CÁNH DIỀU BẨY MỘT VẦNG TRĂNG.
Thể loại: - Lý luận phê bình.
Tác giả: - Nguyễn Thị Phụng
(Đọc tập thơ Cồn- NXB. HNV. 2024
của Duyên An – Khổng Trường Chiến – Lê Trọng Nghĩa – Vân Phi – Hồ Minh
Tâm – My Tiên – Trần Quốc Toàn – Nguyễn Đặng Thùy Trang)
Cũng từ trong cách bộc bạch, thơ mong tìm đến thi nhân làm điểm tựa. Thể cánh
diều tựa lưng chừng trời đâu chỉ biết ơn sức gió, mà ơn tay người điều khiển.
Cũng chẳng dài dòng khi đọc tập thơ đồng nhóm nổi Cồn chung
160 trang (NXB. HNV. 2024) dậy mùi men không kì hạn ngay từ lời bạt trang
đầu “Cồn nhưng uống được”của Hồ Minh Tâm chuốt say từng trang chữ.
Nếu trời chiều lỡ dần lặng xuống, kịp thời những Cánh diều bẩy một vầng
trăng lên sáng cả trời xuân trong Cồn
Quả Bình Định thơ ca ngoài những tác phẩm của riêng tác giả. Thì mười năm lại đây, từ nhóm đôi- Ký tự nàng(Mẫu Đơn và My Tiên), nhóm ba- Ba bờ nắng(Triều La Vỹ, Trần Hoa Khá, Lê Trọng Nghĩa). Lê Trọng Nghĩa duy trì kết nối với bạn đọc trên facebook của mình: “Cồn!” - Lời mời gọi say đắm từ 8 hương vị nồng nàn. Tập thơ này tựa như từng ly rượu thơ, đậm đà và để lại dư vị khó quên. Góp mặt là 7 “người con” từ xứ Bàn Thành Tứ Hữu, mang theo niềm đam mê cháy bỏng và năng lượng “cồn cào,” cùng một gã phong trần bạc trắng mái đầu vì thơ đã tìm về Bình Định…”
1.Chạm vào Cồn, hiện rõ đôi cánh vươn thỏa “khát” đời của một “gã phong trần” Hồ Minh Tâm dè sẻn từ câu chữ vun đắp, biết là trăng đến rằm trăng tròn, thế mà thèm viên mãn: “chúng ta lẹm vào nhau/ lẹm vào nhau mà tròn trịa với nhau” mà có được đâu: “thế rồi đêm/ đêm lưng chừng một mình vụng hát/ nghe lặng thầm nghiêng trở ngân nga” (Bài cho trăng đầu tháng), thử tiếp cách ví mình đối chiếu tinh tế: “khi con chuồn chuồn bay đi/ nó để lại đằng sau vết rách mềm lụa gió/…/tôi hơn chuồn chuồn nhiều thứ… // tưởng dễ mà bay!” (Bay). Từ đó từng nốt nhạc rung rung lên trong một hình hài: “giữa nó và cái thằng thơ/ một tia nắng gãy/ nó nằm ngay đơ như cái thước trời/ thằng thơ rón rén đắp đêm lên nó/ nỗi buồn bình minh” (cái thằng thơ) trỗi dậy hào hứng hơn “nó” hài hòa nhau. Giá yêu cái đẹp hình thể
như yêu trí tuệ tâm hồn thì trái đất làm gì mỗi ngày phải nặng hơn: “thơ
sinh ra chỉ để hoàn thiện hơn về định nghĩa cái đẹp, … trám vào sự thiếu vắng
bằng nguyên bản cô độc của mình” (sống – có thể gọi nó là một bài thơ
được không?). Rồi anh thỏa thích dự đoán “ứng trước đời mình hàng
chục năm/…/ mỗi mặt – một đêm trắng/ bôi gì cho qua…” (Vẽ).”
quá nhiều đêm trăn trở. Cuối cùng từ một vuông buồn đầy đặn
ấy, an lòng (Cỏ thay em nằm xuống cạnh anh)*. Làm
tròn chủ
đề Quê nhà ở phía cơn mưa tươi mát nảy mầm
tỏa hương. Không bi lụy, lí giải thơ là một nhu cầu tận hiến trong sự
sống.
a. Theo chân chủ đề Thắp của Duyên An lần lượt bật mí trong lòng bàn tay nữ sĩ. Lắm lúc rối rắm chằng chịt đường vân ngỡ con kiến mà leo cành đào… trên chỉ dấu hoa tay khó trộn lẫn: “Giá mà bỏ Quy Nhơn vào túi/ Anh mang theo trên những dặm dài/ Như bỏ chiếc vỏ sò ngậm trăng chiều Phương Mai viên sỏi âm vang tiếng chuông Minh Tịnh/ Hơi gió mặn mòi xanh sóng trùng khơi.” (Chẳng thể bỏ vào túi mang theo). Dùng giả định để khẳng định dễ gì những sở hữu ngỡ thuộc về mình cố gồng lên, chỉ làm tổn thương vết cứa từng nếm trải chua xót an ủi. Chúng ta đã từng đón Ánh sáng và phù sa của thế kỉ hai mươi đầy cảm xúc thẩm mĩ: “Ta vì ai?” Khẽ xoay chiều ngọn bấc/ Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh” (Hai câu hỏi, Chế Lan Viên). Nhiên liệu thắp triệu chồi xanh là khơi mạch nguồn giá trị cuộc sống đón nhận (Tôi đi tìm mùa thu, Trên dấu môi kỷ niệm)* nhắn nhủ yêu vô cùng hạt gạo ngọt lành mà vô cùng vất vả, đón cái kết: “Bến nối bờ bằng câu ca dao mang màu xanh biển/ Biết thương về nguồn thành mưa” (Những dòng sông như đường chỉ tay), để nhận ra sự tự giác lặp lại thành thói quen định hướng(Chiếc đồng hồ sai lệch, Thắp) * dấu hiệu la bàn cho sự tất nhiên bung nở: “…mùi hương là cách đóa hoa tự thắp/ quỳnh sẽ kể chuyện đời mình bằng thời khắc/ loài chim sẽ gõ vào ánh sáng/ nhạc bay.” (Thắp). Không cần lí giải. Hương thơm, là cung đàn nốt nhạc lung linh tỏa sáng lan tỏa là biểu tượng ngôn ngữ thi ca.
b.
Còn Nguyễn Đặng Thùy Trang với Cõi mộng. Mà rất thực khoảnh
khắc hối hả vào đời thể một cuộc dấn thân làm mới thơ mình: “Thành phố rượt
đuổi chiếc nơ của người con gái/ tuổi trẻ nở những nụ cười không biết khi nào
quay lại/…/ rực rỡ em/ chân sáo quần hồng/ rồi hàng cây xoay xoay điệu múa…”
(Em và…). Những bước đi
đầu tiên đẹp đẽ gửi lại sau lưng là khung trời kỉ niệm dấu yêu, sức trẻ náo nức
thể cánh chim bay vào không gian thoáng đãng. Mà tình yêu duy trì bền vững,
thoảng lời ca bắt nhịp: “…ai cũng một thời trẻ trai cũng từng nghĩ về đời
mình…” (Trần Long Ẩn). Cách liên tưởng đời cây đời người cho sự cố định và di
động, hẳn bóng cây và bóng người ám ảnh từ một “Miền xanh đậm/ Có trái tim
mù mờ về những khoảng trời/…/ …/ Một lần nữa chào mời/ Sự mờ phai của số phận”
(Cây).
Hay sự chọn lựa được mở ra đánh đố giữa thực và mộng. Không nên kì vọng vào
những hoài bão đam mê khuất lấp tất cả giá trị vốn có chính mình (Ở đâu đó con đường, Tự tình, …) *. Cõi
mộng trong thơ Nguyễn Đặng Thùy Trang nghiêng về khơi gợi đầy hoan
ca không tì vết: “… bông cải vàng ở lại mê mãi một điều gì/ chở về
những chân tình”. Đáng
yêu.
c. Rót
đầy mùa nhớ là chủ đề thơ My Tiên tạc nên không gian bừng tỉnh vẻ đẹp bàn
tay con người vốn có, chăm chút vun vén và khát khao tận hưởng. Đó là cái đẹp
ban sơ không kiềm nén theo vòng tuần hoàn trời đất. Sắc hương hoa lan tỏa quyến
rũ thật tự nhiên khi đón ánh sáng thường ngày, và con người cũng vậy, thật viên
mãn: “Cứ xuân về/ em trở lại thanh tân” (Cánh hoa thanh tân). Em
thỏa thuê bung nở cảm xúc trong từng câu chữ, không ràng buộc thuần túy Á đông,
nề nếp khuôn khổ (Cánh
hoa nhật thực) *. “Em” đã là chủ thể khát vọng hạnh phúc lứa đôi, sao
“em” bị hà khắt thân phận giới khi con người sinh ra vốn mang danh con người (Cởi trói)*. Lời tự tình rất “em”
dịu dàng và bay bổng thả mình: “Vô tư phơi thân thể trên đồng/ Anh hãy hôn
như mây vờn trên núi/ Và hãy nằm xuống bên em” (Chiếc túi mùa thu), khẩn
cầu mặc định từ một Vùng da
thiêng* nghi lễ. Nếu như nói thơ My Tiên nghiêng về bản thể, thì bản
thể ấy không thuộc về cá nhân, tồn tại rất hiếm duy trì cảm xúc phá vỡ cả khuôn
mẫu tù túng rất riêng cho một chút lắng đọng yêu thương.
3.Từ chốn nhân sinh làm nên tâm thế bốn cây bút trẻ nam chững chạc phong cách sáng tác, duy trì cảm hứng thi ca, mạch nguồn nhịp thở.
-. Nếu ở tập thơ Ba bờ nắng in chung trước đây, Lê Trọng
Nghĩa rọi chiếu những cầu vồng lấp lánh, thì chủ đề Nồng nàn ly đắng
trong Cồn hẳn bù đắp cá cược
khoảnh khắc mà lực bất tòng tâm bởi những tác động khách quan bám riết. Cho cách an nhiên bung tỏa cảm xúc, về giá
trị sự sống vĩnh hằng tiếp nối, đối lập đời người hữu hạn kia: “Đôi khi/ Ta
còn nhận ra những nếp nhăn giày vò kia/ Sự thản nhiên.../.../ Trong hơi thở yếu
mềm.../.../ Những khóm non xanh vẫn xanh lên nhún nhẩy.../...” (Đôi
khi). Hiện hữu nếp nhăn không còn là tuổi tác mà là vết cứa đớn đau khi
va vấp tình đời, băn khoăn chất vấn đến cùng: “Khi ngắm bầu trời rộng lớn/
Em đã mơ điều gì khác/ Em có nghĩ đến anh không/...” (Em có mơ điều gì khác).
Có lẽ cách độc thoại mãi thăng hoa khi chưa được đáp lại. Một trái tim yêu nồng
cháy, không phân định bến bờ, rồi ví ngầm mọi vận động trong vũ trụ từ cánh
rừng, trên trái đất, gió, mây, ... cho anh cách chọn lựa: “Chớp mắt bão
bùng/ Phải xoay phía nào để được gặp em trong điều mới mẻ...”(Xoay
phía nào).
Điều mới mẻ chính là cung và cầu không thể thiếu năng nổ và dấng thân,
không thể chấp nhận lặp lại ấu trĩ hẹp hòi, ích kỉ hay nhu nhược, trong nhận
thức mọi mặt cũng khó tìm sự đồng thuận hướng đi tích cực, bởi chính thi nhân
đang sở hữu từ “.. vệt sáng dài cô đơn”. Theo một hệ quy chiếu đối
lập tương đồng với “một tia nắng
gãy” của Hồ Minh Tâm từng vấp váp là
vậy. Thơ Lê Trọng
Nghĩa đâu chỉ gợi hình, có thanh âm í ới gọi về
từ trên cành xanh, của vị thơm môi ngọt mời mọc, cả ánh sáng vỗ lên cây ghita,
nốt ruồi giấu trong hình nốt nhạc, ... (Tản
mạn mùa đông, Điều gì đã trôi đi)*. Ừ thì, nào ai hôn được lên gương
mặt mình, dẫu tầm tay ta với hụt chập chờn thực mộng (Anh không nắm bắt được gì)*, và một khi cảm hứng thăng hoa
thì nỗi buồn nén sau con chữ bất tận ùa về trong thơ anh.
-. Ở Khổng Trường Chiến với Bóng tăm
thầm lặng là thế mạnh về sự hồi tưởng năm tháng chiến tranh
đã qua, đã lùi dần… đã không còn là nỗi ám ảnh dấu ấn riêng nỗi đau người con
trong gia đình, cả làng xóm, hay cả trên da thịt đất đai dân tộc mình: “Nghe
vết sẹo quê hương trăn trối dưới chân mình”.(Vết sẹo), minh chứng thông
điệp từ một công dân, nhà thơ Khổng Trường Chiến nhận ra sự vun đắp tô bồi của
thực tại, cũng thể là nhắc nhở tri ân cha ông chúng ta đã sống và cống hiến
không hổ thẹn tuổi đời mình.
Thơ Khổng trường Chiến khi
thiên về thời gian thực tại thì hình ảnh những người lao động cần cù bao gian
lao với dụng cụ búa rựa thô sơ cũng bị khép lại nhường cho máy móc khai thác
tài nguyên rừng ào ạc mở ra, đến hốt hoảng bất ngờ như những (Dấu chân của làng, Người ngủ trên vai
núi)*. Rồi trong cách sẻ chia với ngư dân đi biển, không còn là
ngọn hải đăng chiếu sáng la bàn mà anh nhắn nhủ một điều ngược lại: “Những
tấm bản đồ vẽ từ máu/ mồ hôi/ và/ muối/ hóa thành ngọn hải đăng/ cho ngàn giấc
mơ tha phương lập nghiệp/ cho tiếng sóng du dương đánh thức câu hò bá trạo/ cho
những ngày/ biển rơi mất yêu thương”(Tấm
bản đồ trên lưng người đi biển). Cơ hồ trong kế sinh nhai đối diện với
phong ba, họ còn là tấm bản đồ trọng trách nhân chứng xác định hải phận quê
mình. Hẳn nhà thơ có góc nhìn thấu đáo về diện mạo đất nước dân tộc. Bên cạnh
những bài thơ: Gốm vỡ, Lại nhớ
mùi mắm cua đã là đặc trưng làng nghề cho đến văn hóa ẩm thực mà
chăm chút, sao quên được từ quê nhà ra đi. Chủ đề Bóng tăm thầm lặng hiện hữu
chùm sáu bài thơ nuôi dưỡng cốt cách niềm tin cuộc sống đáng trân quý.
- . Trần
Quốc Toàn với Phương trời gió loạn mà đằm sâu những tứ
thơ như bài: Mộng Côn Giang, thể trường ca bến bờ con
nước từ đầu nguồn ra đầm Thị Nại. Vẫn là nét riêng đầy tự hào lịch sử văn hóa
trầm tích bao đời quê nhà Bình Định, bên những đau đáu mất còn không nguôi,
cũng được khép lại. Tên núi, tên làng, tên sông, tháp cổ, ... gắn với di tích,
thành quách còn kia, câu thơ truyền lại... mà sẻ chia, đùm bọc, từ đó ra đi để
nhớ thương mà trưởng thành(Mộng Côn Giang, Những đỉnh đêm cát và gió, Ký
ức tôi.)*. Ngỡ Phương trời gió loạn mà vô cùng
bình yên, sâu lắng tiếp nối sau những kí ức biết mở ra, biết dối diện và chấp
nhận từ trong sinh hoạt thật tự nhiên vốn có, cho cái kết ấm áp tin tưởng dốc
tâm đường cày mỗi ngày, dẫu nắng mưa khô hạn không thể nào bỏ lửng công việc: “Theo
dấu chân trâu vung ngọn roi trên cánh đồng khô hạn/… / và bếp lửa là bài
thơ thắp sáng giấc mơ tôi..”(Đảnh
lễ mùa màng).
Thơ Trần Quốc
Toàn không chỉ là thời gian của quá khứ ghi nhận, và sự tồn tại trong chừng mực
hôm nay, đã là vẻ đẹp nghệ thuật thơ ca lưu trữ trong mỗi tứ thơ anh... tựa
thong thả tận hưởng thiên nhiên ban tặng, lặng lẽ chút hương nhài hòa quyện cả
không gian mở ra: “...con chữ hóa cánh chim bay về rừng/ sau cơn mưa/ trăng
ló dạng/ những bông hoa ánh sáng rơi xuống con đường ngoài ô cửa khuya...”(Ngã
lưng vào ghế). Cũng không nhập nhằng ngày và đêm. Có đêm có sắc trăng vàng, có
ngày cũng có sắc vàng lúa thơm vào mùa bội thu thiết thực, hình ảnh ngầm đối
chiếu những dấu chân trên đường kia với những bàn chân của mẹ cha nơi đồng sâu
ruộng cạn tinh tế vô cùng(Nằm mơ giữa ngày). Thơ Trần Quốc Toàn chảy dài mạch
cảm xúc không nguôi thể bất tận khai sinh mây trời sông nước rồi tụ về cái kết
rất nhân văn.
-. Còn Vân Phi với
Trọ những cơn say, ngỡ chếnh choáng của gã lãng tử quên người, quên
đời. Thực ra cái say duy trì tiếp nối từ đồng làng quê với dáng cha bên bếp
lửa, bóng mẹ khói hương cuối đồng làng đủ gợi nhớ thương từ nơi xa thẳm. Mất
còn lẽ tồn sinh, vẫn buốt lòng bấu víu vào không gian há riêng biệt của anh.
Trong thâm tâm, lớp người trẻ luôn trăn trở hoài vọng về chốn bình yên quê nhà
trú ngụ(Từ nơi ấy mẹ nằm, Đường về)*,
bởi nơi ấy dấy lên ấm nồng của lửa, cay cay đụn khói chiều, bóng trăng đồng lúa
chín tự tình: “Thăm thẳm vọng về trong khuya khoắt/ em gặt lúa dưới trăng/
lưỡi liềm cong như mí mắt/ cứa vào anh ran rát nụ yêu đầu”(Đường về). “Em”, hiện hữu cái nhìn từ bức tranh lao
động chân chất, thuần thục đức hạnh nuôi dưỡng tâm hồn thi nhân ấp ủ lên men tự
lúc nào(Điều không định nghĩa)*.
Rồi thoảng đó đây lưu đày cảm xúc vô tận, sao giấu được cái say khướt với trăng thanh. Phải chăng ánh trăng từ hai thời điểm khác nhau, cái say trăng hay say người hay một tình yêu đầu đời thơ mộng, với Vân Phi trở lại sự tĩnh tâm, nhận ra cái khát khao vô cùng chới với lắm không: “ta ngồi lại với ta thêm chút nữa/ nghe giọng mình/ khản đặc phía khơi vơi...”(Trọ những cơn say), chất ngất đời người cho cuộc di dân mưu sinh tồn tại như lửa thử vàng, gian nan thử sức trong đôi tay nghệ nhân khéo léo làng nghề truyền thống được mở rộng sẻ chia(Gốm lưu lạc)*, trong thử thách tâm hồn yêu thương thanh lọc chính mình(Sông ly hương)*. Cái say trong thơ Vân Phi sâu lắng bung chảy cảm xúc tự bên đời.
Cồn- kế thừa thể thơ tự do, thể như những cánh diều bẩy vầng trăng quê thơ mộng muôn đời mang sứ mệnh vị thần tình yêu cuộc sống bền vững, nhập vào thế giới tâm hồn tồn tại cõi nhân sinh. Nên chẳng thể điên rồ gọi tên Cồn cho một tập thơ rất “nẫu” đang độ nồng say, chếnh choáng từng bậc thềm ánh sáng lên trang sách, đầy dấu ấn duy trì thơ ca đương đại ./.