RIÊNG TÔI TÌM
MÓT RUỘNG ĐỒNG
(Đọc Chiếc lá hồi hương, tập
thơ Viễn Trình, NXB. HNV. 2015)
Ở tuổi hai lăm cho ra đời tập thơ Cánh chim bay về (NXB Đà Nẵng- 2007) và tám
năm sau là Chiếc lá hồi hương (NXB Hội
Nhà văn- 2015). Ngay từ việc chọn hai tựa đề đã có sự thâm thúy của Viễn Trình,
một tín hiệu vui cũng không lạ gì ở cây bút trẻ Bình Định. Đã vậy còn mượt mà
hơn bằng những dòng lục bát chân quê, thấm vào lòng người đọc dẫu khó tính nhất
luôn là sự đồng thuận. Lung linh tỏa sáng bên cạnh nhiều thể loại tự do, phải
chăng Chiếc lá hồi hương mở ra những
tứ thơ có “Tiếng vằng vặc rọi quê nhà thần
tiên”(Tiếng trăng) đầy yêu thương quá!
Có thể nói trước đây và bây giờ cũng vậy,
thơ và đời luôn đồng hành nhau. Bởi đời đi vào trang thơ bằng cảm xúc thẩm mĩ
nuôi dưỡng tâm hồn người. Vì lẽ đó thơ sinh ra sự sống dẫu là thường nhật không
văn hoa của một chàng Viễn Trình rụt rè yêu: “Dòng em ý tứ thêu thùa/ Dòng tôi hình vị gió lùa riêng tư/ Bao năm lồng
ghép sặc sừ/ Một câu nói chỉ ba từ… không xong”(Ngôn ngữ hai dòng sông) và
dỗi hờn cũng rất Bình Định: “Buồn lên nửa
cánh bằng rồi/ Sao em chưa chịu nhìn đời hư hao/ Bỏ anh ra, cộng nẫu vào/ Bổ
sung lại giấc chiêm bao lạ lùng”(Bổ sung lại giấc chiêm bao). Để rồi cho ta
tận hưởng cảm xúc thăng hoa “Những đêm ngồi
khóc nai vàng/ Suối ngơ ngác cạn không tàn trăng rơi”(Người từ sơn cước). Mở
ra không gian thơ mộng liên kết thực tại
đến ý tưởng đã sẻ chia gần đây: “Gọi sen,
sen đã biệt hồ/ Gọi nai, nai bỏ suối bơ vơ rồi”(Gậy xuân, Nguyễn Thanh Mừng),
Nhà thơ cũng rất thành công ở tuổi ngoài ba mươi với tập “Ngàn xưa” tích cổ từ
những năm 90 thế kỉ trước. Còn ở Viễn Trình hôm nay, đã kế thừa sự sáng tác tiếp
nối không đứt quãng với truyền thống cũ, mà gần hơn hết là cuộc “Du hành lục
bát”(Tập thơ Khổng Vĩnh Nguyên) sinh ra anh, người con Cát Hải, Phù Cát- miền nắng
gió tự nhiên thử thách lâu đời. Thể như con sóng cứ mãi xô bờ, gặp lớp cát mịn
lặng im trong cát mịn thanh lọc đời mình, gặp ghềnh đá góc cạnh lại tung bọt trắng
xóa miệt mài bào nhẵn cho tròn trịa mới thôi. Biển ngàn năm cũ đấy. Nhưng chưa
bao giờ già nua. Lại bền vững trẻ trung theo mùa. Vị mặn nồng hương biển bẩm
sinh từ trong máu thịt Viễn Trình đã trở thành năng khiếu một nhà thơ trẻ quê
hương của hơn mười thập niên đầu thế kỉ XXI này. Không ngoa.
Chiếc lá hồi hương cứ lặng lẽ thời gian
mở ra thi vị cuộc đời cho một tình yêu chân chính. Nhân vật trữ tình trong
thơ Viễn Trình được gọi “em” thể như đại từ xưng hô cùng với “anh/ tôi/ ta” cho thuận lời bộc bạch:
Lúc
thì ngọt ngào chan chứa em- anh: “Bốn
mùa chụm lại thành non nước/ Anh hớp
thật nhiều chẳng thấy vơi/ Xin em một ngụm tình ao ước/ Đỡ lòng anh khát lúc
đơn côi!”(Bốn mùa chụm lại). Còn có sự bền bĩ nào hơn nữa (Gọi tình, Tưởng
tượng,…) mãi duy trì:
“ Một mình ngọt nắng đắng mưa
Buồn như bong bóng em vừa thổi bay
Anh chùi chưa hết dấu tay
Mười năm gõ cửa xin vay ái tình”
(Mười năm gõ cửa).
Buồn như bong bóng em vừa thổi bay
Anh chùi chưa hết dấu tay
Mười năm gõ cửa xin vay ái tình”
(Mười năm gõ cửa).
Lúc
thì “em- tôi” thận trọng nhắn nhủ (Quê nhà sẽ thưa, Mùa xuân nghĩ cạnh dòng
thơ, Nỗi buồn bỏ quên, Hỏi thăm, Mặc khải, Giữ gìn, Lá đầu sông,…), đã không tự
trách mình mà độ lượng: “Ơn em từ đấy vội
vàng/ Tôi như mây lạc về ngang lưng trời/ Ơn em từ đấy xa vời/ Nhớ mong sà xuống,
tơi bời vụt lên/ Rừng thông thay lá gọi tên/ Người đi một thuở đừng quên quê
nghèo!”(Ơn em lá gọi).
Lúc thì
sức chịu đựng bấy lâu nhưng vẫn một mực là “em”, dẫu chút hằn học cố nén phải
bật ra: “Em xẻ đời cổ thụ/ Ta nằm chết
phôi thai/ Mưa xuân dầm nắng hạ/ Ta đứng không hình hài”(Khổ đau không hình
hài). Quả “em” có hạnh phúc không khi được thi sĩ chết cho tình yêu ấy: “ta”
dành cho em là thế. Mặc cho ta nằm chết từ trong phôi thai mầm nhú, ta điên
khùng tan vỡ, đến nỗi: “Vầng trăng cất
bóng tạ từ/ Phong ba khiếp sợ tôi nhừ tử yêu/ Hạ rồi, thu nữa… bao nhiêu?/ Biết
ai khổ hạnh sớm chiều đó không!”(Biết ai khổ hạnh). Hạ rồi, thu nữa… bao nhiêu đâu chỉ là vòng thời gian đong đếm, thấp
thoáng sự mãnh liệt “Cho rất nhiều, song
nhận chẳng bao nhiêu” của một Xuân Diệu thời Thơ Thơ(1938), thấp thoáng một
Vũ Quần Phương cuối thế kỉ trước “… Em đi
lửa cháy trong bao mắt/ Anh đứng thành tro em biết không”. Thi sĩ có si
tình đến mấy rồi ngộ ra “Đã qua thời niên
thiếu/ Đã lại tháng năm mòn/ Tóc trên đầu chợt hiểu/ Đã quen rồi cô đơn”(Tự
mài mình phong ba).
Viễn Trình biến cô đơn nhập hồn tĩnh lặng,
đằm thắm, tung tẩy với một chút ngông nghênh:
“Ai
giúp tôi rơi ra ngoài quả đất
Buồn tàn theo tầm vút nắng an nhiên
Nhổ phận mình neo trong tĩnh lặng
Bất tận mùa xanh trái vô biên”
(Bất tận mùa xanh trái vô biên).
Buồn tàn theo tầm vút nắng an nhiên
Nhổ phận mình neo trong tĩnh lặng
Bất tận mùa xanh trái vô biên”
(Bất tận mùa xanh trái vô biên).
Chiếc lá hồi hương trở về quê nhà khó
neo trong tĩnh lặng, một khi nắng gió dãi dầu cuộc mưu sinh, tâm hồn “thi
sĩ” trở về thực tại cho mùa bất tận lên xanh, là cầu nối nhịp đập trái tim chở
che tháng ngày lận đận nhớ nhung: “Giếng quê mạch sạch gạo làng/ Em ngồi vo những
vô vàn tình anh/ Dựng lều hai đứa ngồi canh/ Cơm trào sóng bể rát gành mây bay”(Gạo
vo thành tiếng cơ cầu), nhọc nhằn thân phận, sẻ chia (Nhắn về, Hương cốm mùa
thu, Bát cơm ấm giữ tình người,…). Chờ mong mùa kết trái, nên càng ý tứ phải nhẹ
tay, lỡ “Bẻ một nhành mai sặc sỡ/ Anh cắm
vào nỗi nhớ/ Cuốn lá thì thầm… xuân rỉ nhựa mênh mông”(Về Tân Thanh):
“Về Tân Thanh đi em
Nghe mẹ hát bài ru em thân thuộc
….
Về Tân Thanh như lúc mẹ từng trông
Ba tỏ tình bằng khúc ca trên vồng đất ải
Nụ cười tươi hương hoa cải
Về Tân Thanh đi em!...”
(Về Tân Thanh)
Nghe mẹ hát bài ru em thân thuộc
….
Về Tân Thanh như lúc mẹ từng trông
Ba tỏ tình bằng khúc ca trên vồng đất ải
Nụ cười tươi hương hoa cải
Về Tân Thanh đi em!...”
(Về Tân Thanh)
Thể như điệp khúc mong kết nối cuộc
vuông tròn bằng đôi tay chính mình. Hạnh phúc sẽ chẳng dựa dẫm vào ai, chỉ là
anh, chỉ là em trở về với luống cày quê hương sau ngày lũ rút. Nơi ấy quen thuộc
với rạ rơm bao mùa gặt hái, nuôi dưỡng chăm chút đời ta bằng hương lúa, ngô, khoai,...
Hay Viễn Trình đã nằm lòng Chân quê (Nguyễn
Bính) khẩn cầu rời xa bến mê, cái bến nặng nợ vật chất lại đầy sức hấp dẫn thu
hút “phận” em thế kia!... Nhà thơ đã kịp
đánh thức, đưa em sớm trở về bằng những dòng lục bát ngọt ngào lay động:
“Ngày lũ rút ta sẽ về gieo sạ
Cầm tay anh, em đợi lúa xanh đồng
Cầm tay mẹ quên nỗi buồn xứ lạ
Nắng thu vàng tỏa giữa mùa đông”
(Ngày lũ rút ta sẽ về gieo sạ)
Cầm tay anh, em đợi lúa xanh đồng
Cầm tay mẹ quên nỗi buồn xứ lạ
Nắng thu vàng tỏa giữa mùa đông”
(Ngày lũ rút ta sẽ về gieo sạ)
Những thiên tai lũ lụt dẫu cướp đi biết
bao thiệt hại con người và tài sản, bù lại ruộng vườn màu mỡ phù sa. Vậy thì “Rễ siêng đâu ngại đất nghèo”(Nguyễn
Duy). Phải chăng đây là lúc em về thăm lại quê nhà hợp lí nhất “Em gạt nỗi buồn, anh bừa cạn trôi qua”, nâng
niu nơi tuổi thơ em lớn lên đầy kỉ niệm. Viễn Trình đã chọn đúng “thời vụ” xây
dựng tứ thơ cho mình. Bởi “Làm thơ, khó
nhất là tìm tứ. Tứ thơ bắt đầu đẻ ra sự sống để tác động vào sự sống tinh vi
hơn, mà trong nghệ thuật, đẻ ra sự sống là đỉnh cao nhất”(Xuân Diệu). Đâu
riêng Ngày lũ rút ta sẽ về gieo sạ, kể
cả các bài còn lại trong tập cùng đẻ ra sự
sống xúm xít bên nhau.
Không chút triết lí cao siêu, mà bằng
những vần thơ chân chính rất dân tộc, ý tưởng sâu sắc nhẹ nhàng gieo vào lòng
người gặt hái cái tình cái nghĩa sống ở đời, là biết xuôi dòng tìm về chiếc nôi
văn học thuần túy. Lại tự nguyện lựa chọn phong cách “riêng tôi tìm mót ruộng đồng” khiêm tốn xới cày cho thỏa khát khao,
đầy trách nhiệm của người sáng tác. Có một Viễn Trình thêm Chiếc lá hồi hương là sự
nhập cuộc tiên phong vào làng thơ trẻ quê mình./.
28.04.2017/ Nguyễn Thị Phụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét