KHÔNG LÀ NGÕ HẸP
(Đọc Ba tao bay ra ngoài của sổ
và 9 truyện ngắn khác của Trần Nhã Thụy, NXB HNV 2020)
Không phải lục tìm ở quầy sách, chỉ cần cuộc gọi từ người bưu tá đến tận
nhà là tôi sở hữu Ba tao bay ra ngoài cửa sổ và 9 truyện ngắn khác của Trần Nhã
Thụy. Xác định nhà văn có duyên tiếp thị sách như những truyện anh viết. Tôi chẳng
quan tâm đến lời cảm ơn của tác giả. Hay đoạn trích Nhà văn quèn và đạo diễn lừng danh*, kể cả “Con người ta có thể học hành nhiều thứ, nhưng không có một trường lớp
nào dạy con người ta sống thú vị”(Ba tao bay ra ngoài cửa sổ)* lại là đáp số
“thú vị” cho bạn sau khi đọc xong tập truyện ngắn này. Cứ thênh thang đường bay
hướng đến đích cần tới, đến việc cần làm. Bởi nó không là ngõ hẹp đâu.
Nhà văn và cuộc sống: Không theo mô-tip truyền thống cổ điển, mặc
dù họ là những nhà văn thế kỉ trước trước nữa đi nữa, thì Trần Nhã Thụy với
phong cách lập luận riêng những cảm xúc cách dẫn truyện bắt nhịp từ một cây cầu
nối Những
kẻ câu đêm* đến những kẻ Râu câu
ngày quyền rủa “Trên đời này làm có cái
chó gì tinh khiết” sau “…lần Tay trái
nửa đùa nửa thật rằng, ước ao lớn nhất của đời gã là được nằm trên giường cùng
lúc với hai cô nàng sinh đôi con của lão Râu”(tr.29) Sự châm chọc cạnh khóe
rồi cũng đề huề quanh bàn tiệc rắn dã ngoại “ăn đêm”. Bởi ở họ có sự đồng nhất
như cái tên gọi ẩn dụ quanh chiếc cầu đêm: Râu, Trọc, Chân ngắn, Tay trái không
giống truyện ngụ ngôn Chân Tay Tai Mắt Miệng. Ở đây, nhà văn mở đầu cuộc chơi
kí hiệu ngôn từ vừa nhập cuộc vừa tan rã. Còn cách vào truyện với nhân vật
“tôi”: “Sẽ không biết ở đó có một cây cầu,
nếu như không rời khỏi con đường quen…” Chính con đường quen dễ dẫn dụ người
ta chi phối rất nhiều những sinh hoạt thường ngày, kể cả văn hóa viết đọc khó
khăn lắm mới dễ duy trì, nhưng nhu cầu thể chất đã lấn lướt. Vậy thì qua cái kết
cuộc trò chuyện giữa “tôi” và G. “Chúng
tôi bắt đầu từ sự ngạc nhiên, sau đó tái diễn nhiều lần. Triết học bắt đầu từ
chỗ ngạc nhiên…” có gì là lạ. Suy cho cùng, bản lĩnh người cầm bút chẳng những
am hiểu thực tế, nhưng đồng thời là người sáng tạo phong cách riêng, không pha
tạp, trộn lẫn không thể làm theo dù đó là đơn đặt hàng “khủng”khi đọc Nhà
văn quèn và đạo diễn lừng danh*.
Chết lúc 9 giờ sáng* cũng cùng chủ đề về người cầm bút. Bước
đường của thi nhân không là tự sát, không thể dựa vào thơ mưu sinh. Có chăng
nhát dao của tên nghiện nào đó kết thúc một mạng “thi nhân” cái chết buồn tẻ tiễn
đưa , làm trăn trở nhân vật tôi: “… Nhưng
càng về sau, tôi càng nghĩ về cái chết của Phong. Có ngày, tôi chỉ nghĩ về cái
chết của Phong. Phong chết năm 24 tuổi. Nguyên do gây ra cái chết xem ra có vẻ
hài hước và cay đắng. Tôi không nghĩ chết là buồn. Chết là nhẹ gánh. Chết là tự
do tuyệt đối. Chết là hết mệt. Tôi luôn thấy mệt… Thật vớ vẩn nếu phải chết vì
cúm gà cúm heo. Nếu tôi cũng chết năm 24 tuổi, thì bây giờ tôi là cái gì?Từ
đây, tôi sẽ sống tới bao lâu, rồi chết?Rồi tôi sẽ là cái gì…” Là sau đó những
dự định in tập thơ cho Phong và chứng kiến những (Mối tivi đặt câu hỏi rồi nói như khóc trước máy quay), (Đọc thơ Châu Âu tỏ ra điềm tĩnh, khúc
chiết, nhắc lại), (Học viết văn ở Mỹ
phàn nàn, tặc lưỡi), có cả Nữ doanh nhân
kiêm nhà thơ,… diễn ra không trên sân khấu mà ngay chính nơi Kỳ Phong gục
xuống trên sân vườn nhỏ ở quê nhà mình. Xót xa đau đớn đến tột cùng cái nghề
làm thơ, mòn mỏi bản thảo gởi đi tăm biệt, đáp trả bằng thời gian đợi chờ kì vọng
trong nghèo đói xác xơ. Để rồi: “Trên thềm
hè nhà Phong. Tôi còn sống. Tôi đang sống. Tôi sống. Tôi ngồi trên chiếc ghế mà
(có lẽ) Phong đã từng ngồi. Chờ một bóng người ngoặt vào sân” cho một cái kết
khác nào sự tiếp nối. Truyện viết về người cầm bút trăn trở và ám ảnh người đọc
sống trong lặng lẽ cô đơn tột cùng.
Cái đích của một số người là gì? Có thể là truyện ngắn Súng
săn ám ảnh không chỉ hạ gục loài thú cho mối bữa nhậu với nhau, mà nhắc
nhở người dùng phải thận trọng, cân nhắc nếu như người đàn ông bốn mốt tuổi (Kỷ) không giương nòng súng bắn vào bụi
rậm lại trúng ông năm mốt, người cùng
nhóm săn. Và nếu như buổi sáng ra ông Đồng không say rượu đánh vợ, và nếu như để
tự vệ bà vợ không cầm con dao,… Cũng là một sự trăn trở ở nhân vật tôi- người kể
chuyện đọng lại cái kết: “Lúc này, tất cả
những gì tôi muốn là một khẩu súng và nắn nó trong tay”. Còn Con ngựa
trong phòng ngủ luôn có sự móc xích đến cái chốt cuối cùng đầy ám ảnh
trần trụi những chuyện đời giữa những người “bạn” với nhau. Từ chuỗi đường mưa
giữa không gian thực và hình ảnh gã cao bồi trong phim tán tỉnh được và kẹp cô
nàng chủ quán rượu đặt trên lưng ngựa phi về phía chân trời kia. Đến cuộc gọi của
người bạn gởi trả cặp trống Djembe Châu Phi, giữa tử tế mượn sử dụng và trả lại
cho tôi lắm công nhọc nhằn cũng phải chứng kiến qua nhiều “lớp lang” mà chao đảo
tâm hồn. Ám ảnh cả một trường liên tưởng: ngựa- người, người- ngựa dễ dàng
thong dong.
Về một cuộc mưu sinh. Văn hóa ẩm thực
luôn gắn liền với cá nhân và tập quán mỗi gia đình, cộng đồng. Theo xu hướng xã
hội tiện gọn dễ dàng đến với người tiêu dùng thì Shipper vĩ đại và nước mắm gia
truyền* đã nói lên được niềm vui cuộc sống về kí ức tuổi thơ, về hình ảnh
người mẹ với nghề thống cũng được phát triển. Còn khi đọc Những chiếc lông công trên phố bụi
mù* chính là kịch bản cho cuộc mưu sinh đầy hấp dẫn xu hướng người tiêu
dùng lẫn lộn giữa mơ và thực.
Tâm hồn tuổi thơ. Truyện ngắn
Những
đứa trẻ tóc bạc viết về thế giới tuổi thơ lạc loài nhưng rất hồn nhiên,
luôn bày thái độ đối với người lớn: “Nó rất
ghét những người hút thuốc lá, nhạy cảm với mùi thuốc lá một cách đặc biệt. Mỗi
khi ông hàng xóm ra trước nhà hút thuốc, khói vừa bay lan sang là nó chạy ra
đóng chặt cửa lại. Nó tự vẽ những poster có nội dung chống hút thuốc lá, dán một
cách công khai và mỹ thuật trong nhà…” và chính điều đó cảm thức cho người
lớn nhân vật “tôi” tự trọng hơn đã “không
dám hút một điếu thuốc nào mỗi khi về tới nhà./ Nhưng bây giờ thì tôi quyết định
bỏ hẳn thuốc lá khi không có ở nhà” cùng với sự quan tâm đến những đứa trẻ
đi vào trong cùng giấc mơ: “thấy mái tóc
của thằng con trai tôi trở nên trắng xóa. Những đứa trẻ mà tôi gặp trên phố,
con trai và con gái, tóc cũng bạc phơ như vậy. Nhưng tóc của người già đen
nhánh, đen một cách kỳ quặc như được nhuộm hàng trăm hàng vạn lần…” “Tóc bạc”
đã không còn là sự phát triển tự nhiên của con người nữa, mà chính là sự già dặn
của nhận thức và thái độ.
Riêng Ba tao bay ra ngoài cửa sổ đọng lại kí ức tuổi thơ khó quên về
cú ngoạn mục đẹp mắt như trong thế giới thần tiên có phép màu. Cái phép màu ấy
chỉ có thể làm giàu sự tưởng tượng phong phú từng độ tuổi mới lớn. Đã thành đề
tài khai thác tranh luận tò mò cho lũ trẻ cùng lớp tập trung theo dõi câu chuyện
đầy bản lĩnh, tự tin: “Mày không biết thì
nín dùm cái đi. Bay ra ngoài cửa sổ thì cần gì siêu nhân. Ba tao hả, ba tao
luôn là người đầy năng lượng. Chỉ cần búng một cái là ba tao bay ra ngoài cửa sổ”
cùng với suy diễn của thằng bé có quyền diễn dịch theo ý của mình…Và thật dễ
thương cho những lời thoại chất vấn những câu hỏi của đám bạn như: “Nhảy cửa sổ, chắc chắn là do chán học, nếu
không chán học thì nhảy của sổ làm gì? Ba mày là học sinh cá biệt. Rồi ba mày
có bị làm sao không?...” Và không gian tuổi thơ vô cùng hấp dẫn: “Thường
thì nó đợi bọn kia tung ra hết các câu hỏi, rồi nó mới lần lượt trả lời… có khi
nó bảo đám bạn về nhà suy nghĩ đi, sử dụng hết các quyền trợ giúp đi, nếu không
có đáp án cuối cùng thì hãy tìm tới nó”. Cách dùng từ bay- bay ra ngoài của sổ, thế giới thoáng đãng cảm xúc thì lại đối
lập sự quan tâm bó buộc của giáo dục. Phụ huynh phải nhượng bộ công tác quản lí
nhà trường: “…đó là câu chuyện bịa đặt kể
cho vui thôi, không có thật đâu,… nếu
như tôi nhảy của sổ thì phải bị sao đỏ hay như thầy giám thị đây phát hiện, rồi
cô chủ nhiệm bắt làm kiểm điểm, rồi cô hiệu trưởng mời lên phòng uống nước trà,
như vầy nè. Chứ làm gì có chuyện nhảy của sổ trốn học mà không bị gì. Chuyện kể
cho con nít nghe thôi mà. Tôi xin lỗi vì đã đùa quá trớn. Cũng có thể là do thần
kinh tôi có vấn đề. Tôi thành thật xin lỗi. Xin các vị hãy tha cho tôi…” đến
đoạn kết ra về trong một tâm trạng đầy dao động “…mắt cứ dán mãi xuống mặt đường, không biết trên cao kia có cái gì đang
bay, hay chỉ là những hạt mưa bắt đầu rơi xuống”. Và đến lúc này người đọc
mới thực sự lưu ý lời đề từ Nhà văn Trần Nhã Thụy đã dẫn vào trang bìa “Con người ta có thể học hành nhiều thứ,
nhưng không có một trường lớp nào dạy con người ta sống thú vị.”
Thêm một cái kết khẳng định: “Một
câu chuyện tưởng tượng, nó bắt đầu từ một trưa tôi rảo bộ ra phố tìm một tiệm
cơm bình dân,…nhưng rồi thấy mấy chú công an phường cùng một đám lâu là dân
phòng lùng bắt mấy người hút thuốc lá lậu, rồi tôi bỏ bữa ăn tò mò ngồi dòm, rồi
rốt cuộc tôi mua được một hộp xì gà Cohiba,… tôi vẫn để hộp xì gà trong túi
xách của mình để thỉnh thoảng lấy ra đưa lên mũi quẹt quẹt hít hít như một kẻ
nghiện ngập dở người”(Hội xì gà). Vậy công việc nhà văn, sự lặp lại sáng tạo
từ hương thơm thực tế “quẹt quẹt hít hít
như một kẻ nghiện ngập dở người” cộng với “câu chuyện bịa đặt” làm tròn tác phẩm nâng cao giá trị thẩm mĩ thu
hút độc giả của mình.
Ba tao bay ra ngoài cửa sổ có thể xếp vào những tập truyện ngắn
chọn lọc cho ta suy ngẫm công việc người cầm bút 2020 này, hay xưa nay có thế
không.
07.04.2020.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét