YÊU SAO TIẾNG HÁT QUÊ MÌNH(Nghe ca sĩ Kim Thủy thể hiện bài hát
Quê hương tuổi thơ tôi của Từ Huy)
Quê hương tuổi thơ tôi của Từ Huy)
"Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre.
Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi.
Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm.
Thả diều đá bóng nắng cháy giữa đồng.
Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy.
Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao.
Tôi xa quê hương, bao năm tháng qua.
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa.
Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè.
Mùa lụt nước lũ bắt cá giũa đường.
Kỷ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy,
Biết đâu tìm lại, biết đâu mà tìm.
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ.
Cho tôi tìm lại, cho tôi một ngày.
Ngày ấy đâu rồi?
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ.
Nhưng câu chuyện cổ, mẹ kể năm nào.
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi? "
Trong một lúc nào đó ta có thể nằm trên ghế dài giữa phòng khách thư giãn với những bài hát qua sóng truyền thanh, hay sóng truyền hình hấp dẫn. Nhưng tôi dám chắc rằng điều đó chỉ làm cho tâm hồn ta thư thả hơn sau những giờ phút lao động mệt nhọc, vất vả cho miếng cơm manh áo thường ngày. Tiếng hát của một ai đó cất lên dù cho cung bậc bỗng trầm luyến láy theo từng nội dung mà ca từ của bài hát diễn tả liệu có đủ sức thu hút người nghe hay không, còn tùy vào trình độ cảm nhận thanh nhạc, khí nhạc của từng cá nhân nữa. Riêng với tôi, có lẽ lần đầu được thưởng thức bài hát Quê hương tuổi thơ tôi của Từ Huy tại câu lạc bộ văn học Xuân Diệu Bình Định giữa mùa thu năm Tân Mão (2011) mà người thể hiện chính là ca sĩ Kim Thủy trong dịp chị về thăm lại quê mình.
Hòa với tiếng đệm đàn ngân vang thanh thót, Kim Thủy trong bộ trang phục váy đen, thuần thục đến mức điêu luyện cho chúng tôi yêu sao tiếng hát quê mình khi chị vừa cất lên: “Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi. Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm. Thả diều đá bóng nắng cháy giũa đồng…” chừng như những cảm xúc ngọt ngào sâu lắng ấp ủ bấy lâu tự trong đáy lòng tôi trỗi dậy mạnh mẽ: Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Hình ảnh xanh xanh lũy tre ắp đầy “Chuyện ngày xưa / đã có bờ tre xanh”(Nguyễn Duy) cho tôi gắn bó nhớ nhung, hay trong tầng nghĩa ẩn dụ xanh xanh lũy tre kia chính là tầm vóc dáng đứng cũng như hồn cốt đất nước mình. Vẻ đẹp khẳng khái từ thuở gậy tầm vông tay không đánh giặc. Một dân tộc luôn ý thức độc lập tự do của “ Nam quốc sơn hà” muôn đời bền vững. Không một lời thỉnh cầu, nhạc sĩ Từ Huy mở ra tiếng lòng của mình: Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Và khi tiếng hát cất lên như tự trái tim của mỗi người Việt Nam khẳng định niềm tự hào ngợi ca về nguồn cội, một dân tộc có bề dày lịch sử, văn hóa của mấy nghìn năm qua và tiếp nối. Chính từ “Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi” ấy thật sự bình yên giữa “Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm. Thả diều đá bóng nắng cháy giũa đồng.” Tắm đẫm thỏa thích trong tôi lớn dần lên theo thời gian dễ gì xóa nhòa “ Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy. Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao.” Nhạc sĩ Từ Huy gợi lại thanh âm tiếng tu hú giục báo mùa quả chín thơm lừng là ngày hè reo vui ấm áp lại trở về. Tiếng tu hú thôi thúc những rạo rực khát khao làm sao quên được “Quê hương tuổi thơ tôi” những trò chơi thả diều giựt dây cho cánh diều phần phật giữa trời xanh thẳm lồng lộng ngọn nồm mát mẻ vào buổi chiều hè, hay cùng nhau đá bóng trên những cánh đồng mới vừa gặt xong. Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ trong sáng đẹp đẽ đến dường nào! Những trò chơi bổ ích rèn thêm cho tuổi thơ về ước mơ kì vọng, ý thức tập thể, tình bè bạn xóm làng gần gũi gắn bó thân thương lắm.
Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi.
Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm.
Thả diều đá bóng nắng cháy giữa đồng.
Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy.
Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao.
Tôi xa quê hương, bao năm tháng qua.
Nhưng trong trái tim không bao giờ xa.
Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè.
Mùa lụt nước lũ bắt cá giũa đường.
Kỷ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy,
Biết đâu tìm lại, biết đâu mà tìm.
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ.
Cho tôi tìm lại, cho tôi một ngày.
Ngày ấy đâu rồi?
Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ.
Nhưng câu chuyện cổ, mẹ kể năm nào.
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?
Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi? "
Trong một lúc nào đó ta có thể nằm trên ghế dài giữa phòng khách thư giãn với những bài hát qua sóng truyền thanh, hay sóng truyền hình hấp dẫn. Nhưng tôi dám chắc rằng điều đó chỉ làm cho tâm hồn ta thư thả hơn sau những giờ phút lao động mệt nhọc, vất vả cho miếng cơm manh áo thường ngày. Tiếng hát của một ai đó cất lên dù cho cung bậc bỗng trầm luyến láy theo từng nội dung mà ca từ của bài hát diễn tả liệu có đủ sức thu hút người nghe hay không, còn tùy vào trình độ cảm nhận thanh nhạc, khí nhạc của từng cá nhân nữa. Riêng với tôi, có lẽ lần đầu được thưởng thức bài hát Quê hương tuổi thơ tôi của Từ Huy tại câu lạc bộ văn học Xuân Diệu Bình Định giữa mùa thu năm Tân Mão (2011) mà người thể hiện chính là ca sĩ Kim Thủy trong dịp chị về thăm lại quê mình.
Hòa với tiếng đệm đàn ngân vang thanh thót, Kim Thủy trong bộ trang phục váy đen, thuần thục đến mức điêu luyện cho chúng tôi yêu sao tiếng hát quê mình khi chị vừa cất lên: “Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi. Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm. Thả diều đá bóng nắng cháy giũa đồng…” chừng như những cảm xúc ngọt ngào sâu lắng ấp ủ bấy lâu tự trong đáy lòng tôi trỗi dậy mạnh mẽ: Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Hình ảnh xanh xanh lũy tre ắp đầy “Chuyện ngày xưa / đã có bờ tre xanh”(Nguyễn Duy) cho tôi gắn bó nhớ nhung, hay trong tầng nghĩa ẩn dụ xanh xanh lũy tre kia chính là tầm vóc dáng đứng cũng như hồn cốt đất nước mình. Vẻ đẹp khẳng khái từ thuở gậy tầm vông tay không đánh giặc. Một dân tộc luôn ý thức độc lập tự do của “ Nam quốc sơn hà” muôn đời bền vững. Không một lời thỉnh cầu, nhạc sĩ Từ Huy mở ra tiếng lòng của mình: Tôi yêu quê tôi, xanh xanh lũy tre. Và khi tiếng hát cất lên như tự trái tim của mỗi người Việt Nam khẳng định niềm tự hào ngợi ca về nguồn cội, một dân tộc có bề dày lịch sử, văn hóa của mấy nghìn năm qua và tiếp nối. Chính từ “Quê hương tuổi thơ đi qua đời tôi” ấy thật sự bình yên giữa “Đường làng quanh co, sông Thu êm đềm. Thả diều đá bóng nắng cháy giũa đồng.” Tắm đẫm thỏa thích trong tôi lớn dần lên theo thời gian dễ gì xóa nhòa “ Biển trời mênh mông tôi bơi ngày ấy. Tiếng tu hú gọi thấy nhớ biết bao.” Nhạc sĩ Từ Huy gợi lại thanh âm tiếng tu hú giục báo mùa quả chín thơm lừng là ngày hè reo vui ấm áp lại trở về. Tiếng tu hú thôi thúc những rạo rực khát khao làm sao quên được “Quê hương tuổi thơ tôi” những trò chơi thả diều giựt dây cho cánh diều phần phật giữa trời xanh thẳm lồng lộng ngọn nồm mát mẻ vào buổi chiều hè, hay cùng nhau đá bóng trên những cánh đồng mới vừa gặt xong. Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ trong sáng đẹp đẽ đến dường nào! Những trò chơi bổ ích rèn thêm cho tuổi thơ về ước mơ kì vọng, ý thức tập thể, tình bè bạn xóm làng gần gũi gắn bó thân thương lắm.
Và cứ thế, lớp tuổi thơ này đi qua, lớp tuổi thơ khác lại đến đong đầy theo ngày, theo tháng, theo năm…theo hai mùa mưa nắng rất đặc trưng vùng nhiệt đới gió mùa Việt Nam . Một khi: “Tôi xa quê hương, bao năm tháng qua. Nhưng trong trái tim không bao giờ xa. Lời mẹ ru con hiu hiu trưa hè. Mùa lụt nước lũ bắt cá giữa đường” sao mà quên được. Lời mẹ ru giữa trưa hè hiu hiu cho con ấm nồng ngon giấc. Rồi mùa lũ lụt đi qua là nỗi lo sợ của người lớn, biết rằng đó là quy luật tự nhiên, tuổi thơ thật vô tư reo vui thỏa thích “bắt cá giữa đường” biết bao thú vị! Rồi tất cả đã thành “Kỉ niệm yêu thương cho tôi ngày ấy, Biết đâu tìm lại, biết đâu mà tìm”… cứ thế mà chùng lắng suy tư cảm xúc của người thưởng thức lúc này.
Vào điệp khúc “Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi? Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ. Cho tôi tìm lại, cho tôi một ngày. Ngày ấy đâu rồi? Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ. Nhưng câu chuyện cổ, mẹ kể năm nào. Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi? Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?” cứ ngân vang tiếp nối, đưa ta về vùng tuổi nhỏ dấu yêu, về vùng trời làng quê thanh bình yên ả nơi có ông bà, cha mẹ, có họ hàng anh em, có thầy cô bạn bè thuở nào…Dẫu biết rằng nơi ta đang sinh hoạt giữa phố phường rộn rã tiếng nói cười, xe cộ qua lại dập dìu nhộn nhịp, bên cạnh những vòng tay yêu thương che chở đùm bọc nhau đây. Mà sao cái nôi làng quê “xanh xanh lũy tre” có sức thu hút mạnh mẽ bởi chính nó là thành lũy bền vững trường tồn cho những người con ở tận phương trời xa xôi vẫn đong đầy nỗi nhớ. Và một ngày ấu thơ thôi cũng đủ gói vào hành trang kí ức đẹp đẽ trên từng bước đường đời, may mắn rủi ro những bằng phẳng chông chênh ấy, đủ làm cho ta ấm lòng giữa đông tràn sương rơi.
Cảm ơn nhạc sĩ Từ Huy đã chắc lọc những ca từ trọn ý đủ lời cho bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” thể hiện rõ tính dân tộc và nhân văn sâu sắc. Cảm ơn ca sĩ Kim Thủy, người con của vùng đất võ Tây Sơn Bình Định, có lẽ xa quê và khi trở về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi tuổi thơ của chị đã đi qua, chính vì thế mà tiếng hát của chị lúc này thâm trầm lay động tâm hồn tôi ấm mãi lời yêu thương tha thiết nhất.
20.10.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
Vào điệp khúc “Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi? Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ. Cho tôi tìm lại, cho tôi một ngày. Ngày ấy đâu rồi? Cho tôi tìm lại một ngày ấu thơ. Nhưng câu chuyện cổ, mẹ kể năm nào. Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi? Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi?” cứ ngân vang tiếp nối, đưa ta về vùng tuổi nhỏ dấu yêu, về vùng trời làng quê thanh bình yên ả nơi có ông bà, cha mẹ, có họ hàng anh em, có thầy cô bạn bè thuở nào…Dẫu biết rằng nơi ta đang sinh hoạt giữa phố phường rộn rã tiếng nói cười, xe cộ qua lại dập dìu nhộn nhịp, bên cạnh những vòng tay yêu thương che chở đùm bọc nhau đây. Mà sao cái nôi làng quê “xanh xanh lũy tre” có sức thu hút mạnh mẽ bởi chính nó là thành lũy bền vững trường tồn cho những người con ở tận phương trời xa xôi vẫn đong đầy nỗi nhớ. Và một ngày ấu thơ thôi cũng đủ gói vào hành trang kí ức đẹp đẽ trên từng bước đường đời, may mắn rủi ro những bằng phẳng chông chênh ấy, đủ làm cho ta ấm lòng giữa đông tràn sương rơi.
Cảm ơn nhạc sĩ Từ Huy đã chắc lọc những ca từ trọn ý đủ lời cho bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” thể hiện rõ tính dân tộc và nhân văn sâu sắc. Cảm ơn ca sĩ Kim Thủy, người con của vùng đất võ Tây Sơn Bình Định, có lẽ xa quê và khi trở về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi tuổi thơ của chị đã đi qua, chính vì thế mà tiếng hát của chị lúc này thâm trầm lay động tâm hồn tôi ấm mãi lời yêu thương tha thiết nhất.
20.10.2011/ Nguyễn Thị Phụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét