Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TRUYỆN NGẮN 10 NĂM VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH (2009-2019) CỦA NHỮNG CÂY BÚT NỮ, Nguyễn Thị Phụng


 HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TRUYỆN NGẮN 10 NĂM VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH (2009-2019) CỦA NHỮNG CÂY BÚT NỮ
      Chẳng phải là sự phân biệt giới. Ở đây muốn đề cập đến các cây bút nữ sống và viết ở Bình Định đã trăn trở mà thực sự tâm huyết với trang văn của mình. Nếu như ở Nhìn lại 10 năm văn xuôi Bình Định 1995- 2005(NXB Thông Tấn, 2006) tiếp nối 10 năm văn xuôi Bình Định 2009- 2019 (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2019), về truyện ngắn chỉ duy trì Nguyễn Mỹ Nữ. Nhà văn- cây bút đầu đàn, giờ quanh chị lại có thêm Võ Hạnh, Văn Thị  Hương, Lưu Thị Mười, Nguyễn Thị Phụng, Thiên Nga SôZuôn, Nguyễn Thị Mỹ Tiên, Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Đặng Thùy Trang. Không gian lựa chọn có thể biển là cái nền có các cây bút Nguyễn Mỹ Nữ, Võ Hạnh, Lê Hứa Huyền Trân, Nguyễn Đặng Thùy Trang; có thể miền núi có Thiên Nga Sô zuôn,… Dẫu là không gian nào đi chăng nữa thì các cây bút nữ trong 10 năm văn xuôi Bình Định có cách dẫn truyện khác nhau, nhưng đều hướng về thân phận và mảnh đời thường trong xã hội, hay nói đúng hơn là phản ánh sâu sắc những cảm xúc về hạnh phúc, cái đớn đau của phụ nữ bên cạnh những người đàn ông trong mỗi gia đình, xã hội.
    
1/- Nguyễn Mỹ Nữ sẻ chia: “Tôi đã rất muốn viết về một truyện ngắn như là Vọng biển ngay khi mới theo đuổi nghiệp văn chương. Hẳn, vì ám ảnh bởi sự biển Hoàng Sa năm 1974… Mấy năm trở lại đây, những câu chuyện về biển đảo, đeo bám và áp đảo tôi, dai dẳng và dữ dội. Tôi nghe được những réo đòi và hiểu, mình khó thể sống bình thường và viết, như đã từng. Trăn trở và nghĩ ngợi cả một quãng thời gian như thế, tưởng viết sẽ rất dễ và thật nhanh. Nhưng hoàn toàn là ngược lại…”(tr.431). Và Vọng biển ra đời đúng bốn tháng. “Bốn tháng ròng rã tôi khóc, cười, xót xáy…với từng người, từng chi tiết.” Vậy là viết truyện ngắn phải thẩm thấu nhân vật, vùng không gian nghệ thuật hiện hữu, thời gian sự kiện và những chi tiết cần có cho một truyện ngắn theo chủ đề lựa chọn sao cho cô đọng mà xúc tích. Với chị, Vọng biển là kí ức năm tháng trước 1975 và sau 1975 về những người bảo vệ Hoàng Sa. Bảo vệ đời sống ngư dân, bảo vệ nền kinh tế của dân tộc, hay nói đúng hơn là bảo vệ chủ quyền biển đảo. Là nỗi đau mất mát khi trở về chỉ là những oan hồn. Cái nắm tay ngày ấy cho một tình yêu đôi lứa giữa Nga và anh Hưng chẳng thể nào giữ được. Cái bền vững rời xa. Thế cuộc giữa người bảo vệ và kẻ xâm lăng được mất những gì, chỉ còn lại vật vờ mơ tỉnh cho một cái kết: “Nga khóc như vậy đúng hai ngày hai đêm. Các cháu thay phiên nhau ngồi bên mẹ, dỗ dành. Qua cơn, Nga đòi thằng đầu cho xuống căn tin ăn.... Ở đây, Nga nhỏ nhẹ hỏi: - Tui con có biết về đoạn phim đó? – Dạ! Tụi con coi ngay hồi mới phát tán trên mạng… Ngay Gạc Ma. – Thằng Tí, con cậu Chín của mẹ ở Cam Ranh dính đợt này. Đúng không? – Dạ! Đúng là hồi đó.- 14/3/ 1988 phải không?...– Thấy gục xuống và chết hết.?- Dạ. Cả thảy là 64 người. Nga lẩm bẩm “sáu bốn” một tràng dài, rồi thôi. Và, thôi luôn những cơn điên, ngay sau đấy! Là thế, cách Nga tỉnh. Nhưng đồng thời, bộ nhớ về máy tính của Nga bỗng dưng bị xóa sạch”(tr.439).
       -Ở truyện Không kết nối(tr.441)là thực trạng chung trong thời đại khoa học công nghệ thông tin bùng nổ. Bị cuốn hút vào màn hình trong tầm tay, quên sự quan tâm sẻ chia từng thành viên trong gia đình. Bạo lực và trầm cảm luôn đối lập là sâu mọt lại dễ dàng dùi thủng nhận thức tuổi thơ. Chính nhờ Không kết nối mới điều chỉnh thái độ, cái nhìn đầm ấm và yêu thương hơn.
   2/. Võ Hạnh – với chùm bốn truyện ngắn:
       -. Điều ước(tr.112). Phải chăng điều ước là văn bản ngoại giao thỏa thuận và cam kết về chính trị, kinh tế,… giữa các cộng đồng. Nhưng với Điều ước của Võ Hạnh là sự khát khao tình yêu giữa nam và nữ của em- Sananh- Vĩnh chẳng thực sự dễ dàng. Khi tiếng đàn tình du đương khích lệ bên tai: “ Anh ước được một lần đi đến tận cùng cảm xúc yêu thương với em… háo hức và đam mê…của cả trăm năm gộp lạiMình sẽ thực hiện điều ước. Em! Mười năm rồi!” Nhanh chóng thả vào những lập luận đầy thách thức em- San: “…dám nghĩ và dám sống cho mình. Cuộc sống vốn không tồn tại những cái hoàn hảo, nên cũng không cần em buộc mình phải hoàn hảo đâu…”(tr.113, 114). Em- San khát khao tìm kiếm, cũng may cuối đường“tín đồ” hụt hẫng. Như là thần trù trợ sắp đặt cho cái kết mở ra từ tin nhắn không đúng lúc, món quà tình yêu đến tận chân răng trong bối rối và cuộc gọi khẩn “con sốt cao” từ gia đình của Vĩnh. Nếu không thì…điều ước đã thành hiện thực!...
      -. Lá diêu bông(tr.116). Nếu như ở Điều ước, sự thực người đàn ông đã có gia đình thả tình với cô gái trong trắng tâm hồn thơ mộng, thì Lá diêu bông lại  là cuộc gặp mặt của Thạc với chị đầy khát khao lãng mạn, những suy nghĩ và thái độ tỏ tình bộc trực trong mê tỉnh rụt rè của cậu con trai mới lớn. Và kịch bản cho cuộc gặp gỡ chia tay cũng không thực hiện được. Còn chị vẫn là người phụ nữ chính chắn yêu gia đình và hết mình cho nghệ thuật, kế tục niềm đam mê của chồng, trong niềm vui và công việc từ thiện cho khoảng đời còn lại. Riêng Thạc đã nhận ra mình tuổi của mười năm trước nông nổi, và sự trưởng thành hôm nay, đã biết san sẻ hạnh phúc cùng chị, cũng là hạnh phúc cho mình.
    -.Hai truyện ngắn Người lính già với Vàng hương và bông cúc trắng có cùng chủ đề viết về người lính, kết cấu mỗi truyện khác nhau.
       * Ở Người lính già là người đàn ông giữ nghĩa trang lặng thầm chăm sóc khói hương cho đồng đội, mà “lũ choai choai vẫn gọi sau lưng ông bằng cái tên riêng do chúng tự đặt: Lão già dở hơi. Lão già lập dị”(tr.127), lại kịp thời xử lí nhanh tình huống bắt gọn tên cướp đang vung dao, ngay sau câu nói từ tốn: “…tha cho anh đi bà con ơi!”. Phải chăng chính là “ người lính đặc công mưu trí, võ nghệ cao cường của Sư đoàn Ba Sao Vàng”(Tr.128) đã thu hút được bao trái tim thanh niên trong xóm đoàn kết và có trách nhiệm với nhau. Chi tiết nhỏ người mẹ thấp khớp mang đến cho ông mấy củ khoai luộc, nải chuối chín,… là biểu hiện tấm lòng yêu thương, tri ân đồng đội ông đã nằm lại trên đất này.
       * Còn Vàng hương và bông cúc trắng(tr.130)lại kể về chuyện cô gái mở quán bán bên đường, trăn trở và tự nguyện khi hiểu được người lính mua hoa cúc hôm nọ… đi tìm đồng đội nằm lại bên cây quế chặt mất phần ngọn, chỉ còn lại gương và chiếc lược, tha thiết một mực tự nguyện sẻ chia: “Không hề gì cả. Với em, cuộc đời ông, tâm hồn ông đã là người đàn ông nguyên vẹn và vĩ đại nhất rồi. Em yêu là yêu tâm hồn của ông, còn những thứ khác với em không quan trọng”(tr.136). Như bù đắp yêu thương về người lính chân tình, tưởng nhớ và tri ân.
     3/- Hương Văn lại đi sâu khai thác nội tâm nhân vật của mình như ở truyện ngắn Hạnh phúc tối cao(tr.190)Viết về “” niềm khao khát bên anh đã trở thành đàn bà. Những muốn anh là sở hữu của riêng mình, bởi anh như là niềm tin là điểm tựa cho đàn bà- cô ở mỗi cử chỉ, lời nói. Đã qua thời gian bảy năm của “cuộc tình trăm năm” không chính thức vẫn an toàn trong mạo hiểm để có được làm mẹ một đứa con với người tình. Phải chăng đó là cách chọn của riêng cô, và đủ can đảm bước ra tạo một gia đình riêng cho chính mình. Bởi hạnh phúc vợ chồng không thể có người thứ ba bên cạnh.
      -. Người đàn ông trên núi(tr.205) là Thụy, người đàn ông có trách nhiệm công trình lắp ráp điện ở miền cao thường ngày cởi mở chân tình thu hút “tôi” sẻ chia, đã xóa đi những buồn phiền: “Huế vào mùa mưa thật ảo não, thê lương và lạnh giá. Nhưng từ khi quen Thụy, chưa bao giờ tôi phải khóc. Bao điều thú vị của những huyện miền núi như An Lão, Vân Canh… hiện lên qua từng dòng chat của anh…” cho “tôi” trân trọng và yêu quý. Nhưng đằng sau là gia đình vợ con đâu được ấm êm.
     -. Mẹ quê(tr.199)Viết về bà Tư, như bao chuyện đời thường về người mẹ yêu thương con, gom góp tích lũy rời quê sống với con cháu nơi đô thị, nhưng khó mà phù hợp, cũng đành trở lại quê nhà và thấu hiểu nỗi lòng những cụ già neo đơn sẵn sàng đùm bọc. Đây là kết làm nổi bật đức tính bà Tư mà hình tượng tác giả ở một số truyện ngắn khác chưa thể hiện.
      4/.Lưu Thị Mười với những nhân vật phụ nữ ở một số truyện ngắn:
             + (tr.370)Người đàn bà ở nhà một mình khi cơn lũ ập đến quá nhanh. Với cơn lũ thiên tai chẳng phải chị phải vật lộn với dòng nước không khoan nhượng bất cứ một ai. Những lo âu mất mát…Rồi bất ngờ người đàn ông ấy có mặt đến bên chị nhắc nhở: “…nước cao lên nữa thì đập mấy miếng ngói trên đầu chui lên ngồi trên nóc… Khi nãy thằng Nghiệp nó gọi tui. Mà con nó không gọi, tui cũng tính thu xếp xong cho mấy mẹ con bên đó trèo lên mái sẽ bơi sang đây…”(tr.374). Nhưng với cơn nhân tai mới là nỗi ám ảnh từ tuổi thơ không có ba, rồi có ba mà ba dượng… “lũ” dượng  vồ vập lên xác thịt chị lúc mười hai tuổi. “Ám ảnh vì day dứt, tội lỗi khi đi ăn giật, vay mượn chút yếu lòng của chồng người đàn bà xóm giềng” để có thằng Nghiệp, nhưng ám ảnh hơn khi chị quyết tìm “ba” để một gia đình trọn vẹn có ba và con cái mà phải chịu nhục hình thân xác. Nhưng chị vỡ òa về người đàn bà hối chồng cứu chị “Trèo lên mái nhanh đi để kéo tay chị ấy…”(tr.379) cho chị niềm tin trở lại hồi sinh. Sự cam chịu của chị, của người đàn bà trong là tiếng nói nhân vật kéo dài khoảnh khắc đớn đau, tự trọng, sẻ chia. Phải chăng gia đình rất cần với người phụ nữ, nhưng nó phải là cái nôi lành lặn không chắp vá. Mọi nguyên nhân bắt nguồn từ sự thờ ơ vô tình của người mẹ, chưa quan tâm, bảo vệ con. Nạn xâm hại tình dục trẻ vị thành niên bắt nguồn từ gia đình, bị ém nhẹm. Nhưng cũng là tiếng nói nhà văn lên án những người mẹ nuôi con đơn thân quá tin tưởng chồng hờ. Cần cảnh giác, lên án những kẻ mất đạo lí làm người.   
       + Bức chân dung dang dở(tr.389)Qua cái nhìn nghe thấy của Miên người hàng xóm mới đến, thì người đàn bà sống trong ngôi nhà đầy đủ vật chất, nhưng có “Gã chồng vừa chửi vừa đánh: “Mầy giấu tiền chi? Mầy còn muốn gì…mọi thứ trong nhà không thiếu…Dám bòn tiền đi chợ? Gởi cho con mầy hay cho cha nó? Mà con mầy làm gì có cha? Đồ đĩ…”(tr.389). Người chồng có được mọi quyền hành tự do cá nhân, còn người đàn bà khép kín trong bốn bức tường nhẫn nhục và chịu đựng. Sự hiếm hoi gặp được chị đã nảy sinh trong Miên về bức chân dung Người đàn bà khóc. Nhưng không thực hiện được, đầy thảng thốt và lo âu, người đàn bà tên Hoài là nỗi đau thân phận phụ nữ bị nô lệ tình dục, bị cưỡng bức tinh thần, không được giải cứu, muốn thoát ra chỉ còn con đường tự vẫn. Nếu như bạo lực gia đình chưa bị khống chế,  áp lực nam quyền còn tồn tại, cần sự can thiệp mạnh mẽ của pháp luật.
       + Âm ỉ tàn tro (tr.380) Là sự gặp gỡ định mệnh giữa anh và Miên sau mười năm trong chuyến thiện nguyện vào đêm giá lạnh ở vùng cao, bên bếp lửa nhà sàn. Những dằn vặt, suy tư trăn trở cho tình yêu và hôn nhân của hai người sau cái chết đứa con là “ những vệt máu loang lỗ chảy ướt đẫm chiếc váy dài của Miên…”(tr.386) và sau đó Miên hiểu vì không thể có con được nữa và quyết định li hôn. Cái kết cuộc tình trăn trở, của người đàn bà biết sống cho tình yêu của mình. Cũng như sự thật “Miên chọn ba của Nếp và Gạo để yêu thương, chăm sóc hai cô bé mồ côi mẹ và tạo dựng một gia đình cho mình(tr.388).
       + Đàn bà (tr.397)Những cảm xúc miên man tuôn trào của chị và con gái. Phải chăng thân phận đàn bà từ chức năng sinh đẻ thích chìu chuộng và khát khao yêu, là ngọn lửa nhen nhóm cho đàn ông thừa bản năng cám dỗ rủ rê mê hoặc. Không thoát được nhu cầu tình ái, không có sự lựa chọn thì đàn bà muôn thuở một mình gánh nhận buồn vương.
      + Người đàn bà nghe nhạc đêm(tr.408). Viết về những suy nghĩ của chị về anh, lao vào cuộc sống vật chất thường gặp phải những va chạm hơn thua tranh giành. Chồng chị đã vướng phải. Trong khi chị lại thèm những giây phút ban đầu bên nhau đầy thi vị ngọt ngào thì anh lại lãng quên. Tiếng đàn- nghe nhạc đêm có chăng là thư giãn hay sự đam mê tột cùng cảm xúc chị không kiềm nén được ở phút xao lòng.
    5/. Ở Nguyễn Thị Phụng- với Người không thể dậy là sự thảng thốt về chiến tranh. Lẽ ra con người được sống, được hưởng hạnh phúc. Điều mình không muốn hãy chùng tay, đừng gieo vạ cho người khác. Mà truyện kể xác thực từ những oan hồn “thằng bémẹ”chứng kiến “cô gái” từng khát khao một lần đặt chân trên mảnh đất quê mình, về sự hồn nhiên tuổi thơ về tình mẹ con,… bởi “Sự thật chiến tranh chẳng thể già đâu con ạ! Chiến tranh đồng nghĩa hủy diệt. Mà hủy diệt chỉ có tiêu vong. Làm sao đứng dậy được. Người không thể dậy chính là chúng ta ở nơi này…”(tr.476). Đã qua rồi.
       





6/. Thiên Nga Sô Zuôn với hai truyện ngắn viết về đề tài miền núi:
       + Nơi thần linh trú ngụ(tr.419)Truyện kể về gia đình người miền núi chật vật trong sinh hoạt, người đàn bà- chị dâu tham lam, người anh trai bực dọc không sẻ chia, mượn rượu giải sầu, con Út- đứa em chồng trong nhà bị tật lại bị ốm nặng từ mọi nguyên nhân tranh chấp đất rẫy. Không tự giác chăm sóc em, nhưng khi phát hiện sau lưng những vết lở tróc khô thành vảy da màu nâu vàng, liên tưởng vàng, và tin “ thần linh cho vàng” … Vỡ lẽ, không là vàng, chị âm thầm, băn khoăn: “…Tại sao như vậy? Là con Út gạt, hay bởi tại Thần linh…”(tr.424). Vừa kịp lúc “anh trai đem chăn đến bên chị. Vẻ mặt yêu thương như ngày mới cưới”sẻ chia với việc thu hoạch cây trồng dành cho chị tự lựa chọn. “Nhờ có con Út, chị mới nhận ra điều này. Vàng bạc dễ kiếm, nhưng hạnh phúc vợ chồng thì không phải ai cũng có được”. Cho một cái kết viên mãn.
       +  Rừng già ơi! (tr.425)Viết về nỗi trăn trở của anh Phú khi rừng bị phá hoại. Con người cứ tranh nhau tự do khai thác. Lại không có sự đồng thuận cho việc bảo vệ chung.
    7/ Những vòng tay lạc…(tr.586) của Nguyễn Thị Mỹ Tiên Là những cảm xúc trải lòng dắt díu tôi về với chị yêu anh. Mà “Những bàn tay với hoài giữa bầu trời vô vọng, càng bấu víu càng tuột rơi” riêng “Anh đang mãi mê chạy theo người con gái khác, những người con gái không tên và anh đang cố đi tìm tên cho họ. Anh mua cho họ những cuốn sách, anh giúp họ cười và làm thơ…”(tr.587). Rồi “Anh trở về, chân thành,…quỳ dưới chân chị…Nhưng chị bình lặng…khâu tiếp chiếc áo mùa đông năm trước…để che kín vết khâu…” Sau cuộc rượt tìm nhau trong mê hồ, thì nhận ra: “Tình yêu của tôi không thuộc về ai cả, kể cả chị. Tôi cất giữ nó cho riêng tôi, chỉ một mình tôi. Nhưng chị đã chạm vào… tôi ôm vết thương đó và suốt đời lẫn trốn chị. Và anh”(tr.591). Dành cái kết chia sẻ ngọt ngào thăng hoa cho chị và anh tung tẩy bằng giọng văn rất trữ tình lãng mạn.
   

8/. Lê Hứa Huyền Trân chùm hai truyện ngắn:
          + Người đàn ông đi về phía biển(tr.597) Cái khoảnh khắc thời gian người đàn ông trước biển, trước không gian bao la lại đầy tâm trạng qua cách dẫn truyện từ nhân vật người “con”. Ba- người anh hùng, mang vệt thương chiến tranh trong người…Bằng nghị lực vượt qua là một công lao động trong gia đình, nhưng bệnh tật khóa chân người đàn ông một lần nữa. Qua hình tượng ba, lại là vẻ đẹp thuần túy người mẹ gánh vác gia đình đầy quyết tâm cho chuyến ra khơi. Chọn biển là hạnh phúc mưu sinh bền vững cho gia đình.
      + Tin nhắn cuối cùng(tr.601) Viết về mối quan hệ giữa nhân vật cậu- độc giả đến với tôi- tác giả từ một bài thơ được chọn đăng. Họ nhắn tin cho nhau vẫn là khoảng cách địa lí từ gần đến xa. “Lúc ấy tôi vừa tròn hai bốn. Với tôi đó là cơ hội. Với cậu, đó lí do xa nhau”(tr.603) khéo léo trong giao tiếp về cách tỏ tình ở cậu luôn trân trọng “tác giả” bài thơ, rồi tin nhắn kín đáo cuối cùng từ độc giả: “Tôi đợi chị”. Nhưng cuối cùng “tác giả” bài thơ mới hiểu ra “…năm xưa tôi không biết trân trọng tình cảm con người”(tr.604), thì… xa quá tầm tay.
      9/. Mạch văn Nguyễn Đặng Thùy Trang chừng mực lắng sâu thân phận người đàn bà trước cuộc sống ồn ào, biến động như Người đàn bà trên biển Vòng tay sông.
        + Người đàn bà bên bờ biển (tr.606) Là cách khai thác chiều sâu nội tâm nhân vật “người ấy”, qua truyện Hải kể, thì người ấy rất mực bình thường, hiền lành  chờ đợi và còn bí ẩn, thích sẻ chia “Bà thường kể một mẫu kí ức sau khi nghe Hải kể chuyện. Hôn. Lần đầu bà hôn người bà yêu, rồi bà nói, đừng quá vui mừng vì đây không phải là nụ hôn đầu tiên”(tr.609)lại sống cô độc, luyến tiếc đến ngớ ngẩn vì mình, Hải sau khi tìm hiểu thực hiện sự mong thư ở bà, rồi lại mặc cho người đàn bà “bí ẩn” chín nẫu nỗi lòng mong manh “Bà muốn nhìn ra phía biển nhưng nơi đây đầy ắp những mái nhà, con đường ra biển đôi khi xa vời vợi. Trời nhạt dần màu nắng….Bà lướt mắt nhìn lần lượt tất cả. Bà thấy hàng đống thư đọng trên tổ chim cúc cu, nơi mà bà chỉ lắng nghe chứ chưa bao giờ nhìn tới. Thịnh…Bà chờ đợi một bức thư có tên Thịnh đã nhiều năm rồi…Thoáng chốc cảm giác buồn ngủ lại hiện hữuBà bay như chim sẻ từ tầng cao…”. Cái kết cạn lời lại mở cho bạn đọc đến với nhiều giả định về Thịnh, về biển xa xăm và sâu thẳm ấy.
    + Vòng tay sông (tr.612) Dẫn dắt người đọc từ góc nhìn nhà văn thể như là tiếp nối về sự cần mẫn ở người đàn bà côi cút mưu sinh, từ tuổi thơ đã không có sự lựa chọn nào khác bới cái nghèo đeo đẳng, bám  vào nguồn cá tôm sông nước “Đêm ấm êm, trăng trải dài trên sông. Nghe nước lên và nước xuống. Lũ trẻ thở đều bên cạnh. Người đàn bà không biết làm cách nào để tạ ơn sông, chỉ có những ngón tay tuổi thanh xuân đổi lại. Quờ bàn tay sần qua kéo thêm cái mền cho lũ nhỏ. Căn nhà im lìm chìm vào đêm. Sáng tỉnh giấc sớm lại bắt đầu một ngày bên sông…”(tr.612) Người đàn bà thầm lặng giấu đời mình trong dòng nước thầm nhủ “Mùa lũ tới bất chợt, một lần trượt chân là đi mãi. Người đàn bà chôn ánh mắt vào lòng sông”(tr.613) mất mát đau thương, đơn độc. Sang góc nhìn thứ hai- Mòi quan sát về tất cả “Mỗi người đàn bà như một nhánh sông. Sông chảy về bao nhiêu nơi là bấy nhiêu người đàn bà hằng ngày thả lưới, kéo lưới và sống thui thủi…mạnh mẽ mà buồn tênh”. Đổi lấy miếng cơm cũng nhọc nhằn chợ búa, mà sao vẫn cút cui nơi dòng chảy cuộc đời. Ngược lại kẻ có tiền thì luôn mặc cả chê bai.
       + Người đàn ông ở ngã tư đường (tr.622). Bay bổng những cảm xúc trong lập luận về biểu tượng cái tĩnh- người đàn ông , sự cố định; giữa cái động- ngã tư, ngã rẽ chuyển hướng; sự quan tâm giữa tôingười đàn bà tìm hiểu về người đàn ông hợp nhau giữa nhộn nhịp phố xá, bên bệnh thờ ơ vô cảm dòng người cũng chỉ là vô ích, chỉ trừ trường hợp khẩn cấp rất cần sự giúp đỡ. Một khi con người hãy biết tập trung đeo đuổi việc mình làm, để khỏi lãng phí thời gian. Cái kết khẳng định cho “ Con mắt lập thể” của trường phái hội họa tưởng tượng nào đó, phóng khoáng hơn, hay hơn ban đầu đã phí bỏ thời gian.
    + Bay (tr.612) là truyện ngắn mấu chốt cảm xúc tâm trạng nhân vật Lan- không lặp lại những cái quen thuộc, thường nhật như tất cả đã có, chút lãng mạn suy tưởng cho hạnh phúc thăng hoa để cân bằng công việc đã có; đôi lúc lại: “…không bay lên được mà chùng chình níu kéo… Nó trôi không trôi, mà nghẹn không nghẹn, dồn ứ lạiNhớ mang máng người đàn ông… thì hình bóng đã từng thương yêu bay qua thật chậm… Lan thấy như thân rã ra ngàn mảnh và không còn xác định mình bay về nơi nào”(tr.619). Bay- từ nhiều góc độ, sống và yêu. Không gian sẽ mở ra “Trên khu rừng của riêng mình”(tr.621)lựa chọn.
        Có được các cây bút trẻ nữ(Thiên Nga Sô Zuôn-sinh năm 1984; Nguyễn Đặng Thùy Trang,sinh năm1993;  Nguyễn Thị Mỹ Tiên, sinh năm 1993; Lê Hứa Huyền Trân, sinh năm 1992) trên đã khẳng định được vị thế tiếp nối trong văn chương Bình Định với nhiều cảm xúc thăng hoa trong nỗi niềm mới lạ./.
                                                                 28.02.2020/ Nguyễn Thị Phụng.

HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TRUYỆN NGẮN 10 NĂM VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH (2009-2019) CỦA NHỮNG CÂY BÚT NAM.


         HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ TRONG TRUYỆN NGẮN 10 NĂM VĂN XUÔI BÌNH ĐỊNH (2009-2019) CỦA NHỮNG CÂY BÚT NAM.
         Chiếm lượng nhiều nhất với con số 44/ 69 truyện ngắn trong tập, so với 16 kí trữ tình và 2 đoạn trích tiểu thuyết. Nhưng nếu đọc kĩ thì mỗi truyện ngắn là một không gian mở của tác giả vừa khách quan, đầy sáng tạo từng tứ truyện không một sự trùng lặp ở mỗi chủ đề qua hình tượng tác giả và kết cấu tác phẩm. Một số cây bút nam chủ lực truyện ngắn duy trì  tiếp nối từ tập Nhìn lại 10 năm văn xuôi Bình Định (1995- 2005) có Mai Linh Giang, Phạm Hữu Hoàng, Trần Quang Khanh, Trần Quang Lộc, Lê Hoài Lương. Một số không tiếp tục, có thể chuyển sinh hoạt đến nơi khác, trừ những tác giả đã mất. Văn xuôi Bình Định mười năm (2009- 2019) lại có thêm một số tác giả Trần Văn Bạn, Ngô Văn Cư, Lê Bá Duy, Nguyễn Hữu Duyên, Mang Viên Long, Trần Như Luận, Nguyễn Văn Phi, Bùi Tấn Phước, Phạm Kim Sơn, Triều La Vỹ nên rất phong phú phong cách sáng tác đem đến cho bạn đọc về một bức tranh hiện thực xã hội đã qua vừa chiêm nghiệm cuộc sống, tình đời xưa và nay.


     1/ Một Trần Văn Bạn, từ không gian theo mùa sở hữu những đầu đề thông tin ngắn, cô đọng như Lụt(tr.10) ám ảnh: “Một lúc sau, hai cái xác như dính vào nhau, lềnh bềnh, không trôi theo dòng nước, lại trôi về phía ta…”(tr.11)nhập nhoạng mơ- thực. Như Mưa(tr.13), cách tả thực đầy ẩn dụ, chóng vánh: “Dù trôi đi hay bào mòn thì cũng là sự khốc liệt của thời gian, cái mà ta chỉ có thể nhận diện lúc ta trong mưa hoặc khi ta nhìn mưa”(tr.17) lại ngự trị và bám lấy con người. Một thông tin nữa đó là Tiếng thét(tr.18) lo âu, hốt hoảng trong cách hội thoại giữa hai nhân vật” “gã và cháu”mà người đọc phải định hướng ra ai sẽ là người bảo vệ ai, hay mỗi chúng ta phải biết tự bảo vệ mình. Khi áp lực “âm thanh” lấn át không gian tĩnh lặng, yên bình.




     2/ Truyện ngắn Lê Bá Duy lại không bị xáo trộn từ nề nếp truyền thống gia đình trong Vầng trăng lung linh(tr.71), cái tình người cha yêu thương con như nước xuôi dòng, trọn vẹn, không than vãn; sống với kí ức đẹp: “…Thì cái mùa hè năm tôi lên ở trọ nhà chị Tư để học thi tú tài, thấy bà đang phát hàng rào bị gai đâm xước, tôi chạy đến băng vết thương cho bà…”(tr.74). Những lời trò chuyện(tr.75) đầy nghĩa tình chồng vợ đến cuối đời gắn bó yêu thương.









     3/ Nhà có bông vạn thọ(tr.280), Xóm kẹo(tr.287) của Mang Viên Long được viết theo lối truyền thống kể chuyện đời thường, mơ ước luôn khát khao bình yên trong hạnh phúc lứa đôi mà người chăm vạn thọ mà lại vô cùng ngắn ngủi, âu cũng là số phận. Trong tình anh em ruột thịt, khi mà: “Con đường hẻm nhỏ dẫn vào xóm kẹo ngày đêm ra vào thấy nhau, đã trở nên xa lạ và buồn bã từ ngày bắt đầu công trình mở đường”(tr.295).









     4/ Riêng Trần Quang Lộc, cách kết cấu ngắn gọn giữa hai nhân vật “gã và em” trong truyện ngắn Trên chuyến tàu khuya (tr.260) kết thúc hành trình lừa nhau “Cả hai phi vụ đều trót lọt. Tưởng đêm nay vớ bẫm, hóa ra công cốc.”(tr.264). Bức tranh Làng ven sông ngày ấy(tr.255) là mấu chốt  nề nếp văn hóa làng cần duy trì  chọn lọc phát huy cái đẹp. Nếu không có Một Tường vi đỏ(tr.265) thì làm sao có thể minh chứng thông qua tình thầy trò để mở ra một không gian trước và sau 1975 giữa buổi giao thời.







     5/ Điểm lại Bước qua bờ cách(tr.238) của Trần Quang Khanh dư âm của một lằn ranh sinh- tử đầy trăn trở mà trọn vẹn tình người sau 40 năm thống nhất đất nước. Cho Mai cứu tinh(tr.229) đã thành linh ứng tương giao kết nối xóa đi quá khứ đau thương và hiện tại “Lần đầu tiên cây “Mai cứu tinh” đã nở hoa đúng vào dịp Tết, cả cây “Mai ông nội” cũng đòng thời bung hoa rực rỡ” (tr.237). Còn viết về nhân vật hắnMột vòng nhân gian(tr.220) thì khi rời xa gia đình, va vập những lao lung. Nhưng cuối cùng đã biết tự nhận ra “Những con sóng màu ngọc lưu li sẽ giúp hắn rũ sạch những muộn phiền”(tr.228). Những truyện của Trần Quang Khanh thể như đâu đó ngoài đời dẫn vào trang truyện cho người đọc suy ngẫm từ những quan niệm ấu trĩ Cú vẫn còn kêu(tr.213) mở ra cái nhìn nhân sinh, hãy biết yêu thương và bảo vệ loài vật Con Bin và người hàng xóm (tr.246) chỉ là một, mà thức tỉnh con người có trách nhiệm với nhau mới là chủ đề cần quan tâm.
    6/Vân Phi với truyện ngắn Hoa uyên tử(tr.463) viết về Tèo Lết có cái tên Uyên Tử. Nhưng chính ông Năm, ba nó- người từ trong cuộc chiến trở về hiểu ra nguyên nhân con mình bị bệnh. Giấu thân phận mình kiếm đồng tiền nuôi con trai tật nguyền. Âu cũng là nỗi buồn của người lao động.
     7/ Bên vùng nước xoáy(tr.486) của Bùi Tấn Phước có cái nhìn về nhân vật Lê Tư với  cuộc mưu sinh sông nước. Ông đã tự đánh mất đứa con cũng chỉ vì ý nghĩ nông cạn hơn thua với những kẻ hám lợi trước mắt. Thái độ của Lê Tư trước cảnh một con “rùa” lội mấy người buông câu là cơ hội cho kẻ xấu rình rập đã bị dập tắt, xóa sạch, trả lại không gian yên bình. Còn ở Buồng giam không số(tr.479) viết về phạm nhân Thị Thùy sa lưới vì nhiều tội. Và chính “bí mật” buồng giam không số làm nhân chứng tòa án lương tâm con người, cũng như chính sách ưu đãi bảo vệ quyền con người khi đứa con Thị được sinh ra nơi đây.





    8/ Cũng cùng đề tài viết về con người với pháp luật, thì Mai Linh Giang với Bức chân dung không bán(tr.100)gợi nhớ những ngày trong trại cải tạo, hiểu được chính mình từ vẻ đẹp người cán bộ quản giáo, là chỗ dựa niềm tin “Có ông ấy bên cạnh, chúng ta sẽ tốt hơn trong cuộc sống còn nhiều chông gai và đầy khó khăn này”(tr.105). Truyện ngắn Ông, cha và tôi(tr.106) viết về một tình yêu đẹp biết chở che từ đêm 30 tết Mậu Thân 1968. Khai sinh thế hệ tiếp nối lớn lên cho tiếng súng của chiến tranh lùi dần, kế thừa người bảo vệ là xây dựng quê nhà.







      9/ Thà rằng bị lừa dối (tr.30), truyện ngắn Ngô Văn Cư viết về nhân vật Vũ thương người như thể thương thân, cứu người qua đường trong cơ nhỡ trước “dịch”vô cảm đã được sẻ chia đúng mức. Chưa mất niềm tin con người. Mả ăn mày(tr.23) vun cao thế giới tâm linh, thêu dệt qua thăng trầm cho sự ngộ nhận của những hạng người thể hiện mình biết ơn tổ tông tộc họ. Chẳng là gì với tuổi thơ hồn nhiên, mà “Dân Gò Sặt tin sái cổ. Bọn trẻ chăn trâu lại vô hiệu hóa bằng những trò chơi trận giả bên mộ…”(tr.29). Những đứa con ra đời không cùng huyết thống là nỗi đau cùng cực của người mẹ, chết là kết đau buồn. Phải chăng thông điệp đầy trăn trở từ nhà giáo Ngô Văn Cư muốn gởi vào truyện ngắn Họp(tr.36).



      10/ Nguyễn Hữu Duyên trăn trở về tình yêu và cách sống. Với Chuyện tình từ ván cờ người (tr.80)viết về nhân vật Thủy yêu Tân, chị đủ bản lĩnh làm mẹ nuôi con “đơn thân” với lòng vị tha, nhân hậu. Chân lí sống hoàn thiện làm người thì nghề nào cũng cao quý, cũng phục vụ con người “Riêng tôi, nghề mua heo cũng bình thường như bao nghề khác… Vấn đề là đừng làm gì trái với đạo lí ở đời là được”(tr.97)khi đọc Mơ ước bên đời (tr.91).








      11/ Bạch hạc(tr.295) của Trần Như Luận viết về vị danh y Tuệ Tĩnh, đang tu tại chùa, được tất cả tin yêu, dẫu đến nơi nào cũng là cứu người “Ở bên ấy người ta đang cần tạo dựng các đạo tràng, củng cố nền đạo đức nơi xã tắc. Đây là một việc cần cho sự bang giao lâu dài của hai nước, con hiểu chưa?”(tr.300), cho đến khi mất “Ngôi mộ hướng đầu về phương Nam”(tr.301) hướng về đất nước.
      Ngoài truyện ngắn thì Tiểu thuyết lại có vị trí quan trọng mở ra không gian rộng lớn bao quát tỉ mỉ về nhiều mặt đời sống khám phá nhận thức con người qua đoạn trích Thầy Gotama và 8000 đệ tử của Trần Như Luận. Chẳng phải trên cương vị của thầy thuốc trách nhiệm nhà văn, có sức thuyết phục mạnh mẽ ngỡ từ một giấc mơ điềm báo về sự lâm nguy của đất nước theo suy diễn của lão trưởng tế, hình ảnh nhân vật thầy Gotama được mời đến là chứng nhân khoa học ngày nghĩ thế nào, đêm mơ thế ấy đó sao. Trả lời các câu hỏi giấc mơ là gì, tại sao có giấc mơ : “Thật ra, rất nhiều giấc mơ có liên quan đến tình trạng sức khỏe của chúng ta…”(tr.310). Hay đoạn trích Chương sáu: Lời kể của tay lãng tử (tr.317) là chương cuối cùng Tiểu thuyết Đời vớ vẫn của Trần Như Luận đã khẳng định ai có thể đủ sở hữu cho riêng mình ngoại trừ những cảm xúc, ý nghĩ và hành động, để điều ta nên làm là sáng suốt nhận ra nó : “…là nụ cười bao dung, hồn nhiên và hiểu biết, chứ đâu phải tiếng khóc than sầu não hay nỗi trăn trở triền miên,…” (tr.324), trong đời tư  mỗi người luôn có trách nhiệm với cộng đồng xã hội thiết thực hơn khi đang bị mê hoặc.
      12/ Phạm Kim Sơn với chùm bốn truyện ngắn trăn trở với từng nhân vật của mình. Khi “tôi”đắm mình trong sắc dục, kể cả lúc “…nàng phủ phục lên người tôi, buông xõa”(tr.512). Dễ gì thoát ra được nếu không bị ám ảnh thực tế về người tình  khi đọc Giấc mơ mùi hoa oải hương(tr.503). Muốn biết Làm thế nào để biết nàng là cave(tr.520), “tôi” dấn thân, sẻ chia và định hướng cùng cộng đồng cho nàng công việc mới. Nếu “tôi” trong cơn say không vào nhầm toilet, tôi đã nghe…tôi đã tỉnh…đã tìm về Chốn bình yên để khóc(tr.538) bên bờ vai gầy của mẹ giấu xưa. Còn Đường đời chông chênh(tr.513) lại là thử thách mỗi phận người rơi vào cạm bẫy xã hội và sa lưới pháp luật, với cách kết truyện nhiều định hướng tích cực khi phạm nhân cải tạo tốt được trả quyền công dân, hoàn lương bên gia đình, cùng xã hội.


   13/ Chùm 5 truyện ngắn Lê Hoài Lương với những thi pháp kết cấu:
          -. Ở Cây bàng vuông(326) là hiện hữu sự vật cùng con người, song hành và tồn tại. Cảnh thứ nhất, giữa thành phố sếp tỏ ra tâm đắc cây bàng vuông, chăm chút, ngợi ca phần đầu “Hèn chi các vị chọn nó là biểu tượng cho sự kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió, cho kiên trì tồn tại …”(tr.327) và kết lặp lại “Cây là biểu tượng… kiên trì tồn tại…”(tr.335).Còn “Tôi nghĩ, không hẳn vậy. Vì nếu nói kiên trì tồn tại, khó có loài nào hơn cỏ. Muôn đời cỏ cam chịu và vĩ đại.”(tr.335) Sự thật hiển nhiên đầy trào lộng. Bởi tôi hay chính là hình tượng tác giả nhận ra chỉ rõ con người qua cảnh thứ hai, sự đối chiếu về thời gian con người- nhân vật Khoa, chiến sĩ công binh trận thủy chiến tránh được tử thần súng đạn, ngụp lặn lênh đênh trên biển hai ngày…Được cứu sống, bị quản thúc và trở về lại nơi ra đi, những bằng chứng về chiến công chẳng là gì, so với mạng sống con người, sống như thế nào, khi anh không có quyền lựa chọn trở lại đảo, phải tự bươn chải mưu sinh và hạnh phúc cho mình. Còn hạt bàng vuông được “tôi”vẽ vời cách di cư của cây bàng vuông… trôi nổi đến hai năm… (tr.327) đầy mục đích cá nhân.
         -Còn tựa đề Chuyện chẳng thể liên quan gì nhau(tr.337) lại không có thành phần cốt truyện qua lăng kính nhà văn: Những quan chức mua vui xác thịt lấy đồng tiền ém nhẹm hành vi từ nguồn báo đưa tin(tr.337) và còn lật ngược vấn đề đổ lỗi người khác(tr.343); của đôi trai gái sinh viên xây tổ ấm tình yêu trong ống cống(340) thật thà lại bị phanh phui còn yêu cầu xử phạt hành chính. - Riêng Đường đời còn dài(tr.344) viết về “gã” sau cái chết của ba, mới vỡ òa đã đánh mất quá nhiều thời gian của tuổi trẻ, hình ảnh cây đàn biểu tượng cho sự du dương mê hoặc, như là sự chiêm nghiệm, ngộ ra “Nhưng lòng gã đang dần ấm áp khi tiếp nhận những lo lắng của người thân dành cho mình…”(tr354).
        - Ở Tồn Sinh(tr.355) cũng không có thành phần cốt truyện, nhân vật chính tên chủ đề truyện Tồn sinh, dẫu sự tồn sinh nào cũng khao khát sống. Và nơi đây mặt trời lên mỗi sáng(tr.361)viết về đời sống cư dân miền biển xóa dấu vết cưu mang chiếc tàu và cất giữ 30 tấn vũ khí cho cách mạng, lẽ ra cả làng được ghi công, nhưng với họ không quan tâm yêu cầu gì cả, chỉ lo cái ăn cái mặc thường ngày và duy trì sự sống tiếp nối là đủ.
        14/. Chuyên về đề tài lịch sử đất nước thời phong kiến là chùm năm truyện ngắn của Phạm Hữu Hoàng với những nhân vật đối kháng nhau, đôi lúc diệu vợi trong cái kết, xao động  người đọc:
      -Nguyệt cầm (tr.139) viết về thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ- Quang Trung, về những người phụ nữ dưới trướng có chút tị hiềm tài và sắc, sau đó họ lại bên nhau luôn là sự đồng thuận, đến đời Cảnh Thịnh việc nước rối ren, Thái hậu Bùi Thị Nhạn bảo vệ và che chở Ngọc Hân, âm mưu Bùi Đắc Tuyên bại lộ. Ngọc Hân phát bệnh mất, cuộc nội chiến tiếp diễn, không giữ lại hoàng cung, chỉ tiếng đàn dưới ánh trăng vời vợi xa kia còn vọng lại “Giai điệu nhớ tiếc, buồn thường, sầu thảm như một lời nỉ non, ai oán bão nùng làm xao động cả trăng đêm…”(tr.148).
      - Trăng lạnh(tr.160) khởi đầu không gian im ắng, bóng tối bao trùm, về nỗi trăn trở của Nguyễn Nhạc, về người phụ nữ Phạm Kiều- vợ của quan hộ giá Ngô Trung vạch tội Ngô Văn Sở: “Thì ra, chỉ vì cái mũ ô sa đó mà đại huynh đã khom lưng uốn gối nịnh nọt bạo quyền…”(tr.168); về thứ phi Ya Dố của Nguyễn Nhạc phải trở về núi rừng Mộ Điểu lo mọi thứ đề phòng bất trắc. Đó là vẻ đẹp những trung thần cùng nỗi lòng cô quạnh của Ngô Trung trong đêm trăng lạnh.
       - Báo ứng(tr.149) kể về cuối đời Tây Sơn và đầu nhà Nguyễn là cơ hội cướp công, lừa bạn, vì giống nhau ở diện mạo, cuối cùng Lê Chất ám ảnh từ chuyện ngang nhiên hạ độc Lâm Diễn, nên cuối đời bị vạch tội phạm thượng về 16 tội chết; chỉ có người phụ nữ, người mẹ mới thấu đáo sự tình khuyên giải: “Người đã mất, nghĩa tử là nghĩa tận, không nên nặng lời”(tr.158) khi đưa Lê Luận về quê, nhận chân cuộc sống: “Có một nơi không đền đài cung gấm, không khanh tướng công hầu nhưng luôn ấm áp tình người”(tr.159).
      - Tuyệt lộ(tr.170) viết về Khả Định, người đã bị chết trong cuộc thủy chiến với quân Tây Sơn, có con trai là Khả Từ, học giỏi nhưng lại bị chánh tổng Kiêu lộng quyền đưa vào tù, duy nhất muốn cưới Ý Uyên đã từng hứa hôn với Khả Từ. Ý Uyên nhục nhã đã tự vẫn, ông Tú phẫn uất cũng chết theo. Đoạn kết ám ảnh “Dưới ánh trăng lờ mờ, những cái bóng lượn lờ lướt qua lướt lại, hai tay đưa về phía chánh tổng Kiêu như đòi mạng  Chợt hắn thét lên một tiếng rợn người rồi ngã nhào, máu miệng ộc ra…”(tr.177). Đúng là tuyệt lộ.
       - Riêng Về ngược(tr.179)Phải chăng đây là tấm lòng người vợ, người phụ nữ thức tỉnh được chồng, về ngược để cùng đồng bào chuẩn bị cuộc chiến đấu bảo vệ giang sơn.
      15/ Triều La Vỹ viết truyện lịch sử lại nghiêng về bối cảnh không gian nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật anh hùng nhất là ở truyện:
        - Bạch mã(tr.630). Viết về nhân cách Tú Siêu- Mai Văn Siêu, là anh hùng Mai Xuân Thưởng giữa không gian ý tưởng đầy kì ảo của đêm trăng dự báo: “Tú Siêu giật mình vì nghe tiếng ngựa hí…. Tú Siêu giật mình quay lại. Chàng kinh hãi. Bên cạnh chàng là Thần Mã của Thái Đức Hoàng đế…”(tr.631). Còn là sự cân nhắc của Bùi Chánh khảo trăn trở: “Là sĩ phu, ai không muốn xẻ gan bẻ cật phù cương thường.Nhưng ái quốc trung quân như thế nào đây khi nước mất nhà tan, lòng người li tán?”(tr632), và Tú Siêu đã trở thành Mai cử nhân “lặng lẽ” về làng trong lời nhắn nhủ của Bùi Chánh khảo. Một tinh thần thượng võ với khí thế tiến công: “Kiếm đã như người. Người đã như kiếm.”(tr.635) để có một cái kết đẹp cốt cách bậc anh hùng đất nước: “Đấy là tuyệt kỹ của Mai Hoa Kiếm pháp trong một đêm lạ lùng và hào sảng nhất của lịch sử năm Ất Dậu mà Mai Anh hùng đã dành cho hậu thế”.
        - Mùa cá linh(tr.639) viết về giữa mùa cá linh chết trắng, những lo âu của Tuần vũ An Giang là Lê Đại Cang cùng Tổng đốc An- Hà, theo lệnh vua phát chẩn cho dân không kể là Miên hay Việt trước nạn đói đã xảy ra. Những trăn trở, thao thức Lê Đại Cang đã đi vào giấc mơ gặp gỡ bang giao với Hoàng tử Chân Lạp giữa đêm trăng hữu tình: “…không phân biệt chủ- khách, không khinh trọng Việt Miên thật là phúc cho bá tánh”(tr.640). Cho dù cán cân không được đồng thuận với quan tham, lại thấu lí đạt tình tha tội cho dân mộ nghĩa. Lê Đại Cang bị giáng chức, làm lính khiêng võng cho quan, nhưng lại được người thiếp yêu Lê Ngọc Phiên thấu hiểu và yêu chồng hơn.
      - Rồng ngủ đất phương Nam(tr.670)Phóng khoáng trong cách xây dựng nét riêng gặp gỡ với nguyện vọng khí khái Mục Đồng “Gặp thời tao loạn, những đem chút tài mọn mà cứu giúp muôn dân” động lòng Thần Kim Sơn hào hứng: “…Lời nói của đệ khiến ta vô cùng cảm khái. Chúa phương Nam nhiều tham vọng và mưu lược, lại trọng hiền đãi sĩ, nay mai gặp được đệ khác nào hổ mọc thêm cánh. Sắp tới hội rồng mây…”(tr.672) Cũng là thời điểm Trần Khám lý lo nghĩ cho đất nước, trăn trở giấc mơ bừng tỉnh sang nhà Lê Đại Lang là cơ hội gặp gỡ cùng “Đào Duy Từ, mục đồng của đệ, cũng chính là Ngọa long tiên sinh mà mọi người vừa nhắc”(tr.675). Rồi cùng luận bàn việc nước: “Lúc loạn thì dùng uy. Lúc yên thì dùng đức. Đối đãi với dân phải lấy chữ tín làm đầu. Sai tướng sĩ phải lấy chữ nhân làm trọng. Chúa thượng được bốn chữ ấy lo gì dân không mạnh, nước không cường”(tr.676). Những quân cơ, binh pháp,…được soạn thảo giữa không gian gia đình bên người thiếp yêu thấy lòng mình hạnh phúc. Cuộc hội ngộ bất ngờ mười năm giữa Thần Kim Sơn và Đào Duy Từ bên bát rượu quê thể như nhắc nhở: “Rượu nhà Chúa khi dâng thần linh thì nặng mùi xin xỏ mà nhẹ nghĩa nhân, lúc ban cho bề tôi tướng sĩ lại chỉ nồng nặc chữ trung mà nhạt thếch chữ tình. Sao bằng thứ rượu hào sảng chốn đồng quê, ta chưng cất riêng để dành cho đệ”(tr.697). Thấu hiểu lòng nhau: “…là lòng dân đang hướng về nghiệp chúa. Nước Nam đã có thể ngang hàng với phương Bắc hùng mạnh. Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp mến đức sợ oai mà thần phục châu về”(tr.680).
     - Quái ngư (tr.658).Không gian là xóm Nại hốt hoảng vì cá nằm trắng bờ và mùi nồng nặc tanh tưởi bủa vây, họ liên tưởng mọi nguyên nhân. Rồi mở ra nguyên nhân khác từ tảo hoa nở. Vật lộn với sóng cả đầy mất mát đau thương, với Quái Ngư chưa là gì so với sự hủy hoại môi trường biển từ mục đích cá nhân của những kẻ thủ đoạn như Bắc và gã đầu nậu Làng Chài Cả. Cần ý thức cảnh giác bảo vệ biển và chính mình.
     - Mưa xóm Gòn(tr.651). Thời tiết khắc nghiệt theo mùa. Mưa không về cả làng xóm đổ lỗi do phá núi, do quan hệ gái trai,… với nhiều lí do. Tất cả hùa nhau đổ lỗi cho một người. Những hình phạt vô lối. Hình ảnh viên đá nhặt được sau khi phải một mình gánh nước tưới ruộng trước miếu thờ, mở ra bao cảm xúc cho thằng Chức, lại là nguyên nhân lòng tham con người trổi dậy. Sự thiệt hại ruộng đồng không phải là trời không mưa mà là sự phá hoại từ bàn chân con người dẫm đạp lên nhau.
         Mười lăm cây bút nam là mười lăm hình tượng tác giả không lẫn lộn mọi góc nhìn khác nhau về cuộc sống và con người. Từ một vị trí không gian thực đã thành không gian nghệ thuật của người sáng tác, vừa gần gũi vừa thân quen trên mọi vùng miền đất nước ta qua, đã sống, đã giao lưu gặp gỡ có rất nhiều người đầy khí khái, bao dung đáng trân trọng; nhưng cũng lắm kẻ lọc lừa, mưu mẹo đã được cây bút nam tinh tế tháo gỡ tình huống trong thái độ mỗi nhân vật giúp người đọc cảm thấy thỏa đáng cho cái kết tác phẩm./.
                                                                                      20.02.2020/ Nguyễn Thị Phụng