Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

TRẦN MAI HƯỜNG VỚI NHỮNG GIỌT THƠ RƠI

 TRẦN MAI HƯỜNG VỚI NHỮNG GIỌT THƠ RƠI
     (Đọc Những ngọn sóng tỏa hương, thơ Trần Mai Hường, NXB Hội Nhà văn- 2012)
TRẦN MAI HƯỜNG VỚI NHỮNG GIỌT THƠ RƠI

         Ai đã từng gặp Trần Mai Hường hẳn không quên nụ cười, nhất là giọng nói. Hình như chị thích nói, muốn nói, mà nói là phải đúng lúc đúng chỗ, đúng đối tượng để được sẻ chia. Bởi qua hai tập thơ Sóng Khát (NXB Văn học) và Đó là Em (NXB Hội Nhà văn) là sự trăn trở về tình đời. Phải chăng" Đã mang lấy nghiệp vào thân” thì đừng trách lẫn trời gần trời xa được… Chị làm thơ đâu chỉ giải tỏa cảm xúc, bộc bạch nỗi lòng day dứt từ những điều trông thấy trước mắt cùng những va vấp trượt ngã giữa đường đời vốn thênh thang và cần khẳng định trách nhiệm người cầm bút trong việc định hướng cách viết cũng như dành tình yêu đối với đất nước và con người Việt Nam trong hôm nay. Chính vì thế Những ngọn sóng tỏa hương (NXB Hội Nhà văn, 2012) của Trần Mai Hường kịp ra đời đúng thời gian mong đợi.

          Với chị, làm thơ rất khó, ngoài cảm hứng từ sự việc, con người cho cái tình trào dâng thì tứ thơ mới xuất hiện. Trần Mai Hường rất cẩn trọng từng con chữ nhưng phóng khoáng, không khắt khe vần điệu nên mạch thơ theo dòng chảy tự nhiên như suối đổ ra sông, sông ung dung lượn lờ cũng ra biển. Biển tích tụ cho đời làm nên những hạt muối trắng phau nuôi sống người dẫu bao đời luôn nhịp nhàng theo con sóng. Chị tự khẳng định " Người đàn bà làm thơ/ Xô lệch từng đêm/ Vắt khô mình/ Nước mắt…Người đàn bà làm thơ/ Nửa đời mặn đắng/ Nén nỗi buồn/ Những/ giọt/ thơ/ rơi…Người đàn bà trong em/ Muốn tan chảy vào ngôn từ vô tận/ Không đắn đo toan tính/ Còn/ Mất/ Thiệt/ Hơn”(Em).Thì ra, Người đàn bà làm thơ biết bao trăn trở suy tư có khác gì với người đàn ông hay không?!      
          Những ngọn sóng tỏa hương đầy ắp tình yêu ban đầu rạo rực khao khát cháy bỏng trái tim đương xuân của thời con gái. Đó là vẻ đẹp tinh khôi "Mùa thiếu nữ/ Chảy tràn trên khúc lãng du/ Đắm mình vào góc lặng/ Tự mình hân hoan”/(Mùa). Như ngập tràn nắng xuân ùa về nhớ nhung đắm mình: "Ẩn hiện thơ em những khẽ khàng bối rối/ Viết những dòng về anh - cho anh”.Nhưng thực ra sự tưởng tượng của nhà thơ vô cùng tinh nghịch: "Em hay đùa anh – hai phương trời xa thẳm/ Có một mối tình ngộ lắm- tình chay”(Viết tặng mối tình chay). Để rồi xa xót nỗi buồn đọng lại chơ vơ, chị đi tìm kỉ niệm của thuở nào:"Bỗng nhiên nhớ những tấm ảnh của anh/ Đẹp lạ kì với sắc chiều đồng nội/ Những tấm ảnh như bước ra từ cổ tích/ Sột soạt mắt người”. Đọc đến từ  "sột soạt” cho tôi nhớ ngay đến câu thơ Hàn thi sĩ miêu tả Mùa xuân chín: "Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí đón xuân sang”. Sột soạt của Hàn gợi chuỗi hợp âm náo nức rộn ràng làn gió tinh nghịch cho tà áo em cuốn bay, hay là nền xanh cây lá trong vườn xuân ấm áp ngọt ngào đầy sức sống mở ra phía trước. Còn Sột soạt  trong câu " Sột soạt mắt người” của Trần nữ sĩ là sự đối lập trong đó nước mắt ứa ra là yếu tố gợi cảm nhạy bén cho cái chớp mi liên hồi. Và chỉ có nhà thơ mới nghe trọn vẹn tiếng động ấy từ miền nhớ nhung xa xôi đau đáu, chất chồng bung nở trong khổ thơ văn xuôi ùa về: "Có một ngày đá bỗng thấy nhớ nhung nỗi nhớ vu vơ nơi nào xa lắm như mây mướt hơn khoe trời ngọt nắng ngọn gió mềm lay khẽ phím non tơ…”(Thơ cho người mong gặp).
           Những lúc khát khao chín mùi cháy bỏng chị mượn tứ thơ năm chữ trải mình không một chút bâng khuâng đắn đo:
                  "Ngực rằm đang mùa chín
                   Em khuyết một trăng non
                   Có bài thơ lạc tứ
                   Đắm vần chờ nguyệt lên”/(Giá anh biết)

            Nhịp nhàng thanh bằng thanh trắc đan xen từng dòng như là sự lặp đi lặp lại xa xót tột cùng dẫu chỉ là cái cớ để bộc bạch nỗi lòng trước mắt thật trớ trêu "Kể từ khi cha mất/ Mỗi khi đi ra đường/ Con không quên mang kính/ Tròng to và màu đen” vì:
                  "Chỉ để con được khóc
                  Lúc tủi thân đau lòng
                  Mà không ai biết được
                  Con khóc dù phố đông”/ (Nhớ cha)
          Có những lúc mượn hình ảnh của phận cỏ thấp hèn để nói đến cái tình người gắn bó vô cùng lớn lao về một giá trị nhân sinh chân chính, đôi lúc giữa người sống với nhau cũng có thể thờ ơ, quên lãng, nhà thơ nhắc nhở nhẹ nhàng trong thể lục bát truyền thống điêu luyện mà hết sức giản dị:
                     "Oằn mình dưới bước người đi
                     Nén lòng thấm tiếng thầm thì nhân sinh
                     Vì sương cỏ nguyện quên mình
                     Dâng đời từng sớm bình minh nõn nà
                     Mai này dẫu đã đi xa
                     Còn nghe trong đất vỡ òa mầm xanh”./(Cỏ)
            Sự lựa chọn nào tốt hơn giữa thật và giả. Dẫu biết cái giả luôn được đánh bóng lớp men tráng kĩ bên ngoài đủ lừa mắt thường làm sao thấy được. Dễ bị lún sâu trong lòng đất khi dẫm phải bùn, lúc này chưa có điểm tựa, ngay giữa buổi chợ đời vẫn còn đồng thau lẫn lộn: "Tôi đã hằng tin mây phải bay/ Tôi đã hằng tin sen phải thơm/ Tôi đã hằng tin máu phải đỏ/ ” Nhưng điều gì làm cho chị hụt hẫng, kịp thời nhận ra những "hồ li ” vất vưởng lúc nhúc đâu đó chẳng là gì so với đóa sen ngàn đời mãi tỏa hương thơm, máu đỏ không thể thay bằng màu khác. Đó là chân lí: " Và bây giờ/ Tôi vẫn dặn lòng/ Tin” (Niệm). Lòng nhủ lòng: "Đừng hoang mang tình người thất lạc nơi đâu/ Đừng hoảng loạn trước dối lừa đó kị " Người làm xiếc đi trên dây rất khó/ Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn…”/ ( Nhấn F5). Trần Mai Hường mượn câu thơ của Phùng Quán "Người làm xiếc đi trên dây rất khó/ Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn…”. Nào phải là một sự chiêm nghiệm hay nói về nhân tình thế thái, mà là thói quen thành thạo có ý thức trách nhiệm trong nghề nghiệp. Công việc Người làm xiếc là giải trí thư giản cuối tuần đem lại tiếng cười sảng khoái. Làm nhà văn đâu chỉ kể lại câu chuyện vui buồn đầy vơi trong cuộc sống, không thể thờ ơ lừa dối trái tim mách bảo những điều mắt thấy tai nghe. Tiếng nói của nhà văn là tiếng nói của lương tri, của dân tộc.
        Đến với Những ngọn sóng tỏa hương ta gặp sự chuyển biến ở Trần Mai Hường sau chuyến ra Trường Sa, chị dồn hết tâm huyết viết về đề tài biển đảo. Trong khuôn khổ chật hẹp trên trang giấy, chị vẫn dành trọn vẹn tình cảm chân tình sâu lắng nhất trân trọng ngợi ca Những ngọn sóng tỏa hương* để kính dâng anh linh những người lính anh dũng hi sinh trong hải chiến Gạc Ma ngày 14. 3. 1988. Chị bồi hồi nhớ lại " Ngày Trường Sa bầm đỏ” đã " Quặn thắt lòng đại dương”:
                " Nơi các anh ngã xuống
                 Máu đã thắm san hô
                 Anh linh hòa sóng biếc
                 Cứ tỏa hương từng giờ”
         Quả thật đây là nỗi đau lớn nơi thềm lục địa Việt Nam. Là nỗi đau chung của toàn dân tộc Việt Nam. Mà gần nhất là nỗi đau mất mát từ trong gia đình của những người mẹ mất con, của những người vợ mất chồng, của những người em mất anh, của những người con mất cha, … Từ trong sâu thẳm trái tim, giấy báo tử hòa máu và nước mắt đọng lại đâu đây giữa lòng đại dương cho nguồn nước biển ngày càng mặn hơn bật sôi lên những đợt sóng cuồn cuộn dâng trào. Đến với Trường Sa, chúng ta tri ân thắp hương tưởng niệm "người chiến sĩ” có một tình yêu Tổ quốc thiêng liêng cao cả. Cho "Trường Sa bình yên”*. Nơi ấy là sự sống của quê hương: " Đảo nổi đảo chìm ngắt màu xanh cây cối/ Những em bé bi bô tập nói/ Mỗi hoàng hôn thiêng liêng tiếng chuông chùa”. Nơi ấy là tình yêu tiếp nối bền vững: "Anh lính trẻ thầm yêu cô giáo trẻ/ Con ốc mặt trời giấu lòng mình kĩ thế/ Chợt bừng lên mặt lính lúc cầm tay”. Cho Miên khúc đảo* được lên xanh vời vợi: "Đảo đang già thoắt hai mươi tuổi/ Trước những cuồng phong/ Lại dịu dàng cổ tích/ Phút nụ bàng vuông bung muốt cánh mềm” dâng đầy niềm vui rạo rực cho khúc ca bình minh trỗi dậy "Sống lại ngày tân hôn” ùa về nhung nhớ. Và vẻ đẹp những phụ nữ là vợ những người lính nhà giàn đã hi sinh trên thềm lục địa năm nào đã Hóa Sóng* hiện ra theo mạch cảm xúc của Trần Mai Hường rạng rỡ ấm áp: 
                " Anh đây rồi
                  Dưới ngần ngật biển xanh
                  Đôi mắt bao dung
                  Nụ cười ấm sáng
                  Bộ quân phục hải quân tỏa rạng
                  Giữa trùng trùng san hô”
           Không thể đè nén cảm xúc xuân nồng trong tình chồng vợ "  Anh ôm chị vào lòng/ Như những ngày xưa/ Ánh mắt bờ môi nói lời của lửa/ Biển cuốn khúc phiêu linh cuồng nhiệt/ Trăng đầm đìa chiêm bao”. Âm thầm tận hưởng hạnh phúc đâu muốn sẻ chia: " Chưa bao giờ chị kể ai nghe/ Về những đêm/ Hóa sóng”. Thật vậy, trong Những ngọn sóng tỏa hương, với phụ nữ bao giờ cũng kín đáo tế nhị dịu dàng, đôi lúc còn hoài nghi trước cạm bẫy mà mắt thường dễ gì thấy được. Ta hãy nghe lời thủ thỉ nhẹ nhàng: "Biết đâu là lời thật/ "Ngày thấy em – tim rơi”/ Biết đâu là lời thật/ Ngôn ngữ người rong chơi/”cứ cuốn hút một cách kì lạ "Sóng lòng dâng gọi mời/ Em nép vào hoang dại/ Thương giọt sương mê mải/ Đu mình trong nắng xanh” (Đâu là tình thật). Chị tỉnh táo chợt nhận thấy vầng trăng kia sao tránh khỏi mây trời: "Gieo mầm từ hạt ngu ngơ/ Nhận về giọt giọt dại khờ vọng âm”. Cách dùng cặp từ "giọt giọt” trong câu bát như tiếp nối sự dồn đập tăng dần đến đỉnh cao ngẫm ngợi kéo dài dè dặt: 
                     "Lòng trăng từ ấy thôi rằm
                      Mặc cho đời cứ trăm năm cuộc người…”/ (Lòng trăng)
          Với vốn nữ tính ấp ủ từ trong bào thai, Trần Mai Hường âm thầm tích tụ nỗi buồn trải dài mở ra chiếm không gian lớn hiện hữu từ trong cảm giác, thị giác, thính giác: "Có nỗi buồn ngang gió/ Mộng du vào tóc tôi/ Thấy dại khờ thêm nhánh/ Tua tủa đau đâm chồi/ Có nỗi buồn ngang nắng/ Lung liêng như mới vừa…/ Xõa vào đêm giấc ngủ/ Nhắc những điều chát chua/ Nỗi buồn rơi ngang mắt/ Ánh cười sao lấm lem/ Mở tròn đôi mi khép/  Lần vách đời mà quên”( Nỗi buồn ngang). Thi sĩ dỗ dành hãy cố "Lần vách đời mà quên” không thể cho nỗi buồn ngang choáng ngợp. Bởi chị nghĩ rằng cuộc đời người nào ai trọn vẹn ba vạn sáu ngàn ngày. Mà dẫu có được đến ba vạn sáu ngàn ngày cũng là quá ít. Ta đã đem niềm vui nụ cười đến cho mình, cho những người thân, họ hàng làng xóm…? Lòng tự dặn lòng hãy tự chiến thắng mình dù nỗi buồn ngang cố tình len lỏi:
                    " Buồn ngang chùa gõ cửa
                      Bình tâm như chưa từng
                      Tinh diệu ồ chuông chín
                      Tự lòng thiền ngân rung”/
                              (Nỗi buồn ngang).
           Và lúc này, nhà thơ thấy yên tâm hơn, có thể thong dong vững bước. Chị bỏ lại sau lưng những nhánh dại khờ giờ đã héo khô, những chồi đau cũng theo thời gian mục rã.
            Nếu như trước đây "Biển ơi sóng khát giấc mềm/ Ta ơi buồn đã đẫm mèm mắt môi”(Đốt miền chay tịnh). Nếu như trước đây "Đêm- một giờ/ Một giờ năm mươi- đêm/ Con chữ nhông nhao điên cuồng đòi thoát xác/ Tỉnh-mê lẫn lạc/ Thắp lửa dẫn nhau về…”/ (Vào lúc một giờ năm mươi phút). Vâng, chị đã bắt con chữ thoát xác đổi mới thi pháp của mình để có một Trần Mai Hường rất riêng, mạnh mẽ lựa chọn tứ thơ diễn đạt không hề khập khiễng cứng nhắc như sự đối chiếu có nét tương đồng của những nhân vật trong một tác phẩm mà GS. Hà Minh Đức đã mạnh dạn vạch ra trong lời thoại của Chí Phèo khi nhận mình mang dòng máu Việt, không hề tuyệt tự: "Đừng lầm lẫn tôi với AQ/ Tôi xem thường thằng hàng xóm ấy/ Suốt ngày dương dương tự đắc/ Viết không tròn một chữ O”( Chí Phèo).
         Một lần nữa muốn khẳng định Trần Mai Hường rất chặt tay trong cách lập tứ, chị dùng những thủ pháp nghệ thuật của thi ca để nói lên tiếng nói nữ quyền của mình, của một thế hệ, không hề đắn đo toan tính vụ lợi, không e dè, nhút nhát. Chị viết những điều cảm và nhận được từ trong đất liền, từ ngoài biển đảo. Đó là một thực tế không suy diễn. Không vì thế im lặng làm ngơ. Đó còn là một nhân chứng của lịch sử đất nước của ngày hôm nay.

 Mai Hường và Sẻ Nâu ở Hầm Hô Tây Sơn
alt
          Tôi cứ đắm mình theo con chữ trong Những ngọn sóng tỏa hương của Trần Mai Hường, nuối tiếc chỉ vì một tập thơ mong mỏng, đếm đi đếm lại cũng chỉ có bốn mươi hai bài. Mỗi bài thơ là một đóa hồng trinh kia, ngan ngát tỏa hương theo cái tình chị chắt chiu gom góp gìn giữ, buộc lòng thổ lộ gởi gắm không một chút ngại ngần, còn tổng hợp cái sắc màu chính là thân lá cánh hoa lung linh mời đón. Cẩn thận thôi, khéo cành hồng có gai mà e dè dùng đến găng tay gom lại một bó làm mất đi xúc giác ban đầu, hãy thư thả từng bài trên trang giấy tận hưởng phút giây êm dịu cho tâm hồn ngát miền xanh. Nơi ấy ngỡ như "Không hình hài”* mà sao chị khẳng định” Có niềm tin nào vô nghĩa…”(Không hình hài), bởi đó còn là "Bí ẩn vỏ sò”* cặm cụi "Hút tìm ban mai xa”(Bí ẩn vỏ sò). Còn nữa, cũng như bao nhà thơ khác chị nào bằng lòng với thực tại. Bởi thực tại là những gì đã trải qua. Cứ mỗi lần bụi trần vướng lên tóc áo, nhà thơ phải dừng lại suy ngẫm, rưng rưng rồi mới tiếp bước. Tỉnh táo nhận ra làm thơ luôn là sự thể nghiệm, bứt phá. Đó là nhu cầu văn học. Chị chắt lọc những con chữ ẩn mình trên những câu thơ, phả vào đó hồn cốt tinh tế không hề dễ dãi nhưng đôi lúc dùng dằng những từ như "dại khờ, dại khôn, nỗi buồn, buồn ngang, buồn dài, đâm chồi, trỗi dậy, nhú mầm, mùa xanh, nảy xanh,…” ở một số bài thơ đầu trang sách có phải là điểm nhấn hay dụng ý của tác giả. Nhưng điều đó không hề giảm đi giá trị nghệ thuật thi pháp thơ đương đại thiên về hình tượng ngôn từ.  Cho nên mỗi câu thơ như cánh chim bay giữa bầu trời cao rộng. Cả bài thơ ngỡ từng đàn tung cánh ở trên không. Có lúc như thể hình cầu vồng lấp lánh, hay ngược là cánh võng đong đưa. Có lúc như đường viền chân trời sinh động biết bao. Đọc thơ Trần Mai Hường ta tìm ra tính hướng thiện, lòng nhân ái gieo trong sâu thẳm tâm hồn mỗi con người. Nhớ những gì cần nhớ để bảo vệ, để tô điểm, gìn giữ nâng niu. Quên những gì phải quên để cho nụ cười luôn nở trên đôi môi khi mỗi người biết xích lại gần nhau yêu thương và chia sẻ.
            Có đọc kĩ Những ngọn sóng tỏa hương của Trần Mai Hường ta mới hiểu được lời nói của Nicôla Ghiden: "Tôi thích xuất bản một quyển sách trong ba năm, hơn là ba quyển sách trong một năm”. Đối chiếu với thời gian tập thơ trước của chị đã xuất bản là năm 2010 là như vậy.

 20.10.2012
Nguyễn Thị Phụng .
___________
*Tên những bài thơ trong tập

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

ƯỚC Ước anh là Nguyễn Bính

CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (1930)
.
     Suốt cả ngày nhận lời chúc, kể ra trọn niềm vui. Nhưng vui hơn là viết xong bài cảm nhận tập thơ NHỮNG NGỌN SÓNG TỎA HƯƠNG của Trần Mai Hường vừa gởi tặng sáng hôm qua. Đã mail cho em rồi. Không biết cảm xúc như thế nào. Nhưng riêng mình thấy toại nguyện lắm.
     Và riêng mình có điều ước:
alt            
ƯỚC
Ước anh là Nguyễn Bính
Em cô gái bên nhà
Giậu mồng tơi có lẽ
Sẽ rẽ lối anh qua
              NTP

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

SÓNG BẠC ĐẦU VÀ BIỂN BAO LA

               SÓNG BẠC ĐẦU VÀ BIỂN BAO LA
         (Đọc tập thơ “Lãng Đãng Giữa Đời” của Trần Viết Dũng, NXB Trẻ, 1993)

alt
         Tôi biết Trần Viết Dũng qua bài thơ “ Vua và Em” và lần đầu tiên nghe anh đọc bài “ Gái Bình Định: “Mới nghe đã hoảng hồn tôi/ “Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền/ Sao em đi đứng ngoan hiền/ Sao em má lúm đồng tiền duyên ghê ! Nói một cách nôm na là anh tán gái thật khôn khéo lại tự nhiên thấy vui vui và hay hay. Chàng thi sĩ hiền hiền trong giọng nói, trong mỗi tứ thơ. Để rồi tôi lần dò tìm đọc cả tập “Lãng Đãng Giữa Đời” (NXB Trẻ, 1993) của anh, nhà thơ đất võ làm thơ tình bén hơn cả đường gươm, cứ lâng lâng ngỡ đang ngụm chút rượu Bàu Đá quê mình mới lạ chứ.
          Thường qua mỗi tác phẩm thể hiện phong cách người sáng tác.“Lãng Đãng Giữa Đời” chỉ ba mươi mấy bài đều mang đậm chất trữ tình đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn và yêu cho hết mình mới thôi. Nếu “Lãng Đãng Giữa Đời” như vị ngọt của tình yêu đôi lứa, những trăn trở thường ngày là đề tài hấp dẫn nhà thơ, ta đọc hết ở thi sĩ sự chờ mong mòn mỏi:
                  “Người ơi, người nếu có về
                  Chớ cay đắng bạn, chớ thờ ơ tôi
                  Nụ tầm xuân nở biếc rồi
                  Hình như có bước xa xôi trở về
”/ (Ca dao)



          Khi vận dụng những cụm từ “người ơi” “nụ tầm xuân” trong ca dao xưa để nói đến cách cảm mới ca dao hôm nay, muốn nhắn gởi còn e dè kín đáo của chàng trai mới lớn đang khát khao yêu. Thi sĩ chợt nhận ra: “ Bắt đầu bàn tay nâng trái cấm/ Loài người từ đó biết khổ đau” để rồi: “Ngõ hạnh tôi, em bắt đầu bước lại/ Cây đau thương cũng từ đó bắt đầu” ( Bắt đầu). Cái quả ngọt tình yêu đã nẩy mầm được trân trọng nâng lên, khi nó không còn là bản năng sinh tồn của loài người, nên trong dòng chảy cảm xúc luôn được thăng hoa mà đầy trắc trở: “Mùa thu, mang tim em sai nhịp/ Như lần đầu người nói dễ thương/ Giọt máu chung tình phong kín lại/ Chiếu chăn nhàu dỗ giấc triều sương”( Đi giữa mùa thu). Phải chăng đó là sự trái ngược trong lập luận của anh: “ Như hơi chỉ bốc lên trời/ Như nước chỉ rớt xuống đời vu vơ”( Đối khúc) theo quy luật tự nhiên. Còn với tình yêu là khái niệm trừu tượng nhưng dễ dàng nhìn thấy qua ánh mắt, cử chỉ, thái độ, lời nói,…là bến đợi mở lòng sẻ chia:
                   “Lênh đênh con sóng thời gian vỗ
                     Sóng bạc đầu và biển bao la
                     Nửa đời, người chẳng nơi cư cố
                     Thôi, ta xin làm một quê nhà
”/ (Thuở xa người)

             Hình ảnh “một quê nhà” trong câu thơ anh vừa ấm áp chân tình, vừa gần gũi bao dung của bến đợi như dang rộng vòng tay đón chờ. Bởi tiếng lòng anh tha thiết nhận ra: “ Chúng ta lớn lên bên nhánh sông hiền / Xanh và đen như mắt người thiếu nữ / Cái nhìn khiến mềm lòng tên lãng tử/ Lúc quay về có bóng nhỏ đứng trông” rồi nỗi lòng khao khát: “ Đã khuya rồi trăng đòi ngủ sau mây/ Ta đưa nhau về lòng nhớ nhung quá đỗi / Nếu vắng bé làm sao anh sống nổi / Dưới trần gian vốn đã chẳng vui này” (Về lại vùng tuổi nhỏ). Anh khẩn cầu không hoài công uổng phí những khao khát ấp iu cho môi thơm ngọt ngào vụng về cháy bỏng:
                          Cho anh một nụ lôi thôi
                          Lần đầu run, lệch tâm môi đôi miền
                          Cho anh một nụ ngoan hiền
                          Rơi trong giấc ngủ hồn nhiên trăng tà
/ (Những nụ hôn).

          Theo Trần Viết Dũng, tình yêu ai nói bằng lời, ngoài nắm tay, “nụ hôn” mới chỉ là bước tiếp theo để biểu hiện cảm xúc nhẹ nhàng sao vụng về đến thế! Tiếng nói trái tim thật dịu kì mạnh mẽ, trái tim nhạy cảm đa mang nâng hương hoa tinh khiết làm cội nguồn chắp cánh hồn thơ anh bay bổng: “ Em áo trắng xưa kia hoa khôi lớp/ Ta học trò bỗng chốc hóa nhà thơ/ Bài thơ đầu em mang đi đâu mất/ Lỡ vần tôi từ dạo ấy đến giờ…/ Lỡ vần tôi thân thế chẳng ra gì” (Hoài niệm hoa). Phải chăng đó là lòng biết ơn, có tà áo trắng bay bay trong nắng vàng với dáng “Kiều” em mới cho anh làm thi sĩ. Phải chăng đó là sự nuối tiếc và phải chăng tự trách mình là người đến sau! Hay là sự mặc cảm thân phận trong cách sĩ diện thân thế chẳng ra gì, hay tính ích kỉ còn tồn tại ở một số “bậc mày râu” !
          Đến “Lãng Đãng Giữa Đời” là đến chàng trai Bình Định, vùng đất địa linh nhân kiệt, nổi tiếng văn hay võ giỏi. Và cái tiếng võ giỏi có sức lan tỏa mạnh, biết rằng thi sĩ người Bình Định nhưng thật khéo léo trong cách kể chuyện “Vua và em”. Đó là tình yêu của chàng trai Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân thuở nào. Có lẽ, trai Bình Định đến con gái Thăng Long, xứ sở của vương triều, lúc này thi sĩ rất tự hào: “Ta- trai Bình Định hơi khô cứng / Rất thật tình riêng phong cách miền Trung / Ô hay! Sông núi sinh người vậy / Mà lúc nào cũng độ lượng bao dung” (Vua và em). Vừa khẳng khái vừa độ lượng nhân từ, chỉ bao nhiêu đó đủ vốn để có thể chinh phục hàng vạn trái tim con người, đâu riêng gì một mình“Em” ?!...  Điều gì đã không cho phép anh, nên “con gái Thăng Long” ấy dù “ ốm o mình hạc” thông cảm và hiểu anh hơn. Dù cho xã hội phong kiến bấy giờ ưu ái phái nam có quyền đa thê mà hạnh phúc lứa đôi không thể có sự chắp nối. Đó phải chăng là giới hạn của tự nhiên, của hoàn cảnh gia đình, của xã hội quy định. Và dù có tham lam đến mấy thì anh phải có sự lựa chọn, cái tâm cái đức của bậc trượng phu nào cho phép anh làm ngơ trước lá ngọc cành vàng kia. Anh thắt lòng: “Và có lẽ, mai chia tay buồn lắm / Em ốm o mình hạc Thăng Long / Thương áo trắng đi giữa trời sương khói/ Ta đã yêu, thôi em cứ an lòng”. Vâng, “Ta đã yêu, thôi em cứ an lòng”. Không anh và em, mà ta và em. Cách lựa chọn vai vế trong xưng hô phù hợp với thời đại cũng mang tính cả quyết, đầy quyền uy, nhưng không thể bảo bọc sẻ chia cho riêng em được. Dù trong hoàn cảnh nào khi ta đã yêu thì không ai có quyền cản trở, em cứ yên lòng với tình yêu ta dành cho em trọn vẹn cũng như bao người con gái khác vậy. Ta yêu em chính là yêu cái đẹp. Đã là người không ai không yêu cái đẹp. Thưởng thức và trân trọng cái đẹp là thưởng thức cái chân thiện mĩ. Thi sĩ ngộ ra trong một tứ thơ ba câu rất mới giữa đời thực và mộng:
                     “ Nhiều khi thơ là phiến phù vân
                        Lững lờ trôi giữa chiều hoa định mệnh
                        Trong vô thường lặng lẽ bay đi

             Và sự lặp lại:
                        “ Nhiều khi trời bong bóng vỡ, nhiều khi…
                          Em phù phép kéo ta về đời thực
                          Rồi tan theo bụi ô nhiễm nơi này
”/ (Tùy bút thơ)

            Cách lí giải chưa đủ sức thuyết phục, độ tin cậy chưa cao, bởi đời thực tuy khó khăn thiếu thốn, ta vẫn biết chắc chiu gìn giữ lấy lề dù áo mặc rách bươm. Mọi chông gai chỉ là bước đầu: “ Sau mỗi chuyến làm ăn thất bại / Tôi với đời cay cú chuyện áo cơm / Thơ bỗng về hòa giải- thiệt, hơn / Và vỗ về, tôi cảm ơn biết mấy” (Gạch nối thơ) Cái gạch nối thơ và đời là hai mặt đối lập bổ sung. Nếu thơ là suối mát giữa trưa hè gay gắt thì đời chính là ngọn lửa giữa đêm đông. Nên đời yêu thơ bao nhiêu thì thơ yêu đời bấy nhiêu. Có thế thơ mới giải tỏa sầu bi bế tắt khốn cùng những lúc phải ngụp lặn giữa bể dâu ngỡ không còn lối thoát, thơ là khúc ca nâng cánh cho ta vẫy vùng giữa xanh thẳm trời xanh.
          Đọc “Lãng Đãng Giữa Đời”, ta luôn bắt gặp những tứ thơ mang đầy tâm trạng, nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm, đa đoan. Trần Viết Dũng đâu chỉ dừng lại những khung cảnh tuổi học trò hào hứng nơi bước chân đi qua ắp đầy kỉ niệm khi “Đêm trở lại Quy Nhơn”* từ ngã tư, ghế đá, góc quán, Cầu Đôi,…thuở nào cho thi sĩ nuối tiếc: “Đâu còn thuở mười lăm mười bảy / Ngược vòng xe liều lĩnh đi tìm” nữa. Giờ với anh “Trắng”* tất cả trong một bài thơ tám câu với tám từ “trắng” thật chạnh lòng: “…Ngược xuôi rồi cũng trắng tay/ Trở về sương gió trắng vai áo mình…” Và nếu thế thì… “ốm o mình hạc” không còn là của con gái Thăng Long kia nữa, mà chính là anh. Cái điệp khúc ngỡ yêu chưa đủ dày vò mãi cuộc đời đến lúc nào đó phải chết mòn trái tim thi sĩ. Hầu như anh cứ lận đận nhọc nhằn tình yêu đôi lứa, ức chế quẩn quanh: “ Để đêm đêm riêng dưới mái hiên nhà / Em lặng rót trái tim làm hai nửa / Anh lặng xót mắt môi mình không nỡ / Thà như sương cứ lãng đãng giữa đời” (Lãng đãng giữa đời).
          Với mười hai khổ thơ, mỗi khổ bốn câu trong “ Trường sơn khúc”* Trần Viết Dũng viết cho bạn bè bị động viên năm 1972, ở miền Nam không thoát ra được nỗi cô quạnh, mặc dù: “ Đứng thẳng vói tay cao hơn núi/ Mới hay trời quá đổi cao xa/ Hỏi rừng, nay đã bao nhiêu tuổi/ Trải mấy thu đông rừng sẽ già”, nhoi nhói quặn đau: “Trường Sơn, Trường Sơn sâu gió hú/ Thú rừng gầm giọng động một phương/ Nghe thú: lạc đàn buồn bã lắm/ Nghe ta: mù mịt một quê hương”.
           Dẫu biết rằng thơ với anh như dưỡng khí thường ngày để hít vào thở ra, môi trường trong lành là đồng lúa uốn câu nặng hạt reo vui rộn ràng mùa gặt, là mặt biển xanh dập dờn con sóng,…là cơ hội cho tâm hồn thi sĩ thăng hoa. Cũng như theo quan niệm của Viteslav Nezval: “ Với tư cách nhà thơ, chúng ta không cần hạ thấp yêu cầu của chúng ta với thơ. Thơ cần là chính nó ngay khi chúng ta đặt ra cho nó những nhiệm vụ mới. Ngược lại nữa – chính do có những nhiệm vụ mới, thơ lại càng là chính nó ở mức cao hơn”. Cái cốt ở thơ không là loại thể, vần điệu, cái cốt ở thơ là chính nó gắn liền với cuộc sống của con người với đất nước và dân tộc. Chúng ta tìm được ở Trần Viết Dũng “ Khuyên mình”* với bốn câu kết: “ Dù đời sống hành thơ kiệt sức / Cũng nhoài người ôm giữ trái tim / Còn nhịp đập lẽ nào bất lực / còn yêu thương thì phải cố công tìm”. Nào đâu là lời tuyên ngôn vẫn chắc như đinh đóng cột vậy. Chúng ta sẽ đón chờ ý tưởng cố công tìm của anh trong những tập thơ tiếp theo.
                                           29.8. 2012 / Nguyễn Thị Phụng.
____________
*Tên những bài thơ trong tập.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

NHƯ LÀ CON GIÓ

NHƯ LÀ CON GIÓ

alt
Mưa chiều rừng thông Măng-Đen Kon Tum

Em chỉ là con gió giữ mùa thu
Gom góp lại thành bão dông năm tháng
Giữa đất trời mênh mang phiêu lãng
Bao người thương kẻ ghét cũng mặc đời

Em chỉ là con gió thật xa xôi…

                  21.10.2009/ NTP

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Ngày mai 29.7 năm Nhâm Thìn là ngày giỗ Vua Quang Trung

Ngày mai 29.7 năm Nhâm Thìn là ngày giỗ Vua Quang Trung, không biết các anh chị có đến điện thờ Quang Trung cùng thắp hương tưởng nhớ vị vua ÁO VẢI CỜ ĐÀO đã làm nên chiến thắng đống Đa vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Việt Nam của hơn hai trăm năm trước!
Riêng mình chờ nhóm huongxua.org từ Quy Nhơn lên xe buýt hú một tiếng là có mặt Phụng đi cùng.



VUA VÀ EM*củaTRẦN VIẾT DŨNG

alt
Xưa hòang đế để ria con kiến
Rất thời trang và rất phong trần
Nên chi con gái Thăng Long ấy
Cứ phập phồng ngực công chúa Ngọc Hân

Ta và em lần đầu gặp mặt
Mặt như không mà lòng sóng dậy nhiều
Em đanh đá, em dịu dàng giọng Bắc
Khiến vua, dân đều chết mệt vì yêu

Ta trai Bình Định hơi khô cứng
Rất thật tình riêng phong cách miền Trung
Ô hay song núi sinh người vậy
Mà lúc nào cũng độ lượng bao dung

Và có lẽ mai chia tay buồn lắm
Em ốm o mình hạc Thăng Long
Thương áo trắng đi giữa trời sương khói
Ta đã yêu thôi em cứ an lòng !
                               TRẦN VIẾT DŨNG
(*Trích trong tập thơ Lãng đãng giữa đời của TVD)

alt
Trần Viết Dũng trong chiều 01.8. 2012 lễ hội võ cổ truyền Việt Nam

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

TRĂNG RẰM GIỮA MIỀN QUÊ

TRĂNG RẰM GIỮA MIỀN QUÊ
         Trăng ở miền quê tôi đẹp lắm, cái đẹp tự nhiên của đất trời ban tặng con người. Và con người có quyền chiêm ngưỡng thưởng thức. Có ngắm kĩ mới thấy nó tròn trịa phúc hậu, nó tinh khiết và bình yên đáng yêu làm sao. Giả như có đêm rằm nào đó, những áng mây đen khó tính ganh tị che khuất tầm mắt của người, thì hôm sau hoặc hôm sau nữa, hay tháng sau tháng sau nữa,… trăng vẫn sáng một màu, cái màu vàng ròng bất tận vô giá chảy xuống trần gian khó mà kim cương hột xoàn nào đánh đổi được. Nói đến cái đẹp của trăng không chỉ có rằm tháng giêng đến với ngày hội thơ tình người của đất nước. Cũng không phải là đêm rằm tháng tư của Phật lịch ngàn năm đón chào đấng Thích Ca Mâu Ni ra đời, cứu nhân độ thế, hay chay trai cầu nguyện lòng thành tích đức cho con cháu mai sau. Cũng không phải là rằm tháng bảy lễ xá tội vong nhân, Vu Lan báo hiếu cha mẹ trọn đạo làm con, ơn nghĩa sinh thành. Cũng không phải là rằm tháng tám dành riêng cho tuổi thơ tung tăng rước đèn kéo quân, phá cỗ vui chơi thỏa thích. Nhưng với tôi, giờ đây mới nhận ra được giữa mùa xuân trăng đẹp đến lạ thường!...
      Đó là trăng rằm ở miền quê tôi.
alt


      Khi chiều tím lắng đọng phía chân núi mờ xa thì đằng đông trăng đã hiện ra từ lúc nào nếu lấy thước đem đo phải ước hơn cả hai cây sào dài tính từ mặt đất lên. Trăng lơ lửng giữa cái nền xanh thẳm ngỡ như đang đứng trước biển nhìn ra màu trời nước bằng một giải phân cách đậm nhạt như tranh vẽ. Ô, trăng sáng giữa bầu trời tháng hai!
      Có lẽ lúc này, cả làng quê đều bận rộn. Người thì lo cho bữa cơm gia đình, người thì lo tắm rửa giặt giũ áo quần cho con cái, người thì lo gà vịt vào chuồng, che chắn cho bò heo khỏi lạnh, … Còn tôi, vẫn thói quen thong thả đánh đều tay nhịp bước 30 phút trước khi mặt trời lặn. Rồi chợt nhớ chiều nay quên đi chợ, thế là thẳng hướng ra khỏi cổng làng đến nhà chị Thư mua vài trứng vịt về luột dằm nước mắm chấm rau cải xanh cũng ngon miệng lắm. Nhà chị Thư nằm cạnh quốc lộ 19, gần chợ nhỏ, cách Tháp Bánh Ít chừng hai cây số. Phía trước hiên nhà , chị kê cái tủ bán hàng lặt vặt nào bánh ngọt, mắm muối, thẻ nhang, cặp đèn cầy,… Tôi chờ chị thối tiền cho người ta xong, mới nhắc chị mua thêm bì muối iod nữa. Cạnh cửa ra vào là một cái xách nhựa trong đó đựng hoa tươi, chuối,…Tôi nhắc chị có ai đã để quên, chị Thư nhìn tôi và bảo không đâu em, chút nữa chị chở ra mả cúng dì. Thế là chị cho em đi với, từ hôm dì mất đến nay hơn nửa năm rồi, em thật có lỗi chưa biết mộ dì chỗ nào! Tôi chưa kịp nói không có em ở nhà, sáng đó em đi Buôn Mê Thuột. Chị nhớ có tên em hôm đó mà! Như chứng tỏ chị không bỏ sót danh sách người nào đi phúng điếu má chị. Tôi ngạc nhiên: Trời đất ơi, chị nhớ chi cho kĩ vậy! Theo em chuyện phúng viếng đem đồ lễ đến nhà có tang để thăm hỏi và tỏ lòng thương tiếc đối với người đã khuất là việc làm tự nguyện, sẻ chia, ai mà đòi hỏi chờ người trong gia đình mình mất rồi họ có đi lại không?!... Cũng như đám hỉ thì đến chúc mừng, chia vui, chụp hình gặp gỡ thân tình lại được chén một bụng no nê còn gì sướng bằng. Chị nói một mạch để phân trần: nghĩ như em thì ai nói làm gì, chuyện điếu là việc tang và hỉ là việc mừng đều quan trọng cả. Chị kể dì út Tám ghi ngoài phong bì đi điếu chị ba, cháu Thư nhận. Có người còn nhắn hỏi nó có ghi tên tao đi điếu nữa không. Mà em xem hai nhà cách nhau chưa được trăm mét, dì Tám không đến được thì còn con gái của dì phải không em?! Chị nghĩ đến thắp cây nhang chia buồn với gia đình là chị cảm ơn nhiều… Nhưng chị không bao giờ quên một ai. Tôi hiểu và quý chị như dì ba. Lúc dượng chưa kịp đi tập kết, cơn đau bụng quằn quại trong hai ngày rồi mất, chị Thư mới vừa lên năm. Từ quê chồng Phù Mĩ, dì ba trở về Tuy Phước, chăm chút con gái, âm thầm giúp đỡ bà con hàng xóm, nhất là gia đình người thân có chồng, con đi tập kết. Dì gởi miếng cá, lọ tương, bó rau, cái bánh ít,… và phía sau là câu chuyện liên lạc dượng sáu bị địch bắt ở Pleiku, chuyện trao trả tù binh, chuyện chị Phương lên gặp dượng sáu, chuyện chuyền tay nhau tấm hình từ ngoài Bắc gởi vào mà nén nước mắt nuốt cục nghẹn vào trong. chị Thư học ở dì tính thích cho, gởi biếu. Thường từ chối nhận lại đến phát ghét khi tôi đem những quả xoài đầu mùa chín mọng tươm mật đến. Tôi ra nhà sau lấy con dao gọt vỏ rửa sạch, cắt một miếng đưa lên miệng khen ngọt lắm, cắt miếng thứ hai mời chị mới đưa tay cầm nếm thử rồi tấm tắc: chị tưởng chua chứ!...Tính chị Thư là như thế. Dì ba mất , chị sống một mình nhận chế độ hưu trí hàng với hai triệu bạc tiện tặn cũng đủ cho sinh hoạt cá nhân ở vùng quê này. Gần sáu năm nay chị thừa hưởng thêm hàng quán bé nhỏ tại nhà từ lúc dì ba còn khỏe lắm!...
         Chị tiếp, thường là mùng một, rằm chị đều ra thăm dì, nhưng không đi sớm vì khi cúng xong, nhang chưa kịp tàn, mấy đứa nhỏ chờ sẵn lấy hết chuối bánh, chị không thích điều đó. Em nghĩ coi, cúng xong để tàn nhang chị cũng cho chúng nó ăn, chứ má chị có ăn được đâu, đã đem ra mả cúng thì ai lấy về làm gì. Trên đường đi chị còn kể tiếp chuyện bà Thơm mang hoa quả ra mộ cúng ông Thơm, quay về nhà lấy hộp quẹt, khi ra lại không còn thứ gì đặt lên mộ để cúng nữa em ơi! Bà Thơm khấn vái xin ông thứ lỗi. Chuyện cúng kính nghi lễ với nguời đã khuất đã có từ xưa nay, người sống đối với người mất ngoài cái tình còn hiện vật mới biểu hiện sự quan tâm nữa hay sao! Hương hoa chưa đủ nói hết lòng nhớ thương tử biệt này!...
        Dọc con đường bê tông hơn cây số, trời đêm càng lúc càng sáng hơn, trăng lạnh có phải là hơi sương giữa mùa xuân còn chùng chình luyến tiếc chưa muốn rời xa con người, hay là cái cảm giác vắng vẻ nơi nghĩa địa lúc này chỉ có hai chị em tôi. Đêm trăng hôm nay đâu chỉ là chiếc đèn soi bóng chị dắt chiếc xe đạp chở cái giỏ xách phía sau, tôi lo lắng hỏi:
       - Thế đêm ba mươi, mùng một chị cũng đi một mình à!
       - Thì… một mình có sao đâu em! Chị đem theo cây đèn pin, nhưng cũng có lúc giật mình khi mấy đứa nhỏ núp sẵn trong mả, thấy chị đến, nó chạy trốn chị đấy. Ai xa lạ đâu em, như anh em thằng Lươn, thằng Lịch con bà Thổ trong xóm mình. Đâu phải hộ nghèo. Mà nói thế, nếu chúng nó không lấy về ăn, chỉ để ruồi bu kiến đỗ, mình cũng phải dọn sạch đem đổ ngoài bụi cây. Cười.
         Nghĩa địa làng tôi là một cái gò rộng nằm giữa đồng, thường gọi là gò Ông Trới, cạnh con mương thủy lợi. Thường ban ngày, dù nắng hay mưa, mỗi khi tiễn một người trong làng mất theo tiếng trống đưa ma, tiếng kèn đưa đám réo rắc lòng người, âm thanh là một sự lặp lại không bao giờ thay đổi, không phân biệt giới tính, tuổi tác, giàu nghèo, bước chân tôi cứ nặng nề trên con đường mòn dẫn vào phần mộ đã đào sâu ba lớp đất… cho đến khi hạ huyệt xong, mỗi người vốc một nắm đất đắp thêm cho phần mộ vun cao, rồi hồi trống kết thúc số phận một con người, thì ai về nhà nấy, lòng trĩu nặng bâng khuâng. Lần đầu tiên tôi đi thăm mả dì ba, cũng là lần đầu tiên đến nghĩa địa vào ban đêm. Không phải là đêm ba mươi, đêm rằm tháng hai, trăng sáng vô cùng. Bốn bề im ắng, im ắng đến lạ lùng. Thường giữa đồng không như thế này, ếch nhái rộn ràng trò chuyện, nhưng từ hôm tết tới giờ trời chưa mưa. Cũng không có tiếng vạc kêu đêm, tiếng chim lạc bầy gọi nữa. Chỉ có gió, gió thì thầm với tóc với áo rồi len lỏi vào sống lưng tôi, tôi rùng mình nhìn dáng chị Thư mảnh khảnh nhỏ nhắn trong bộ đồ màu đen, dựng chiếc xe đạp,  lui cui chiếc xách bên tay rồi bước đến phần mộ trước mặt bảo má chị nằm đây nè em. Chị vói tay lấy cây chổi phía trên quét sạch trước cửa mộ, đặt cây đèn hột vịt bật lửa thắp sáng  cạnh tấm chân dung của dì. Bên phải là lọ hoa cúc, bên trái là đĩa chuối mốc to chín vàng cùng hai phong bánh bột huỳnh tinh mà lúc sống dì ba rất thích ăn sau bữa cơm, uống ngụm nước trà cho thơm miệng. Chị Thư thắp ba cây nhang rồi lâm râm khấn như thầm thì điều gì với mẹ. Tôi cũng thắp nhang cho dì tự giới thiệu tên mình, cầu mong linh hồn dì sớm siêu thoát nơi miền cực lạc, còn chốn dương trần thì chúng con cố gắng sao cho trọn bổn phận làm người. Đôi mắt nghiêm nghị của dì từ lúc nào sao giờ lại nhòe đi, hay khói hương làm cay mắt, hay dì xúc động có đứa cháu đến thăm dì giữa đêm rằm, hay dì còn muốn nhắn nhủ điều gì nữa!.. Ngọn đèn dầu ấm áp soi rõ khuôn mặt của ba người. Người nằm dưới mộ sâu kia một đời trọn vẹn thủy chung với chồng con, với cách mạng. Và chính vì thế, từ ngày giải phóng, chị Thư được tiếp tục đi học bổ túc văn hóa, được học chuyên ngành ngân hàng, là cán bộ kho bạc Nhà nước của huyện cho đến ngày nghỉ hưu. Và đến khi ánh vàng đêm trăng âm thầm vô tư chảy mãi miết trên mái tóc hai chị em chúng tôi, gió lùa vào khoảng lặng, chị mới đứng lên cắm nhang các mộ phần xung quanh cũng không đủ, hương theo gió kép kín các mộ phần khu nghĩa địa. Những cái mả gió (còn gọi mả cô hồn) nằm cạnh dì ba cũng được chị Thư cho người xây lại theo hình chóp nón chừa một lổ nhỏ để cắm nhang, chị đặt lên đó một nhánh chuối nhỏ rồi lâm râm khấn: xin người láng giềng để má tôi được nằm bên cho vui. Chị vừa cười vừa đưa tay chỉ cho tôi xem phía trên phần mộ dì ba là một ô hình chữ nhật được xây một lớp đá chẻ ngay ngắn là nơi mà những người làm mộ cho dì ba đã chọn dành cho chị sau này, rồi chị nói không có nằm ở đó đâu. Tôi ngạc nhiên: A, thì ra chị sống suốt đời?!... Chị đang nghĩ( mà nói riêng với em thôi) là sẽ hiến xác, nhưng chưa biết cách nào đây! Tôi phì cười, đến lúc đó, chắc gì nội tạng chị đảm bảo đủ 100% không đấy! Chị dứt khoát với tôi là đủ 100% tốt lắm, chị không đau bệnh gì, kể cả… chị ngập ngừng không nói tiếp. Tôi đùa kể cả còn…con gái chứ gì! Ha…
        - Mà sao chị ở một mình?
        - Ở với má chứ sao một mình, em khéo hỏi.
        Được thể tôi mạnh dạn hơn, đây là điều chưa ai dám mở miệng về chị:
        - Không, em muốn biết tình yêu của chị kìa!
        - Chị mang trầu cau đi hỏi mà người ta không chịu, không ưng, nên chị ở vậy. Rồi chị đánh lảng, em lung tung quá.
        - Em mà nghe chị nói sớm cái quy định chế độ mẫu hệ áp dụng và duy trì cho người kinh lại hay đó nghen. Bọn đàn ông chỉ có nước ế vợ như chơi, lúc đó “ mua về mà bỏ trong lồng cho kiến nó tha”.
        Cả hai chị em thoải mái thư giản giữa nghĩa địa chỉ có trăng mênh mông, trăng nhìn xuống, trăng im lìm, trăng ngờ vực, trăng ngậm ngùi,…
       Điện thoại reo: em đang ở đâu? Ra ngoài xem trăng đêm nay đẹp lắm, tròn lắm, to lắm. Thời sự VTV1 mới đưa tin đây! Đâu phải bây giờ tôi mới ngắm trăng, tôi đã ngắm từ lúc chiều, trên đường ra nghĩa địa, trong nghĩa địa và đang về nhà đây. Quả thật trăng đẹp. Tôi có thể khẳng định chỉ có miền quê trăng mới đẹp, màu vàng lung linh vô tận, công bằng sẻ chia cho tất cả không phân biệt với một ai, cái đáng trân trọng của tự nhiên là như thế. Ngọn đèn đường lúc này tự thấy mình có thừa ra không? Tôi không dám đề cập đến việc tiết kiệm điện, với tôi, chỉ có ngọn đèn thiên nhiên mới là trong lành,vĩnh cửu.
       Đêm nay, ngồi trên ghế đá trước nhà, trăng đi ngang qua đỉnh đầu, mà sao tôi chưa buồn ngủ được. Tôi cũng chẳng vướng bận lo âu một điều gì, con cái cũng đã lớn, ngoài đồng lương hưu hàng tháng nhận về tiêu hết là xong. Tôi cũng chưa nghĩ như chị Thư lo đến cái chết cho mình, mà quý chị ở cái tình đi mua từng lạng đinh về đóng từng cái đòn nhỏ cho hết người này đến người kia, bỏ vào bao đem tặng nhà chùa để khi ngày giỗ các bổn đạo vào bếp ngồi nấu nướng cho đỡ mỏi chân. Chị phân loại tặng mấy cái đòn nhỏ cho các cháu ngồi mua bán đồ hàng với nhau, dành những cái đòn lớn xếp chồng lên ngay ngắn để ngay trước hiên nhà mình cho anh chị em công nhân sáng sớm ngồi chờ xe đưa đón, còn bảo tôi lúc nào đi Sài Gòn lên ngồi đây chờ xe cho đỡ mỏi chân nghen! Những cái đòn làm ra từ việc tận dụng những miếng gỗ vụn, gỗ tạp chị mua về nấu nước mà làm nên sự quan tâm thật đơn giản trong cuộc sống đời thường. Nhưng tôi làm sao quên được vào những buối chiều cái dáng chị đang ngồi đóng đòn, mắt cứ nhìn chừng sang bên kia đường, rồi vui vẻ đứng lên bảo chờ chút theo sau tiếng gọi: Bà hai ơi, dắt cháu qua đường! Đó là tiếng của mấy cháu nhỏ trong xóm đi học về, mà cha mẹ chúng còn bận đi làm chưa đón kịp. Nếu như hồi đó…chị cũng có những đứa cháu như lũ trẻ bây giờ gọi bằng bà nội, bà ngoại kia! Nhớ trên đường đi về, hai chị em chậm bước, chị kể hồi đó anh với chị yêu tha thiết lắm chứ. Lại còn…nữa chứ em! Mà sao thời con gái, lúc đó chị ba mươi rồi, chị cũng chờ và khao khát cho anh, thế nhưng đến hai lần, anh chưa hòa tan trong chị được. Cứ vật vả bên ngoài, chị khó chịu bức bối vô cùng, chị thèm chút hơi hướng đàn ông sao anh không cho, không đáp lại. Chị vẫn thấy mình đẹp, cũng duyên dáng dễ thương quá đi chứ! Hay là chị nghèo, gia đình anh cũng thuộc diện cơ bản mà. Rồi anh theo sự sắp xếp của mẹ lấy vợ. Vì anh là con một trong gia đình. Cô bạn học cùng lớp cùng làng với mình. Chị giận và sợ đàn ông ghê lắm. Chị không muốn gặp mặt, còn anh lại lẫn trốn chị. Năm sau, đứa con đầu tiên của anh ra đời là cháu gái thật dễ thương, kháu khỉnh lắm em ơi!...Lâu lâu chị cũng sang bế, nựng nịu cho đã thèm. Nhưng mà lạ con bé không bình thường như những đứa trẻ khác, lớn lên quặt quẹo chân tay dần theo năm tháng, không đứng được. Đi bệnh viện xét nghiệm mới biết cháu bị ảnh hưởng chất dioxin từ những năm bảy mươi anh đi bộ đội!...
       Tôi lại tiếc, sao lúc nãy chị Thư nài tôi ở lại dùng cơm chay với chị, có thể còn được nghe chị kể thêm về thời xưa nữa kia, nhưng tôi dị ứng món xì dầu, xin phép ra về. Ngày mai đi sớm xuống chợ cảng Quy Nhơn mua cá cơm mùa này về làm nước mắn để dành ăn lần trong những tháng mưa. Nghĩ một mình cũng phải lo xa đấy chứ!
       Trăng giữa vòm trời xanh đã chênh chếch bóng phía sau nhà.
                                      Rằm tháng hai, 2011- Nguyễn Thị Phụng.                

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012


Họp mặt cùng Lê Văn Hiếu ở nhà Phunglimon


Nhà thơ Lê Văn Hiếu đọc thơ

Nhà thơ Nhã Thiên đọc thơ

 

HƯƠNG XƯA MỪNG ĐẶNG THẾ LỘC



Thoáng bâng khuâng ... Viết bởi Nguyễn Kim Chức


Thoáng bâng khuâng ...
Viết bởi Nguyễn Kim Chức   
Thứ sáu, 29 Tháng 6 2012 20:01
alt

Bồng bềnh ngọn sóng
Bồng bềnh dòng tóc
Bồng bềnh làn mây vợi xa tít nơi chân trời.
Ngập ngừng giọt nắng
Ngập ngừng lời hát
Ngập ngừng làn nước mát xanh biếc

Thì thầm ngọn gió
Diệu kỳ vỏ ốc
Mơn man hài xinh thần tiên

Em,một chiều miên man
Ta, một chiều cứ ngỡ bước chân hoang vườn xưa địa đàng ...
Chợt nghe tàn phai chiều mơ

Em chắc gì vu vơ
Ướt dại khờ của loài rong xứ Vũng
Trái đất mang hình con thuyền thúng
Thiên hà là đại dương mênh mông

Hải âu chao làm con nước ròng
Rơi lặng lẽ giữa dòng viên đá cuội
Theo vạt nắng ngày xuôi về bến đợi
Bâng khuâng chiều
Hòn Sẹo
thoáng bâng khuâng ...

HƯƠNG XƯA THAM QUAN HÒN SẸO 26.6.2012



CHO TÌNH EM KHAO KHÁT


CHO TÌNH EM KHAO KHÁT
             
Tặng anh Bạch Xuân Lộc

Nào mắt thường đã thấy
Gió có eo bao giờ
Ôi quê mình Nhơn Lí
Eo Gió đẹp bất ngờ!

Gió nói gì vớí núi
Những đêm trăng chùng chình
Núi đã thành Hòn Sẹo
Khát tình anh tình anh!
26.6.2012/ Nguyễn Thị Phụng

BẠCH XUÂN LỘC với tập thơ NƯỚC MÁT


Đường ra Nhơn Lí



Khám phá đảo Hòn Sẹo của Lê Lào


Khám phá đảo Hòn Sẹo

Hòn Sẹo một hòn đảo rất đẹp trên bán đảo Phương Mai, thuộc địa phận xã Nhơn Lý, cách Trung tâm thành phố Quy Nhơn 15 km về hướng đông bắc, là một trong 32 hòn đào tiềm năng của ngành du lịch Bình Định, nơi đây còn khá nguyên sơ, kỳ thú và không có người ở. Từ khi du lịch biển đảo được chú ý, tour du lịch khám phá bán đảo Phương Mai đi vào hoạt động hòn Sẹo được biến đến như một điểm du lịch dã ngoại biển đảo kỳ thú ở Bình Định.
alt
 
Từ trong đất liền nhìn ra, hòn Sẹo tựa như con thuyền khổng lồ đang tiến vào bờ. Cho đến bây giờ, hòn Sẹo vẫn là ốc đảo hoang sơ, chỉ có cây dại, ghềnh đá với nhiều loài hải sản và nhiều loài chim sinh sống, ở đây không có nhà dân, tuy nhiên nơi đây được tạo hóa ban tặng cho một bãi đá khá rộng và bằng phẳng với vô số viên đá đủ màu sắc chồng xếp lên nhau, qua thơi gian được sóng biển mãi dũa tròn trịa vừa bằng nắm tay trông rất đẹp và lạ mắt, thú vị đối với du khách ưa thích khám phá. Bãi đá xinh đẹp và quyễn rũ này được người dân địa phương gọi là bãi đá đẻ bởi theo cách lý giải của họ bãi đá ngày một nhiều ra qua năm tháng. Đá ở đây được nhiều người dân trong vùng và du khách thập phương thấy đẹp mang về làm kỷ niệm hay trang trí nhà cữa, hòn non bộ… thế nhưng bãi đá này không bao giờ hết đá, quả là một bãi đá độc đáo và có lẽ là duy nhất ở Bình Định. Cách bãi đá khoảng 10m nằm sâu trong chân núi thiên nhiên cũng ban tặng cho nơi này một hang đá khá rộng, và thoáng mát cùng lúc có thể chứa được khoảng hàng trăm người. Tất cả tạo thành nơi dừng chân, tắm biển, thư giản, nghĩ mát và ăn trưa vô cùng hấp dẫn đối với du khách.
Để khám phá Hòn Sẹo, bạn có thể đi bằng dịch vụ ghe thuyền của các doanh nghiệp lữ hành hoặc thuê ghe của ngư dân đánh cá tại Nhơn Lý. Nếu xuất phát từ bãi biển Nhơn Lý thuyền sẽ đưa du khách qua Eo gió, đảo Yến chạy chừng 20 phút là du khách đặt chân lên đảo, còn đi từ cảng Quy Nhơn ra du khách mất khoảng hơn 1h là tới nơi.
Ấn tượng đầu tiên ở đây là nước biển gần đảo trong vắt, bạn có thể nhìn thấy những tầng san hô, tảng đá ngầm nằm dưới đáy rất đẹp, lạ mắt, những đàn cá đủ loại màu sắc sặc rỡ tung tăng bơi lội dưới làn nước trong suốt kỳ ảo. Xung quanh đảo những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau, bạn phải vượt qua những tảng đá này mới leo dần lên được đỉnh.
alt
Đứng ở Hòn Sẹo, du khách có thể nhìn bao quát được cả một vùng trời biển bao la. Bạn hãy mở căng lồng ngực, tha hồ tận hưởng luồng gió mát rượi của đại dương ban cho. Từ đảo nhìn vào bờ, bên tay trái là dãy Phương Mai đâm sầm ra biển, xa xa về phía tay phải là Eo gió, đảo Yến và những đồi cát vàng ươm chạy dài bất tận. Hòn Sẹo lý tưởng cho những ai thích loại hình du lịch khám phá, mạo hiểm. Ở đây bạn có thể cắm trại, vượt ghềnh, ngắm cảnh, câu cá, chế biến và thưởng thức những món ăn đặc sản vừa đánh bắt được.
Điêu thú vị khi đứng ở vị trí này du khách có thể thấy được từ Eo gió, đảo Yến và cả bán đảo phương Mai như đôi cánh tay khổng lồ ôm lấy vòng cung biển. Muốn ngắm cảnh Hòn Sẹo nên đi vào buổi Bình Minh hoặc buổi chiều là đẹp nhất, bởi bạn sẽ thấy được hoàng hôn và ráng chiều trên biển tuyệt đẹp. Nếu muốn ở lâu hơn để thả lưới và câu cá, bạn có thể đi vào buổi sáng, nên chuẩn bị vài chiếc cần câu và mồi, đôi khi may mắn, bạn sẽ câu được những chú cá lớn, rất thú vị.
Hoặc bạn cũng có thể với ngư dân trên biển có những chuyến trải nghiện đâm chình, săn cá, cùng với ngư dân chế biến những món hải sản tươi và thưởng thức ngay trên đảo thật là điều hết sức thú vị.
Khu vực này có nhiều ốc, hàu biển và đặc biệt là nhum biển (ngư dân gọi là nhím biển) nằm ẩn mình trong những khe đá. Nếu không quen và lần đầu tiên nhìn thấy, dễ có cảm giác “khiếp”, vì thân mình chứa đầy gai góc, đen nhánh, to và tròn như những quả cầu gai vì thân tròn có nhiều gai nhọn. Nhum biển được xếp vào loại hải sản quý, được người dân địa phương và các nhà hàng chế biến thành những món ăn ngon, nhiều chất dinh dưỡng.
Khi tham quan, thưởng ngoạn và khám phá sự hoang sơ kỳ thú của đảo hòn Sẹo du khách còn được trải nghiệm, khám phá các hòn đảo và danh thắng độc đáo của vùng ngày như: đồi cát Phương Mai, Eo gió, Đảo yến và một số hòn đảo phụ cận khác.
Du khách đến du lịch và khám phá hòn Sẹo và các hòn đảo gần bờ thuộc bán đảo Phương Mai hãy liên hệ: Công ty TNHH lữ hành Golden – Life – 43A Lê Thánh Tôn – Quy Nhơn – Bình Định, Công ty Du lịch Miền Trung – 214  Nguyễn Thị Minh Khai -TP. Quy Nhơn – Bình Định, Công ty Du lịch Đất Võ –  09 Phan Huy Chú  - Quy Nhơn – Bình Định.
Lê Lào

CÀ PHÊ GIA NGUYỄN VỚI BẠCH XUÂN LỘC


DU DƯƠNG THƠ NHẠC ĐÊM HÈ


 DU DƯƠNG THƠ NHẠC ĐÊM HÈ
        Đầy kỉ niệm khi chợt nhớ lúc “chia tay trong đêm mùa hè gió nói gì với hàng me…” để rồi “ ba thu dọn lại một ngày dài ghê” nhưng nào được một ngày! Chỉ có một đêm, và thật chính xác chỉ khoảng năm tiếng đồng hồ mà thôi. Nhưng với tất cả sẽ chẳng bao giờ quên như lời giới thiệu của Bùi Chí Vinh viết phần đầu tập thơ “Dạo đàn bên sông”: “Trong vòng hai năm, anh chàng sinh năm 1956 tuổi con “khỉ khô” ấy đã tự biến mình từ một “cục đá” thành Tề Thiên Đại Thánh. Chớ gì nữa, trong vòng hai năm gã đã hùng hục viết “đầy khổ sở như xưa” nhưng cuối cùng cũng gom lại đủ một tập thơ nên hình nên dáng”. Còn tôi nhắc lại “gã đã hùng hục viết “đầy khổ sở như xưa” có nghĩa là anh làm thơ từ rất trẻ, trẻ lắm tuổi học trò hơn bốn mươi năm về trước, ngày ấy chép thơ bằng bút mực lá tre, theo như nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ xúc động sẻ chia đã nâng niu gìn giữ sản phẩm tâm hồn anh đến ngày nhạc sĩ Đỗ Ngọc Hoánh, chồng của chị ngồi miệt mài gõ lại bài thơ “ Đâu còn hình bóng tình nương” và phổ nhạc: “ Bỗng muốn về thiên cổ/ đi khắp cả núi rừng/ Đi tìm hình bóng cũ/ Hình bóng của tình nương/ Bỗng muốn là hạt bụi/ Bay phủ khắp đất trời/ Tìm em trong bão nổi/ Em đâu rồi em ơi!/ Giờ thôi không muốn nói/ Làm hạt bụi trong mưa/ Giờ thôi không muốn nói/ Quay về với nghìn xưa/ Bởi em vừa ghé mộng/ Tim tôi vừa đảo điên/ Em dang đôi tay rộng/ Lùa tôi chạy khắp miền/ Tình nương về đứng đó/ Vạt áo đẫm sương đêm/ Vai gầy trăng im ngủ/ Đôi mắt dại đê mê/ Tôi bước ra ngoài mộng/ Bốn bề lạnh mưa rơi/ Trời buồn cơn mưa động/ Tôi buồn như ma trơi”. Tác giả bài thơ ấy không ai xa lạ chính là anh Văn Công Mỹ vừa xuất bản tập thơ Dạo Đàn Bên Sông. Và cũng như những lần họp mặt khác, không khí cà phê Gia Nguyễn- Quy Nhơn là nơi gặp gỡ thân tình ấm áp cho anh Văn Công Mỹ gởi gắm bao điều muốn nói về THƠ của mình.
alt
Văn Công Mỹ tặng hoa cho Kim Chi

         Tôi vừa kịp chuyến xe buýt đến nơi sớm hơn mười lăm phút. Bên ngoài nơi đón tiếp đã đủ những gương mặt thân quen. Cây bút văn xuôi trẻ Trần Minh Nguyệt, “phóng viên” Trần Long Thạch cùng các nhà thơ đất An Nhơn như: Nguyễn Như Tuấn, Bùi Hoài Vân, Phạm Văn Phương,…Người thơ Văn Công Mỹ lại tiếp tục giới thiệu những người bạn của anh từ thời phổ thong vừa đến. Tôi kịp thời phả tay anh để không nhắc đến tên mình, nhưng tôi tinh nghịch hỏi ngược lại “ - Có nhớ em không nào! Em chưa cho bắt tay đâu!”. “ - Ô, em của Trướng chứ ai xa lạ!”. Thì ra, thầy hiệu trưởng năm xưa của trường cấp 1&2 Phước Hưng thuở nào, giờ là Phó chủ tịch UBND tỉnh, vẫn thân tình cốt cách của người dân Tuy Phước quê tôi. Các “phó nhòm” săn ảnh cho máy chớp sáng lia lịa trước mặt mọi người. Chúng tôi không thể ngắm thêm cây muồng vàng giữa lối đi vào vẫn trổ hoa khoe sắc, cây sa-ke lá xanh mãi theo tháng năm. Giờ khai mạc đã đến tất cả vào phòng chính cho buổi ra mắt tập thơ Dạo Đàn Bên Sông. Nhà thơ Trần Viết Dũng dẫn chương trình có phần hài hước đầy tự tin, bảo khi lời tôi không trôi chảy, suôn sẻ thì các bạn cứ la ó lên cho sinh động, hoặc phản đối bằng cách ném hoa hồng tới tấp vào, tôi xin chịu đựng. Haha. Ôi chao, MC nhà thơ đất võ khôn đáo để!...
       Mở đầu giới thiệu thơ Văn Công Mỹ với bốn câu trong bài tứ tuyệt Chào Buổi Sáng:
                       Sớm mai nổi hứng ra vườn
                       Đi cho hết cõi vô thường xem sao?

                       Đi từ bước một chiêm bao
                       Thêm hai, ba, bốn,…té vào trăm năm

        Giọng MC cũng là giọng đọc thơ diễn cảm, tiếp bài thứ bảy mươi hai:  
                       Cuối năm Đà Lạt
                       Anh hóa… lạc đà
                       Trên lưng, cái bướu
                       Chở đầy cỏ hoa / (Tháng chạp).
          Nhà văn Lê Hoài Lương không chỉ với bài cảm nhận sâu sắc về tập thơ Dạo Đàn Bên Sông, biết so dây dạo đàn cho người cho mình để khám phá những bước đi của mỗi người trên từng chặng đường ngập sắc hoa, nhưng phải vượt qua bao chông gai vất vả, những chiêm nghiệm về cuộc đời, tiếng hát của anh không chỉ gợi lại tình yêu trong bài hát “ Thuyền Và Biển”: Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông dường nào, chỉ có biển mới biết, thuyền đi đâu về đâu...”  Kí ức ùa về, chàng thi sĩ đa tình nhắc lại ý của Mỹ Nữ và Ngọc Hoánh bàn về chuyện kết hôn: Còn chần chờ gì nữa, chị Xuân Quỳnh đã nhắn gởi Văn Công Mỹ với người bạn gái Trần Thị Thanh hãy cưới đi là vừa! Còn tôi nào quên được bài thơ tứ tuyệt mà Lê Hoài Lương đã đọc:
                   Những người bạn gái ngày xưa
                   Khăn len, áo thắm khi chưa lấy chồng
                   Giờ son phấn nhớ má hồng
                   Giờ tôi già chát đèo bòng cố nhân
 / ( Những Người Bạn Gái)

         Với hai tiếng “cố nhân” trong Dạo đàn bên sông được Văn Công Mỹ trân trọng khi “em” chợt đến cho đất trời trổ hoa, cho tứ thơ anh bay bổng mà mình rất tâm đắc: Bỏ sau lưng già cỗi/ Vườn yêu lại nảy chồi  Trái tim anh biết đói/ Uống ái tình trên môi”/  (Tháng ba và Em). Những bài thơ viết về “cố nhân” cứ trào dâng trong cảm xúc người đọc. Anh nào làm thơ nịnh vợ, mà nghĩa vợ chồng trăm năm đã được gầy dựng từ tình yêu thuở nào khi anh cùng người bạn đời mình đứng bên cạnh chị Quốc Tuyên (Admin huongxua.org) muốn gặp gỡ và giao lưu. Cái điều ngược lại chị đàn anh hát cho âm hưởng bài ca là những nốt nhạc thanh trầm chắt chiu năm tháng thủ thỉ, vỗ về: Già cuộc phù sinh mộng tưởng/ Lòng sen đột ngột tinh khôi/ Cõi người mênh mang vô lượng/ “Hành phương Nam” vẫn đủ đôi! (Thơ Tặng Hiền Thê).
        Mặc dù đoạn đường hơn sáu trăm cây số từ Quy Nhơn- Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, ngỡ xa mà gần lắm. Văn Công Mỹ đứng giữa tình yêu thương của những người bạn cùng lớp, cùng quê, các anh chị em trong CLB Văn học Xuân Diệu, trong huongxua.org, trong cuongde.org và cả trong cuộc sống đời thường bằng lời tri ân chân tình sâu sắc. Nghe thơ, đọc thơ, ngâm thơ, đan xen những bài hát được phổ nhạc từ thơ anh, thơ Xuân Quỳnh, Vũ Hữu Định, Nguyên Sa, Ngô Đình Vận, Phan Huỳnh Điểu… của những ca sĩ không chuyên như Tâm, Bích Ái, Kim Chi, Cao Kỳ Nam, Diệp Thái Thôn, Thân Trọng Hoài, của MC Trần Viết Dũng, của Quang Khanh chủ nhiệm CLB Vh Xuân Diệu đứng đầu ê-kíp tổ chức chương trình cũng như khâu “hậu cần” của cô chủ cà phê gia Nguyễn cùng tất cả bạn bè chung tay với anh đã làm nên buổi họp mặt ra mắt tập thơ Dạo đàn bên sông của anh Văn Công Mỹ thành công tốt đẹp.
alt
Từ trái sang: Mỹ, Hoánh,...., Nam, Lương, Khanh và Dũng.
           Lúc này không còn phải dạo đàn bên sông nữa, mà tiếng đàn của Văn Công Mỹ lung linh trên sắc phượng hồng hai bên đường An Dương Vương cho tôi xao xuyến không nguôi trong tiếng hát của Trần Hà Nam trở về tuổi học trò ngà ngọc tiếc nuối: “Em chở mùa hè của tôi đi đâu”, nhưng không làm sao quên được bài cảm nhận của Trần Hà Nam với hai câu thơ trong bài Vết Cắn của Văn Công Mỹ: “ Yêu em cứ cắn vào môi/ Dẫu mai có chết đã đời dấu răng”. Rồi giọng ngâm của Thu Hà thánh thót ngân nga cứ đọng lại đâu đây trong bài Mưa Nơi Xứ Q. “… Giờ về Q. hứng mưa đêm/  Tự nhiên bỗng thấy mình thèm vu vơ/ Thèm mê em, thèm mê thơ/ Thèm dầm mưa đến dại khờ kiếp sau…” dịu êm trên từng chặng đường Xuân Diệu, ngoài xa kia là biển lặng lấp lánh vài ngọn đèn đêm hè, đủ làm tôi giật mình khi anh bạn cầm tay lái quay lại nói: Giờ này mình ra cầu Thị Nại chơi nghen! Hay biết cái tính ham vui, thích ngắm cảnh của tôi mà anh rủ rê, sớm tranh thủ trên đoạn đường dài chuyện trò thêm cho đỡ buồn. Nhưng không thể nào lãng đãng với anh được, nên kèm theo sau tiếng dạ cùng thông tin tế nhị: Tính em thích khoe, anh chở em ra cầu Thị Nại lúc này thì thế nào ngày mai ai cũng biết!... Anh lặng im cho xe rẽ sang Nhà Thờ Lớn, rồi chuyển đề tài, theo Phụng thế nào là hạnh phúc? Ô, hạnh phúc là những gì đơn giản nhất như anh chở em đến nhà Nguyễn Thị Tiết đúng giờ!...
                                                     20.6.2012. Nguyễn Thị Phụng. 

DẠO ĐÀN BÊN SÔNG của VĂN CÔNG MỸ



Đây là phần giới thiệu về buổi ra mắt tập thơ
DẠO ĐÀN BÊN SÔNG của VĂN CÔNG MỸ.(MC TRẦN VIẾT DŨNG )(Vì thiếu ánh sáng nên trong clip có chỗ bị mờ
nhưng âm thanh vừa đủ nghe! He...)



Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

CÁI TỘI CHIA ĐÔI

CÁI TỘI CHIA ĐÔI
alt
       Người ta thường bảo “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng tôi nào phải con sâu đâu. Đương nhiên được bạn bè gọi tôi là nhà giáo, chính thức là nhà giáo kể từ khi tôi tốt nghiệp đại học sư phạm ra trường. Những đứa con tôi chẳng bao giờ thích đọc truyện ngắn hay thơ văn như tôi từ thuở bé. Tôi bảo thơ văn làm cho đời sống con người phong phú. Các con tôi cười bố già còn rảnh lắm. Dù có rảnh hay bận rộn công việc tôi vẫn là người vừa có tên vừa có tuổi. Cái tuổi Nhâm Thìn lúc mới sinh ra, cả gia đình dòng họ luôn ưu ái cho cái chức Trưởng nam, nhưng thực sự tôi là đứa con út trong gia đình. Chưa đến tuổi đi mẫu giáo, chưa biết đọc biết viết, tôi thực hành thành thạo những bài toán về phép so sánh khi mẹ chia quà. Nhưng có một điều tôi hay bắt phần nhiều hơn, lớn hơn. Còn ba chị gái tôi cứ lườm lườm tôi khi mẹ nói nhường em phần hơn vì các con lớn tuổi hơn đã ăn nhiều rồi. Tôi nhớ khi cha tôi đi ăn giỗ về  mở gói quà ra có năm cái bánh ít. Phần tôi được hai. Các chị tôi ý kiến cha mẹ chẳng công bằng. Nhỏ tuổi cái dạ dày cũng nhỏ thì ăn ít hơn. Tôi cãi lại nhỏ thì ăn nhiều để cho mau lớn bằng các chị chớ!... Phép chia đã hình thành trong tuổi thơ tôi kể từ khi tôi có cảm giác ngon miệng và no bụng mình.

        Biết tôi là nhà giáo, ăn nói lưu loát ai cũng nghĩ hồi nhỏ học giỏi văn lắm. Nhưng thực ra tôi lại giỏi toán. Thang điểm hồi đó ở miền Nam tính 20/ 20 chứ không phải 10/10 như bây giờ. Cứ 18/20 hay 19/ 20 chưa  bao giờ có được 20/ 20 vì cái tội không nháp trước rồi mới chép lại vào tờ giấy kiểm tra. Còn thằng nhỏ bạn ngồi bên chỉ việc đưa mắt chép lại nên bài nó sạch sẽ. Có lúc cô Nhân dạy toán còn bảo tôi không được xem bài bạn, bởi tôi hay nhìn chừng Nó chép tới đâu rồi. Tháng sau cô tách tôi và Nó ra, điểm toán của Nó chỉ còn 4/20, còn cô giáo ngạc nhiên thằng Nhâm Thìn này giỏi toán nhất lớp. Ngược lại, điểm làm văn tối đa của tôi cũng chỉ được 6/20. Tôi lại tiếp tục hợp đồng với thằng Nọ giỏi văn ngồi bàn trên. Lần đầu tiên tôi với Nọ đã không những bị điểm 1/20 mà bị cảnh cáo trước lớp bài viết giống nhau từ cách mở bài, thân bài và kết bài.
         Đậu xong tú tài toàn (bây giờ là tốt nghiệp lớp mười hai) tôi thi vào đại học Sư phạm Sài Gòn vừa gần nhà đỡ tốn kém trong chuyện đi lại hay thuê phòng trọ. Lớp toán của tôi duy nhất có được mười lăm nữ và ba mươi lăm nam. Con gái đã học giỏi toán lại đẹp nữa, thằng nào cũng phục sát đất, mỗi thằng đều nghĩ làm cách nào để chiếm được trái tim các kiều chân dài, tha hồ thả tình theo gió bay hôn lên tóc, lên mắt, lên môi, đọng lại cái lúm đồng tiền, dán chặt vào cái răng khểnh. Mà gió cứ trượt dài lên đỉnh núi mây ngàn nào kia, sao gió không bám theo sau những gót chân son tròn trịa ấy. Tôi học tập thả tình theo những trang tiểu thuyết và bắt đầu làm thơ. Quả là làm thơ rất khó, gần nửa năm học mới có được một tứ thơ. Chiều về nhà, thấy mẹ đứng chờ ở cổng:
        - Nay con trai mẹ về sớm!
        - Dạ.
      Rồi mẹ len lén nhìn vào nhà như sợ ba tôi nghe thấy, ghé sát tai tôi “ Con bị chép phạt hả?!” Tôi lớn tiếng:
        - Mẹ bảo chép phạt cái gì, con không hiểu!
        - Lại giấu mẹ nữa, lúc trưa mẹ lau nhà thấy có mấy tờ giấy rơi xuống đất, mẹ nhặt lên cho con. Toàn là thơ bốn câu giống nhau, không phải chép phạt là gì! Con trai ơi, cả đời mẹ cho con ăn học là mong con bằng bạn bằng bè, ai lại vào đại học cũng còn chép phạt như hồi học ở  tiểu học, phổ thông vậy con!...
       - Không phải đâu, con thấy thơ hay chép cho thuộc đó mà.
       Tôi trấn an mẹ, nhưng thực ra mục đích là thả hồn thơ của tôi vào các nàng cũng ưng ý: “ Trăng vàng ngã bóng ngoài hiên/ Thương em khác họ tơ duyên mặn nồng/ Hè xanh phượng thắm má hồng/ Em ơi thấu hiểu anh trồng cây si…” và ghi bút hiệu bên dưới: Mặt Trời Xanh. Để tránh sự đụng độ nhầm lẫn một em có thể nhận hai bài thơ giống nhau, tôi đánh dấu ghi tên và trình tự hẹn gặp khác giờ gieo thơ cho nàng. Đến tờ giấy thứ mười lăm, Ngọc Sương nhõng nhẽo chỉ có thơ không thì em… còn khát nước, đói bụng lắm! Tôi được dịp là gã đàn ông biết ga-lăng, cuối tuần mời em sinh tố và phở nữa đấy. Nhưng hôm đó tôi phải trả đến cùng một lúc mười lăm tô phở, mười lăm li chè đậu xanh nước dừa cho mười lăm nàng đã lén thông báo phá hoại túi tiền của tôi tích lũy mấy tháng trời!... Tôi định xuất chiêu bài “Chuồn” nhưng như thế thì…còn đến ba năm học nữa mà chí làm trai dặm ngàn da ngựa như vậy chỉ có chờ đất nứt chui xuống là xong! Bài học dại gái làm sao bắt thang lên hỏi ông trời được, cũng đâu dám sẻ chia cùng ai!... Tôi đành mượn văn xuôi bày tỏ hết cảm xúc của mình. Nhưng chỉ là những dòng nhật kí, viết đọc rồi xé bỏ vào giỏ rác.
          Thế mà đã bốn năm, tôi ra trường về công tác ở một trường trung học ngoại ô Sài Gòn. Hằng tuần mới về nhà một lần, căn nhà trọ tôi ở gần trường, các nữ sinh được dịp ra vào nhờ tôi chỉ toán. Còn mấy cô đồng nghiệp xinh xắn dịu dàng cứ ngấp nghé xếp hàng trước nhà, tôi nào chọn một ai! Người mà tôi để ý là cô Nhung bán cơm bình dân luôn dành cho tôi những đĩa cơm thơm nóng sốt dẽo đầy ắp ấm no cả cái dạ dày. Cô chào tôi đâu chỉ ánh mắt mà còn với nụ cười lộ cả hàm răng hột lựu trắng đều đặn lắm. Năm năm ăn cơm bình dân đi dạy, tôi dành dụm được một số tiền đem về cho mẹ cất giữ, tôi trích riêng ra một khoảng mua nữ trang áo quần cho Nhung và đây chính là lễ cưới của tôi với cô quán cơm có mái tóc dài đen mượt. Ở với nhau chưa được năm năm, nàng đành chia tay tôi vì bệnh viêm gan, để cho tôi hai đứa con gái nhỏ lắm. Tôi phải gởi các cháu về nhà nội chăm sóc. Người vợ thứ hai là một trong những cô đồng nghiệp nhởn nhơ tung tăng xếp hàng ngày nào trước căn nhà trọ của tôi. Khác với Nhung, trước khi cưới nàng bắt tôi phải làm hợp đồng viết thành văn bản hẳn hoi. Không ngờ tôi lại là người mắc lừa. Có lẽ nàng quyết trả thù tôi khi trước đây không cưới nàng mà cưới cô Nhung bán cơm, để nàng phải muộn màng đến năm sáu năm trời. Khi nàng đi chợ nấu ăn, ở nhà tôi phải xách nước chẻ củi. Lúc nàng rửa chén bát xoong nồi thì tôi phải lau nhà giặc giũ áo quần. Khi nàng có thai thì trăm việc không danh sách tôi phải hoàn thành từ A đến Z. Nàng bảo phước đức ba đời tôi khỏi mất trăm triệu đồng để thụ tinh nhân tạo, khỏi phải hầu hạ nàng ăn nằm chín tháng mười ngày. Nàng chúc mừng tôi là quá hạnh phúc khỏi tốn công tốn của lại được cậu con trai kháu khỉnh giống bố như đúc. Được thằng con trai giống mình tôi cứ mừng thầm đâu dám nói ra vì sợ nàng còn xuất nhiều chiêu độc đáo khác, tôi chỉ có thẳng chân mà chạy!... Nhớ nhất lúc nàng còn mang bầu chia phần thức ăn làm tôi ngạc nhiên. Vừa lãnh lương xong, tôi ghé quán mua về mười chiếc nem chua, nàng phát cho hai đứa con gái tôi là bốn chiếc, phần tôi được hai chiếc, còn bốn chiếc là của nàng. Tôi ức lắm:
       - Làm giáo viên dạy toán như em chỉ chết học sinh, bài toán chia tiểu học cũng không rành!
       - Anh nói sao?! Tính ra tôi cũng có hai chiếc như con gái anh thôi, còn hai chiếc là cho thằng con anh trong bụng của tôi. Tổng cộng anh và con trai con gái của anh tất thảy là tám chiếc, chính xác trăm phần trăm, anh còn đòi hỏi gì nữa!
       - Thì ra…em công bằng hơn mẹ của anh ngày nào!
       Được dịp nàng nhanh nhảu bảo hậu sinh khả úy, thời đại này sống mà không bình đẳng nhau dễ bị chiến tranh lạnh từ trong cảm xúc tâm hồn của mỗi người, sau đó đến chiến tranh chân tay, căng thẳng lắm là cây gậy dao rựa, quá tầm sức hơn thua thắng bại là súng ống đạn bom, từ phạm vi gia đình, rồi đến làng xã, huyện tỉnh,… Ra xa nữa đến các nước láng giềng, châu lục. Tất cả vì nhu cầu cuộc sống. Tính ra cái ăn cái mặc có trước, cái học cái nghĩ có sau, có thực mới vực được đạo, nào là ăn vóc học hay. Ôi thôi trước lập luận của nàng tôi đành im lặng cho yên cửa yên nhà. Nàng biến tôi thành người chồng “ đảm đang” từ lúc buột tôi thực hiện bản hợp đồng chồng vợ “bình đẳng”, nếu không thì nàng chia tay không luyến tiếc!
         Tôi cứ trăn trở khi tuổi già khó ngủ, thương số phần ngắn ngủi của Nhung quá! Ở tuổi gần sáu mươi tôi nào được thảnh thơi. Hết giờ lên lớp về nhà chẳng rảnh tay. Tính ra bốn mươi năm ra trường đứng trên bục giảng, chưa một lần về thăm quê ngoại. Nơi đó mẹ tôi đã sinh ra tôi, ông bà ngoại đã mất từ lâu lắm rồi, mẹ theo cha về thành phố lập nghiệp và ở đây luôn. Bốn mươi năm tôi được mất những gì, đó là những người bạn dần dần xa tôi mãi. chỉ ba đứa con lại ít khi trò chuyện được vì chúng bận học suốt ngày. Còn nàng chỉ dành thời gian làm gia sư lấy thêm tiền tích lũy. Tôi thấy cuộc sống ở thành phố hối hả ồn ào náo nhiệt quá, một chuyến thăm quê, thăm lại những người bạn từ thời tiểu học. Tôi còn ngần ngại chần chừ chưa dám bước chân vào cổng làng. Cái cổng làng đã gần trăm năm kiên nhẫn ghi nhận người vào người ra. Mặc cho gió mưa buốt lạnh, nắng cháy rát bỏng, cổng làng quê tôi cứ bền bĩ chịu đựng tháng năm. Tôi đưa tay sờ lên trụ cổng thuở nào sao trái tim mình hồi hộp đến thế, tôi giật mình quay sang khi tiếng người phía sau vọng lại:
       - Bác về thăm làng hay tìm gặp người quen!
       - Ồ, chào cháu! Cháu có biết nhà ông bà Lâm ở chỗ nào không đấy!
       - Dạ, làng cháu có nhiều Lâm lắm.
       Thấy cậu bé thân thiện, mến khách, còn tôi chỉ biết có một Lâm. Mà Lâm con trai ông Cả trong họ nay cũng bằng tuổi tôi, nghe nói chỉ quanh quẩn trong làng, làm ruộng và chăn nuôi thôi. Với lại tính tò mò:
       - Cháu có thể cho bác biết những người tên Lâm có đặc điểm gì không nào!
       - Bác là công an?
       - Bác là nhà giáo nghỉ hưu.
       Như chừng sợ tôi đứng lâu dưới trưa mùa hè bị cảm nắng và mỏi chân, cậu bé mời tôi đến ghế đá dưới gốc cây bàng, nhìn tôi như thăm dò rồi cho biết: Làng mình có ba Lâm. Lâm ở xóm Nam có hai con trai đều ở Mỹ, thuộc diện giàu có nhất làng mà ki bo hết cỡ. Các bà bảo khó lừa được ông ấy lấy một xu. Ra quán ngồi ăn mà còn mặc cả. Mua trái cốc trái ổi của người bán hàng rong cho cháu cũng lựa trái nhỏ được nhiều mà lại rẻ tiền. Còn ông Lâm ở xóm Tây gần bờ sông phía xa kia, cậu bé vừa nói vừa chỉ tay ra phía đó, đúng là một tên Lâm tặc, ông ấy mới ở tù về vì tội phá rừng. Nhưng chứng nào tật nấy, về quê được ba tháng thì hàng cây bạch đàn trồng ở đầu làng kia chưa đến tuổi lấy gỗ, cứ bị mất dần, bác Sáu trưởng thôn cho người canh chừng bắt quả tang ông đang chặt trộm. Chỉ có ông Lâm Tử Kinh cuối xóm thì sống thanh cao nhất. Tôi hồ hởi:
       - Sao gọi là Lâm Tử Kinh vậy cháu?
       - Vì nhà ông trồng nhiều hoa Tử Kinh nên ai cũng gọi là Lâm Tử Kinh đó bác ạ!
       - Ông Lâm Tử Kinh có làm ruộng không cháu?
       - Có ạ!
       - Thế cháu có biết vì sao ông Lâm làm ruộng không gọi là Lâm ruộng lúa, Lâm trồng trọt mà lại gọi là Lâm Tử Kinh?
       Cậu bé như được dịp kể một mạch về cuộc đời ông Lâm Tử Kinh. Lúc nhỏ cha mẹ mất sớm, ông Cả để lại một gia tài đồ sộ. Hai người anh là Sơn và Hải lười lao động, lại không chịu học hành. Đồ đạc trong nhà không cánh trình tự bay xa, người em út là ông Lâm Tử Kinh bây giờ đâu ngăn cản được hai người anh của mình khi họ quyết định bán nốt cây Tử Kinh còn lại trong sân vườn. Hôm sau người mua đến đào gốc cây mang về nhà, nhưng thật kì lạ, cây Tử Kinh bị héo. Hai người anh tức giận định lấy rựa phát ngay làm củi, người em út hốt hoảng xin anh đừng làm như vậy. Cây cũng có hồn như người, cũng biết quyến luyến gắn bó với con người, với những kỉ niệm xưa nay. Có lẽ Tử Kinh buồn không muốn xa ba anh em mình. Bởi cây Tử Kinh này đã được ông cố mình trồng gần trăm năm rồi, anh có thấy cái gốc của nó to gần bằng cột nhà. Cây hoa còn mừng ngày “đăng khoa” nở rộ vào mùa hè lúc ông nội của anh em mình đỗ cử nhân năm ấy. Anh có nhớ hồi còn sống ba đã kể rồi sao! Bây giờ ta thử cầu nguyện và gìn giữ  cây Tử Kinh này, tiếp tục chặt nhánh dăm trồng xung quanh hàng rào trước sân nhà cho đẹp, hai anh thấy thế nào. Các anh không tin, nhưng nghe em út của mình bày tỏ thiện cảm về cây hoa Tử Kinh. Họ cùng người em nguyện cầu. Quả thật ngày hôm sau cây trở lại tươi tốt, những nụ hoa bắt đầu mở cánh mỏng manh màu hồng tím nhạt dịu dàng trong gió hè. Ông Lâm Tử Kinh còn đọc cho cháu nghe “Kinh thọ hữu ba huynh đệ lạc/  Nghiên điền vô thuế tử tôn canh”. Cậu bé như tâm đắc với hai câu chữ Hán đã thuộc lòng, nheo nheo đôi mắt:
         - Bác có biết câu chữ Hán đó là của ai không!
        Tôi giật mình nhưng lấy lại bình tĩnh:
        - Bác là giáo viên dạy toán nên đâu biết của ai!
        - Thế mà ông Lâm Tử Kinh không dạy toán, chỉ làm ruộng mà bảo cháu đó là của Đào Tấn. Cụ Đào Tấn là một danh nhân văn hóa của làng mình. Ông Lâm Tử Kinh là con cháu của Cụ Đào Tấn. Ông Lâm còn giải thích cho cháu biết ý hễ khi cây Tử kinh ra hoa là gia đình hòa thuận, anh em vui vẻ; Con cháu biết canh tác trên ruộng nghiên( mực) thì không phải đóng thuế. Tôi như người học trò ngồi nghe thầy dạy. Kiến thức văn học làng quê mẹ phong phú quá, cậu bé chưa được mười lăm tuổi cũng là một thư viện nhỏ rồi. Cửa chính và cổng ngõ nhà ông Lâm Tử Kinh theo hướng đông nam, trời về chiều gió nồm lên mát rượi. Được biết tôi là người cùng họ nên ông Lâm Tử Kinh quý lắm, sai người nhà mổ gà thếch đãi. Gà nuôi trong vườn  ngọt thịt quá, tôi được thể gặm cho hết đến cái chân thứ hai của con gà rồi đứng lên chia tay, sợ trễ chuyến tàu đêm không thể ở lại được. Tôi liếc qua rồi liếc lại đếm tất cả là mười một lon bia, nhẫm mỗi lon là chín ngàn, vị chi là chín mươi chín ngàn đồng. Tôi cảm ơn tấm lòng quý tình nghĩa họ hàng xưa nay luôn được ngợi ca trân trọng. Tôi mở ví đặt xuồng chiếu là bốn mươi chín ngàn năm trăm đồng. Ông Lâm Tử Kinh mở to đôi mắt:
         - Tiền gì vậy anh?!...
         - Tiền bia đó mà!
         - Trời đất, ai bảo anh làm vậy? Thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi mới thấy anh là người lạ nhất thế gian. Anh đã về với quê hương tìm đến thăm nhà, chẳng lẽ cả đời tôi không mời anh được lon bia hay sao, anh làm vậy là khinh thường tôi đấy, anh cất ngay vào túi đi! - Ông Lâm Tử Kinh giận tím cả mặt.
         - Không phải, cái thói quen của người thành phố, sài theo cách Mỹ là như vậy!- Tôi dõng dạc khoe mẽ về hiểu biết của mình.
          Ông Lâm Tử Kinh hạ giọng:
         - Thế thì cảm ơn anh, có lẽ tôi chưa học được cách sài theo kiểu Mỹ như anh. Tôi muốn nếu như hôm sau có về, anh cố gắng sài Mỹ đẹp hơn một chút, chẳng hạn anh mua cả thùng bia về đây, còn tôi lại tiếp tục làm con gà luột lên rồi xé ra trộn với hành tây, rau răm, bỏ ít muối tiêu cho vừa miệng như bữa nay thì anh khỏi ngại. Chứ anh chỉ trả tiền bia còn tiền thịt gà ăn quỵt của tôi à!...
             -…
                                              03.5.2012/ Nguyễn Thị Phụng.