Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

ĐẾN BẢN ĐÔN CỠI VOI

  (Xem tiếp)

ĐẾN BẢN ĐÔN CỠI VOI, ĐUNG ĐƯA CẦU TREO VÀ NẾM HƯƠNG VỊ CỦA ĐẠI NGÀN ƯỚP TRONG MÓN CƠM LAM

nguyenthiphung 17 August, 2010 13:31 Tác phẩm của BẠN BÈ Đường dẫn cố định Trackbacks (0) góp ý (8) Bản inBản in
 
Kim Chi viết tặng người bạn đồng hành yêu quíĐón người khách lạ lần đầu đến Đắc Lắk là một ngày nắng. Nắng Buôn Mê vàng ươm, nhẹ nhàng đủ để người ta liên tưởng và khe khẽ ngay câu hát "gió thế đấy, nắng thế đấy, không vơi đầy" (Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột). Nắng dịu dàng khiến du khách đến từ phố biển Qui Nhơn không còn kịp nhớ ra, trước đây 5 giờ đồng hồ thôi, nắng gay gắt và bỏng rát như thế nào. Khí hậu ôn hòa, dễ chịu đã làm cho kẻ thích chu du chẳng chút ngại ngần để vượt 40km đường dài bằng xe máy hướng về phía Buôn Đôn. Những đám bắp, vườn cà phê trĩu quả hay từng bụi cây zút vun tròn xoe theo những sườn núi, những dốc lên dốc xuống của con đường- bao nhiêu là đặc trưng của một khung cảnh Tây Nguyên hiện ra trước mắt.
Photobucket
Bên hồ Lắk
 
1. Khu du lịch Buôn Đôn nhỏ, vừa vặn để người nơi xa đến không cảm thấy quá lạ lẫm nhưng cũng không vì thế mà trở nên ồn ào, đông đúc khi hằng ngày luôn đón tiếp khách đến tham quan. Còn những chú voi thì không bé chút nào. Các chú khiến cô gái đến từ vùng đồng bằng phải ồ lên và không giấu được niềm phấn khích muốn ngất ngưởng trên lưng voi.
Trên lưng voi, niềm dũng cảm, sự hào hứng được trải nghiệm cảm giác cỡi voi đã phần nào bị lấn át vì những động tác liên tục nghiêng bên phải, bên trái theo những bước chân voi. Cô gái bé nhỏ một mình trên bành voi phải thật cố gắng để giữ thăng bằng. Thích thú xen lẫn lo sợ. Thú vị biết bao! Thế nhưng người quản tượng chừng như không cần để ý đến những cú lắc lư đầy chông chênh của nữ du khách. Với một cú thúc nhẹ sau vành tai, con voi to lớn nhẹ nhàng rẽ vào một lối đi hẹp và có nhiều bậc đất  được đào sâu để hướng ra phía dòng sông serepôk. Nếu như trên đoạn đường bằng phẳng, bước chân voi mạnh mẽ bao nhiêu thì khi lội trên dòng nước chảy xiết, đục ngầu voi lại nhẹ nhàng và khéo léo bấy nhiêu. Thư thái, tựa lưng vào bành voi ngắm nhìn quang cảnh trên sông, du khách mới giật mình nhận ra rằng ta đang du lịch mạo hiểm. Voi lội trên sông, không bảo bảo hộ, không dây an toàn và tuyệt nhiên không có lấy một trạm cứu hộ hai bên bờ sông. E dè, du khách hỏi người quản tượng về sự an toàn. Anh chàng người dân tộc, rất sõi tiếng kinh thản nhiên bảo rằng: con voi nó tự biết chỗ sâu, chỗ cạn và lội được ở nhiều điạ hình khác nhau. Lại ngắm nhìn dòng serepôk, du khách bất giác mỉm cười vì lúc này dòng nước đục ngầu kia bỗng trở nên không còn quá nhiều bí ẩn theo từng bước chân voi.

Photobucket
Đài lên voi Photobucket






















































































Trên lưng voi  2. Rời lưng voi, rẽ vào một lối đi nhỏ, cầu treo lại hiện ra. Mặc dù lòng dũng cảm đã được rèn luyện rất kỹ lưỡng sau hơn nửa giờ cùng khám phá với voi nhưng bước chân vốn quen thuộc với những đường bằng lối phẳng của phố phường vẫn có chút ngỡ ngàng, e ngại khi chạm lên những chiếc cầu vắt ngang dòng sông chảy xiết, chừng như rất hờ hững, rất mong manh.Sau vài phút làm quen đầy ngần ngại, du khách khoan khoái nhận ra ta đang vắt vẻo giữa đại ngàn của Tây Nguyên hùng vĩ. Dòng nước sâu hun hút, cây rừng rợp bóng mát, cầu treo đung đưa, du khách bỗng muốn làm "người rừng", đưa tay che miệng hú dài một tiếng. Tiếng hú của người đồng bằng không đủ sức làm nên âm vang vọng giữa núi rừng, âm thanh ngô nghê ấy chỉ đủ để làm bật cười, nhưng tiếng cười vui vẻ của cô bạn đồng hành đáng yêu.Photobucket
Đầu cầu treo
Photobucket
Trên cầu treo 
3. Nghỉ chân nơi nhà sàn trên dòng serepôk vào đúng bữa trưa. Cơm lam với thịt rừng nướng thơm lừng mời gọi du khách thưởng thức. Du khách có chút bối rối để tìm cách "khui" ống cơm lam. Cuối cùng nhưng hạt cơm dẻo, màu trắng trong, thơm hương lúa nếp đã được hiện ra dưới nút lá chuối và sau vỏ ống nứa được người bạn Tây nguyên tước hộ ra. Nhẹ nhàng dùng tay bẻ lấy một khúc cơm nhỏ, chấm lấy chút muối sả, từng hạt nếp không quá rời cũng không quá nhuyễn, đủ để vị dẻo thơm của nếp quyện với chút ngòn ngọt của ống nứa nướng trên than, hòa cùng mùi hương nồng ấm của sả. Và nhưng xiên thịt nai được nướng không bằng cách ướp các gia vị quá cầu kì theo lối nướng thịt thông thường đã làm nên hương vị không thể nào quên của cơm lam cùng thịt nướng ở Buôn Đôn. Vẫn giữ một lối tò mò và bắt chước cố hữu của kẻ ham khám phá. Cô "sơn nữ  nửa ngày" đã kịp học hỏi được cách làm cơm lam từ người bạn Tây nguyên bên cạnh. "Lấy nếp cho vào ống nứa rồi nướng lên trên bếp than". Nghe chừng đơn giản! Nhưng rồi "sơn nữ nửa ngày" cũng đã kịp nhớ ra giữa đồng bằng không thể tìm lấy hạt nếp được hái từ trong nương; có cố gắng đem ống nứa từ Tây nguyên và thì chúng cũng sẽ không còn tươi ngọt. Và đáng buồn nhất là lối thưởng thức cơm lam thiếu đi nền sàn gỗ, bóng cây rừng, chút nắng vàng hay một cơn mưa bất chợt của Buôn mê. Nghĩa là hương vị của món cơm lam đã không còn thấm đẫm hương rừng, thiếu vắng hẳn không gian đại ngàn trong đó thì món ăn đặc trưng của vùng núi non này chỉ còn tồn trong tên gọi của nó mà thôi. Du khách thẹn thùng vì nhận ra "âm mưu" sẽ làm cơm lam khi về xuôi của mình bỗng trở nên thô kệch biết bao.
Photobucket
Cơm lam, thịt nướngPhotobucket
Cơm lam Photobucket Photobucket
Bên thác Đraynur



Kim chi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét