HÃY THỨC CÙNG
ANH
Hãy
thức cùng anh là cụm từ trong câu thơ “Em
hãy thức cùng anh đêm nay” (Uống cạn chén trăng rằm)* mong em“ Cứ say cho đời thôi hiu quạnh”. Thì ra
thi sĩ đang cô đơn thật rồi, cần lắm “em” cho và nhận, tiếp nối vun đắp và sẻ
chia dù chặng đường đất nước từ Tây Sơn – Sài Gòn Đi và Về *thường niên
không khó. Cái khó đã làm cho anh bối rối một vầng trăng giữa trời sao mời gọi
chúng mình.
Đọc thơ Nam Thi thể như cách nói của
tục ngữ, ca dao vô cùng thâm thúy dẫu chưa là “thành ngữ” để khẳng định nhưng đủ
chín vàng ươm hấp dẫn người tiếp nhận. Bởi làng quê Thuận Nghĩa dọc bờ sông Côn
sinh ra anh, chăm anh trưởng thành, nên tứ thơ anh tràn ngập cái tình sắt son,
đôn hậu chừng mực của bậc cao niên đã ngoài thất thập trên vùng đất võ Tây Sơn
này.
Nếu như tựa đề tập thơ “Tôi không tìm thấy tôi”(NXB HNV 2019) đầu tay của anh, giả dụ là một
ẩn số thách thức bạn đọc, tìm gặp anh trên mọi chặng đường từ thời trai trẻ và
những chiêm nghiệm đã qua, là sự giao lưu “ngoạn mục” để bày tỏ chính kiến của
một công dân, hay truyền thống gia đình nhà báo Nam Thi, qua câu chữ anh cố
tình hé lộ bí mật để thỏa đam mê khôn cùng. Phải chăng đó là Hạt ngọc* được mẹ đã từng “mớm cho tôi những ngày cạn sữa”. Hạnh
phúc với lúc đói có sẵn cơm thơm, lúc khát có sẵn nước lọc tinh khiết. Và bây
giờ người dùng phải tự tay mình làm ra. Dễ gì có được mùa hoa tử kinh quê nhà
sang hè từng chùm hồng thắm trĩu cành cho người săn ảnh đẹp, cũng phải chăm nom
từ cuối thu năm trước. Thơ anh cũng vậy. Cái đẹp không chỉ ở câu từ , chính cái hồn cốt
văn chương bật mí: “Ở nơi đâu/ Không gian
không có chiều nào/ Và thời gian cũng không bắt đầu và kết thúc/ Anh với em
không gần mà cũng không xa nhau./ Em hiện ra và biến mất/ Như ảo ảnh trên sa mạc/
Nhưng anh tin em có thật/ Ở đâu đó mà anh chưa biết.”(Hư & thực- trích
tập Tôi không tìm thấy tôi). Thì ở tập
Đi
và Về (NXB HNV 2020) này bù đắp khao khát ăm ắp tình: “Tôi muốn em là hoa/ Trên đời tôi cằn cỗi/
Chút hương thầm thoáng qua/ Giữ thời gian không vội/... Tôi muốn em là sông/
Mang tình tôi ra biển.../...Tôi muốn em là em/ Gần tôi như hơi thở...” là tự
sàng lọc chính mình.
Đi và Về theo mùa đất trời tự nhiên,
phù hợp với lẽ đời. Và mỗi bài thơ bắt nguồn từ cảm xúc của thi nhân, đều hợp
thành mảnh hồn văn học phục vụ đời sống con người. Không là bất chợt mùa đại dịch,
dẫu bực bội trong ngày: “Từ góc cách ly
sao hôm lẻ loi/ chênh chếch đầu ngọn cây leo lét/ như mắt chiều hấp hối/ Lời kinh cầu vỡ vụn tiếng chuông rơi”(Cách
li chiều)* thì “Lời chim hót trong lồng”*
chính là ban mai minh chứng lẽ sống an nhiên cho mùa của lòng người không còn
ngột ngạt mà tỏa hương tận hiến. ...v v...
Thơ Nam Thi đã hoàn lại không gian cho sự tĩnh
tâm yên bình lắng nghe vọng lại. Hay còn là sự lan tỏa bức tâm thư: “Phép lạ đến từ mẹ đất/ đã duy trì sự sống
hàng tỉ năm/ Qua những kỷ băng hà/ hỏa diệm sơn và thiên thạch/ lưỡi gươm hay
bom nhiệt hạch/ thiên tai và nhân họa/...” ập đến. “Phép lạ” ấy cộng với ơn
trời mưa nắng phải thì, cộng với cần mẫn đôi tay thường ngày, dẫu sao “những cánh rừng Tây Nguyên/ trụi lá thời chiến
tranh/Nay đã thành ruộng đồng tít tắp màu xanh” trong cách so sánh: “Đất mẹ vẫn bao dung, nâng niu sự sống trường
tồn/ Những chồi non nhú lên/ Những hạt giống dưới lớp tro tàn sẽ mọc/ thành cây
thành rừng bạc ngàn/ Tình yêu cũng sẽ trường tồn như thế/ Hãy tin và biết ơn mẹ
đất/ như tin ở tình yêu bất diệt”(Hãy tin ở mẹ đất)*. Bởi Trọn đời mẹ ở cùng con*chăm chút nuôi dưỡng
cho anh có những câu thơ phóng túng thỏa đam mê hướng về cái thiện, cái đẹp
trong cuộc đời này.
Không gian và thời gian Đi và
Về nhất quán đồng hành cùng
thi nhân. Chẳng thể cất giữ riêng mình nỗi nhớ quê (Ngày xửa ngày xưa, Hẹn hò hoa tử kinh, May mà còn có hoa và em,...)*,
thao thức nhớ nhà da diết bên cạnh Người
đàn bà thức đợi bình minh* kể từ Đêm
trừ tịch*, hay Độc hành chiều giáp Tết*
cùng sẻ chia Nỗi niềm với Quy Nhơn – Sài
Gòn*, có thể lan rộng ra cả nước và thế giới, để thay đổi cách nhìn lại về
“thời điểm bắt đầu một kỷ nguyên thái
bình/ tình yêu ôm trọn hành tinh” và không chế, khuyên can: “Xin đừng đếm ngược ngày tận thế/ nhầy nhụa
máu xương và thù hận/ ngập tràn rác và chất thải độc hại”(Nào ta cùng đếm
ngược)*. Đó còn là sự sống dân tộc và nhân loại kịp thời đánh thức anh và tất cả
khi trở lại Thành phố lúc 3 giờ sáng*
trong cao điểm chống Covid-19:
“Thành phố đang ngủ say
Em cũng đang ngủ say
Con virus corona không biết ngủ
đang ẩn nấp đâu đó
trong phổi người mắc dịch
và gặm nhấm trái tim con người...”
Em cũng đang ngủ say
Con virus corona không biết ngủ
đang ẩn nấp đâu đó
trong phổi người mắc dịch
và gặm nhấm trái tim con người...”
Còn
riêng anh “... thức cùng những viên cuội/
và trái tim mình/ nàng Apsara vẫn mỉm cười chúm chím/ Chén trà đã nguội/ Và
phương đông đã hừng sáng/ Một ngày bắt đầu như mọi ngày/ Cách li và gần gũi/ với
mọi người/ và với em.” Yêu biết chừng nào.
Không là sự lựa chọn thi pháp khi thể hiện chủ
đề nhất định, làm sứ mệnh phản ánh hiện thực, Nam Thi lại thanh lọc ngôn ngữ thiên
về thể thơ tự do xuyên thấm vào trái tim người tiếp nhận cùng đồng cảm sẻ chia
nào đó, mở rộng nâng cao tâm hồn mình như thực tại “đại dịch” thế kỉ đang đe dọa
sự sống con người trên toàn thế giới. Làm cho ta bừng tỉnh nhìn nhận ra bức
bách xã hội còn là trách nhiệm chung của cộng đồng, trong đó có ta. Bên cạnh ấy,
thơ anh khắc sâu nhắc nhở thương mình, thương người cùng với việc lo chung cho
đất nước(Hạt ngọc, Cơn mưa và hạn hán, Lời
chim hót trong lồng, Hãy tin ở mẹ đất, Quê hương, Cùng hát tình ca bạn nhé, Quê
hương, Bão lửa,...)*.
Đi và Về là tập thơ thứ hai, cùng với hai tập truyện ngắn
của Nhà báo Nam Thi xuất bản trong năm 2019 và 2020. Tất cả với anh như là kỉ
niệm lưu lại bạn đọc khi Tôi không tìm thấy
tôi * nữa!... Nói có cơ sở, thơ anh làm tôi thật sự xúc động: “Nhớ linh xưa/ Thanh gươm yên ngựa/.../ Nghĩ
mà thương/ Thanh kiếm cùn rỉ sét/ Lâu lâu lôi xuống lau chùi/.../ Nghĩ mà tậu/
Một hôm tráng sĩ già ngồi khóc/.../”(Dũng sĩ chém gió)* và tôi đã “khóc”
theo tráng sĩ già cùng “văn tế” sống
này./.
Tháng sáu 2020/ Nguyễn Thị Phụng.
_________
* Tên bài thơ trong tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét