(Đọc tập thơ NGÀY RÊU XANH của Đào Viết Bửu, NXB Hội Nhà văn-2009)
...Cho đến tận bây giờ, độc giả yêu thích và thuộc thơ của Đào Viết Bửu đăng trên báo, tạp chí, tuyển tập,...là nhờ sức âm vang lan tỏa của sương nước, trăng sao, cùng độ chín mùi hương quả, hoa thơm trong thơ anh mới lay đọng trái tim người thưởng thức. Anh đã từng là nhà giáo với bảng xanh, nhà nông với ruộng vườn, nghệ nhân với dáng cây non cảnh,...Bởi đường đời nào đâu bằng phẳng, nghề đã chọn anh. Chỉ duyên thơ là cái nghiệp duy nhất đeo đẳng anh suốt đời. Và gần 60 tuổi mới ra tập thơ Ngày Rêu Xanh (NXB Hội Nhà văn năm 2009) đầu tay của mình (so với Quang Dũng ra tập đầu tay ở tuổi 65) hẳn cũng chưa muộn.
Cũng như các nhà thơ, mỗi bài một cảm xúc góp lại thành nhiều đề tài khác nhau. Có lẽ thi sĩ không chọn đề tài để viết, nhưng khi bắt gặp đối tượng, cái hứng cái thú cái tình xuất hiện liền mạch, lời thơ tuôn ra đâu ai có thể ngăn "cơn tức nước" ấy! Quê cha An Nhơn quê mẹ Tuy Phước, vùng đất được coi là cái nôi thi ca đã chăm chút ươm mầm cho anh từng giờ, từng ngày trong lời ru của mẹ tự ngày xưa. Mẹ tảo tần bươn chải đi vào thơ anh thật tự nhiên, ấm áp:
Má muộn về chợ Tết
Con bỗng thành Lang Liêu
Con bỗng thành Lang Liêu
Nghĩa đất trời chiếc bánh
Gói nhân nồng tình yêu. (Má)
Gói nhân nồng tình yêu. (Má)
Gọi má xưng con trong thơ mộc mạc, bình dị thân thương lắm. Và rồi bất chợt cơn mưa có thể là đầu mùa mát rượi mà lòng anh lúc này:
Ngồi buồn nhõng nhẽo cơn mưa
Bọt bong bóng nhảy bóng đưa lên trời
Bóng bồng khuyên nửa miệng cười
Giòn tan không chốn không lời đất đai
Má về trắng nhàu hai tay./ (Nhõng nhẽo cơn mưa)
Một tứ thơ lục bát tưởng chừng đâu có lạ, cuối bài là câu lục hụt hẫng. À, thì ra mẹ vắng nhà, con nhớ mẹ! Anh đang cô đơn, trống vắng tình mẫu tử thiêng liêng. Hạt mưa từ giọt đanh rơi xuống, bóng bồng tròn vỡ ra tan biến theo dòng nước, lắng dần vào lòng đất. Tựa mơ hồ ấy, má hiện về ngỡ mát mẻ dịu dàng nhung nhớ làm sao! Những ngày mùa vất vả có còn nữa không?! Kết thúc bài thơ bất ngờ đặc sắc. Nhưng tiếc quá không dùng dấu cảm và dấu lửng cuối câu kể "Má về trắng nhàu hai tay" này để nâng giá trị biểu cảm.
Kính yêu nhớ má không nguôi, thời gian là phép nhiệm màu làm vơi đi nỗi buồn. Trở lại thực tại chăm chút con cái mình như má đã chăm chút anh. Thơ viết về con chỉ một bài đủ nói hết tình cha con rồi:
Nghiêng sởn sơ nụ trắng
Đứng tím nhú hạt rây...
Đứng tím nhú hạt rây...
...Tình con hồn hoa dại
Căn phòng nhỏ trang đài /(Lọ hoa của con)
Căn phòng nhỏ trang đài /(Lọ hoa của con)
Lọ hoa của em nên thơ lan tỏa:
Em nâng niu đóa hồng
Cắm vào li nước trong
Cắm vào li nước trong
Hoa hé nụ hàm tiếu
Xuân lâng lâng gian phòng /(Em)
Xuân lâng lâng gian phòng /(Em)
Thật hạnh phúc biết bao đã từng Gối đêm gối ngày* chia sẻ buồn vui tình chồng vợ, muốn bù đắp cho đôi tay khéo léo sớm chiều cái nghĩa trăm năm sâu đậm ấm nồng, giờ với anh xót xa:
Đến nữa rồi em
Rét lộc
Mùa thiêng sinh lá cành
Rét lộc
Mùa thiêng sinh lá cành
Em lẩn giữa ngày khó nhọc
Làm nên tứ thơ anh
Làm nên tứ thơ anh
Đã đành từ trong cổ tích
Căm căm cái rét nàng Bân
Căm căm cái rét nàng Bân
Áo ấm cho em cứ hẹn
Mua bằng nhuận bút thơ anh/ (Thư viết cho vợ)
Mua bằng nhuận bút thơ anh/ (Thư viết cho vợ)
Với cách ngắt nhịp tách dòng đột ngột ngay từ câu đầu, phải chăng giật mình thảng thốt: "Đến nữa rồi/ Rét lộc..." anh lúng túng vô cùng. Tình yêu của thi sĩ dễ thương lắm, cứ bay bổng tuôn trào.Trái tim nhà thơ nào cũng có muôn vàn nhịp đập ẩn dấu góc nhỏ hẹn hò giây phút riêng mình, tứ thơ bộc bạch nỗi niềm day dứt làm sao trọn vẹn khát khao:
Có thể là anh của một ngày không về đầy tháng
Nhưng mùa xuân về em không của ngày xưa/(Em không của ngày xưa)Có thể...không về vẫn mong thuyền cập bến, anh băn khoăn giãi bày:
Thuyền ta vô thường ngẩn ngơ bến đậu
Thôi hình em ai tạc quá vô tư
Hay em buộc tình em quá khứ
Hồn lạnh lùng khép vỏ phàm phu/(Thuyền)
Tình yêu quả khó cắt nghĩa,chập chờn quẩn quanh đâu thể dứt ra được.Yêu quý em vô cùng mà ngần ngại trách mình:
Cơn mưa em trái mùa sang
Anh không may gặp lỡ làng bước chân
Giờ qua đoạn ấy ngại ngần
Mưa trong nước mắt em đầm đìa rơi(Mưa trong mắt)
Lạ thật,cứ chùng chình!Đến thì không dám, đi không đành.Ngõ ngách tình yêu tựa tơ vò. Có con đường nào êm xuôi sao bước chân lãng tử bồng bềnh như thuyền trên sóng. Đúng rồi cái tính đa tình, đa mang của thi sĩ cuồn cuộn dâng trào mọi lúc mọi nơi. Khi Thăm bạn ở Diêm Tiêu*, Ngày ở nhà bạn* dùng bữa cơm gia đình rau dưa đạm bạc cũng đắng chát nao lòng:
Rau má mọc đất thiếu nhân
Giúp mâm cơm khó đỡ phần lơi nhơi
Giúp mâm cơm khó đỡ phần lơi nhơi
Nhục trầm thủy thượng ai ơi
Bát canh em đắng tận lời nhân gian/(Canh rau má)
Bát canh em đắng tận lời nhân gian/(Canh rau má)
Cuộc đời thực biết bao con chữ, vần thơ làm sao lột tả hết nỗi niềm, quay về cổ tích lại gặp:
Trái thị thơm bằng mấy lần dời đổi
Thật buồn mấy lúc quạ kêu/(Viết sau đời Tấm)
Như luật bù trừ, có vay có trả nhưng cũng chỉ vì "Tủi thân càng khát càng yêu/Em tranh duyên chị trái chiều trời xanh/Chị ơi gương vỡ sao lành!/ Trót đà gieo họa- tội đành em mang/Giờ chi vinh hiển cao sang/Hồn em nặng trĩu muôn vàn nỗi đau"(Nỗi niềm của Cám- Võ Văn Hà). Vị tha là nhân hậu. Khi con người biết nhận ra và tự sửa đổi mình thì đã muộn. Sự đánh đổi địa vị, tiền bạc, tình yêu,...làm sao bù đắp được máu mủ ruột rà chị em?!...
Cũng có lúc bất ngờ nên duyên phận hay sự sắp đặt của đất trời, hay ước mơ của người xưa trân trọng tình yêu, vốn bình đẳng của con người. Anh nâng niu:
...Giữa đất đai nồng nàn nhân ái/
Cả cái dấu cát của anh mãi mãi của em rồi /(Tình Tiên Dung)
Chỉ sợ người không biết yêu. Chứ tình yêu là tài sản tự nhiên của thượng đế công bằng ban phát. Anh yêu tất thảy trên bước đường lao lung bươn chải:
Gánh nỗi mình buổi hừng đông/
Ngày chông chênh quá đi không tới chiều/(Gánh nỗi mình)
Thế mà cũng vượt qua được: " Mừng được sống qua thời bốn mươi tuổi/Ngờ thì không. Thơ di dưỡng đời mình/Nuốt lao lung cồn cào con mắt sóng..."(Rượu mừng tuổi 40). Anh cháy lòng Ước* Những cơn khát* được lắng nghe Những trưa chim gù* :
Chim gù chùng võng mẹ đưa
Mái tre vọng tiếng cũng vừa đưa nghiêng
Mái tre vọng tiếng cũng vừa đưa nghiêng
Hời ơi đâu giấc bình yên
Thương con se sẻ ngoài hiên chàng ràng
Thương con se sẻ ngoài hiên chàng ràng
Giờ qua giậu duối chín vàng
Ai ngờ bụi ớt đứng bàng hoàng cay.
Ai ngờ bụi ớt đứng bàng hoàng cay.
Nếu đã từng sống ở miền quê yên bình, nghe tiếng chim gù âu yếm dễ thương biết mấy! Có ai ngờ bụi ớt đứng bàng hoàng cay vậy. Vâng, không bàng hoàng sao được! Tự thân xanh mà trái lòng cay xè rát bỏng. Bởi cuộc đời đâu chỉ có áo cơm?!...Đến khi Cuộc Rượu Khuya* tàn tưởng có thể đánh một giấc ngon lành lại Chim Cú Kêu*: Tiếng độc! Không thể như thế! Cũng như quạ, cắt,...cú là giống chim ăn thịt nên dân gian gọi chúng là chim ác. Còn sáo, sẻ,...ăn hạt quả nên được gọi là chim hiền. Có loại hót vào ban ngày, có loại kêu vào ban đêm. Tiếng cú thống thiết não nề, thao thức mãi anh thủ thỉ sẻ chia:
Này em bé cơ hàn
Thức với điềm lành
Mơ mình được ấm no
Thức với điềm lành
Mơ mình được ấm no
Hơi thở trút dài
Bỏng một khoảng không/(Chim cú kêu)
Bỏng một khoảng không/(Chim cú kêu)
Khoảng không làm chạnh lòng thi sĩ. Giây phút Ngẫu hứng* hiện ra Đến Huyền không* cho thanh thản nhẹ nhàng:
Nụ cười ai bỏ sau lưng
Gió qua lững thững trên từng liễu nghiêng/
Gió qua lững thững trên từng liễu nghiêng/
Hạt bay hạt ngự non thiền
Triều tâm thư trụ thượng huyền-Huyền không
Triều tâm thư trụ thượng huyền-Huyền không
Một Khúc Trầm* để lòng yên tĩnh êm trôi theo dòng Thời gian*, anh nhận ra Ngôi Nhà Ban Mai* chính là quê hương, thoáng Ý Sông Quê* xuôi dòng chảy về Một Phía Biển Tôi* dập dềnh sóng vỗ. Anh lo ngại mênh mang, nặng quả sầu bí ẩn:
Một phía biển tôi
Sớm mai này người ta nhận ra em
Chùm bọt hồn nhiên dính bàn chân trắng bệch
Hỡi em
Giấu cái bụng lép trong tà áo sờn nhục
Con mắt giấu nửa lòng đen điều gì ai biết được
Cát giấu em côi cút Cát ơi! (Một phía biển tôi)
Thì ra thi sĩ nào cũng có một cái bệnh "nan y" luôn đi tìm cái động trong tĩnh lặng thời gian để nuôi bầu thơ trần thế. Không quên Gửi Lại Vũng Tàu* một chút linh thiêng mặc niệm trên đỉnh Nghinh Phong mà "Em dân chài vất vưởng giấc mơ hoang" còn anh bùi ngùi "Chạnh thương má ngoài Trung thắc thỏm/ Nhòe mắt chong từng bong bóng phập phồng" lo lắng thiên tai ập đến, nếu chưa chuẩn bị phòng tránh kịp thời, con người biết kêu vào đâu! Không vì thế mà bi lụy. Sau cơn bão trời trong xanh, nắng hiền hòa biển lặng cá đầy. Sau lũ lụt, ruộng đồng ngập ắp phù sa. Thật tình thiên nhiên cũng nhận ra lỗi lầm để bù đắp cho người niềm vui no ấm:
Tết nhà, mai chẳng xuân đành thiếu
Tết đồng, gié se lúa chẽn đòng
Nhánh lộc trên tay mong mùa lúa chín
Mắt em sóng sánh li rượu trong/( Tết đồng)
Giờ đây "Lòng như tia nắng lênh lang xuân đầy" (Sân Cải Xanh) đã tràn ngập tiếng cười trong veo: ngày mới tinh khôi lại về, mà sao đượm buồn man mác Ngày Rêu Xanh chắt chiu năm tháng với tình được anh chiêm nghiệm rồi ẩn mình trong những con chữ, dòng thơ thật tự nhiên ngỡ như mạch ngầm âm thầm lòng đất. Muốn biết cái vị mặn ngọt kia chỉ cần đào xới, gặp ánh sáng sẽ lung linh.
Cách lặp tứ chặt chẽ, tạng thơ anh hầu hết là lục bát, tự do chưa có bài thất ngôn niêm luật. Tưởng không gò bó câu chữ nhưng ngẫm từng bài mới thấy sự thể nghiệm cây bút cho độ rung động thẩm mĩ tinh tế, thấm đẫm chất triết lí sâu sắc. Cũng nhờ sự bứt phá đắc địa ấy, thời gian và không gian nghệ thuật trong Ngày Rêu Xanh là nét riêng biệt của tác giả.
Nếu như giữa xưa và nay, Vũ Đình Liên đã để lại một bài thơ Ông Đồ hoài cổ, thì Đào Viết Bửu chỉ một Ngày Rêu Xanh gửi cho đời đủ trọn vẹn chưa? Nói như vậy có thiệt đến thi sĩ tài hoa?! Bạn yêu thơ đang chờ đọc những tập tiếp theo của anh.
10.2009/ NTP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét