 2019), về truyện ngắn chỉ duy trì Nguyễn Mỹ Nữ. Nhà văn- cây bút đầu đàn, giờ quanh chị lại có thêm Võ Hạnh, Văn Thị Hương, Lưu Thị Mười, Nguyễn Thị Phụng, Thiên
Nga SôZuôn, Nguyễn Thị Mỹ Tiên, Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Đặng Thùy Trang.
Không gian lựa chọn có thể biển là cái nền có các cây bút Nguyễn Mỹ Nữ, Võ Hạnh,
Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Đặng Thùy Trang; có thể miền núi có Thiên Nga Sô
zuôn,… Dẫu là không gian nào đi chăng nữa thì các cây bút nữ trong 10
năm văn xuôi Bình Định có cách dẫn truyện khác nhau, nhưng đều hướng về
thân phận và mảnh đời thường trong xã hội, hay nói đúng hơn là phản ánh sâu sắc
những cảm xúc về hạnh phúc, cái đớn đau của phụ nữ bên cạnh những người đàn ông
trong mỗi gia đình, xã hội.
1/- Nguyễn Mỹ Nữ sẻ chia: “Tôi đã rất muốn viết về một truyện ngắn như
là Vọng biển ngay khi mới theo đuổi
nghiệp văn chương. Hẳn, vì ám ảnh bởi sự biển Hoàng Sa năm 1974… Mấy năm trở lại
đây, những câu chuyện về biển đảo, đeo bám và áp đảo tôi, dai dẳng và dữ dội. Tôi
nghe được những réo đòi và hiểu, mình khó thể sống bình thường và viết, như đã
từng. Trăn trở và nghĩ ngợi cả một quãng thời gian như thế, tưởng viết sẽ rất dễ
và thật nhanh. Nhưng hoàn toàn là ngược lại…”(tr.431). Và Vọng
biển ra đời đúng bốn tháng. “Bốn
tháng ròng rã tôi khóc, cười, xót xáy…với từng người, từng chi tiết.” Vậy
là viết truyện ngắn phải thẩm thấu nhân vật, vùng không gian nghệ thuật hiện hữu,
thời gian sự kiện và những chi tiết cần có cho một truyện ngắn theo chủ đề lựa
chọn sao cho cô đọng mà xúc tích. Với chị, Vọng biển là kí ức năm tháng trước
1975 và sau 1975 về những người bảo vệ Hoàng Sa. Bảo vệ đời sống ngư dân, bảo vệ
nền kinh tế của dân tộc, hay nói đúng hơn là bảo vệ chủ quyền biển đảo. Là nỗi
đau mất mát khi trở về chỉ là những oan hồn. Cái nắm tay ngày ấy cho một tình
yêu đôi lứa giữa Nga và anh Hưng chẳng
thể nào giữ được. Cái bền vững rời xa. Thế cuộc giữa người bảo vệ và kẻ xâm
lăng được mất những gì, chỉ còn lại vật vờ mơ tỉnh cho một cái kết: “Nga khóc như vậy đúng hai ngày hai đêm. Các
cháu thay phiên nhau ngồi bên mẹ, dỗ dành. Qua cơn, Nga đòi thằng đầu cho xuống
căn tin ăn.... Ở đây, Nga nhỏ nhẹ hỏi: - Tui con có biết về đoạn phim đó? – Dạ!
Tụi con coi ngay hồi mới phát tán trên mạng… Ngay Gạc Ma. – Thằng Tí, con cậu
Chín của mẹ ở Cam Ranh dính đợt này. Đúng không? – Dạ! Đúng là hồi đó.- 14/3/
1988 phải không?...– Thấy gục xuống và chết hết.?- Dạ. Cả thảy là 64 người. Nga
lẩm bẩm “sáu bốn” một tràng dài, rồi thôi. Và, thôi luôn những cơn điên, ngay
sau đấy! Là thế, cách Nga tỉnh. Nhưng đồng thời, bộ nhớ về máy tính của Nga bỗng
dưng bị xóa sạch”(tr.439).
-Ở truyện Không kết nối(tr.441)là thực trạng chung trong thời đại khoa học
công nghệ thông tin bùng nổ. Bị cuốn hút vào màn hình trong tầm tay, quên sự
quan tâm sẻ chia từng thành viên trong gia đình. Bạo lực và trầm cảm luôn đối lập
là sâu mọt lại dễ dàng dùi thủng nhận thức tuổi thơ. Chính nhờ Không kết nối mới điều chỉnh thái độ, cái
nhìn đầm ấm và yêu thương hơn.
2/. Võ Hạnh – với chùm bốn truyện ngắn:
-. Điều ước(tr.112). Phải chăng điều ước là văn bản ngoại giao thỏa
thuận và cam kết về chính trị, kinh tế,… giữa các cộng đồng. Nhưng với Điều ước của Võ Hạnh là sự khát khao
tình yêu giữa nam và nữ của em- San
và anh- Vĩnh chẳng thực sự dễ dàng.
Khi tiếng đàn tình du đương khích lệ bên tai: “ Anh ước được một lần đi đến tận cùng cảm xúc yêu thương với em… háo hức
và đam mê…của cả trăm năm gộp lại… Mình
sẽ thực hiện điều ước. Em! Mười năm rồi!” Nhanh chóng thả vào những lập luận
đầy thách thức em- San: “…dám nghĩ và dám
sống cho mình. Cuộc sống vốn không tồn tại những cái hoàn hảo, nên cũng không cần
em buộc mình phải hoàn hảo đâu…”(tr.113, 114). Em- San khát khao tìm kiếm,
cũng may cuối đường“tín đồ” hụt hẫng. Như là thần trù trợ sắp đặt cho cái kết mở
ra từ tin nhắn không đúng lúc, món quà tình yêu đến tận chân răng trong bối rối
và cuộc gọi khẩn “con sốt cao” từ gia đình của Vĩnh. Nếu không thì…điều ước đã thành hiện thực!...
-. Lá
diêu bông(tr.116). Nếu như ở Điều
ước, sự thực người đàn ông đã có gia đình thả tình với cô gái trong trắng
tâm hồn thơ mộng, thì Lá diêu bông lại là cuộc gặp mặt của Thạc với chị đầy khát
khao lãng mạn, những suy nghĩ và thái độ tỏ tình bộc trực trong mê tỉnh rụt rè
của cậu con trai mới lớn. Và kịch bản cho cuộc gặp gỡ chia tay cũng không thực
hiện được. Còn chị vẫn là người phụ nữ chính chắn yêu gia đình và hết mình cho
nghệ thuật, kế tục niềm đam mê của chồng, trong niềm vui và công việc từ thiện
cho khoảng đời còn lại. Riêng Thạc đã nhận ra mình tuổi của mười năm trước nông
nổi, và sự trưởng thành hôm nay, đã biết san sẻ hạnh phúc cùng chị, cũng là hạnh
phúc cho mình.
-.Hai
truyện ngắn Người lính già với Vàng
hương và bông cúc trắng có cùng chủ đề viết
về người lính, kết cấu mỗi truyện khác nhau.
* Ở Người lính già là người đàn ông giữ nghĩa trang lặng thầm chăm
sóc khói hương cho đồng đội, mà “lũ choai
choai vẫn gọi sau lưng ông bằng cái tên riêng do chúng tự đặt: Lão già dở hơi.
Lão già lập dị”(tr.127), lại kịp thời xử lí nhanh tình huống bắt gọn tên cướp
đang vung dao, ngay sau câu nói từ tốn: “…tha
cho anh đi bà con ơi!”. Phải chăng chính là “ người lính đặc công mưu trí, võ nghệ cao cường của Sư đoàn Ba Sao Vàng”(Tr.128)
đã thu hút được bao trái tim thanh niên trong xóm đoàn kết và có trách nhiệm với
nhau. Chi tiết nhỏ người mẹ thấp khớp mang đến cho ông mấy củ khoai luộc, nải chuối chín,… là biểu hiện tấm lòng yêu
thương, tri ân đồng đội ông đã nằm lại trên đất này.
* Còn Vàng hương và bông cúc trắng(tr.130)lại kể về chuyện cô gái mở
quán bán bên đường, trăn trở và tự nguyện khi hiểu được người lính mua hoa cúc
hôm nọ… đi tìm đồng đội nằm lại bên cây quế chặt mất phần ngọn, chỉ còn lại gương
và chiếc lược, tha thiết một mực tự nguyện sẻ chia: “Không hề gì cả. Với em, cuộc đời ông, tâm hồn ông đã là người đàn ông
nguyên vẹn và vĩ đại nhất rồi. Em yêu là yêu tâm hồn của ông, còn những thứ
khác với em không quan trọng”(tr.136). Như bù đắp yêu thương về người lính
chân tình, tưởng nhớ và tri ân.
3/- Hương
Văn lại đi sâu khai thác nội tâm nhân vật của mình như ở truyện ngắn Hạnh
phúc tối cao(tr.190)Viết về “cô”
niềm khao khát bên anh đã trở thành đàn bà. Những muốn anh là sở hữu của riêng
mình, bởi anh như là niềm tin là điểm tựa cho đàn bà- cô ở mỗi cử chỉ, lời nói.
Đã qua thời gian bảy năm của “cuộc tình trăm năm” không chính thức vẫn an toàn
trong mạo hiểm để có được làm mẹ một đứa con với người tình. Phải chăng đó là
cách chọn của riêng cô, và đủ can đảm bước ra tạo một gia đình riêng cho chính
mình. Bởi hạnh phúc vợ chồng không thể có người thứ ba bên cạnh.
-.
Người đàn ông trên núi(tr.205) là Thụy, người đàn ông có trách nhiệm
công trình lắp ráp điện ở miền cao thường ngày cởi mở chân tình thu hút “tôi” sẻ
chia, đã xóa đi những buồn phiền: “Huế
vào mùa mưa thật ảo não, thê lương và lạnh giá. Nhưng từ khi quen Thụy, chưa
bao giờ tôi phải khóc. Bao điều thú vị của những huyện miền núi như An Lão, Vân
Canh… hiện lên qua từng dòng chat của anh…” cho “tôi” trân trọng và yêu
quý. Nhưng đằng sau là gia đình vợ con đâu được ấm êm.
-. Mẹ quê(tr.199)Viết về bà Tư, như bao chuyện đời thường về người mẹ
yêu thương con, gom góp tích lũy rời quê sống với con cháu nơi đô thị, nhưng
khó mà phù hợp, cũng đành trở lại quê nhà và thấu hiểu nỗi lòng những cụ già
neo đơn sẵn sàng đùm bọc. Đây là kết làm nổi bật đức tính bà Tư mà hình tượng
tác giả ở một số truyện ngắn khác chưa thể hiện.
4/.Lưu Thị Mười với những nhân vật phụ nữ
ở một số truyện ngắn:
+ Lũ (tr.370)Người đàn bà ở nhà một mình khi cơn lũ ập đến quá
nhanh. Với cơn lũ thiên tai chẳng phải chị phải vật lộn với dòng nước không
khoan nhượng bất cứ một ai. Những lo âu mất mát…Rồi bất ngờ người đàn ông ấy có
mặt đến bên chị nhắc nhở: “…nước cao lên
nữa thì đập mấy miếng ngói trên đầu chui lên ngồi trên nóc… Khi nãy thằng Nghiệp
nó gọi tui. Mà con nó không gọi, tui cũng tính thu xếp xong cho mấy mẹ con bên
đó trèo lên mái sẽ bơi sang đây…”(tr.374). Nhưng với cơn lũ nhân tai mới là nỗi ám ảnh từ tuổi
thơ không có ba, rồi có ba mà ba dượng… “lũ” dượng vồ vập lên xác thịt chị lúc mười hai tuổi. “Ám ảnh vì day dứt, tội lỗi khi đi ăn giật,
vay mượn chút yếu lòng của chồng người đàn bà xóm giềng” để có thằng Nghiệp,
nhưng ám ảnh hơn khi chị quyết tìm “ba” để một gia đình trọn vẹn có ba và con
cái mà phải chịu nhục hình thân xác. Nhưng chị vỡ òa về người đàn bà hối chồng
cứu chị “Trèo lên mái nhanh đi để kéo tay
chị ấy…”(tr.379) cho chị niềm tin trở lại hồi sinh. Sự cam chịu của chị, của
người đàn bà trong lũ là tiếng nói nhân
vật kéo dài khoảnh khắc đớn đau, tự trọng, sẻ chia. Phải chăng gia đình rất cần
với người phụ nữ, nhưng nó phải là cái nôi lành lặn không chắp vá. Mọi nguyên
nhân lũ bắt nguồn từ sự thờ ơ vô tình
của người mẹ, chưa quan tâm, bảo vệ con. Nạn xâm hại tình dục trẻ vị thành niên
bắt nguồn từ gia đình, bị ém nhẹm. Nhưng cũng là tiếng nói nhà văn lên án những
người mẹ nuôi con đơn thân quá tin tưởng chồng hờ. Cần cảnh giác, lên án những kẻ
lũ mất đạo lí làm người.
+
Bức chân dung dang dở(tr.389)Qua cái nhìn nghe thấy của Miên người hàng xóm mới
đến, thì người đàn bà sống trong ngôi nhà đầy đủ vật chất, nhưng có “Gã chồng vừa chửi vừa đánh: “Mầy giấu tiền
chi? Mầy còn muốn gì…mọi thứ trong nhà không thiếu…Dám bòn tiền đi chợ? Gởi cho
con mầy hay cho cha nó? Mà con mầy làm gì có cha? Đồ đĩ…”(tr.389). Người chồng
có được mọi quyền hành tự do cá nhân, còn người đàn bà khép kín trong bốn bức
tường nhẫn nhục và chịu đựng. Sự hiếm hoi gặp được chị đã nảy sinh trong Miên về
bức chân dung Người đàn bà khóc.
Nhưng không thực hiện được, đầy thảng thốt và lo âu, người đàn bà tên Hoài là nỗi
đau thân phận phụ nữ bị nô lệ tình dục, bị cưỡng bức tinh thần, không được giải
cứu, muốn thoát ra chỉ còn con đường tự vẫn. Nếu như bạo lực gia đình chưa bị
khống chế, áp lực nam quyền còn tồn tại,
cần sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật.
+ Âm ỉ tàn tro (tr.380) Là sự gặp gỡ định mệnh giữa anh và Miên sau mười
năm trong chuyến thiện nguyện vào đêm giá lạnh ở vùng cao, bên bếp lửa nhà sàn.
Những dằn vặt, suy tư trăn trở cho tình yêu và hôn nhân của hai người sau cái
chết đứa con là “ những vệt máu loang lỗ
chảy ướt đẫm chiếc váy dài của Miên…”(tr.386) và sau đó Miên hiểu vì không
thể có con được nữa và quyết định li hôn. Cái kết cuộc tình trăn trở, của người
đàn bà biết sống cho tình yêu của mình. Cũng như sự thật “Miên chọn ba của Nếp và Gạo để yêu thương, chăm sóc hai cô bé mồ côi mẹ
và tạo dựng một gia đình cho mình(tr.388).
+ Đàn bà (tr.397)Những cảm xúc miên man tuôn trào của chị và
con gái. Phải chăng thân phận đàn bà từ chức năng sinh đẻ thích chìu chuộng và
khát khao yêu, là ngọn lửa nhen nhóm cho đàn ông thừa bản năng cám dỗ rủ rê mê
hoặc. Không thoát được nhu cầu tình ái, không có sự lựa chọn thì đàn bà muôn
thuở một mình gánh nhận buồn vương.
+ Người đàn bà nghe nhạc đêm(tr.408). Viết về những suy nghĩ của chị về
anh, lao vào cuộc sống vật chất thường gặp phải những va chạm hơn thua tranh
giành. Chồng chị đã vướng phải. Trong khi chị lại thèm những giây phút ban đầu
bên nhau đầy thi vị ngọt ngào thì anh lại lãng quên. Tiếng đàn- nghe nhạc đêm
có chăng là thư giãn hay sự đam mê tột cùng cảm xúc chị không kiềm nén được ở
phút xao lòng.
5/. Ở Nguyễn Thị Phụng- với Người
không thể dậy là sự thảng thốt về chiến tranh. Lẽ ra con người được sống,
được hưởng hạnh phúc. Điều mình không muốn hãy chùng tay, đừng gieo vạ cho người
khác. Mà truyện kể xác thực từ những oan hồn “thằng bé và mẹ”chứng kiến
“cô gái” từng khát khao một lần đặt
chân trên mảnh đất quê mình, về sự hồn nhiên tuổi thơ về tình mẹ con,… bởi “Sự thật chiến tranh chẳng thể già đâu con ạ!
Chiến tranh đồng nghĩa hủy diệt. Mà hủy diệt chỉ có tiêu vong. Làm sao đứng dậy
được. Người không thể dậy chính là chúng ta ở nơi này…”(tr.476). Đã qua rồi.
6/. Thiên Nga Sô Zuôn với hai truyện ngắn viết về đề tài miền núi:
+
Nơi thần linh trú ngụ(tr.419)Truyện kể về gia
đình người miền núi chật vật trong sinh hoạt, người đàn bà- chị dâu tham lam, người
anh trai bực dọc không sẻ chia, mượn rượu giải sầu, con Út- đứa em chồng trong
nhà bị tật lại bị ốm nặng từ mọi nguyên nhân tranh chấp đất rẫy. Không tự giác
chăm sóc em, nhưng khi phát hiện sau lưng những vết lở tróc khô thành vảy da
màu nâu vàng, liên tưởng vàng, và tin “ thần linh cho vàng” … Vỡ lẽ, không là
vàng, chị âm thầm, băn khoăn: “…Tại sao
như vậy? Là con Út gạt, hay bởi tại Thần linh…”(tr.424). Vừa kịp lúc “anh trai đem chăn đến bên chị. Vẻ mặt yêu
thương như ngày mới cưới”sẻ chia với việc thu hoạch cây trồng dành cho chị
tự lựa chọn. “Nhờ có con Út, chị mới nhận
ra điều này. Vàng bạc dễ kiếm, nhưng hạnh phúc vợ chồng thì không phải ai cũng
có được”. Cho một cái kết viên mãn.
+ Rừng già ơi! (tr.425)Viết về nỗi
trăn trở của anh Phú khi rừng bị phá hoại. Con người cứ tranh nhau tự do khai
thác. Lại không có sự đồng thuận cho việc bảo vệ chung.
7/ Những
vòng tay lạc…(tr.586) của Nguyễn
Thị Mỹ Tiên Là những cảm xúc trải lòng dắt díu tôi về với chị yêu anh. Mà “Những bàn tay với hoài giữa bầu trời vô vọng, càng bấu víu càng tuột
rơi” riêng “Anh đang mãi mê chạy theo
người con gái khác, những người con gái không tên và anh đang cố đi tìm tên cho
họ. Anh mua cho họ những cuốn sách, anh giúp họ cười và làm thơ…”(tr.587).
Rồi “Anh trở về, chân thành,…quỳ dưới
chân chị…Nhưng chị bình lặng…khâu tiếp chiếc áo mùa đông năm trước…để che kín vết
khâu…” Sau cuộc rượt tìm nhau trong mê hồ, thì nhận ra: “Tình yêu của tôi không thuộc về ai cả, kể cả
chị. Tôi cất giữ nó cho riêng tôi, chỉ một mình tôi. Nhưng chị đã chạm vào… tôi
ôm vết thương đó và suốt đời lẫn trốn chị. Và anh”(tr.591). Dành cái kết chia
sẻ ngọt ngào thăng hoa cho chị và anh tung tẩy bằng giọng văn rất trữ tình lãng
mạn.
8/. Lê Hứa Huyền Trân chùm hai truyện ngắn:
+ Người đàn ông đi về phía biển(tr.597) Cái khoảnh khắc thời gian
người đàn ông trước biển, trước không gian bao la lại đầy tâm trạng qua cách dẫn
truyện từ nhân vật người “con”. Ba- người anh hùng, mang vệt thương chiến tranh
trong người…Bằng nghị lực vượt qua là một công lao động trong gia đình, nhưng bệnh
tật khóa chân người đàn ông một lần nữa. Qua hình tượng ba, lại là vẻ đẹp thuần túy người mẹ gánh vác gia đình đầy quyết tâm cho chuyến ra khơi. Chọn biển là
hạnh phúc mưu sinh bền vững cho gia đình.
+ Tin
nhắn cuối cùng(tr.601) Viết về mối quan hệ giữa nhân vật cậu- độc giả đến với tôi- tác giả từ một bài thơ được chọn
đăng. Họ nhắn tin cho nhau vẫn là khoảng cách địa lí từ gần đến xa. “Lúc ấy tôi vừa tròn hai bốn. Với tôi đó là
cơ hội. Với cậu, đó lí do xa nhau”(tr.603) khéo léo trong giao tiếp về cách
tỏ tình ở cậu luôn trân trọng “tác giả”
bài thơ, rồi tin nhắn kín đáo cuối cùng từ độc giả: “Tôi đợi chị”. Nhưng cuối cùng “tác giả” bài thơ mới hiểu ra “…năm xưa tôi không biết trân trọng tình cảm
con người”(tr.604), thì… xa quá tầm tay.
9/. Mạch văn Nguyễn Đặng Thùy Trang chừng mực lắng sâu thân phận người đàn bà
trước cuộc sống ồn ào, biến động như Người
đàn bà trên biển và Vòng tay sông.
+ Người đàn bà bên bờ biển (tr.606) Là cách khai thác chiều sâu nội tâm
nhân vật “người ấy”, qua truyện Hải kể,
thì người ấy rất mực bình thường, hiền lành chờ
đợi và còn bí ẩn, thích sẻ chia “Bà thường
kể một mẫu kí ức sau khi nghe Hải kể chuyện. Hôn. Lần đầu bà hôn người bà yêu,
rồi bà nói, đừng quá vui mừng vì đây không phải là nụ hôn đầu tiên”(tr.609)lại
sống cô độc, luyến tiếc đến ngớ ngẩn vì mình, Hải sau khi tìm hiểu thực hiện sự
mong thư ở bà, rồi lại mặc cho người đàn bà “bí ẩn” chín nẫu nỗi lòng mong manh
“Bà muốn nhìn ra phía biển nhưng nơi đây
đầy ắp những mái nhà, con đường ra biển đôi khi xa vời vợi. Trời nhạt dần màu nắng….Bà
lướt mắt nhìn lần lượt tất cả. Bà thấy hàng đống thư đọng trên tổ chim cúc cu,
nơi mà bà chỉ lắng nghe chứ chưa bao giờ nhìn tới. Thịnh…Bà chờ đợi một bức thư
có tên Thịnh đã nhiều năm rồi…Thoáng chốc cảm giác buồn ngủ lại hiện hữu…Bà bay như chim sẻ từ tầng cao…”. Cái kết
cạn lời lại mở cho bạn đọc đến với nhiều giả định về Thịnh, về biển xa xăm và sâu
thẳm ấy.
+ Vòng
tay sông (tr.612) Dẫn dắt người đọc từ góc nhìn nhà văn thể như là tiếp
nối về sự cần mẫn ở người đàn bà côi cút mưu sinh, từ tuổi thơ đã không có sự lựa
chọn nào khác bới cái nghèo đeo đẳng, bám
vào nguồn cá tôm sông nước “Đêm ấm
êm, trăng trải dài trên sông. Nghe nước lên và nước xuống. Lũ trẻ thở đều bên cạnh.
Người đàn bà không biết làm cách nào để tạ ơn sông, chỉ có những ngón tay tuổi
thanh xuân đổi lại. Quờ bàn tay sần qua kéo thêm cái mền cho lũ nhỏ. Căn nhà im
lìm chìm vào đêm. Sáng tỉnh giấc sớm lại bắt đầu một ngày bên sông…”(tr.612)
Người đàn bà thầm lặng giấu đời mình trong dòng nước thầm nhủ “Mùa lũ tới bất chợt, một lần trượt chân là
đi mãi. Người đàn bà chôn ánh mắt vào lòng sông”(tr.613) mất mát đau
thương, đơn độc. Sang góc nhìn thứ hai- Mòi quan sát về tất cả “Mỗi người đàn bà như một nhánh sông. Sông chảy
về bao nhiêu nơi là bấy nhiêu người đàn bà hằng ngày thả lưới, kéo lưới và sống
thui thủi…mạnh mẽ mà buồn tênh”. Đổi lấy miếng cơm cũng nhọc nhằn chợ búa, mà
sao vẫn cút cui nơi dòng chảy cuộc đời. Ngược lại kẻ có tiền thì luôn mặc cả
chê bai.
+ Người đàn ông ở ngã tư đường (tr.622). Bay bổng những cảm xúc
trong lập luận về biểu tượng cái tĩnh- người
đàn ông , sự cố định; giữa cái động- ngã
tư, ngã rẽ chuyển hướng; sự quan tâm giữa tôi và người đàn bà tìm
hiểu về người đàn ông hợp nhau giữa nhộn nhịp phố xá, bên bệnh thờ ơ vô cảm dòng
người cũng chỉ là vô ích, chỉ trừ trường hợp khẩn cấp rất cần sự giúp đỡ. Một
khi con người hãy biết tập trung đeo đuổi việc mình làm, để khỏi lãng phí thời
gian. Cái kết khẳng định cho “ Con mắt lập
thể” của trường phái hội họa tưởng tượng nào đó, phóng khoáng hơn, hay hơn
ban đầu đã phí bỏ thời gian.
+ Bay
(tr.612) là truyện ngắn mấu chốt cảm xúc tâm trạng nhân vật Lan- không lặp lại
những cái quen thuộc, thường nhật như tất cả đã có, chút lãng mạn suy tưởng cho
hạnh phúc thăng hoa để cân bằng công việc đã có; đôi lúc lại: “…không bay lên được mà chùng chình níu kéo…
Nó trôi không trôi, mà nghẹn không nghẹn, dồn ứ lại… Nhớ mang máng người đàn ông… thì hình bóng đã từng thương yêu bay qua
thật chậm… Lan thấy như thân rã ra ngàn mảnh và không còn xác định mình bay về
nơi nào”(tr.619). Bay- từ nhiều góc độ, sống và yêu. Không gian sẽ mở ra “Trên khu rừng của riêng mình”(tr.621)lựa
chọn.
Có được các cây bút trẻ nữ(Thiên
Nga Sô Zuôn-sinh năm 1984; Nguyễn Đặng Thùy Trang,sinh năm1993; Nguyễn Thị Mỹ Tiên, sinh năm 1993; Lê Hứa Huyền
Trân, sinh năm 1992) trên đã khẳng định được vị thế tiếp nối trong văn
chương Bình Định với nhiều cảm xúc thăng hoa trong nỗi niềm mới lạ./.
28.02.2020/ Nguyễn
Thị Phụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét