GÓC NHÌN VỀ
THƠ LỤC BÁT VIỆT NAM
Trên đà phát triển của xã hội, thì văn học Việt
“ Đang trưa ăn mày vào chùa
Sư ra cho một lá bùa rồi đi
Lá bùa chẳng biết làm gì
Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày”
( Vào Chùa, tr.63)
Ở miền Nam, một Thu Nguyệt tự tình:
“ Em ngồi hóa đá thành thơ
Trả anh ngày tháng anh chờ lúc yêu
Em ngồi hóa đá thành chiều
Trả anh cái nụ hôn liều ngày xưa
Em ngồi hóa đá thành mưa
Trả anh cái phút anh đưa qua cầu
Xa nào anh có hay đâu
Đá từ lúc ấy bắt đầu hóa em!”
(Gửi Anh, tr.103)
Ở miền Trung, một Trương Nam Hương đắm say:
“ Lên cầu Thê Húc đi em
Nhớ thăm thẳm nhớ một đêm gió lùa
Rễ si rét đến run mùa
Môi em đào nụ giao thừa- Mùa xuân
Đất trời đang phút trao thân
Đến như hoa cỏ cũng cần lứa đôi
Giữa muôn rúc rích tiếng chồi
Lặng em len dạ nói lời đắm say
Chung em chút rét đêm nay
Xin hôn dài rộng những ngày cách xa
Mau nào Thê Húc mình qua
Đêm nay có gốc si già chứng nhân!”
(Đêm Giao Thừa, tr.87)
Nhưng phải kể đến lục bát của Thanh Nguyên khi “ Lỗi hẹn cùng ca dao” cũng mai cũng đào mà tứ thơ nghẹn ngào se sắt: “ Em ngồi giặt áo giữa trưa/ Đâu rồi môi hát vu vơ một mình/ Em ngồi giặt áo lặng thinh/ Vò cho sạch những vết tình còn vương/ Giũ cho vơi bớt giọt buồn/ Phơi cho khô hết nhớ thương xa vời” Mà sao những trăn trở không vơi: “Em ngồi giặt áo giữa trưa/ Rát bàn tay vẫn vò chưa sạch lòng”( tr.101) Bởi “ Có một ngày như thế” chất chồng buốt giá đơn côi: “ Em qua gió tạt nguồn chiều/ Câu thơ trầy trật lời yêu chưa tròn/ Bóng thời gian điệu hư mòn/ Giấu trong lòng giấy lời son sắt này/ Nỗi niềm gỡ mãi trên tay…”(tr.221). Nhưng cái tình này muốn cùng sẻ chia món quà “ Tặng Thơ” (tr.215) của chị Vạn Lộc:
“ Bài thơ “ để tặng riêng em”
Mà sao anh lại tặng thêm một người
Bạn bè bữa ấy đông vui
Kháo nhau “mình cũng có người tặng thơ”
Chao ôi – em thật chẳng ngờ
“ Cũng tặng nhỏ bạn bài thơ tặng mình”
Tủi buồn em cứ lặng thinh
Rứa mà “để tặng riêng mình em thôi”
Thế mới biết trên mọi miền đất nước, các nhà thơ chúng ta luôn có những xúc cảm riêng tư nào ai giống ai. Họ mượn dòng thơ lục bát gởi gắm tâm sự nỗi niềm theo những mùa trăng tròn trăng khuyết, theo những mùa nắng gió mưa chan. Còn tình làng nghĩa xóm ăm ắp: “ Chợ làng giòn rụm rau tươi/ Thừa câu nhân ngãi/ thiếu lời đẩy đưa” nên nhung nhớ nào vơi: “ Người đi từ buổi gió sương/ Hồn quê rười rượi nhớ thương chợ làng”(Chợ làng, Phan Thanh Minh, tr.227)…
Và còn rất nhiều tác giả thể hiện với nhiều đề tài khác nhau đều mang tính nhân văn cao đẹp về tình yêu quê hương đất nước, tình người sâu nặng. Những niềm vui nỗi buồn luôn hiện hữu trong cuộc sống đời thường, những khía cạnh tâm lí hay trạng thái xúc cảm về không gian, thời gian khơi gợi tứ thơ bay bỗng trào dâng làm giàu trái tim nhân hậu của những tâm hồn nhạy cảm khát khao.
Bao nhiêu bài thơ Lục bát Việt
Dù cho/ bãi mật/ phù sa (sa thuộc nhóm thanh cao không dấu)
Mà không/ bên lở/ chẳng là/ dòng sông (là thuộc nhóm thanh thấp dấu huyền)
( Nhà không có bố, của Nguyễn Thị Mai, tr.97).
Hay là cái tứ trong hai câu kết bài thơ “Tự Xông Đất” (tr. 104 của Lâm Huy Nhuận):
…Giật mình hai mắt trũng sâu
Người trong gương ấy còn đau hơn mình
Như vậy thanh bằng cao thấp luôn hiện diện trong câu bát, còn vần âu ở câu lục vần au câu bát như chùng xuống lắng đọng khép lại nỗi lòng cô độc giữa không gian vắng sẻ chỉ có ta và ta những xót xa vô tận đau đáu nỗi niềm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Các cặp câu lục bát trên đâu chỉ là lời khẳng định cuộc sống mỗi người luôn có những hoàn cảnh riêng, mà còn là nỗi niềm tác giả muốn gởi gắm được cùng sẻ chia những mất mát đau thương là lẽ thường, hãy biết trân trọng hạnh phúc ta đang có, tự mình tìm nguồn vui giữa đời này.
Hồn cốt thơ lục bát truyền thống Việt
05.01.2012 / Nguyễn Thị Phụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét