VỀ VỚI DÒNG SÔNG
(Đọc Trường ca Sông thiêng trên facebook của Nam Thi)
Con đường
đến với mảnh đất văn chương ở mỗi người có sự khác nhau. Nam Thi- Nhà báo: Sau
nghỉ hưu hơn mười năm, trong ba năm lại đây đã xuất bản hai tập truyện ngắn, ba
tập thơ. Văn tài của anh có được xem là số lượng tác phẩm đã in chưa. Để rồi tiếp
tục “Nghe
lời xúi giục của mấy bạn giamahazui, hôm qua tôi cao hứng khởi sự viết bài trường
ca Sông thiêng nói về dòng Côn chảy
qua Tây Sơn quê tôi. Viết xong đoạn mở đầu của chương đầu “Nguồn xa”, tôi nhận
ra cuộc chơi này lớn quá, đòi hỏi bỏ nhiều công sức và nhất là phải dài hơi,...”(Tản
mạn 18.06.2021: Lời thưa cùng bạn bè) Và sự tiềm ẩn động cơ cho Trường
ca Sông thiêng của anh ra đời trong
thời gian quá ngắn kể từ lúc đăng trên facebook “Tản mạn 17-6-2021:...
Nợ một dòng sông thiêng như sông Côn bao giờ mới trả hết. Tôi nay đã già, tài mọn
sức yếu không dám nghĩ đến món nợ tinh thần to tác, thiêng liêng đó dù từ lâu vẫn
đau đáu nghĩa tình với dòng sông quê hương...” Và Nam Thi đã vượt qua mười
hai ngày (từ 17 đến 29 tháng 6 năm 2021) trả xong “món nợ tinh thần to tác” là kết thúc bốn chương cho một cuộc thử sức
về dòng chảy Trường ca. Sự lựa chọn chủ đề Sông thiêng vừa gần gũi thân quen lại
vừa khái quát về địa văn hóa nơi dòng Sông Côn chảy qua làng. Hẳn là cái tình đã
từng “ăn con cá nhỏ, tắm con sông già”(thơ
Nam Thi) đối với quê nhà Tây Sơn, hay là những ngày giãn cách xa hội vì Covid-
19.
Trường ca là thể loại kết hợp tự sự và trữ
tình. Cái đa dạng tự sự vốn có trong lịch sử, văn minh loài người thanh lọc qua
thời gian còn tồn tại, ghi nhận đâu đấy trong dân gian, sách vở và chịu sự chi
phối trong xã hội và tự nhiên kết thành trầm tích văn hóa. Dựa vào những điều
đã có, đã trải qua, người viết trường ca thường theo mạch chảy khởi đầu đến kết
thúc. Sức hấp dẫn bạn đọc về thể loại trường ca không hẳn là kết hợp tả và kể,
quan niệm về nhân sinh, mà yếu tố chính vẫn là cảm hứng trữ tình của người sáng
tác. Sông thiêng là đứa con tinh thần
của Nam Thi bước đầu cuộc thử nghiệm vươn đến cái đẹp của thể trường ca viết về
lịch sử, văn hóa trầm tích vùng đất Tây Sơn, trong mối quan hệ sông Côn hàng trăm
năm trước lưu lại đến bây giờ.
Với
Trường ca Sông thiêng, khởi đầu Chương một: Nguồn xa sự hội tụ sông núi mây
trời rất tự nhiên rất bền vững. Người nơi đây vươn mình lớn lên sự sống được
khai sinh, duy trì tiếp nối:
“...
Dòng sông chảy dài
Người
đi dậy đất
Cõi
hồng hoang nở hoa, kết trái địa đàng
Gà
gáy đôi bờ gọi xóm làng thức giấc
Tiếng
chày giã gạo vang động ánh trăng
Tiếng
ru hời đong đưa nhịp võng
Trẻ
em uống nước dòng sông
Lớn
lên thành Biện Nhạc, Hồ Thơm, chàng Lía...
Nên
sông là sông cổ tích - sông Thiêng...”
Nguồn
xa còn là điểm đến và đi theo mùa hợp và tan, dấu ấn của sum vầy và chia li.
Đó là nguyên nhân từ ý thức của tộc người cho sự đấu tranh sinh tồn nảy mầm anh
hùng ca sử thi: “Có ai biết sông chắt
chiu mang từng hạt phù sa cao nguyên xuống núi/ Những hạt phù sa đất đỏ/ Thấm đẫm
sử thi Ba na/ Của người anh hùng Đăm Noi/ Có ai uống nước còn nhớ nguồn /Có ai
tắm nước sông Say để thành Đăm Noi /vụt lớn lên /cứu nhân độ thế/...”. Đất
nước sản sinh nuôi dưỡng, bảo bọc con người. Con người cũng từ đó bảo vệ đất nước,
cội nguồn đồng bào: người kinh và Ba Na xúm xít bên nhau bảo vệ giá trị thiêng
liêng sự sống.
“Chỉ
còn bằng lăng trâng mình dưới nắng
Hoa
của mặt trời
Sinh
ra từ nắng
Nắng
cháy lên màu rực tím
Từ
thuở dòng sông ấu thơ chập chững mở đường ra biển.
Bằng
lăng theo dòng nước xa ngàn
Nên
bằng lăng là nhân chứng
Của
lớp lớp phù sa qua triệu năm dòng sông bồi đắp
Và
kể cho ta nghe những câu chuyện đời sông”
(10: Hoa của nắng)
Riêng chương ba: Lớp lớp phù sa với chín đề mục nhỏ tổng 255 câu. Có lẽ phần này
chính là cốt lõi cho sự phát triển phồn thịnh và thơ mộng nhất của Sông thiêng.
Từ
mục 11: Những mảnh đá ghè đẽo- tiếp kể theo mạch cảm xúc về sự hợp lưu và
phân dòng sông Ba và sông Côn,... về tình yêu và khí tiết của tộc người anh em
bên nhau đều có nét tương đồng cùng người kinh. Cũng như các mục tiếp 12: Vang vọng tiếng trống đồng Vĩnh Thạnh;
13: Apsara giờ ở nơi đâu; 14: Trơ gan cùng tuế nguyệt...; 15: Chuyện vợ chồng voi đá; 16: Lời kẻ hậu
bối; 17: Tuy Viễn- Đất võ Trời văn; 18: Đất lành chim đậu. Và có thể nói rằng
Lớp lớp phù sa ở chương ba này chính là hồn của Sông thiêng được khai thác đến
tận ngọn nguồn. Lời kẻ hậu bối đặt ra: “Ta
muốn hỏi voi đá Vijaya.../ Ta muốn hỏi những mảng rêu xanh.../ Ta muốn hỏi lầu
Bát giác.../” Đầy cảm xúc chứa chan ân tình, mạch thơ hào sảng mà trăn trở
cho âm vọng một thời đã qua: “Trải mấy
trăm năm/ Tuy Viễn là địa đầu / Nơi nghỉ chân của cuộc hành trình nam tiến/ Nơi
tụ hội của giang hồ tứ chiếng/ Lúc lâm thảo khấu và hiền tài/ Nên trở thành đất
võ trời văn”(Tuy Viễn- Đất võ Trời văn) của nguyên nhân và kết thúc, của kế
thừa và tồn tại. Đó là sự thật không thể chối bỏ của Sông thiêng ngàn năm vang
vọng đến giờ:
“Sông
không chỉ chở nặng phù sa
Mà
còn hòa tan cả máu
Sông
không chỉ hát ca
Mà
âm vang tiếng khóc
Đời
sông như đời người
Lớp
lớp phù sa là những địa tầng ký ức
Sông
không thuộc phe nào
Sông chỉ làm nhân chứng”
Trong lời khẳng định: “Sông không thuộc phe nào/Sông chỉ làm nhân
chứng” để rồi còn đường thoát thai là tuôn ra biển. Sự thật đã hòa tan, chỉ
còn lại dòng chảy muôn đời là từ văn hóa trầm tích tiếp nối. Đó là sự vĩnh hằng
tự nhiên hội tụ hợp tan và tan hợp là tất yếu quy luật đời sông và đời người. Để
rồi những con người được khắc ghi như một Đào Duy Từ, một Mai Xuân Thưởng,
Trương Văn Hiến,... đã thuộc về lịch sử. Còn những tên sông, tên làng của vùng
đất rộng được mở ra “chiêu hiền đãi sĩ” những vùng miền được nhắc nhớ lưu giữ đến
bây giờ trong mục 18: Đất lành chim đậu là
vô cùng phong phú.
Đến Chương IV: Đời sông, đời người. Chỉ
58 câu, với mục 19: Sông quê, giờ chỉ
còn trong kí ức về “Thuở sông chưa có cầu, dọc bờ nhiều bến đợi/
Chiếc sõng nan nối đôi bờ / Người yêu nhau ra bến sông ngồi chờ/ Con tíu tít
đón mẹ về sau buổi chợ phiên/.../ Dọc
dài bờ tre mùa gió nồm mát rợi/ Ghe mắm Gò Bồi ngược dòng lên Tây Sơn.../ Người
đầu sông hẹn người dưới giã/ Gắng chờ buồm mùa gió thuận năm sau”. Dập dìu
và nhớ thương.
Và cuối cùng mục 20: Tắm mát sông thiêng(thay lời kết): cứ tha thiết khẩn cầu trong
sự lặp lại: “Về đi người ơi...về đi/ Sông
quê luôn đợi người về tắm mát/.../ Về đi người ơi/ Nước sông thiêng không cải
lão hoàn đồng/...”. Có thể hãy đồng hành cùng anh bằng đôi chân, hay miên
man kí ức trên những nẻo đường quê tìm chút bóng tre dọc bờ sông Côn, nơi chiều
về cánh cò còn chao nghiêng tìm tổ. Hay cũng có thể đồng hành cùng anh sẻ chia
chút vui buồn thoáng qua như giấc mộng một đời người, mà đời sông là chứng nhân
vĩnh cửu:
“Đời đổi
thay bãi bể nương dâu
Nhưng sông thiêng vẫn chảy
Đời sông dài
Đời người ngắn lắm người ơi
Sông theo ta góc biển chân trời
Ta gửi hồn ta cho sông đời đời lưu giữ”.
Trường
ca Sông thiêng có 596 câu là điều bất ngờ ngoài dự định đặt ra của tác giả khi
chốt lại phần kết trong ngày thứ 12. Bởi lẽ không nhẫn nha hay tham vọng, khi định
hướng chủ đề, theo phạm vi giới hạn các chương đã vạch ra, chỉn chu cho mỗi tứ
trong phần đề mục trường ca. Trở lại ban đầu cuộc chơi “giamahazui” đã về đích
ngoài thời gian dự định cho sáu tháng. Nguyên nhân không là tuổi tác, cái chính
là tích lũy kiến văn, của thực tế đời sống đã làm nên một Nam Thi với trường ca
Sông
thiêng ra đời. Những yếu tố lịch sử, văn hóa và con người trong trường
ca là cái nền cho Sông thiêng của anh thăng hoa trong sáng tạo. Không kì vọng, có
thể Sông
thiêng của Nam Thi góp thêm vào vườn văn Bình Định về thể loại trường
ca sau tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác viết về dòng sông quê hương./.
08.07.2021 / Nguyễn Thị Phụng
Bờ Nam là Nguyễn Mộng Giác với tiểu thuyết trường thiên SÔNG CÔN MÙA LŨ.
Trả lờiXóaBờ Bắc có NAM THI (TRẦN THIẾU BẢO) vừa viết xong trường ca SÔNG THIÊNG.
Cả hai ông đều viết về dòng sông quê mộc mạc chảy dọc theo làng không ghềnh thác. Cả hai tác phảm đều rất đáng để đọc.
Cảm ơn anh
Trả lờiXóa