http://www.youtube.com/watch?v=SWDZs5uiZcE
MỘT ĐỜI CHO BIỂN VÀ EM
(Nghe ca sĩ Lê Anh Dũng hát Sóng Không Từ Biển, nhạc An Tuyên, thơ Nguyên Hùng)
Đến với văn hóa nghệ thuật là đến với cái đẹp sáng tạo của con người. Ta đón nhận ngôn ngữ thơ ca là nhờ sự đồng cảm sẻ chia bằng nhiều con đường như đọc thầm, đọc diễn cảm, diễn ngâm và thu hút mạnh mẽ hơn hết là con đường âm nhạc. Sức mạnh âm nhạc dễ lay động trái tim nhạy cảm của con người. Nhạc sĩ là người tổng hòa mọi âm thanh từ hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú tạo nên giai điệu, tiết tấu rồi lồng vào những ca từ do chính họ sáng tác hay chọn lựa bài thơ của một ai đó rồi phổ nhạc. Hầu hết những bài thơ hay được phổ nhạc thường lay động sâu sắc đến với lòng người, bởi ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc hơn văn xuôi lại càng khác hẳn ngôn ngữ đời thường. Sáu bài hát được phổ thơ đã phát trên đài truyền hình Việt Nam VTV1, VTV3 trong ngày 9/10/2011 vừa qua, sao tôi cứ muốn nghe đi nghe lại mãi, và dừng lại bài Sóng Không Từ Biển thơ của Nguyên Hùng được An Tuyên phổ nhạc, chọn làm chủ đề trong chương trình ca nhạc Sóng Không Từ Biển:
Tuổi thơ anh trên sóng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn cánh võng
Ru bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ.
Thuyền ơi về đâu?
Thuyền có nhớ chăng
Sóng không từ biển
Từ miền em thôi.
Ai thả bè trôi trên biển xanh
Chiều vàng nắng hạ
Lòng anh từng đợt sóng xô
Ngàn cơn sóng xô
Nhớ thương vô bờ...
Anh chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.
Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ
Thao thức một đời biển và em
Thao thức một đời biển và em.
Và được giọng ca nam Lê Anh Dũng ấm và trong thể hiện còn đọng lại những cảm xúc trong tôi đến tận bây giờ.
“Tuổi thơ anh trên sóng/ Nên say hoài biển xanh/ Biển đưa ngàn cánh võng/ Ru bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ”. Tuổi thơ anh trên sóng…Tuổi thơ anh của những năm tháng chiến tranh đau thương nhưng thật anh dũng. Trên chiếc nôi nhỏ bé đong đưa có lời ru ngọt ngào của mẹ tảo tần, tay cày tay súng hôm sớm, anh lớn lên làm sao quên được. Anh yêu tuổi thơ mình, yêu xóm làng quê hương, yêu núi rừng biển xanh với ngàn cánh võng bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ cho anh say anh nhớ đong đầy ấp iu kỉ niệm thuở nào. Tuổi thơ hồn nhiên cũng từng phập phồng lo âu trong quá khứ, nhưng đầy tự hào mang đậm dấu ấn khó phai.
Rồi từ hình tượng bồng bềnh bồng bềnh trên sóng, anh bắt nhịp liên tưởng nhớ đến con thuyền, anh khao khát gọi: “Thuyền ơi về đâu?/ Thuyền có nhớ chăng/ Sóng không từ biển/ Từ miền em thôi”. Nhắc đến “thuyền” trong ca dao truyền thống tâm tình: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” ẩn dụ người đi kẻ ở đợi chờ nhớ thương. Trong làn điệu lời thơ lúc này vang lên “Thuyền ơi về đâu?”, ngoài kia biển mênh mông quá nào có bến bờ. Tác giả khẳng định một lần nữa: “Thuyền có nhớ chăng/ Sóng không từ biển/ Từ miền em thôi”. Đúng như vậy. Sóng không từ biển, luôn bám biển nâng cho thuyền em làm điểm tựa. Sóng nào có lỗi, sóng bất tận vỗ về. Chỉ có sóng từ miền em thôi, sóng từ nơi con thuyền em đến. Sóng đã chuyển sang tầng nghĩa thứ hai nữa là sự dao động trong tâm hồn cuộc đời em rồi phải không?! Ca từ của bài hát lồng trong hòa thanh phối khí ngân vọng giữa không gian bốn bề im ắng quá. Chất giọng nam phù hợp tứ thơ của bài là sự bao dung mở rộng vòng tay che chở đón về.
Tiếp nối là câu nghi vấn đặt ra :Ai thả bè trôi trên biển xanh? Chiều vàng nắng hạ đẹp lắm, xuôi gió thuận buồm biển lặng bình yên mà “Lòng anh từng đợt sóng xô/ Ngàn cơn sóng xô”.Không còn là con sóng gợi hình trên mặt nước biển bồng bềnh trước mắt ta kia, mà giờ đây đã thành nỗi lo âu tiếp nối xáo trộn trào dâng trong anh Nhớ thương vô bờ...” sao nguôi. Thật ra tàu bè là những vật nổi trên mặt nước thường có người điều khiển, lúc này bè trôi lênh đênh trên biển xanh. Và ai chịu trách nhiệm khi bè trôi dạt bến bờ nào đây?! Còn “Anh chỉ là giọt nhỏ/ Giữa dòng đời lặng trôi/ Mà trước em anh ngỡ/ Trước muôn trùng biển khơi”. Anh chỉ là giọt nhỏ. Giọt là lượng rất nhỏ, dạng hạt có bao giờ lớn đâu. Anh chỉ là giọt nhỏ so với giữa dòng đời kia cứ lặng trôi theo năm tháng. Em giờ đây gần gũi mà xa quá tầm tay anh vói tới, và có thể “em” mãi ngàn đời chập chờn trong mắt anh! Để anh mãi khát khao nhung nhớ: “Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ/ Thao thức một đời biển và em/ Thao thức một đời biển và em”….Cánh buồm đỏ. Sắc đỏ trong ca từ câu hát “Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ” không là cánh buồm xanh, cánh buồm trắng mà cánh buồm đỏ kia. Nó có trùng màu đỏ trong Cuộc chia tay màu đỏ của Nguyễn Mỹ trước đây, có trùng màu cờ của Tổ quốc tôi yêu không?! Và nếu đúng như thế, thì cánh buồn đỏ trong bài thơ Sóng Không Từ Biển của Nguyên Hùng được An Tuyên phổ nhạc lúc này được thăng hoa. Trân trọng “cánh buồm đỏ” bởi là cuộc đời anh, quê hương đất nước biển trời anh, nên dù ở đâu, lúc nào vẫn: “Thao thức một đời biển và em/ Thao thức một đời biển và em”.Lặp đi lặp lại hai lần như muốn nhắc nhở và sẻ chia về một tình yêu và nỗi nhớ không thể thiếu trong cuộc đời mình.
Sức mạnh âm nhạc luôn định hướng, mở rộng nâng cao đời sống trí tuệ tâm hồn, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho con người. Nghe nhạc hay là rèn thói quen thưởng thức món ăn tinh thần bổ ích. Cũng như những bài hát khác, Sóng Không Từ Biển là sự tổng hợp nhiều yếu tố nghệ thuật của nhạc sĩ An Tuyên làm nên như giai điệu, ca từ, và người thể hiện. Cảm ơn ca sĩ trẻ Lê Anh Dũng đã chuyển tải hết cái hồn, cái thần mà Nguyên Hùng đã gởi gắm tình yêu sắc son đối với đất nước và con người ViệtNam ta.
24.11.2011/ Nguyễn Thị Phụng
Nên say hoài biển xanh
Biển đưa ngàn cánh võng
Ru bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ.
Thuyền ơi về đâu?
Thuyền có nhớ chăng
Sóng không từ biển
Từ miền em thôi.
Ai thả bè trôi trên biển xanh
Chiều vàng nắng hạ
Lòng anh từng đợt sóng xô
Ngàn cơn sóng xô
Nhớ thương vô bờ...
Anh chỉ là giọt nhỏ
Giữa dòng đời lặng trôi
Mà trước em anh ngỡ
Trước muôn trùng biển khơi.
Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ
Thao thức một đời biển và em
Thao thức một đời biển và em.
Và được giọng ca nam Lê Anh Dũng ấm và trong thể hiện còn đọng lại những cảm xúc trong tôi đến tận bây giờ.
“Tuổi thơ anh trên sóng/ Nên say hoài biển xanh/ Biển đưa ngàn cánh võng/ Ru bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ”. Tuổi thơ anh trên sóng…Tuổi thơ anh của những năm tháng chiến tranh đau thương nhưng thật anh dũng. Trên chiếc nôi nhỏ bé đong đưa có lời ru ngọt ngào của mẹ tảo tần, tay cày tay súng hôm sớm, anh lớn lên làm sao quên được. Anh yêu tuổi thơ mình, yêu xóm làng quê hương, yêu núi rừng biển xanh với ngàn cánh võng bồng bềnh, bồng bềnh tuổi thơ cho anh say anh nhớ đong đầy ấp iu kỉ niệm thuở nào. Tuổi thơ hồn nhiên cũng từng phập phồng lo âu trong quá khứ, nhưng đầy tự hào mang đậm dấu ấn khó phai.
Rồi từ hình tượng bồng bềnh bồng bềnh trên sóng, anh bắt nhịp liên tưởng nhớ đến con thuyền, anh khao khát gọi: “Thuyền ơi về đâu?/ Thuyền có nhớ chăng/ Sóng không từ biển/ Từ miền em thôi”. Nhắc đến “thuyền” trong ca dao truyền thống tâm tình: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” ẩn dụ người đi kẻ ở đợi chờ nhớ thương. Trong làn điệu lời thơ lúc này vang lên “Thuyền ơi về đâu?”, ngoài kia biển mênh mông quá nào có bến bờ. Tác giả khẳng định một lần nữa: “Thuyền có nhớ chăng/ Sóng không từ biển/ Từ miền em thôi”. Đúng như vậy. Sóng không từ biển, luôn bám biển nâng cho thuyền em làm điểm tựa. Sóng nào có lỗi, sóng bất tận vỗ về. Chỉ có sóng từ miền em thôi, sóng từ nơi con thuyền em đến. Sóng đã chuyển sang tầng nghĩa thứ hai nữa là sự dao động trong tâm hồn cuộc đời em rồi phải không?! Ca từ của bài hát lồng trong hòa thanh phối khí ngân vọng giữa không gian bốn bề im ắng quá. Chất giọng nam phù hợp tứ thơ của bài là sự bao dung mở rộng vòng tay che chở đón về.
Tiếp nối là câu nghi vấn đặt ra :Ai thả bè trôi trên biển xanh? Chiều vàng nắng hạ đẹp lắm, xuôi gió thuận buồm biển lặng bình yên mà “Lòng anh từng đợt sóng xô/ Ngàn cơn sóng xô”.Không còn là con sóng gợi hình trên mặt nước biển bồng bềnh trước mắt ta kia, mà giờ đây đã thành nỗi lo âu tiếp nối xáo trộn trào dâng trong anh Nhớ thương vô bờ...” sao nguôi. Thật ra tàu bè là những vật nổi trên mặt nước thường có người điều khiển, lúc này bè trôi lênh đênh trên biển xanh. Và ai chịu trách nhiệm khi bè trôi dạt bến bờ nào đây?! Còn “Anh chỉ là giọt nhỏ/ Giữa dòng đời lặng trôi/ Mà trước em anh ngỡ/ Trước muôn trùng biển khơi”. Anh chỉ là giọt nhỏ. Giọt là lượng rất nhỏ, dạng hạt có bao giờ lớn đâu. Anh chỉ là giọt nhỏ so với giữa dòng đời kia cứ lặng trôi theo năm tháng. Em giờ đây gần gũi mà xa quá tầm tay anh vói tới, và có thể “em” mãi ngàn đời chập chờn trong mắt anh! Để anh mãi khát khao nhung nhớ: “Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ/ Thao thức một đời biển và em/ Thao thức một đời biển và em”….Cánh buồm đỏ. Sắc đỏ trong ca từ câu hát “Trên biển chiều nay cánh buồm đỏ” không là cánh buồm xanh, cánh buồm trắng mà cánh buồm đỏ kia. Nó có trùng màu đỏ trong Cuộc chia tay màu đỏ của Nguyễn Mỹ trước đây, có trùng màu cờ của Tổ quốc tôi yêu không?! Và nếu đúng như thế, thì cánh buồn đỏ trong bài thơ Sóng Không Từ Biển của Nguyên Hùng được An Tuyên phổ nhạc lúc này được thăng hoa. Trân trọng “cánh buồm đỏ” bởi là cuộc đời anh, quê hương đất nước biển trời anh, nên dù ở đâu, lúc nào vẫn: “Thao thức một đời biển và em/ Thao thức một đời biển và em”.Lặp đi lặp lại hai lần như muốn nhắc nhở và sẻ chia về một tình yêu và nỗi nhớ không thể thiếu trong cuộc đời mình.
Sức mạnh âm nhạc luôn định hướng, mở rộng nâng cao đời sống trí tuệ tâm hồn, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho con người. Nghe nhạc hay là rèn thói quen thưởng thức món ăn tinh thần bổ ích. Cũng như những bài hát khác, Sóng Không Từ Biển là sự tổng hợp nhiều yếu tố nghệ thuật của nhạc sĩ An Tuyên làm nên như giai điệu, ca từ, và người thể hiện. Cảm ơn ca sĩ trẻ Lê Anh Dũng đã chuyển tải hết cái hồn, cái thần mà Nguyên Hùng đã gởi gắm tình yêu sắc son đối với đất nước và con người Việt
24.11.2011/ Nguyễn Thị Phụng
Đường dẫn bài hát Sóng không từ biển
Được biết "Sóng không từ biển" - chương trình giới thiệu những ca khúc phổ thơ được nhiều khán giả yêu thích - đã thu hình từ vài tháng trước và đã được phát sóng trên VTV1, VTV3 từ 9-10-2011Toàn bộ chương trình "Sóng không từ biển"
Các ca khúc trong chương trình:
1. Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu - Xuân Quỳnh) - Minh Nghĩa thể hiện
2. Mùa hoa cải (Lê Vinh - Nghiêm Thị Hằng) - Thanh Tâm thể hiện
3. Mơ về nơi xa lắm (Phú Quang - Thái Thăng Long) - Tấn Minh thể hiện
4. Sóng không từ biển (Lê An Tuyên - Nguyên Hùng) - Lê Anh Dũng thể hiện
5. Trái tim (Trần Văn Phúc - Natalia Pietrucha) - Hồng Dung thể hiện
6. Khúc hát sông quê (Nguyễn Trọng Tạo - Lê Huy Mậu) - Thành Lê thể hiện.
1. Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu - Xuân Quỳnh) - Minh Nghĩa thể hiện
2. Mùa hoa cải (Lê Vinh - Nghiêm Thị Hằng) - Thanh Tâm thể hiện
3. Mơ về nơi xa lắm (Phú Quang - Thái Thăng Long) - Tấn Minh thể hiện
4. Sóng không từ biển (Lê An Tuyên - Nguyên Hùng) - Lê Anh Dũng thể hiện
5. Trái tim (Trần Văn Phúc - Natalia Pietrucha) - Hồng Dung thể hiện
6. Khúc hát sông quê (Nguyễn Trọng Tạo - Lê Huy Mậu) - Thành Lê thể hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét