Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

THƠ VĂN mới vừa mở được chép lại từ nguyenthiphung.vnweblogs.com

THƠ VĂN mới vừa mở được chép lại từ nguyenthiphung


Tự giới thiệu
My photo
NGUYỄN THỊ PHỤNG

Hiện sống và làm việc tại Phước Lộc - Tuy Phước - Bình Định
Email: phunglimon@yahoo.com.vn

KÍNH LÃO ĐẮC THỌ

nguyenthiphung 26 October, 2010 16:56
                  KÍNH LÃO ĐẮC THỌ
       (Đọc TRƯỚC THỀM 80 XUÂN của VŨ VỆ, NXB Đại học Sư phạm) 
       Những ngày cuối tháng với tôi thứ gì cũng hết : Gạo hết, nước mắm hết,... Trời chớm lạnh nên mở tủ lạnh lại càng lạnh hơn. Độc nhất chỉ còn nước lạnh. Tôi bị viêm họng từ thuở hành nghề nói gần ba mươi năm, cũng rất may nghỉ sớm nói trước ba năm chứ không thì...tắt nói nữa! Giờ đây tính ra phải còn đến sáu năm mới được xếp vào khung 60, tuổi " Thọ". Ai bảo thời gian qua vèo đâu! Tôi thấy mỗi ngày hai mươi bốn tiếng, cứ thế tích tắc tích tắc ngang nhau không hơn không kém chút nào. Thời gian với tôi lúc này sao chậm thế, phải còn khoảng mười ngày nữa mới có lương. Nhưng có một thứ không bao giờ hết đó là cái tình, cái nghĩa luôn duy trì và phát triển mạnh mẽ trong tôi, được tích lũy và cất kĩ đố ai thấy được. Còn một thứ nữa đầy kín trong tủ gỗ đó là sách trích từ lương hàng tháng mua về đọc, đó là sách được tặng của các bạn xa gần. Và hôm nay, từ Vĩnh Phúc xa xôi, anh Vũ Vệ gởi tặng tập thơ TRƯỚC THỀM 80 XUÂN ( NXB Đại học Sư phạm, 2010). Nói là tập thơ của anh nhưng thực ra đó là tập thơ ở ngoài trang bìa có ghi : Vũ Vệ và các bạn thơ. Lần từng trang quả là đúng vậy. Vũ Vệ chỉ có một bài xướng họa :Tự sự bát tuần và với bốn bài : Bài họa phúc đáp và Xuân thi ( tr.38, 40) cùng Phúc đáp hồi âm và Cảm ơn bài họa ( tr.189.190) tôi xin giới thiệu bài thơ mời xướng họa của anh :
           
TỰ SỰ BÁT TUẦN
                         
Kính gởi các bạn thơ gần xa:
Thấm thoát mà nay đã bát tuầnTrước gương vẻ mặt vẫn còn xuânYêu thơ thấy tinh thần khoan khoáiPhú quý nên minh mẫn sáng ngầnBằng hữu giao lưu Nam chí BắcThi nhân tiếp đối khắp xa gầnLương y thụ đức* lòng thanh thảnTuổi hạc càng ngời chữ nghĩa nhân.
              
Xuân Hòa, 01.4.2009 / Vũ Vệ

BÌNH MINH
nguyenthiphung 25 October, 2010 20:21 


BÌNH MINHÒ...ó...o...o lại rộn vangHơi sương lành lạnh cũng dần tan Ríu ra ríu rít trên cành gọiBừng tỉnh tự nhiên mặt đỏ tròn
                  
10.2004 / NTP

NGÀY TẾT NGÀY XUÂN
nguyenthiphung 24 October, 2010 19:52 

NGÀY TẾT NGÀY XUÂN

Trong ba ngày Tết bảy ngày xuân
Nhộn nhịp dòng người những bước chân
Ngã bảy, ngã ba đèn bật sáng
Mà sao trong dạ cứ bâng khuâng
                                 10.02.2008 / NTP

MẮC ĐỀN EM NỖI NHỚ...
nguyenthiphung 23 October, 2010 20:00

  MẮC ĐỀN EM NỖI NHỚ...
          
Chiều chầm chậm buông màu tím nhàn nhạt vô tư bao trùm đôi mắt em, lưng trời rải rác vài cánh vạc bắt đầu ăn sương còn chao chát vỡ tung huyền thoại đang đợi chờ em chìm vào đam mê u uất. Tiếng vác vạc đâu đây trộn lẫn tiếng chuông chùa rơi vào thinh không rồi tan dần trong màng đêm thưa thớt chừng tĩnh lặng. Nhưng đâu dễ gì có được sự bình yên đêm đen. Âm thanh tiếp nối âm thanh của muôn loài côn trùng được mùa thi thố tài năng khi mưa thu nặng hạt dần. Có lẽ giữa người và côn trùng là sự đối lập nhau trong sinh hoạt. Mặc. Trên con đường quê cùng chiếc bóng đen hơn, em chẳng biết có lời nào, bởi bóng chỉ âm thầm đeo đuổi em từ lúc em ra khỏi nhà, đến khi vòm mây bềnh bồng trăng trắng che khuất ánh trăng, bóng khẽ khàng nép chặt vào em, ôm lấy em. Những lúc ấy em thấy mình hạnh phúc! Dù bước chân mỏi mệt, dù quanh mắt quầng thâm, em khao khát được nhìn vào đêm, được nghe đêm hát lời thì thầm vụng về miên man rực lửa, nhịp rộn ràng ngây ngất vườn cổ tích em anh...



 
       Em bỗng sợ chiều rồi sợ đêm. Sợ con đường xưa có lá thu rơi vào bóng tối. Ánh điện chỉ chiếu sáng cho người và xe cộ qua lại trên trục lộ giao thông an toàn. Em cũng được an toàn đâu cần ai bảo hộ. Em tự biết phải bảo hộ cho mình. Thế mà mưa nói chi với hàng cây, nói chi với con đường đã xóa hết dấu vết từ ngày hôm qua. Cảm ơn mưa. Em nhanh bước vào nhà cởi bỏ lớp áo một lần đã mặc cùng anh, mùi hương sen tháng hạ còn phảng phất trong em khi anh ngọt ngào thủ thỉ: Em tinh khiết lắm. Em cũng sợ vào nhà, sợ nghe con gái lớn sao không lấy chồng. Có lẽ người lớn đã từng… đã sợ như em bây giờ hay sao?!... Lấy chồng. Lấy chồng thông thường là gì ? Còn đàn ông có lấy vợ thông thường không?! Chẳng lẽ con người sinh ra lớn lên lấy chồng, lấy vợ rồi sinh con đẻ cháu duy trì giống nòi để muôn đời bền vững những con số biết nói: Dân tộc ta tính từ năm 2008 có 80 triệu người. Em cũng muốn nghe lời người lớn, vì từ người lớn mới có em. Em cũng muốn được một đứa con trong số đã kê khai nhân khẩu đó. Nhưng cái khó biết sản phẩm nào lấy chồng thông thường sinh ra, sản phẩm nào lấy chồng tự nguyện sinh ra, cả lấy chồng đặc biệt sinh ra nữa! Em đã hứa với người lớn tiếp tục học, nộp đơn vào trường Đại học trong nước hay nước ngoài có mở khoa đào tạo: phân tích sản phẩm tình yêu và sản phẩm duy trì nòi giống. Còn anh... Em tin anh cũng… dằn vặt, đã lấy vợ thông thường. Nên những đứa con anh cũng thông thường, nghe anh bảo chúng chỉ học bộ môn tự nhiên thôi. Nhưng mức độ yêu thích như thế nào anh chưa nói, vì em đâu muốn hỏi. Anh an ủi em. Cảm ơn anh lời nói. Nhưng có một điều với em thật lạ vô cùng. Em ở nhà một mình trong phòng, không đưa tay chạm vào khuôn mặt anh, vẫn thấy anh bên cạnh. Anh ở đâu xa lắm vẫn nghe được tiếng thì thầm bên tai… Trong mắt em có anh, trong hệ thần kinh em cũng có anh. Đi khám bệnh. Bác sĩ bảo sức khỏe bình thường. Vâng, em bình thường với mọi người, em cười nói với mọi người. Chỉ có anh mới biết em và chỉ có em mới biết anh. Nghĩa là chúng ta biết nhau phải không anh yêu!..
        
Người lớn lo cho em những chuyện thông thường. Anh đến với em cũng chuyện thông thường mà! Nhưng còn với em lại sợ những chuyện thông thường ấy quá. Nó trở thành miền kí ức nằm hẳn một góc phải trên đầu em. Nó trở thành một khối u di căn trong trái tim em. Nó trở thành màu đen trong giác mạc mắt em. Em đã thiếp đi lúc gà vừa gáy một lần… Rồi nghe gà gáy lần thứ hai, thứ ba,… trằn trọc mãi em không thể nằm yên khi tiếng hót rích rích lánh lót góc rào gần bụi cây xanh, em vội bật dậy, thì ra chú chim sâu nhỏ lắm bé lắm đi tìm mồi. Tìm mồi mà hót vang thế không sợ lũ sâu trên cành chạy trồn hay sao. Chiếc mỏ xinh xắn tí tẹo mà cũng được việc đấy. Em mặt chiếc áo hoa đẹp nhất cùng anh trong ngày cuối cùng hôm ấy ra khỏi nhà. Nắng đã choàng vai em một màu vàng ấm áp giữa mùa đông thật là thích thú biết bao. Em nào đi tìm mồi như chim sâu cho no bụng. Chiếc bóng cùng em tung tăng trên con đường cũ ngỡ không bao giờ gặp anh. Anh chặn lối em đi với lời xin lỗi sao mà giống như lúc thủ thỉ ngọt ngào: Em tinh khiết lắm vậy! Mắt em nhìn thẳng mắt anh. Chào anh như người đi đường chào nhau.
                                        
23.10.2010 / NTP

nguyenthiphung 22 October, 2010 20:20 Thơ NGUYỄN THỊ PHỤNG Đường dẫn cố định Trackbacks (0) góp ý (4) Bản inBản in

THAO THỨC THÁNG NGÀY
nguyenthiphung 21 October, 2010 18:58 Thơ NGUYỄN THỊ PHỤNG 

  THAO THỨC THÁNG NGÀY
               
Tưởng nhớ anh Lê Văn Tám*Thắp nén hương ngậm ngùi tử biệt Bóng chiều tà lặng khuất đoài nonNgước nhìn lòng dạ héo honGiờ đây năm tháng mỏi mòn không nguôi

CHỦ NHẬT CỦA TÔI
nguyenthiphung 16 October, 2010 21:36 Văn NGUYỄN THỊ PHỤNG 

                    CHỦ NHẬT CỦA TÔI (10.10.2010)
        
Vẫn có thói quen dậy muộn
          
Điện thoại reo, 8h 30', Mai Dung gọi : Phụng ơi, đang làm gì đó, hôm nay mình thực sự mới rảnh rỗi, xuống chơi nghen!
          
Mấy ngày nay mưa dầm mưa dề, mưa lạnh cả đất trời, không ra khỏi nhà giờ muốn bước chân xuống giường đi ngay, nhưng bạn mời buổi chiều kia mà.
         
Tập thể dục xong gần 9h, bỏ ăn sáng dùng buổi trưa tiết kiệm một phần rồi. Thế là ngồi vào bàn gõ cho xong bài viết lỡ dở từ đêm hôm. Lại có khách, anh Đào Viết Bửu sau đó chị Trướng qua, tôi mở trang blogs cho anh chị xem hình và thơ của anh Hồ Dzu gởi tặng. Kim Chi ghé thăm cô, sáng mai đi Đà Nẵng có việc cần. Mời ở lại dùng cơm, nhưng tất cả vội vàng...Tôi không quên uống thuốc đúng liều theo toa bác sĩ dặn ...
         Điện thoại reo, số lạ. Thì ra Trần Mai Hường sử dụng sim khuyến mãi nói chuyện thơ và có ý viết văn. Theo em, chỉ có văn mới tải hết những gì về vốn sống thường ngày, những chiêm nghiệm đã gom góp từ lâu...em nay đã gần 40 tuổi còn nhỏ gì nữa phải không chị!... Rồi Lê Bá Duy nhắn tin: Em đã đăng bài của chị trên vanthoviet.com rồi, chị vào đọc nhé!... Điện thoại reo, số lạ: Tôi là Lê Minh Dung đây, cảm ơn chị đã viết cảm nhận tập thơ Đoản Khúc Em (NXB Hội Nhà văn 2010). Chị đã nói dùm những suy nghĩ rất thực của tôi hay lắm! - A, không có gì, thưởng thức tới đâu tôi viết tới đó theo mạch cảm xúc trong từng bài thơ của anh. Tôi đùa: chỉ có cảm ơn thôi sao!... Anh cười giòn trong máy nghe rất rõ: ...  -Anh yên tâm đi, tôi viết theo hứng thú như họa sĩ ngắm núi sông rồi dùng bút màu vẽ lại bức tranh thiên nhiên sinh động hiện ra trước mắt người xem. Chào anh nhé, hẹn vào thành phố tôi sẽ gọi lại! - Vâng, cảm ơn chị!...
     
      
     
          Rộn ràng theo từng giờ, chiếc xe Angox màu đen êm ru với tốc độ 40 cây số thẳng về Quy Nhơn, đón bao nhiêu niềm vui thường ngày, còn Trịnh Công Sơn bảo: Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui thì sao nhỉ, bỏ niềm vui này thì tiếc niềm vui khác, phí uổng… Chiều vàng pha chút hơi sương nhưng chưa lạnh, dòng người tấp nập đủ màu sắc, xe cộ nhộn nhịp. Những chiếc áo xanh tan tầm từ các khu công nghiệp ngược chiều hối hả hối hả hơn, mặc dù hôm nay chủ nhật có lẽ tăng ca vậy. Còn 5’ nữa, tôi vào sang mấy tấm hình tặng Thùy Tâm và nhỏVàng chụp hôm họp mặt về nhà mới của bạn. Dừng xe trước nhà đúng năm giờ chiều, Mai Dung còn quét dọn trên tầng hai, chỉ gặp anh Trang, gã đầu bạc nhưng miệng cười rất trẻ trung, đó là tình yêu đầu đời của bạn từ còn học phổ thông cho đến tận bây giờ… đang xới cơm cho thằng con(chỉ sống đời sống thực vật) hai mươi bảy tuổi ăn. Còn hai con trai lớn nhỏ nữa đã đi làm xa. Có lẽ Mai Dung là người bạn chân tình tôi quý mến nhất. Chiều xuống thật nhanh, ánh điện trong nhà sáng hơn, tôi tranh thủ leo lên bàn đạp thể dục của bạn vừa mua về, nắm hai thanh đẩy tới đẩy lui điều khiển hai chân chạy theo tốc độ thăng bằng làm cả người tôi ấm lên, khỏe thêm ra. Sau đó, anh Trang đi dự tiệc cưới người bạn ở cơ quan, còn Mai Dung lấy mấy hộp sữa chua mời tôi lên lầu vừa ăn vừa chia sẻ những buồn vui thường ngày…

       Tôi cùng Mai Dung đến gởi mấy tấm hình hôm 2.9 họp mặt những người gieo hạt của Cúc, Thảo, Xuân ở Quảng Ngãi và tập sách Vận Mệnh Do Bạn Quyết định của Ngụy đình Thi ở Sài Gòn nhờ đưa tận tay Đình Huệ. Rất mừng có cả vợ chồng bạn ở nhà, thăm hỏi sức khỏe và kế hoạch sắp tới cho chuyến đi thăm bạn bè, thầy cô… Chia tay gia đình Huệ và Hoa, tôi cho xe chọn quán phở đường Trần Phú rẽ vào, một phụ nữ khoảng bốn mươi, mặc chiếc áo thun màu xanh nhạt, quần âu màu xanh đen đậm lửng đến đầu gối ôm sát người trông trẻ trung xinh xắn lắm, tóc dài cột lại gọn gàng thả ra sau lộ rõ khuôn mặt tròn trịa, miệng cười thật duyên mời chào vui vẻ, còn Mai Dung cứ chùng chình không muốn vào. Thì ra chủ quán là phụ huynh học sinh của bạn. Chị đã không lấy tiền còn cảm ơn hẹn lúc nào đến nữa kia chứ!...
       Dọc theo đường phố người qua lại nhộn nhịp, tôi theo tay chỉ dẫn của Mai Dung vào cà phê đường Trường Chinh thẳng góc với Nguyễn Tất Thành. Bên cạnh li cam vắt, ngồi cắn hạt bí rang tẩm muối mằn mặn mà mở ra những câu chuyện ngọt ngào thấm đẫm sâu nặng tình cảm bạn bè của chúng tôi . Mười phút sau Hà Nam có mặt, gọi cà phê đen, còn Cẩm Vân báo lại bận việc đột xuất không thể đến được. Chiếc ghế bỏ trống bên cạnh Mai Dung trong quán cà phê Tiếng Xưa vẫn không làm vơi được thời sự Tiếng Nay trong nghề dạy học của chúng tôi. Nào là học sinh ỉ lại dựa dẫm vào thế quyền của cha mẹ lười học đã bị Hà Nam (GV trường chuyên THPT Lê Quý Đôn) nói thẳng vào mặt: Em hãy biết đứng thẳng lên và đi bằng chính đôi chân của mình! Nhưng sau chính em HS ấy quay lại cảm ơn thầy, chỉ có thầy cho em hiểu được điều đó. Nào là học sinh đến lớp tổ chức mua bán điện thoại di động trả góp lấy lời, một việc làm không đúng với điều lệ của trường phổ thông, giáo viên chủ nhiệm lớp phải mời phụ huynh đến. Họ ngang nhiên trả lời tập cho con tôi mua bán!... Hay có những trường hợp không thuộc bài, bỏ lớp, gây gỗ đánh nhau,… nhiều lần như thế, mời gia đình thì họ từ chối bảo tôi bận phải đi công việc với “ cán bộ lãnh đạo cấp…” tỏ rõ quan hệ của mình to tác lắm! Hay những món quà “ nặng” trong ngày lễ  rồi xem “nhẹ” giáo viên biết chừng nào. Hay thái độ những “ bậc” thầy cô vừa mới ra trường đối với những người sắp nghỉ hưu. Hay tranh nhau làm công tác chủ nhiệm của những lớp có học sinh là con các tiểu gia, đại gia… Rồi đến chuyện đổi mới dạy học văn liên tục… quay theo như chong chóng cũng không kịp!... Nhưng tôi thích nhất khi Mai Dung kể lại hôm nhà trường THCS Lê Hồng Phong Quy Nhơn tổ chức giao lưu thơ với Câu lạc bộ Văn học Xuân Diệu có mặt đầy đủ một số nhà thơ là nhà báo Trần Quang Khanh trẻ trung hoạt bát, nhà thơ là nhà lính như Vân Bích, tuổi gần 90 mà vẫn khỏe khoắn yêu đời, nhà thơ nhà giáo Đặng Quốc Khánh chững chạc mẫu mực với giọng ngâm thơ thâm trầm ấm áp lắm,… còn mời Mai Dung đọc tứ thơ bốn câu trải nghiệm của mình:NGÀY XƯA…Ngày xưa của chúng mình không phải trong cổ tíchNgày xưa của chúng mình nhiều vất vả, đắng cayThế mà… sao vẫn nhớ ngày xưa ấy!Để chuyện bây giờ không phải “Xưa rất xưa”
                              
 (Tháng 9. 2010/ Nguyễn Thi Mai Dung)
        
Đó là bức xúc của bạn, rồi như muốn trả lời thắc mắc không hiểu của ai đó lại gởi cho tôi đôi điều về một bài thơ nhỏ:
        
Có lẽ tôi là người hay sống với những hoài niệm. Không phải hoài niệm về một thời quá khứ vàng son nào cả. đó chỉ là hoài niệm về những năm tháng của cuộc sống thực còn nhiều vất vả nhưng nồng ấm tình người, yêu thương tình bè bạn, tôn kính tình thầy trò, thủy chung tình chồng vợ,… Những điều đó là có thực, không mơ hồ hay lung linh huyền ảo trong thế giới thần tiên. Nó là những năm tháng mà chúng ta đã sống và rồi nó trở thành những nỗi niềm đau đáu trong ta khiến ta không thể nào quên được.
        
Còn bây giờ không phải là tất cả, nhưng có biết bao người đã quên mất rồi “ngày xưa” ấy. Nếu có ai nhắc đến, họ lại chép miệng bảo rằng: “ chuyện đó xưa lắm rồi, nhắc làm gì nữa”.
        
Có những cái xưa trở thành lạc hậu, có những cái xưa trở thành cũ kĩ, nhưng cũng có những cái xưa chúng ta cần phải gìn giữ, cần phải nâng niu trân trọng để nó được trở thành miền kí ức thiêng liêng, trở thành điều vững bền, trở thành niềm tin trong cuộc sống. Và tôi là một trong số những người xin muốn được giữ gìn “Ngày xưa” ấy. ( NTMD)
          
Ngày xưa của bạn nhưng Ngày nay rất cần. Ngày xưa là cái gốc, cái mốc trụ vững cho thân đâm cành, nảy lộc đươm hoa kết trái. Quả có ngọt, hương có thơm cũng phải nhờ bàn tay chăm sóc từng giờ từng ngày. Hay là những trăn trở của một nhà giáo yêu người, yêu nghề muốn sẻ chia cùng tôi…
        
… Trăng non đã khuất tự lúc nào, sương đêm bắt đầu thấm lạnh qua lớp áo khoác ngoài chạm vào đôi cánh tay gầy gộc, còn con đường thưa thớt ánh đèn xe, những con phù du tới tấp lao mình vào bóng điện tròn trên cột cao dù chỉ một lần trong đời như thế!... Đó chỉ là phù du, tôi mỉm cười một mình, mở khóa vào nhà, đưa tay mở vòi nước rửa mặt. Trời đất, thì ra… lúc chiều chị tôi sang  tưới cây quên đóng ống nước lại. Còn tôi vẫn nhớ đọc cho hết chương truyện cuối cùng tiểu thuyết hai tập “ Người giàu Người nghèo” của Irwin Shaw (NXB Hội Nhà văn). Vâng, không giờ đêm nay tự dưng nước mắt tôi lăn ra vỡ vụn trên má mình…
                                                                         
11.10.2010 / NTP     

MỪNG SINH NHẬT CHỊ

nguyenthiphung 16 October, 2010 18:08
     MỪNG SINH NHẬT CHỊ
                     
Kính tặng chị Nguyễn Thị Mĩ


Con cháu chị tôi từ trái sang:Thương,Trinh,Đoàn,Trang,Chánh,Bình,Vân,Duyên.
Thế là chị được bảy mươi
Bóng câu qua cửa nói cười vui sayQuê cha Bình Định đẹp thayBuôn Mê lập nghiệp đất này hữu duyênNuôi con lớn, dạy con nên  Đường trần gồng gánh vững vàng đôi chânChị tôi đã bảy mươi xuânYêu thương con cháu chia phần quà choBảy mươi chị chẳng còn loNgồi nhà thơ phú từng giờ lại  vui...
                      
02.9.2008 / NTP
 (Xem tiếp)


HỒN AI TRONG GIÓ

nguyenthiphung 15 October, 2010 18:37
HỒN AI TRONG GIÓ
Vào đường hầm Hải Vân
Đèn trong toa bật sáng
Vẳng nghe như gió thoảng
Hay hồn ai vọng về...
             31.10.2007 / NTP

NGUYỄN THỊ PHỤNG VÀ CA KHÚC BÌNH ĐỊNH QUÊ TÔI

nguyenthiphung 14 October, 2010 14:51

NGUYỄN THỊ PHỤNG và ca khúc BÌNH ĐỊNH QUÊ TÔI, THU HIỀN hát




 (Xem tiếp)


Lặng giây phút lần hồi tưởng nhớ Mắt cười vui anh kể chuyện mìnhMầy xem để biết thư tìnhYêu nhau dữ lắm gởi hình tặng cho!"
Em được thể mở cờ rôm rảThế như anh yêu đã sướng chưa?Anh cười già  cũng nắng mưaNgày dài đêm vắng tình xưa vẹn tình...
 (Xem tiếp)

TA NHẨN NHA CƯỜI NÀY NHỤC NÀY VINH
nguyenthiphung 20 October, 2010 20:26
                CHÀO MỪNG 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
                 HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10
  

              TA NHẨN NHA CƯỜI NÀY NHỤC NÀY VINH*
(Đọc tập thơ Đó Là Em của Trần Mai Hường, NXB Hội Nhà văn, 2010)        Xoay theo nhiều góc độ thưởng thức tác phẩm văn chương vẫn tìm ra ở người viết sự cảm nhận tinh tế trong nhiều đề tài khác nhau. Lúc ngọt ngào nồng ấm, lúc se sắt lạnh lùng, lúc bay bỗng phiêu du,...Nhưng tất cả đều thể hiện cái tâm của mình đó là tình yêu chân thật với người, với cảnh vật quê hương như lời khẳng định đáng trân trọng: Đó Là Em, tên tập thơ của Trần Mai Hường (NXB Hội Nhà văn, 2010) sau tập Sóng Khát (NXB Văn học, 2009).

       Lần từng trang, những con chữ hiện ra đầy yêu thương xúc động mới biết chị nâng niu cuộc sống như thế nào. Với Trần Mai Hường, trên mọi chặng đường đời đâu có con người, có cỏ cây hoa lá là nơi đó có sự sống và tình yêu. Chị biết ơn sâu nặng cha sinh mẹ dưỡng, chị chăm chút tình máu mủ  thiêng liêng. Chính vì thế ngay bài đầu tập thơ với Lời nguyện kính dâng cha:Úp mặt vào mộ cha /Con lắng nghe hơi thở cha/ hòa lời thầm thì lá cỏ/ Cỏ chở che cha/ Con ôm cỏ/ khóc òa...
        
Bởi: Ơn nghĩa sinh thành không thể nào cânMà con chỉ có bấy nhiêu đền đápTừng giọt...từng giọt nhớ thương se thắt từ tim connhói buốtnhỏ thành thơ... 
        
Với cách nói trong ca dao mộc mạc so sánh công cha như núi Thái Sơn, còn chị ơn nghĩa sinh thành không thể nào cân, nó to tát lớn lao vô bờ, chưa kịp báo hiếu mà cha đã ra đi. Dẫu biết có sinh có tử, chị đau đáu mồ côi, nỗi trống vắng cô đơn: "Giữa đồng làng/ chúng con và mẹ/ bơ vơ" ! Rồi ngỡ như tất cả gần nhau san sẻ yêu thương vất vả nhọc nhằn, nhưng không giữa cuộc mưu sinh cơm áo nhà thơ âm thầm trăn trở:Giữa quê hương con thấy mình có lỗiUống nước xứ ngườigiọng khang khác người thânMỗi bước con đi vất vả thăng trầmLăn lộn quê người mưu sinh cơm áoĐã vấp phải bao cuồng phong dông bãoBao mặn muối cay gừngĐắng chát nhục vinh...
                
 ( Con đã trở về, tr. 42)
        
Và nếu như ai đã từng xa quê, đọc những vần thơ " Con đã trở về" không khỏi rưng rưng nước mắt. Nỗi nhớ quê, nhớ mẹ thường trực đan xen vào nhau hòa thành mạch ngầm âm ỉ chảy đâu vơi nhung nhớ trào dâng  trong lòng thi sĩ, quen thuộc lắm mà vời vợi ngái xa:Vạt cỏ- bờ đê- lối nhỏ- đường mònLùi nửa kiếp hiển hiện ngày bé dạiTrong tim con dáng mẹ hiền dầu dãiĐọng mát nỗi niềm mỗi bước con xa
                                          
(Con đã trở về,tr.44)

         Cái tình quê ắp đầy, khi ở nơi xa da diết đâu nguôi. Cũng biết “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” sao chị trăn trở:Bất ngờ đêm ấy…một đêmBàn tay- ừ- thật dịu mềm… bàn tayNgười dưng ơi- người có hayMỏng thôi… lát cắt đủ gầy trăng nghiêng
                           
( Lát cắt, tr. 45)
          
Một tứ thơ ngập ngừng mà nhẹ tênh, cho tình chùng xuống đọng lại, se sắt khẩn cầu “ Mỏng thôi… lát cắt đủ gầy trăng nghiêng” rồi, rướm đau lắm, chênh chao lắm vẫn cố gọi cho được: Người dưng ơi. Dẫu trong câu thơ không dùng dấu chấm cảm, nhưng có thể hiểu và sẻ chia cùng thi sĩ vì quá đè nén bức xúc nên đâu muốn bật thành lời. Tri âm là đây, tri kỉ là đây! Chỉ có “Người dưng ơi” mới làm cho gừng thêm cay, muối thêm mặn nồng ấm nghĩa tình. Chị hụt hẫng ngẩn ngơ: “ Người dưng ơi/ sóng vẫn ngập lòng/ Chẳng có mưa sao đẫm dòng thơ viết vội” (Viết cho người dưng, tr.56) .Còn có người: “Gọi người dưng là không cùng dòng họ/ Cớ làm sao nỗi nhớ cứ neo sâu/ Trăng còn có lúc tròn hay lúc khuyết/ Khổ cho ai phải hóa đá u sầu” ( Thương nhớ người dưng- Nguyễn thị Phụng).

        Thương nhớ người dưng  nên đã “Lạc bến yêu” cũng là chuyện thường tình xưa nay của muôn người, của nhà thơ. Không yêu lấy gì có sự tồn tại con người trên trái đất, với chị không yêu lấy gì có cảm hứng thi ca tuôn trào, lời bộc bạch chân tình dễ thương đến lạ:Gom tình nhốt giữa mênh môngÔm về nêm chặt rỗng không bao chiềuTừ khi tim lạc bến yêu Mới hay môi mắt chết điều ngây thơ…
                            
( Lạc bến yêu, tr.57)
         
Với Trần Mai Hường, tình yêu chính là chủ đề trong “Đó là em” đè nén cảm xúc mãi nên ở mỗi tứ thơ diễn đạt khác nhau, lúc thể tự do, lúc thì lục bát, còn tình ngút ngàn con sóng cuồn cuộn dâng cao, thấm đẫm những đam mê, ngụp lặn thỏa thích trong bể tình lắm sắc nhiều hương. Cuốn vào, có thể lúc đầu rụt rè lo sợ, và may mắn thay gởi nợ vay, nhận về duyên trả... Đã yêu là trao cho, là tận hưởng hương hoa cuộc sống. Nào đâu thiệt thòi, mất mác?!...

       Đọc “Đó là em”mới cảm hết nữ tính Trần Mai Hường, như là mật ngọt, môi thơm,… tấm lòng bao dung của người mẹ gần gũi nhắc nhở thủ thỉ:Cuộc đời như trùng dươngChẳng bao giờ ngưng sóngMẹ- cánh buồm căng rộngCùng con vượt ngàn khơi
                   
( Nói với con, tr.28)
        
Từ ngàn khơi trở về khoảng lặng, cái bình thường, giản dị nhất vỗ về an ủi như nhiên rồi được hồi sinh:Chẳng sao đâu ngày vẫn nối ngàyMưa nối nắng như nhiên- từ thuở…Bước dọc đắng cay ngược triền bão tốBãi bồi nào sau mất mác cũng hồi sinh
                     
(Độc thoại, tr.20)
       
Chính thực tế cuộc sống cho chị chiêm nghiệm bao điều vô cùng đơn giản theo quy luật tự nhiên luôn xoay vần, không thể nào ngược lại và đâu dễ dàng gì những bề bộn ngổn ngang chất chồng trong tâm hồn để nó dày xéo hay sao:…hạt muối mặn chắt chiu từ dâu bểEm dầm mình vào tâm bão nhặt bình yênEm- một mình với biển và…quên.
               
( Nhặt bình yên. Tr.33)
      
Nỗi nhọc nhằn lan dần đọng lại trong trái tim đơn côi thi sĩ, những khao khát hồn nhiên:Tái bản giấc mơ ngược về hai mươi tuổiNgụp vào biển nhớEm bơiKìa nắng vàng trải rộng tới chân trờiNhững hạnh phúc bất ngờkhông cần tìm kiếmCuối trờiẩnhiệnbảy sắc cầu vồng dẫn lối em đi
                
( Giấc mơ tái bản, tr.48)
         
Ta dễ dàng đồng cảm, sẻ chia với nhà thơ: “ Nỗi đau này dắt nỗi đau sau” làm sao vơi bớt nỗi sầu nhân thế, cảm xúc đến tột đỉnh vô cùng rồi buột câu từ hiện ra cho thanh thản nhẹ nhàng…Còn nhiều nỗi đau ta chẳng kể ai ngheCứ lặng lẽ giấu sâu vào trong tócĐêm nối đêm ta nằm nghe tóc khócNên thương tình gởi chút ít vào thơ/(tr.66)
       
Và  “Còn nhiều nỗi đau ta chưa viết bao giờ” chính là câu kết bài “ Nỗi đau chưa viết” trong “Đó là em” của tác giả.
       
Hơi bị bất ngờ khi gấp lại tập thơ, bởi trong mỗi lần rung động, trái tim chứa nhiều ước ao khát vọng. Làm thế nào cắt nghĩa đầy đủ khi thi sĩ mãi “Độc hành về phía cô đơn”. Còn cô đơn hoàn trả chị vỡ vụn lan dần rồi hóa thân vào tro bụi. Nụ cười trong tấm chân dung Trần Mai Hường ở trang bìa tập thơ tươi tắn lắm, mà sao thơ nỗi niềm đăng đắng lắng sâu, đâu dễ gì ngui ngoai những bùi ngùi đọng lại. Cho dù câu chữ ngôn từ mượt mà  tinh túy, cũng không thoát ra được cái buồn tự tại đeo đẳng, rất riêng với chị, mà thật kiêu hãnh làm sao: “Ta nhẩn nha cười này nhục này vinh/ chưa bám mép khôn đã trượt cuồng lưu dại/ Những tứ thơ rùng mình tự trói/ Rồi thăng hoa theo nhát chém thánh hiền” (Độc thoại, tr.20) .Và riêng tôi đọc đến bài thơ thứ 66 của Trần Mai Hường trong tập “Đó là em” vẫn thòm thèm chờ nỗi đau của chị được thăng hoa tiếp nữa!...
                  
26.09.2010 / Nguyễn thị Phụng.


VUI TRONG MƯA
nguyenthiphung 19 October, 2010 19:28 


    VUI TRONG MƯANhìn những hạt mưa bayRơi rơi trên cành láRồi mưa tuôn xối xảƯớt đẫm cả sân vườn
Giọt nước thật dễ thươngTrên mái nhà đổ xuốngNhư trút hết giận hờnCho thỏa lòng hả dạ
Trời mưa con nhớ quá
Má bảo không đùa giỡnVới ông trời làm chiHãy núp vào nhà điKhông thì thôi cảm lạnh
Mưa kéo dài chẳng tạnhCon thấy lành lạnh hơnNgồi sau má nhắc luônCó khùng điên thì nói
 (Xem tiếp)
Hồi ấy là chợ phiênChở má ngồi sau yênMặc mưa to gió lớn
GỞI LẠI QUÊ NHÀ
               
Kính tặng bà Đào Thị Đỏ (Việt Kiều về thăm quê)

          Anh cả Cảm và út Phụng ở cổng Lí Môn, Phước LộcTrở lại vườn xưa cổng Lí Môn
Lần hồi cảm xúc cứ trào tuônNgày nao ríu rít tung tăng nhảyGiờ đã lòm khòm khập khiễng luôn
Nắng sớm mưa chiều trên đất kháchMồi da sương tóc chốn quê hươngBấy lâu ấp ủ cùng chung gópHậu thế hiền tài rạng bốn phương
                                   
19.5.2007 / NTP
      Và tiếp các trang sau là tất cả bạn thơ gởi tặng anh. Tập thơ dày 250 trang có nhiều hình ảnh minh họa thật sinh động làm sao nói hết được tình cảm chân tình của anh dành cho bạn hữu xa gần trong cả nước. Cũng như tất cả thi hữu gởi thơ chia sẻ thật cảm động đến với anh. Đây là lần đầu tiên tôi cầm một tập thơ thân tình sâu sắc nhất, chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả của những người  cùng thuyền thơ hội ngộ.
         Nói đến Vũ Vệ, là nói đến người lính Cụ Hồ trong kháng chiến, là nói đến vị lương y đức độ ở Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Còn làm thơ với anh là giải trí, thư giãn mà thôi. Tôi quen biết anh từ trong tập thơ Thi đàn Nhà giáo của Vũ Tuấn Anh biên soạn, được gặp anh trong ngày Hội thơ Đường toàn quốc lần thứ V tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, được anh gởi thơ mời xướng họa nhưng tôi mù mờ thơ Đường quá, nghĩ mãi chẳng được ý nào, đành im re… rồi bất ngờ sáng nay mở hộp thư nhận được sách tặng, ngỡ ngàng thấy có tấm ảnh hôm chụp ở Văn miếu, thì ra anh vẫn chăm chút dành nhiều tình cảm đến tất cả chúng tôi. Xin giới thiệu bài thơ thứ hai trong tập:XUÂN THIXuân sang nắng ấm dạng gần xaNhớ bạn báo tin đến mỗi nhàThiên tước ban cho người được tuổiĐông quân tô thắm cảnh phồn hoaTình thơ thân thiết vui tâm nguyệnNghĩa bạn đinh ninh hợp ý hòaCựu khởi hân hoan câu chúc tụngAn khang trường thọ thịnh tề đa
                                 
Vũ Vệ
         
Đọc vừa xong tập thơ, gọi :0166.3461.340 để gởi lời cảm ơn, nhưng anh đóng máy, còn điện thoại nhà riêng : 0211.3877.218 lại chú thích ( gọi vào 6h sáng). Nhờ trang blogs gởi đến anh đây, chúc anh trai mãi là niềm vui trong cuộc sống của chúng em
                                            
26.10.2010 / NTP
_________
*“Trung nhân tri kế, mạc như thụ nhân”(Kế trồng cây đức là kế quý nhất).

TIẾP PHẦN HỘI THI…
nguyenthiphung 19 October, 2010 00:45 

  TIẾP PHẦN HỘI THI...



Trang phục t ự chọn
Mười thí sinh vào phần thi ứng xử
     ...Đúng 20 giờ, tiếp phần thi buổi sáng là trang phục tự chọn, sau đó BGK chọn ra mười thí sinh vào phần thi giao tiếp ứng xử. Kết quả: trao một giải áo dài truyền thống, một trang phục công sở, một trang phục tự chọn, một năng khiếu, một  ứng xử. Có sáu giải khuyến khích, hai giải ba, một giải nhì,một giải nhất thuộc về Bùi Vũ Hoài Nhi, đơn vị THCS thị trấn Diêu Trì.
 (Xem tiếp)

HỘI THI ---MỘT NGÀY ĐẦU TUẦN
nguyenthiphung 18 October, 2010 14:24
CHÀO MỪNG 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
      HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 20.10



           

          

              MỘT NGÀY ĐẦU TUẦN

        Sáng nay thứ hai, 18.10.2010, không cài giờ báo thức, tôi dậy sớm hơn mọi khi chuẩn bị đến xem Hội thi NỮ CNVC - LĐ thanh lịch, tài năng lần thứ I năm 2010 do Liên đoàn Lao động huyện Tuy Phước tổ chức tại nhà văn hóa Xuân Diệu Tuy Phước.


                        Các kĩ thuật viên vi tính


 Đại biểu về dự:Từ trái sang Nguyễn Văn Trừ ( Trưởng ban tuyên giáo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định), Phạm Tích Hiếu (P Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước)Chị em tham dự







      
Rộn ràng tiếng nhạc lời ca, hai mươi mốt thí sinh nữ CNVC- LĐ trên mười tám đơn vị của huyện trong nhiều độ tuổi khác nhau, nhỏ nhất là 19 lớn nhất là 41 tuổi duyên dáng với chiếc áo dài truyền thống của dântộc mình. Mặc dù đã qua luyện tập nhưng không tránh khỏi lúng túng khi có những chị em chưa một lần lên sân khấu! Sau phần giới thiệu sơ lược về lí lịch cá nhân, sở thích, là đến phần thi năng khiếu  như ngâm thơ, múa, hát và đánh đàn,... đã lôi cuốn người xem bằng những tràng pháo tay vang dội kéo dài đâu ngớt. Tiếp theo nữa là thi trang phục công sở gọn gàng giản dị, trẻ trung xinh xắn đã tôn lên vẻ đẹp thanh lịch của phụ nữ Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa này. Chỉ qua bốn tiêng đồng hồ kết thúc hai phần thi, theo tôi thì BGK cũng khó mà cân nhắc lựa chọn chị em nào sẽ là người đội vương miện trong ngày Hội này. Chiều nghỉ, 19 giờ tối sẽ là phần thi trang phục tự chọn và ứng xử... cuối cùng tổng kết trao giải.

Trước cuộc thi:

             Có anh bên cạnh (vợ chồng Sơn- Ngọc)


                               Chờ đợi



Yên tâm
 (Xem tiếp)

ĐÓA HồNG XINH

nguyenthiphung 17 October, 2010 19:42
       ĐÓA HNG XINH
                         
Tặng cháu Uyên Trinh


Chúc mừng sinh nhật thật vui
Nụ hôn đóa hồng đọng lạiTuổi xuân một thời con gáiTình yêu hương sắc ngọt ngào
                                  
22.08.2008 / NTP



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét