Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

MỘT ĐỜI NẶNG GÁNH ƯU TƯ, Nguyễn Thị Phụng


                                MỘT ĐỜI NẶNG GÁNH ƯU TƯ
        (Đọc Lời của sóng, tập thơ Phan Văn Thuần, NXB. HNV- 2015)

        Xưa nay, văn thơ là hướng đến cái đẹp tâm hồn người trong cuộc sống. Độc giả tiếp nhận mọi thể loại văn bản sẽ có cái nhìn sẻ chia cùng tác giả. Với tôi cũng vậy, chọn tựa đề Một đời nặng gánh ưu tư là một câu thơ giàu sức biểu đạt sau khi đọc Lời của sóng, tập thơ Phan Văn Thuần, NXB. HNV- 2015 hay đó là lời trái tim thi nhân, một nhà giáo nặng lòng tình yêu quê hương đất nước, với “em”, với “anh”, với “tất cả” chúng ta.
           Trái tim thi nhân- nỗi trăn trở thời gian vừa là bạn đồng hành tiếp sức, nâng bước chân người vượt qua thử thách từng ngày, vừa là sự trêu ngươi cho những ai tự khép mình trong phòng tối. Ngày khép lại đã thành quá khứ. Dễ gì cái của ngày hôm qua còn đọng lại, nếu không biết lắng nghe: “Ta lắng nghe thời gian/ qua từng chiếc lá/…/ Ta lắng nghe thời gian…/ trôi trên mái tóc theo dòng sông lặng lẽ/… / Ta lắng nghe thời gian ngang qua giấc mơ/… Ta lắng nghe thời gian đi qua trên phiến đá buồn/ như một đời nặng gánh ưu tư/…”(Lắng nghe thời gian)* mà vô cùng nhọc nhằn đến thế: “Qua thời gian đá núi phai màu/ Bao dấu hỏi vẫn luôn là dấu hỏi” (Dấu hỏi)*. Thời gian đâu chỉ có Tháng sáu rồi đó em*  mà ùa về bao xôn xao trở lại Tháng 3* khơi nguồn cảm xúc:
      “Tháng 3, mimosa lại nở
       có phải vì em, Đà Lạt đến ngỡ ngàng…
      …Tháng 3, tháng 3
      mùa chim én bay về xây tổ
      điệp khúc hoan ca cứ mãi ngân nga…”
      Khúc hoan ca cứ mãi ngân nga- mở ra Khoảng trời yêu thương* với nàng thơ, khát khao và nỗi nhớ:
          Anh đi ngang một chiều mùa đông
           Những giọt mưa thấm sâu vào nỗi nhớ
           Nghe bâng khuâng hạt mưa nào rơi vỡ
           Trong hao gầy ký ức mờ xa…”
       Mà luyến tiếc có còn đọng lại. Gợi nhớ góc phố dịu dàng, nơi trái tim một lần gõ cửa, âm thanh nào từ những viên sỏi nhỏ, nghe nôn nao bao kỉ niệm ùa về! Kỉ niệm lần yêu dấu ấn khó phai mờ (Có thể và không thể, Đêm gió về khe khẽ, Em khôn cùng mãi mãi trong anh,…)*. Và em cũng là mùa xuân bất tận một tình yêu thi nhân:
        Tết này
         Em có về Quy Nhơn không em
         Để nghe tuổi thơ với cánh cò cánh vạc
         Nghe dòng sông xưa hòa cùng câu hát
         Thương nhau đĩa muối chấm gừng
…”
                                      (Em có về)

         Lời của sóng hay là lời tình yêu đất nước. Đây còn là chủ đề chính tập thơ Phan Văn Thuần, cũng không rất hiếm. Bởi con người ngự trị giữa đất trời bao la, nếu tình yêu đôi lứa nghiêng về sự phồn thực và xây dựng phát triển chính là dấu hiệu đáng mừng của sự sinh tồn, tiến bộ văn minh. Nhưng những thiên tai, dịch họa,… lại là mối nguy cơ sự tồn vong dân tộc. Việc duy trì bảo vệ văn hóa là trách nhiệm công dân đối với đất nước, tiếng nói nhà thơ lại không thể thiếu. Lời của sóng là một ẩn dụ, thỉnh cầu cho sự cảnh báo khi cơn bão khơi rập rình ngoài xa kia. Phan Văn Thuần trong Lời của sóng chân tình từ Một mùa xuân đất* nước kiêu hùng:
       Tổ quốc ta suốt mấy nghìn năm
       Bao thế hệ ông cha gìn giữ
       Từ Cà Mau đến địa đầu Lũng Cú
       Cùng biển đảo quê hương- một dãi vẹn toàn
      Và một khi Biển xanh dậy sóng* thì không thể chần chừ, nhà thơ nhắc nhở: “Hãy nhớ lấy:/ Ải Chi Lăng, gò Đống Đa và cơn thét gầm của sóng Bạch Đằng/ Điện Biên Phủ âm vang còn đấy”. Bởi cái đẹp trong cái tình không thể nén cảm xúc như: Quy Nhơn- Thành phố trong em*, Một bó hoa*, đến Đất nước- tình yêu*,…
            Lời của sóng dạt dào theo mùa tháng năm mưa nắng. Chính sự dạt dào con sóng tự nhiên làm cho cái mạn bờ kia phải ngập mặn xôn xao say tỉnh con chữ nhà giáo, nhà thơ. Cũng nằm chung số phận mạn bờ, muốn tìm về ngày cuối tháng trầm tĩnh thả mình mới thấu Lời của sóng lắng đọng, nhịp nhàng. Lời của sóng- lời tình yêu rất riêng Phan Văn Thuần./.
12. 2015


12. 2015
__________
*Tên bài thơ trong tập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét