Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ |

THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ
                      
          (Trong một số truyện ngắn của Trần Quang Lộc)
         
         Tháng bảy về, trời đất giao hòa nên cái nắng không còn găy gắt, dịu dàng như cô gái vào tuổi soi gương biết làm dáng làm duyên, e lệ len lách mình qua vòm lá xanh nhìn rõ khuôn mặt người thương khi sắp phải chia tay nơi bến đò ngày xưa mẹ tiễn con, vợ tiễn chồng, em tiễn anh...ra trận, xôn xao bãi bờ đến tận cùng nỗi nhớ. Trời nhìn xuống đau đáu xót xa, đất dưới chân trĩu nặng chùng xuống lòng cứ phơi phới nắng xuân. Cuộc chia tay thơm lừng những bông hoa, những sắc màu đất nước dấu yêu thúc giục.Và họ ra đi, dâng hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho hai chữ độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Niềm tự hào luôn nở trên môi kết thành vòng hoa chiến thắng ngát hương dâng Mẹ. Mà trời tròn lắm cũng tự xoay vần san sớt cho người những ấm áp yêu thương bốn mùa, đất  sần sùi mộc mạc quây quanh trời năm tháng sẻ chia nỗi niềm đau đáu bấy lâu. Đất là điểm tựa nâng đôi chân nhẹ nhàng cho người xích gần nhau hơn, rồi có nơi đâu xa lắm cũng trở về với đất ấp ủ ngàn đời. Núi rừng xa xôi biết bao nhiêu thác ghềnh con người vượt qua với mục đích thực hiện lí tưởng " xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" một thời in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc Việt Nam anh hùng. Những tác phẩm văn chương dày hàng nghìn trang cũng không bao giờ cạn hết những cảm xúc dâng trào nụ cười và nước mắt, hạnh phúc và khổ đau, hiển hiện và mất mác, những khó khăn gian khổ, những hi sinh thầm lặng anh dũng tự hào! Dẫu biết rằng đất nước lâm nguy toàn dân ra trận, các anh ra trận, các chị ra trận,...rồi ngày hòa bình trở về, tất cả hiện hữu trong từng trang truyện ngắn của Trần Quang Lộc về tuổi thanh xuân các chị vời vợi nỗi niềm thương cảm sâu sắc!
         Diễn biến nội dung ý nghĩa một số truyện ngắn của anh không theo mô típ nhất định trình tự thời gian, kết cấu mạch cảm xúc từng nhân vật là sự gắn kết lô gich của sự việc như trong "Mai Trường Sơn" mở ra là hình ảnh cây mai vàng nở đúng độ vào xuân đẹp lắm, rồi từ đó tác giả dẫn dắt người đọc tìm ra vẻ đẹp người con gái Việt Nam tên là Tiểu Mai xinh xắn, chiến đấu đầy tự hào rồi âm thầm nằm lại giữa lòng đất Mẹ cho mùa xuân mãi sắc hương. Hình ảnh những người chị như Xuân Mai ở miền Nam đi tìm em, như người bạn Quỳnh Mai ở miền Bắc đi tìm bạn là một nghĩa cử cao đẹp của người còn sống đối với người đã mất, là lòng biết ơn sâu sắc với người đã hi sinh, là ôn lại kỉ niệm chiến đấu anh dũng của các chị khi bị thương " vẫn nắm chắc tay súng lia từng loạt đạn căm thù về phía giặc"để thế hệ chúng ta ý thức được hạnh phúc của hôm nay phải đổi bằng máu của người đi trước, như nhắc nhở ta không đâu xa các chị còn lặng yên dưới lòng đất quê hương mình.
Trần Quang Lộc                                  HOA NGỌC ANH 


        
Nếu như Tiểu Mai, từng tham gia phong trào các cuộc biểu tình của sinh viên miền Nam chống chế độ Sài Gòn, ra vùng Giải phóng hoạt động là đến với cách mạng, vượt những gian khổ trong chiến tranh, tiêu biểu vẻ đẹp của các chị ở miền Nam trực tiếp chiến đấu trên quê mình, thì Trúc Quỳnh trong "Hoa ngọc anh" lại là vẻ đẹp thời thanh xuân của người con gái thủ đô, con gia đình liệt sĩ được hưởng quyền lợi và chế độ ưu tiên,đang học khoa Violon tại nhạc viện Hà Nội, nhưng chị gởi lại tất cả, theo tiếng gọi non sông cùng những người bạn gái lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường Trường Sơn cho đoàn xe vì Miền Nam ra trận. Chị cùng bảy cô gái TNXP tuổi đời không quá 22, hi sinh trong một trận đánh bom của máy bay B52, đã được đồng đội và bà con địa phương chung sức xây đắp phần mộ tử tế mà nhân vật tôi, người kể chuyện vừa là đồng đội, vừa là người yêu,họ chỉ gặp nhau nơi chiến trường giữa núi rừng thâm u ngỡ mấy bông hoa rừng cắm vào li con trong tay người lính nơi chiến trường thể nào cũng lay động trái tim khát khao nồng cháy của chị, nhưng không : " Đẹp, nhưng em thích nhất là hoa ngọc anh..."Còn là lời nhắc nhở người lính lúc này đừng bao giờ quên nhiệm vụ chiến đấu. Phần kết câu chuyện cũng đã nói lên vẻ đẹp về lòng biết ơn trân trọng người đã mất " Mùa xuân năm sau,bên cạnh ngôi mộ Trúc Quỳnh, cây ngọc anh đã trổ bông. Những hoa trắng ngần, hương thơm ngát".
        " Mai Trường Sơn" và "Hoa ngọc anh" có chung một chủ đề về tinh thần yêu nước trực tiếp tham gia chiến đấu nơi chiến trường bằng những việc làm khác nhau. Các chị là những sinh viên độ tuổi ngoài hai mươi ý thức khi Tổ quốc lâm nguy sẵn sàng ra trận. Mà kẻ gây chiến tranh chính là cái ác, các chị cầm súng chống lại cái ác  chính là đấu tranh cho lẽ công bằng. Việc làm cao cả không chỉ riêng ai. Đã là người Việt Nam chúng ta có quyền đóng góp công sức trí tuệ để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do cho dân tộc. Trong chiến đấu không thể không có sự hi sinh cao cả, hài cốt các chị được chôn cất giữ gìn, hoa trắng ngọc anh cùng khói hương hòa quyện ấm áp nghĩa tình chị em, đồng đội, bè bạn thân thiết.... Đó là vẻ đẹp cao cả uống nước nhớ nguồn đã có từ xưa nay.
        Trong giờ phút thiêng liêng ngày 30.04.1975, trang sử vàng của toàn dân tộc đầy ắp nụ cười toàn thắng và nước mắt ấm nồng trong ngày hạnh ngộ vui chung non sông thu về một mối. Thời gian lặng trôi, hết đêm là ngày, hết tối là sáng. Một thời đại mới đang mở ra, người cầm bút phản ánh hiện thực khách quan, không thể tô hồng hay bôi đen một vấn đề nào trong cuộc sống. Chính vì thế truyện ngắn " Truyện chưa kịp đặt tên"kể về  Hạnh, lớn lên trong gia đình quan chức của chế độ cũ, cha  là sĩ quan cấp tá có tư tưởng tiến bộ..., chị đỗ vào ngành sư phạm nhưng đâu được đi học, rồi năm sau thi vào trường y lại đỗ thủ khoa, địa phương không cắt hộ khẩu vì lí lịch gia đình. Chị nào có chọn lí lịch gia đình để được sinh ra đâu !...Cuối cùng chị không tìm ra lối thoát, nhưng tác giả đã đặt nhân vật mình theo định hướng thứ hai trở thành cán bộ phụ nữ ở địa phương. Nỗi uất ức không kêu than, chỉ bày tỏ tấm lòng mình thiết tha nhất : cái chết của tôi là sự thật kia mà! "Tôi tự tử tại căn phòng này!" Anh là nhà văn không thể lách ngòi bút sang ngã khác. Hình ảnh con gió lốc, tờ báo trên mặt bàn... là lời cảnh báo hãy thận trọng hơn trong suy nghĩ và cách nhìn trên nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, cái xấu phải loại trừ, cái đúng cái tốt phải được đề cao. Chính vì thế, giờ đây tầm nhìn mới được mở ra, việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa này đang rất cần những người có đức có tài, xác định " Hiền tài là nguyên khí quốc gia" đề cao trí thức. Không có văn hóa tri thức không thể làm được việc kể cả lao động chân tay, máy móc.
       Hạnh phúc đến với tất cả, niềm vui dào dạt nhân đôi. Ngỡ cuộc sống mãi bình yên, nếu không có mùa lũ đi qua...con người đâu biết những bất trắc xót xa khi di chứng chiến tranh còn đọng lại, nước mắt lặng vào trái tim kết thành cục máu lớn dần đâu thể nào vỡ ra khi anh phát hiện mình bị chất độc da cam. Anh không đủ can đảm nói sự thật, qua bức thư: "...tôi cũng rất khổ tâm vì đã tự dối lòng mình, tự đè nén cái tình sâu nặng mà tôi dành cho Lan, chỉ vì không thể hủy hoại tương lai tươi sáng của Lan..." Tương lai tươi sáng của Lan có phải là tương lai của đất nước?! Lan, một cô giáo đã hiểu điều đó không?! " Nếu tình yêu có thể thay thế bằng tình bạn thì tôi xin được coi Lan như một người con gái đáng thương". Tác giả không thể nói thêm gì nữa về Lan, về tình yêu của Lan, một người con gái tuổi đời ba mươi bốn chớm nở tình yêu ban đầu cũng đành nghẹn đắng xót xa, khắc khoải nước mắt chứa chan. Không một lời trách móc, không một tiếng thét gào. Hãy để cho vết thương chiến tranh ra đi về phương trời mênh mông nào đó hòa theo gió mây vỡ vụn tan biến vào hư vô: " Một cánh chim lẻ loi bé bỏng đang lặng lẽ chao nghiêng trên quãng sông chiều tím thẫm hoàng hôn. Thi thoảng nấc lên tiếng buồn da diết"Đó là đoạn kết: Truyện kể trong mùa lũ  của Trần Quang Lộc.
       Như vậy, "Hoa ngọc anh" và " Chuyện kể trong mùa lũ" là hai truyện ngắn của Nhà văn viết về những người con gái đang sống trong thời bình, lẽ ra tận hưởng niềm vui khao khát được cống hiến tuổi trẻ của mình trong sự nghiệp trồng người, cứu người (như Hạnh- Truyện chưa kịp đặt tên ), lẽ ra được tận hưởng tình yêu đôi lứa, hạnh phúc vợ chồng ( như Lan- Truyện kể trong mùa lũ ).Ngược lại, máu và nước mắt càng mặn hơn âm ỉ trong tận cùng sâu thẳm nhất của trái tim, nghẹn ngào xa xót thương cho thân phận mình.
      Có bao giờ biển vơi con sóng, dù bạc đầu cứ dào dạt ngàn năm. Nhịp đập trái tim cũng rộn ràng thôi thúc, thời gian ơi cho tình yêu được xích lại gần! Thật đúng vậy, người được sinh ra vốn có tình yêu từ thuở nằm nôi tận hưởng bầu sữa mẹ ngọt ngào thơm mát hóa thành dòng mực chảy vào ngòi bút của nhà văn, hay nói đúng hơn anh rất duyên trong cách viết truyện ngắn tập trung về vẻ đẹp thuần túy anh dũng, chịu đựng của những người con gái Việt Nam. Các chị là hương hoa tinh khiết của bốn mùa, là quả ngọt trong năm. Anh là nhà văn biết yêu quý và trân trọng hương hoa, quả ngọt ấy trong mọi thời đại, sẻ chia đồng cảm chính là giá trị nhân văn đích thực trong tác phẩm của Trần Quang Lộc.
02.07.2010 / NTP
     

5 Comments Add your own

1. Quang Lọc | Re: THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ | 07/07/2010 09:32

Tôi rất xúc động sau khi đọc bài THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ của tác giả là nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Phụng. Một cuộc đời lặng lẽ: lặng lẽ đi, lặng lẽ về, lặng lẽ lang thang trên từng trang bản thảo và lặng lẽ...... Với tôi, tất cả đều lặng lẽ, việc viết lách là để giải tỏa nỗi niềm, không cầu mong danh lợi, không bon chen tên tuổi và luôn là kẻ đứng sau hoặc lẫn khuất trong đám văn chương hào nhoáng của thời hiện đại. Không biết mình có đủ tầm để nhận những...những tình cảm của nhà thơ dành cho qua bài viết này hay chưa, nhưng trước nhất, tôi rất cảm ơn, chúc nhà thơ NTP dồi dào sức khỏe và có nhiều tác phẩm hay góp vào dòng văn chương đương đại
TQL
2. Quang Lọc | Re: THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ | 07/07/2010 09:42

Tôi rất xúc động sau khi đọc bài THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ của tác giả là nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Phụng. Thì ra, cũng có người còn đọc những "bài viết" đã nhuôm màu sương khói của mình! Một cuộc đời lặng lẽ: lặng lẽ đi, lặng lẽ về, lặng lẽ lang thang trên từng trang bản thảo và lặng lẽ...... Với tôi, tất cả đều lặng lẽ, việc viết lách chỉ để giải tỏa nỗi niềm, những băn khoăn day dứt của một thời đã qua, không cầu mong danh lợi, không bon chen tên tuổi và luôn là kẻ đứng sau hoặc lẫn khuất trong đám văn chương hào nhoáng của thời hiện đại. Không biết mình có đủ tầm để nhận những...những tình cảm của nhà thơ dành cho qua bài viết này hay chưa, nhưng trước nhất, tôi rất cảm ơn, chúc nhà thơ NTP dồi dào sức khỏe và có nhiều tác phẩm hay góp vào dòng văn chương đương đại nước nhà
TQL
3. Quang Lọc | Re: THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ | 07/07/2010 09:52

Tôi rất xúc động sau khi đọc bài THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ của tác giả là nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Phụng. Thì ra, cũng có người còn đọc những "bài viết" đã nhuôm màu sương khói của mình! Một cuộc đời lặng lẽ: lặng lẽ đi, lặng lẽ về, lặng lẽ lang thang trên từng trang bản thảo và lặng lẽ...... Với tôi, tất cả đều lặng lẽ, việc viết lách chỉ để giải tỏa nỗi niềm, xoa dịu những băn khoăn day dứt của một thời đã qua, không cầu mong danh lợi, không bon chen tên tuổi và luôn là kẻ đứng sau hoặc lẫn khuất trong đám văn chương hào nhoáng của thời hiện đại. Không biết mình có đủ tầm để nhận những...những tình cảm của nhà thơ dành cho qua bài viết này hay chưa, nhưng trước nhất, tôi rất cảm ơn, chúc nhà thơ NTP dồi dào sức khỏe và có nhiều tác phẩm hay góp vào dòng văn chương đương đại nước nhà
TQL
4. thuy linh | Re: THỜI THANH XUÂN CỦA CHỊ | 07/07/2010 10:21

Xin loi Phung nha, Minh gui comment lan 1 khong chay, gui lan hai khong chay, gui lan 3 chay nhung lai dong hanh ca 3. Hi hi hi
5. nguyenthiphung | Thời thanh xuân của chị | 07/07/2010 13:37

Thùy Linh yêu quý ơi!Hihihi...Thế mới có được kỉ niệm. Chúc anh vui khỏe nhé!À, kỉ niệm ngày TBLS 27.7, Em mới viết bài này đấy chứ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét