TIỄN MỘT ĐỜI ĐÃ XANH
Đọc bài thơ Lá của Anh Phương, facebook
05.06.2018.
Nếu như nghe trong ca khúc “Lá còn xanh như anh đang còn trẻ, lá trên cành như anh trong toàn dân... anh là lá trên cành ngại chi gió mưa, anh là trai phải ra chiến trận phen này...” đầy hào hứng thử thách gian lao của người trẻ tuổi. Thì Lá trong thể lục bát của Anh Phương không là đối lập, mà chính là tiếng thơ làm nên một thi sĩ trên diễn đàn tự do facebook mở rộng cho nhiều bạn đọc thưởng thức:
LÁ ...
Chiều nay vuốt mặt lá vàng
Là khi tiếng gió lầm than...dỗi chiều
Em rồi góp nhặt bao nhiêu?
Một mai lá thản nhiên liều cuộc rơi
Đêm xao xác gió...lá ơi
Nỗi buồn sẽ ruỗng xuống đời nỗi phai
Một mai lá úa một mai
Ai người quét lá tiễn dài vệt đi
Đêm nghe tiếng lá thầm thì
Gió
nghiêng tai hóng tiếc vì thuở xanh
Thương cho chiếc lá rời cành
Chiều sao lắm nỗi... chòng chành lá
bay...
A,P
Bài thơ được viết một mạch không phân đoạn.
Nhưng cái tứ chặt chẽ trong cảm nhận tinh tế chút kiêu hãnh khôn nguôi, chút
man mát luyến lưu, chút vấn vương là thế sao, biết rằng phải giã từ sau lần tái
hợp là không thể tránh được.
Nếu
như tách được bốn câu đầu cho sự khẳng định nguyên nhân là tất yếu tác động lên
bề mặt lá vàng, gió kia trăn trở rất khách quan là sự luân lưu khí quyển. Đành
vậy. Đã chiều rồi kia. Có là hốt hoảng chút bâng khuâng thảng thốt: “Người ơi,
trời sắp chiều rồi/ Nắng bâng khuâng rụng trên đồi hoàng lan”(Cao Hoàng Từ Đoan).
Không. Chiều vẫn nên thơ, ấm áp. Mà đời xanh vốn có tự ban mai, thuở xuân thì đẹp
đẽ. Cái từ vuốt, trong “vuốt mặt” rất hình tượng và đa nghĩa. Nhưng cũng chừng
mực, từ tốn trân trọng biết bao:
“Chiều nay vuốt mặt lá vàng
Là khi tiếng gió lầm than... dỗi chiều
Em rồi góp nhặt bao nhiêu?
Một mai lá thản nhiên liều cuộc rơi”
Với cử
chỉ “Chiều nay vuốt mặt lá vàng/ Là khi tiếng gió lầm than... dỗi chiều” có
là lần cuối cùng của gió vuốt mặt chiếc lá vàng mà trách mình hay dỗi chiều đến
vậy ư!... Và cơ hội cho lần nữa có còn được chăng!... Thì hai câu tiếp “Em rồi góp nhặt bao nhiêu?/ Một mai lá thản
nhiên liều cuộc rơi”. “Em” lúc này trong thế bị động, câu phát vấn đặt ra
có còn nói với chiếc lá, hay với em, hay chính thi nhân. Trong cách “góp nhặt”
cho hay nhận. Giữa quyền lợi và nghĩa vụ với mức độ như thế nào. Thiên vị hay
công bằng. Để rồi, đời lá đời em đối mặt với trần gian cho một lần xuất hiện có
an yên và thanh thản hay không.
Đến
với hai khổ thơ tiếp theo:
“Đêm
xao xác gió... lá ơi
Nỗi buồn sẽ ruỗng xuống đời nỗi
phai
Một mai lá úa một mai
Ai người quét lá tiễn dài vệt đi
Đêm nghe tiếng lá thầm thì
Gió nghiêng tai hóng tiếc vì thuở
xanh
Thương cho chiếc lá rời cành
Chiều sao lắm nỗi... chòng chành
lá bay...”
Với
cái kết đẹp trong nhịp thơ lục bát, vốn từ ngữ lay động tâm thức con người, hay
là linh hồn cuộc sống rất cần được sẻ chia. Đêm đâu dễ gì tĩnh lặng. Bởi gió
nói gì mà xao xác lá ơi. Tiếng lá thầm thì cùng gió. Trong cái rối loạn cảm xúc
của đêm cũng qua, rồi gió sẽ đến hồi bình lặng trở lại, nỗi buồn cũng sẽ ruỗng
xuống đời nỗi phai kia. Và tiếp nối không nguôi cho dòng đời bất biến. Bên cái
vô thường cũng niên viễn hợp tan.
Hình ảnh Lá bất tận vô cùng phong phú cách diễn đạt. Bởi về mặt sinh học,
lá là dưỡng khí, là bóng mát ban trưa, là mái nhà cánh chim bay về trú ngụ, là
tỏa bóng râm hò hẹn chuyện trò. Và không còn là giả thuyết nhìn lá là biết sức
mạnh của cây nữa. Đời lá, đời người sinh ra là cùng nhau bảo bọc nương tựa. Và
cũng thấu hiểu, tiếc nuối chuỗi ngày dài thân thiện bên nhau, cho một chút lo
xa của tác giả hay tình đời của ai đó người ơi: “Một mai lá úa một mai/ Ai người quét lá tiễn dài vệt đi”. /.
06.06.2023 / Nguyễn Thị Phụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét