Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Bài cảm nhận của Trần Hoàng Nhung về:VÒM TRỜI EM NGHIÊNG XUỐNG ĐỜI TÔI




  • 14:05 27-09-2011


           Phải chăng Hồ Tĩnh Tâm chọn thể thơ tự do như để diễn đạt hết mọi tâm tư, tình cảm của mình đối với con người và những danh lam thắng cảnh của Bình Định? Mở đầu bài thơ, tác giả đã nắm ngay được cái "tình" của nhân vật trữ tình "Em". Thế đấy, nhà thơ kể lại "Có một bầu trời từng nghiêng xuống đời anh"- đó là một "vòm trời thu muộn màng" hiện nga trong mắt "Em" chiều hôm ấy. Dù chỉ là muộn màng thôi, nhưng ý thơ cho thấy: Em là người quan trọng trong cuộc đời Anh biết nhường nào. Em gắn liền với những địa danh của Bình Định như : Sông Côn, núi Huỳnh Mai, tháp Bánh ít, cổng Lý Môn... khiến cho nhà thơ Hồ Tĩnh Tâm không thể quên được. Tác giả đã nhận ra trong "vòm trời thu muộn màng" ấy là" Tình yêu rối rắm như tầng dây rừng đan vào nhau chằng chịt. Sợi dây tình yêu ấy đã vô tình cột hai người lại với nhau "cột đời nhau rực cháy một vòm trời". Cái mãnh liệt của tình yêu dù  gặp nhau sớm hay muộn, dù ở tuổi nào đi nữa... thì vẫn hấp dẫn trong mắt nhau. Càng mãnh liệt hơn khi Hồ Tĩnh Tâm đã xác định "cột đời nhau"không phải bằng sợi dây vô hình, mà đó là sợi dây " tình yêu" có trái tim, có địa chỉ rõ ràng. Người đọc hạnh phúc lây khi đọc những vần thơ dạt dào tình cảm của Hồ Tĩnh Tâm.










  • Em đọc đi, đọc lại bài thơ chị được tác giả Hồ Tĩnh Tâm tặng, em linh cảm được sự đồng cảm tri âm giữa người tặng thơ và người được tặng. Em cũng chẳng cần biết "vòm trời em nghiêng xuống đời tôi" từ bao giờ, nhưng nhận thấy Hồ Tĩnh Tâm như đã xác định được nhân vật "Em" vô cùng quan trọng đối với cuộc đời nhà thơ. 










  • Hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng cũng được Hồ Tĩnh Tâm xúc động, bật lên thành tiếng thơ. 
    " Các con mẹ ra đi không đứa nào về nữa
    Thưở tiếng súng xé toang tiếng gọi đò chiều"
       Có nỗi đau nào bằng nỗi đau của người Mẹ quanh năm ngày tháng chờ chồng, chờ con đi chiến đấu... Để rồi cuối cùng nhận được là một sự ra đi không trở về của chồng, của con mẹ. Nhà thơ lắng nghe được tiếng "chim từ quy vẫn cất tiếng gọi yêu" trong vô vọng... Buồn lắm, đau lắm! Hình ảnh người Mẹ hiện lên thật tội nghiệp, làm ta dễ tưởng tưởng tới cái cảnh chiến tranh năm xưa. Tới mảnh đất Bình Định, có lẽ Hồ Tĩnh Tâm mang rất nhiều tâm trạng, để rồi khi chia tay, nhà thơ như muốn gửi gắm lại cái tình cảm vương vấn với đất và người Bình Định, như thể quá nặng tình, không muốn rời xa...










  • Có thể đây là bài thơ được Hồ Tĩnh Tâm viết trong hoài niệm về một chuyến thăm Bình Định. Điều đọng lại nhất trong lòng nhà thơ là sợi dây "tình yêu chằng chịt" khi Anh về đến đất Phương Nam chăng? Cảm xúc tự do, phóng khoáng khiến nhà thơ không ngần ngại bày tỏ ,gọi một nửa "thương nhớ" của mình: "Thương nhớ của tôi ơi, sương dội ướt đầm đìa". Chẳng ai biết được "dòng sông" tình yêu ấy chảy về đâu, nhưng ai cũng biết được "vòm trời cao thăm thẳm", biết là có đến được với nhau hay không? Tôi thì biết được lòng nhà thơ đang "lạnh lắm", ngọn lửa nào sưởi ấm được lòng đây? Có ngọn lửa có thể sưởi ấm được, nhưng giờ này họ đang ở tận Bình Định xa xôi...Điều đó không quan trọng, đáng nói nhất là nhà thơ đã nhận ra mình" Em nghiêng xuống đời tôi vòm trời em để tôi nhận ra tôi". Thế này thì Hồ Tĩnh Tâm phải cảm ơn "Em" mới đúng, vì nhờ có em mà "tôi nhận ra tôi". 
          "Vòm trời em nghiêng xuống đời tôi", đã "nghiêng" thì nhà thơ phải "đỡ" chứ! Vâng, đỡ như trong nội dung bài thơ thế là đủ rồi.... . Cảm ơn nhà thơ, cảm ơn người được tặng thơ về một bài thơ khiến tôi phải rung động! Chúc cho sợi dây "tình yêu" ấy luôn "cột đời nhau rực cháy một vòm trời".
        T.H.N
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét