CHUYỆN KHÔNG THỂ CƯỜI
Xin bạn đừng nghĩ rằng cách chọn đầu đề Chuyện không thể cười
luôn gieo vào tâm trí một nỗi buồn người viết muốn đề cập đến. Mà cũng
có thể là chưa vui. Và nếu tôi chọn lại cụm từ Chuyện không thể không
cười lại mang ý khẳng định đồng nghĩa cười. Nhưng tiếng Việt ta lắm cách
diễn đạt, nói gần nói xa cũng không qua nói thật. Chuyện không thể cười
được bắt đầu giữa buổi sáng hôm ngày 09.5.2012, tôi đành gát lại thau
ngâm áo quần lẽ ra từ hôm chủ nhật phải giặt, rút phít nồi cơm điện khi
vừa bật sang chế độ giữ ấm, chải lại mái tóc theo từng lọn uốn cong cho
trẻ trung, chọn bộ đồ vừa phù hợp với dáng thon thả của mình và phải
đúng thời trang mùa hè, đánh qua lớp kem thoa mặt cũng như không quên kẻ
đường môi, chân mày cho rõ nét, và nhất là đôi giày đi lại khỏi đau
chân. Cuộc gọi lại tiếp tục, thôi yên tâm em đến là ra bến xe buýt ngay!
Mà này, có một việc chị chưa chuẩn bị được là…vì bất ngờ quá mà lương
hưu tháng này chưa nhận. Nhưng chị thường mua cả lốc phong bì để dùng,
thế là Hà My bỏ hai khoảng vào bên trong, ghi tên cụ thể, còn tôi đưa
lưỡi liếm qua một lớp nước miếng rồi dán kín lại! Đi dự tiệc cưới của MĐ
đột xuất như thế này cũng là lạ, chỉ cần một cuộc gọi mời đầy sức
thuyết phục mà không chính là chủ nhân, khi Hà My giải bày là ai cũng
gởi quà, mà MĐ nó đâu cần quà, có mặt hơn mười gói phải không chị. Tôi
chưa hiểu cô bé nhỏ MĐ (cũng đồng tuổi con mình) là tác giả tập thơ “
Ngày không bọt” ( NXB Trẻ, 2012) đã nhờ Rêu cầm lên tận nhà tặng tôi, và
theo lời kể lại là MĐ còn ngại, không dám mời chị dự tiệc cưới vì chưa
được gặp chị lần nào. Như vậy là MĐ đủ tiêu chuẩn kiến thức hiểu biết xã
hội để lấy chồng được rồi! Thật đáng quý và trân trọng nhà báo MĐ từ
Đất Võ yêu thương, nơi mà cô của cha tôi, cô của mẹ tôi đã có tình yêu
và sinh con đẻ cháu quây quần sinh sống ở quanh thắng cảnh Hầm Hô. Còn
tôi thì quý cái tình người Tây Sơn với lại cũng “ham” vui là chính, đẫm
mình trong nắng hè tranh thủ ghé gởi một phong bì thứ hai mừng vu quy
của nhỏ học trò mời cô chủ nhiệm vì sợ chiều nay không về kịp.
Ai cũng khen mình xinh xắn
Chờ xe
buýt mới nhớ là sáng chưa điểm tâm, vội mua hai cái bánh tráng nướng vừa
cầm vừa ăn. Người Bình Định cứ tự nhiên lên xe ngồi vừa nhai vừa nói
chuyện dòn tan như bánh tráng bỏ vào miệng. Câu chuyện chưa hết khi bánh
tráng vẫn còn, Hà My mới nghĩ đây là lần đầu em đi xe buýt rồi xuất
khẩu cho tứ thơ chưa hoàn chỉnh: “Sáng nay đám cưới của Minh Đan/ Chị
Phụng- Hà My diện thật sang/…” lại bảo để về nhà Hà My lại tiếp, rồi nảy
ra cảm xúc mình nhờ cậu bán vé trên xe chụp tấm hình làm kỉ niệm. Hà My
rất tự nhiên mở dây cột tóc và đưa tay ra sau rẽ hai bên thả đều mái
tóc ôm lấy khuôn mặt tròn trĩnh của mình. Còn tôi mở túi xách lấy máy
ảnh của Hà My ra chụp. Bấm nút “on” nhưng không hiện đèn báo sáng, My
khéo léo mở ra xem, lại nhìn đăm đăm vào mắt tôi:
- Trời đất ơi, không có pin! Em đang còn sạt ở nhà ! Lúc nghe chị nhắn em vội lấy máy theo không để ý gì cả!
- Còn mình nghĩ đi sớm ở lại chơi, chiều dự tiệc cưới mới về,
sợ không kịp cho chị Trướng mang theo chụp hình họp mặt các bạn của
chị.
Thế là hai chị em nhìn nhau mắc cười không thể nào chịu nổi,
nhưng cũng may nhờ màn hình điện thoại di động của Hà My ghi lại hai tấm
hình đang ngồi trên xe còn cầm bánh tráng.
Chuyện không thể cười là mới có một trên tuyến đường Tuy
Phước- Tây Sơn. Đến chuyện không thể cười khi bước chân vào nhà hàng
Thanh Thanh ở thị trấn Phú Phong gặp nhà thơ Thanh xuân và Hà Nam từ Quy
Nhơn cũng vừa xuống xe mô tô gọi ngay và bảo không gặp nhà thơ Trần
Viết Dũng là chưa đến Tây Sơn! Lúc này tôi mới ngạc nhiên:
- Nhà thơ Trần Viết Dũng có sức thu hút đến như vậy à!
- Gặp nhà thơ để cụng li mà! - Hà Nam vừa nói vừa cười.
Chúng tôi vừa tìm chỗ ngồi dưới tán cây sanh đã thấy anh Hà
và anh Trường ở An Nhơn cũng vừa tới. Sáu người ngồi vào một bàn, thói
quen của Hà My thường ngồi cách người khác giới, còn tôi chưa bao giờ
phân biệt, nhưng lạ chưa mới có đứng bên Hạt Cát mà dây nơ áo đã tự động
rớt từ lúc nào! Chà chà mới chỉ một hạt cát chứ cả sa mạc có lẽ…hi!
Tính ra một bàn chỉ có sáu chúng tôi. Sau đó có thêm hai nữ ở Tây Sơn
nữa mà vẫn còn thừa hai chỗ ngồi. Đặc biệt khi vào bàn tiệc ở đây luôn
có món đặc sản chim mía. Chim mía nhỏ lắm chỉ nhỉnh hơn cái ngón út một
chút nằm trần trụi đen đủi trên đĩa rau xanh. Tôi gắp một con bỏ vào
chén thử mà còn ngần ngại quay sang hỏi:
- Cái giống chim đặc sản này ăn chỗ nào ngon nhất?!
- Phải ăn cả con chim mới ngon! Thanh Xuân nói cười tỉnh bơ, còn
Hà Nam khẳng định đã ăn chim là phải ăn cả con mới ngon, rồi nheo nheo
đôi mắt cười thích thú nữa chứ.
Anh Hà ưng ý gật đầu phải nhai cả con mới ngon! Còn Hà My rùng
mình nó bé quá không nở nào!... Và tôi nghĩ cũng chưa ra được ai đâu mà
ngồi tỉ mỉ nhổ lông cả hàng ngàn con như thế!...
Đến
chuyện thứ ba cũng không thể cười khi đăng kí tiết mục văn nghệ. Hà
Nguyên ghi tên Hà My với bài hát tự chọn. Sau giọng ca nam Lý Anh Võ (là
cậu của Minh Đan) “… Thương nhau lí tơ hồng…” vừa dứt, MC Thanh Sơn
tiếp tục giới thiệu giọng ca nữ trẻ trung, cùng lúc ấy cả bàn đều đưa
mắt nhìn Hà My trong tư thế chuẩn bị, như động viên như cỗ vũ: My ơi,
hãy tự tin nghen! Thế nhưng cứ mối lần giới thiệu giọng ca nữ là chúng
tôi hớn hở đinh ninh khích lệ nhìn trong ánh mắt Hà My mà sao đến lúc
tan tiệc về chúng tôi chưa được nghe người bạn của mình hát, có lẽ Tây
Sơn ca sĩ hơi bị nhiều!...
Tôi và Hà My trở lại Tuy Phước
trên chuyến xe buýt có máy điều hòa, nhìn qua cánh cửa xe thấy “gã” tài
xế mô tô Hà Nguyên chở Văn Trường về An Nhơn, cũng như Hà Nam chở Thanh
Xuân về Quy Nhơn mà con đường trải nhựa lúc này cứ hừng hực như thiêu
như đốt!...
11.5. 2012/ Nguyễn Thị Phụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét